Hôm nay,  

Bùi Tín Viết Riêng Cho Đài Voa Thứ Hai, 06 Tháng 12 2010: Người Khổng Lồ Có 10 Gót Chân A-sin

08/12/201000:00:00(Xem: 5466)

Bùi Tín Viết Riêng Cho Đài VOA Thứ Hai, 06 Tháng 12 2010: Người Khổng Lồ Có 10 Gót Chân A-Sin

Bùi Tín
 Trung Quốc vừa phải trả giá cho thái độ hung hăng hiếu chiến và bành trướng của họ. Đưa tàu chiến ra vùng Hoàng Hải, cho tàu phóng lôi vào Ấn Độ Dương, cho tàu tuần tiễu sang tận bờ biển Somalia, cho tàu ngầm cắm cờ đỏ năm sao vàng dưới đáy Đông Thái Bình Dương, các nhà lãnh đạo Bắc Kinh những tưởng sẽ làm cho thế giới nể sợ.
Báo chí Trung Quốc không ngớt rêu rao trong năm nay Trung Quốc vượt Nhật Bản về Tổng sản phẩm quốc dân, vươn lên cường quốc thứ nhì, để sẽ vượt Hoa Kỳ thành đệ nhất siêu cường. Họ ngạo mạn vỗ ngực: thế kỷ 21 là thế kỷ Trung Quốc!
Thật ra Trung Quốc vẫn còn là nước chậm tiến về mọi mặt. Tổng sản lượng tuy lớn, nhưng do số dân quá đông - gần 1 tỷ 4 nhân mạng - nên thu nhập tính theo đầu người chừng 3.500 US$/năm, chỉ bằng 1/7 của Hoa Kỳ. Về chất lượng của hàng công nghiệp, khoảng cách còn rất lớn. Về khoa học kỹ thuật, nhất là những kỹ tuật mũi nhọn, ứng dụng trong công nghiệp quốc phòng, các nhà khoa học Trung Hoa thừa nhận khoảng cách có mặt lên đến 25, 30 năm.
Chính vì thế nhà mưu sĩ Đặng Tiểu Bình trước khi chết căn dặn kỹ Giang Trạch Dân là phải khiêm tốn, ẩn mình, nỗ lực phát triển âm thầm trong chừng 30 năm hay hơn nữa, theo phương châm "thao quang dưỡng hối" - nghĩa là che ánh sáng, nuôi bóng tối, dấu cái mạnh, phô cái yếu, để phương Tây mất cảnh giác, nhất là để họ không kìm hãm, phong tỏa, ngăn chặn Trung Quốc nắm được các bí quyết kỹ thuật tiền tiến nhất.
Quả thật Hoa kỳ đã có lúc lơi lỏng, mất cảnh giác đối với Trung Quốc. Đó là khi tổng thống Nixon ve vãn tranh thủ Mao để cô lập Liên Xô vào năm 1971- 72, với Tuyên bố chung Thượng Hải, sau đó là nhiều Hiệp định hợp tác giáo dục, khoa học, kỹ thuật Trung - Mỹ, từ đó bãi bỏ khá nhiều hạn chế, phong tỏa, cấm vận từng thực hiện trong 25 năm dài. Hoa Kỳ nhận hàng vạn sinh viên, nghiên cứu sinh Trung Hoa sang du học, thực tập, giúp cho nền giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghiệp của Trung Quốc tiến một bước dài.
Đến cuối năm 1978, chính Đặng Tiểu Bình làm một chuyến thăm Hoa Kỳ rất ồn ào, mặc áo và đội mũ cowboy, cưỡi ngựa, được Tổng thống Reagan tiếp đón thân tình như bạn. Báo chí Mỹ xưa gọi Trung Quốc Cộng sản là kẻ thù, là đối thủ, bỗng hạ giọng gọi là đối tác, hứa hẹn cải thiện quan hệ chặt chẽ trong tuơng lai gần.
Gần đây một vài bài trên mạng và rải rác trên tạp chí, báo Trung Quốc đã cảnh báo là Trung Quốc còn rất yếu và lạc hậu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, đặc biệt là về công nghiệp quốc phòng. Họ nêu rõ rằng chính quyền Barack Obama của đảng Dân chủ Mỹ vốn rộng lượng với Trung Hoa Cộng sản hơn là đảng Cộng hòa, khi mới nắm quyền đã vội coi Trung Quốc là cường quốc đang lên, sẽ cùng Mỹ chia sẻ trách nhiệm lãnh đạo thế giới trong tương lai.
Thế nhưng qua một số sự kiện hiếu chiến gần đây của Bắc Kinh ở Biển Đông, Hoàng Hải, Ấn Độ Dương, đứng sau Bắc Triều Tiên trong sản xuất vũ khí hạt nhân, gây hấn nghiêm trọng với Nam Triều Tiên, ủng hộ ra mặt bọn quân phiệt Miến Điện, trịch thượng với chính quyền Na Uy trong việc tặng giải Nobel Hòa bình cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, cho nên các nhà bình luận, các chính khách Mỹ, cả Bộ Ngoại giao Mỹ đều giáng cấp Trung Cộng, từ đối tác có trách nhiệm để cùng Mỹ chia sẻ, xuống là đối tượng cần giám sát kiềm chế, là đối thủ cực kỳ nguy hiểm trong tương lai không thể coi thường. Điều này rất mới. Và quan trọng.


