Hôm nay,  

Bầu Cử Giữa Mùa: Nghĩ Gì?

09/11/201000:00:00(Xem: 12819)

Bầu Cử Giữa Mùa: Nghĩ Gì"
Vũ Linh

...vì ôm hôn TT Obama nên đã mau mắn bị cho về nhà đuổi gà...

Sau nhiều tháng tranh cử gay go và sôi nổi, cuối cùng thì cuộc bầu cử giữa mùa đã đưa đến kết quả gần đúng như các thăm dò dư luận trước đó. Cuộc bầu cử quả đã là một trưng cầu dân ý về TT Obama và kết quả cho thấy dân Mỹ đã không còn say mê những “thay đổi” của TT Obama. Trái lại, họ lo ngại nhiều hơn, quyết định trao cho đảng đối lập Cộng Hòa quyền kiểm soát, hay ít nhất cũng là quyền làm chậm lại những chính sách quá cấp tiến của tổng thống và đảng Dân Chủ.
Sau những phân hóa lớn dưới thời TT Bush, dân Mỹ muốn trao cho một đảng toàn quyền quyết định, trao cho đảng Dân Chủ chẳng những Tòa Bạch Ốc, mà cả thế đa số tuyệt đối tại cả hai viện quốc hội. Với hy vọng chấm dứt sự bế tắc do phân hoá và tranh cãi triền miên giữa hai đảng. Việc trao quyền lại đưa đến kết quả ngoài dự liệu.
Họ không ngờ đảng Dân Chủ đã nhân thế đa số tuyệt đối đó để đưa nước Mỹ đi quá xa về hướng tả, trong khi vẫn không giải quyết được những khó khăn trước mắt, nhất là tình trạng thất nghiệp.
Cái hay của thể chế dân chủ Mỹ là bất chấp các tranh cãi của các chính khách, bất chấp quyết định của những người đang nắm quyền, cuối cùng thì người dân vẫn có tiếng nói. Họ có thể đặt niềm tin vào những lời hứa hẹn của các chính khách, nhưng khi nhận thấy những chính khách đó hoặc là thất hứa, hoặc giữ lời hứa mà kết quả không đúng theo ý họ, là họ không ngần ngại thay đổi lãnh đạo và từ đó thay đổi chính sách của Nhà Nước, tự động điều chỉnh được những sai lầm của chính quyền, trong ổn định và trật tự. Và đó là điều ta đã thấy rõ ràng qua cuộc bầu cử giữa mùa vừa qua.
Nhìn lại quá trình hai năm nắm quyền của TT Obama và đảng Dân Chủ, người dân Mỹ đã nhìn thấy những gì" Họ đã thấy nước Mỹ rõ ràng là quay qua hướng tả, trước hết với luật kích cầu kinh tế, trên nguyên tắc là để phục hồi kinh tế giảm tỷ lệ thất nghiệp, nhưng trên thực tế, dường như lại nhắm vào việc cải đổi xã hội, tái phân phối lợi tức - "spread the wealth", theo lời của chính TT Obama. Họ cũng thấy tình trạng bảo hiểm và dịch vụ y tế được cải đổi một cách quy mô chưa từng thấy từ hơn nửa thế kỷ qua. Không ai phản đối việc cần phải cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho tất cả dân Mỹ, nhưng lại có rất nhiều người lo ngại cái giá quá đắt của cải tổ, cả 10 ngàn tỷ. Cải tổ tài chánh thì nói cho cùng chẳng có ảnh hưởng trực tiếp gì đến khối quần chúng mặc dù nới rộng sự kiểm soát của Nhà Nước trên các ngân hàng nói riêng và thị trường tài chánh nói chung. Ông tổng giám đốc ngân hàng có làm lương ít đi hay bị kiểm tra thường xuyên hơn cũng chẳng có lợi gì cho người dân.
Nhưng cả ba chuyện này đều xác định hướng đi lâu dài của nước Mỹ. Trong khi chuyện trước mắt, quan trọng đến mức sinh tử của người dân, thì họ lại … không thấy gì hết. Họ vẫn không có việc làm và thất nghiệp vẫn ở mức kỷ lục trên dưới 10%. Nhà cửa vẫn bị ngân hàng xiết. Cuộc chiến chống khủng bố trong nước hay tại Afghanistan không có tiến bộ và không ai thấy được “ánh sáng cuối đường hầm” hết.
Thiên hạ có cảm tưởng ưu tiên của TT Obama là “thay đổi” thật, nhưng là những thay đổi đường dài, để dấu ấn lại cho vài thế hệ nữa, chứ không phải là thay đổi để đáp ứng những nhu cầu trước mắt của người dân. Những chuyện thất nghiệp, kéo nhà, đối với TT Obama có lẽ chỉ là những chuyện “nhỏ” nhất thời không đáng quan tâm, một vài năm rồi cũng sẽ qua. Ông không nghĩ đến “vài năm”, mà nghĩ đến chuyện vài thế hệ.
Qua cuộc bầu cử, dân Mỹ đã nói lên rất rõ ràng ý kiến của họ: xin tổng thống lo chuyện trước mắt của chúng tôi đi.
Chiến thắng của Cộng Hòa được nhiều người coi như một thất bại quan trọng của TT Obama, một sự bác bỏ rõ nét nhất đối với chính sách cực đoan của tổng thống, bắt buộc tổng thống phải điều chỉnh chính sách.
Nhưng ta cũng không thể bác bỏ lập luận theo đó rất có thể tất cả đều đã nằm trong tính toán của TT Obama ngay từ đầu. Ông muốn “thay đổi” quy mô thực sự, và đồng thời ông cũng hiểu ông chỉ có cơ hội trong hai năm đầu thôi, vì thế nào dân Mỹ cũng sẽ nghiêng về phe đối lập trong kỳ bầu giữa mùa. Do đó, phải triệt để khai thác thế thượng phong của hai năm đầu với đa số tuyệt đối tại cả hai viện.
Nhìn dưới khía cạnh này, thì quả thực TT Obama đã tính toán đúng và đã thành công với ba cuộc cải tổ quy mô về kinh tế, y tế và tài chánh. Bây giờ thì ván đã đóng thuyền, cho dù phe Cộng Hoà có hô hoán cách gì thì cũng không thể lật ngược hay thu hồi ba luật này được.


Hướng về tương lai hai năm tới, có nhiều hy vọng TT Obama sẽ đi theo con đường của Clinton trước đây, không còn bất chấp đối lập, thông qua những luật lệ mà không cần một phiếu nào của đối lập, trái lại sẽ tìm cách  hợp tác với khối đa số đối lập Cộng Hòa để thông qua một số những luật tương đối nhỏ hơn vì dù sao thì ông cũng đã thực hiện được ước vọng của mình rồi, qua ba cuộc cải cách vĩ đại đã được thông qua. Đặc biệt là tổng thống sẽ chú tâm hơn vào các vấn đề thất nghiệp và xiết nhà. Rồi dân Mỹ, với truyền thống bầu lại tổng thống trừ phi tổng thống quá bết bát như Carter, có nhiều hy vọng sẽ bầu lại Obama vào năm 2012.
Về phía đối lập Cộng Hòa, sau khi chiếm được hơn sáu chục ghế tại Hạ Viện, đã nắm được đa số tại đây, nhưng vẫn chưa chiếm được đa số tại Thượng Viện. Đúng như đã tiên liệu, chính trường Mỹ trở thành thế ba chân, với Dân Chủ kiểm soát Tòa Bạch Ốc, Cộng Hòa kiểm soát Hạ Viện, và Thượng Viện ở thế ngang ngửa, với quyền quyết định nằm trong tay một số nhỏ thượng nghị sĩ gọi là “ôn hòa” trong khối Cộng Hoà cấp tiến và Dân Chủ bảo thủ.
Trước thiện chí mới của TT Obama, phe Cộng Hòa sẽ bị áp lực phải hợp tác để khỏi mang tiếng là đối lập tiêu cực chỉ giỏi phá đám. Nhưng cái khổ của khối Cộng Hoà là sức mạnh mới của nhóm bảo thủ Tea Party. Thân thiện quá với TT Obama thì sẽ có nhiều hy vọng thất nghiệp sau cuộc bầu năm 2012, như thống đốc Charlie Crist của Florida, từ tư thế ngôi sao sáng của đảng mà chỉ vì ôm hôn TT Obama nên đã mau mắn bị cho về nhà đuổi gà.
Khối Cộng Hoà sẽ có hai lựa chọn. Nói đúng hơn là sẽ phải đu giây giữa hai thế: hợp tác với TT Obama hay hợp tác với Tea Party để chống Obama mạnh hơn nữa. Trong những ngày tháng tới, cấp lãnh đạo Cộng Hòa sẽ phải mổ xẻ vấn đề cặn kẽ để tìm giải pháp.
Có nhiều hy vọng đảng Cộng Hòa sẽ tìm cách biến mình thành đảng ôn hòa, đứng giữa khối thiên tả Dân Chủ và khối thiên hữu Tea Party. Nếu họ làm được chuyện này thì tương lai của đảng Cộng Hoà có cơ sáng lạn vì sẽ thu hút được khối ôn hòa và trung lập không thuộc đảng nào.