Các học giả Trung Quốc dám nhìn thẳng vào sự thật cho rằng Trung Quốc là người khổng lồ to xác, nhưng nền giáo dục rất chậm tiến, mức sống bình quân vào loại thứ 100 của thế giới, nền khoa học so với phương Tây là quá thấp, không có giải Nobel nào (người Trung Hoa được giải là trong số Hoa kiều hải ngoại ), và chỗ yếu chí mạng, chưa biết bao giờ khắc phục được, là nhiều lỗ hổng tệ hại về kỹ thuật tiền tiến, phần lớn ứng dụng trong vũ khí hiện đại.
Có báo Đức chỉ ra 10 điểm yếu kém chết người của nền quốc phòng Trung Cộng, gọi là 10 gót chân của A-sin, do chính những học giả Trung Quốc lo lắng tiết lộ.
Mười gót chân A-sin của người khổng lồ Trung Hoa do giới kỹ thuật Trung Hoa thú nhận là:
-về máy công trình, có mặt ở tất cả các công trình xây dựng nhà xưởng, thủy điện, đường sá khắp nước Trung Hoa, có đến 40% phụ tùng cốt lõi là phải nhập khẩu từ Mỹ, Đức, Úc. Riêng về máy công cụ hiện đại loại lớn khống chế bằng số, có công xuất cao, Trung Quốc hoàn toàn phải nhập từ Mỹ, Đức, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, mỗi năm lên đến 8 tỷ US$.
-về điện hạt nhân, các thiết bị cốt lõi, nhất là các mạch vi điện tử dùng điện hạt nhân, Trung Quốc hoàn toàn phải nhập, chưa tự chế tạo được. Về điện gió, Trung Quốc đang phát triển mạnh, phần lớn bộ phận cốt lõi là phải nhập.
-về giao thông, riêng về hàng không, hầu hết loại máy bay đều phải nhập các phụ tùng thay thế từ hơn 20 nước.
-về đường sắt, các xe lửa tốc độ cao TGV đều chạy bằng bánh xe đặc thù nhập khẩu.
-về công nghiệp sản xuất xe du lịch, toàn thể bộ phận khống chế điện, khống chế phun dầu trong động cơ đều phải nhập từ nước ngoài.
-về sản xuất điện thoại cầm tay, tất cả mạch vi điện tử tinh vi đều phải dựa vào nhập khẩu, phần lớn là từ Nhật bản, Đức và Mỹ.
-về máy vô tuyến truyền hình hiện đại với màn hình tinh thể lỏng, Trung Quốc phải nhập khẩu gần như toàn bộ. Đa số máy truyền hình màu cũng phải nhập.
-trong xây dựng nhà cao tầng hiện diễn ra ở khắp nơi, hầu hết thang máy cho nhà trên 10 tầng là phải nhập.
-về công nghiệp đóng tàu biển, hiện Trung Quốc chỉ đóng vỏ tàu và lắp ráp, còn máy móc trong con tàu mới tự lực chưa được một nửa, phải nhập những bộ phận trọng yếu.
-về sản xuất đồ chơi, Trung Quốc đứng đầu thế giới về xuất khẩu, nhưng hầu như toàn bộ các hệ thống vi mạch đều phải nhập.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như Hoa Kỳ và phương Tây trở lại thực hiện cấm vận, phong toả ngặt nghèo về kỹ thuật tiên tiến,về công nghệ mũi nhọn đối với Trung Quốc" Thì Trung Quốc sẽ lâm nguy, bị đình trệ, đình đốn trên mọi mặt.
Chỉ ít lâu sau, máy bay sẽ không cất cánh, tàu điện nhanh sẽ đứng yên, vô tuyến truyền hình sẽ hết màu, các công trường sẽ tiêu điều, quân đội sẽ phải quay về thời du kích, theo chiến thuật biển người, lấy bộ binh làm mũi nhọn, và giấc mộng siêu cường sẽ tan thành mây khói.
Trung Quốc đang đứng trước ngã ba đường. Bắc Kinh có thể nỗ lực biểu hiện là một nước lớn trưởng thành, lương thiện, hội nhập thế giới chân thành, tỏ ra là nước lớn có trách nhiệm, tôn trọng tự do của dân mình, cùng thế giới bảo vệ hòa bình an ninh và môi trường sinh thái chung. Hay họ có thể chọn con đường nói một đằng làm một nẻo, nuôi dưỡng những mưu ma chước quỷ, lăm le lấn đất, lấn biển, lấn đảo, bành trướng ra mọi hướng, trở thành một nhân tố vô trách nhiệm, gây rối, khiêu khích, luôn đứng về phía những thế lực ma quỷ quốc tế, còn trắng trợn chuẩn bị gây chiến và dậm dọa xử dụng vũ khí nguyên tử và sinh hóa tàn sát lương dân với quy mô lớn"
Một gót chân A-sin đã đủ lăn kềnh. Với mười gót chân A-sin, liệu người khổng lồ quá khổ có đủ thế và lực để tàn bạo mãi với dân mình, hiếp đáp láng giềng và khiêu khích cả loài người tiến bộ hay không"
Bùi Tín

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.