Trong cuộc bầu cử vừa qua, không ai có thể chối cãi phe chiến thắng rõ ràng nhất là khối Tea Party. Một bà Sharron Angle hoàn toàn vô danh đã xém đánh bại ông Harry Reid, thượng nghị sĩ kỳ cựu với ba chục năm kinh nghiệm, lãnh tụ khối Dân Chủ tại Thượng viện. Một bà Christine O’Donnell cũng hoàn toàn vô danh, xém thắng cử tại một trong những tiểu bang cấp tiến nhất Mỹ, là đất Delaware của Phó TT Biden. Một ông Marco Rubio rất ít người biết đến đã đánh bại cựu ngôi sao sáng của Cộng Hòa, thống đốc Crist của Florida. Chưa kể hàng loạt dân biểu trẻ, không kinh nghiệm gì, đã đắc cử nhờ hậu thuẫn của phong trào Tea Party.
Tư thế của phong trào đã được xác định rõ rệt, và ngày nay, dù muốn hay không, giới truyền thông “dòng chính” không còn có thể coi thường hay phủ nhận sự hiện hữu của họ nữa. Ngay cả hai chính đảng Cộng Hòa và Dân Chủ cũng bắt buộc phải chú tâm vào phong trào. Sẽ là một loại trà đắng cho cả hai đảng!
Mặc dù nhiều ứng viên được sự ủng hộ của phong trào Tea Party đã đắc cử, chứng tỏ sức mạnh của phong trào trong quần chúng, nhưng chẳng ai biết được sức mạnh của khối này trong chính trường, tức là trong quốc hội.
Đây là một phong trào, cho đến giờ này vẫn còn mang tính chất tự phát, không có cương lĩnh thống nhất, không có lãnh tụ duy nhất, mà cũng chẳng có một sự phối hợp thuần nhất nào. Do đó, không ai biết được những vị dân cử mới theo phong trào sẽ hợp tác - hay không hợp tác - với nhau như thế nào trong quốc hội tương lai, sẽ bỏ phiếu như thế nào. Ta không thể quên các ứng viên Tea Party đã chỉ trích và loại bỏ các vị dân cử của chính đảng Cộng Hòa ở vòng s ơ b ộ trước khi thắng ứng viên Dân Chủ.
Trên căn bản, họ có khuynh hướng bảo thủ mạnh, nên có nhiều hy vọng đứng về phía Cộng Hòa chống TT Obama. Nhưng họ cũng là những người đã lớn tiếng chỉ trích ngay cả cựu TT Bush và cựu ứng viên tổng thống Jonh McCain.
Dù sao thì cuộc bầu cử vừa qua đã vẽ lại bản đồ chính trị Mỹ với sự xuất hiện của phong trào Tea Party. Và điều đáng nói là chẳng ai đoán biết được ảnh hưởng và sức mạnh của phong trào này sẽ như thế nào" Chẳng những chúng ta không biết, mà ngay các lãnh tụ hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ hay cả TT Obama cũng không biết. Có lẽ chính các chính khách trong phong trào cũng chẳng biết gì luôn!
Do đó, chẳng ai biết được chính trường Mỹ sẽ như thế nào trong hai năm tới. Chắc chắn trong những tháng đầu của năm tới, ta sẽ chứng kiến nhiều cuộc thăm dò, cò cưa trả giá tại Hoa Thịnh Đốn, trước khi các khối liên minh chính trị được thành hình. (6-11-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.