Hôm nay,  

Dạy Và Học Việt Ngữ

10/25/201000:00:00(View: 9537)

Dạy Và Học Việt Ngữ

Thiện Tâm
Học Việt ngữ cũng như bất cứ một sinh ngữ nào cũng đều phải trải qua 5 giai đoạn: nhìn, nghe, nói, đọc, viết.
Một đứa bé thơ từ khi vừa lọt lòng mẹ, phản ứng đầu tiên sau tiếng khóc chào đời là quan sát thế giới bên ngoài, dù chưa mở mắt hoàn toàn, như để tìm một sự nương tựa theo bản năng tự nhiên. Trong quá trình phát triển tự nhiên, đứa bé tìm lấy nguồn cung cấp thức ăn từ bà mẹ và nghe ngóng những âm thanh của thế giới bên ngoài. Có thể trong thời gian nằm trong “tổ ấm” của bà mẹ chín tháng mười ngày, hài nhi đã có sự nghe ngóng những âm thanh của môi trường bên ngoài một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua trung gian người mẹ.
Cho đến khi nói được những âm thanh đầu tiên, bập bẹ dầu không thành tiếng rõ ràng, có thể thay đổi từ 10 – 12 tháng hay hơn nữa. Đó là ngôn ngữ đầu tiên tự nhiên chưa có sự uốn nắn hay luyện tập của người mẹ và người chung quanh. Chúng ta thấy đó là một quy trình tự nhiên của trẻ con từ nhìn, nghe, nói. Thông thường, trẻ em trong độ tuổi từ 5-6 tuổi là bắt đầu đi vào lớp mẫu giáo hay vở lòng. Đây là giai đoạn trẻ con bắt đầu tiếp xúc với chữ viết và bắt đầu học ngôn ngữ một cách có hệ thống. Giai đoạn kế tiếp là đọc và viết. để phát triển kỷ năng làm nền tảng cho việc sử dụng ngôn ngữ một cách trọn vẹn và hiệu quả trong thời kỳ trưởng thành của một đứa trẻ.
Ứng dụng vào việc giảng dạy cho các em học sinh ở độ 5-7 tuổi, trong vai trò của một người thầy cô giáo sẽ ứng dụng phương pháp tự nhiên nầy trong việc giảng dạy cho các em theo quy trình: nhìn, nghe, nói, đọc và viết. Trong giai đoạn nầy, thì nhìn, nghe, nói và đọc là chủ yếu hơn là tập viết. Các em có thể đọc và viết những câu thật đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và có thể học thuộc lòng một bài văn ngắn gọn. Mỗi bài học thuộc lòng đều có mang những tư tưởng giáo dục, dạy các em học sinh về giá trị đạo đức và giá trị tinh thần khác để trẻ con bắt chước và làm theo.Trong tất cả những bài học thuộc lòng đều có mang tính thi ca, có vần, có điệu làm cho các em dễ nhớ và khi nhớ thì mới mong thực hành một cách có hiệu quả tốt được.
Thí dụ:  Trong bài “ Chăm chỉ ”   (trong Vần Chữ Việt của Nguyễn Hữu Bào)
Tí với chị Vân
Chăm-chỉ học vần.
Thầy cô ân-cần,
Khen chăm, khen giỏi.
Hoặc là bài “ Đi học ”
Năm nay em đi học,
Em không quyấy, không lười.
Em chăm viết, chăm đọc,
Mong sau được nên người.
Một bài nữa rất là dễ thương, “ Phải gắng học”
Cha vất-vả suốt ngày,
Mẹ làm việc luôn tay.
Chúng ta nay còn bé,
Phải cố học cho hay.
Để vui lòng cha mẹ,
Đền đáp ơn cô, thầy.
Kinh nghiệm cá nhân của chúng tôi, giảng dạy lớp vở lòng, lớp một cho các em, thì thầy cô giáo nên chú trọng đến tập phát âm, tập nói và tập đọc hơn là tập viết.
Việc chua tiếng Anh vào cho mỗi từ mới cũng là đều cần thiết và giúp cho các em dễ hiểu hơn. Nhưng không nên đưa ra một danh sách tiếng Việt rồi bắt các em dịch sang tiếng Anh vì cách này có tính cách rời rạt, thiếu phương pháp sư phạm, không giúp các em nhớ day và thiếu tính liên hệ thực tiển. Tốt hơn, là các em làm sao ứng dụng được các từ đã học trong cách đặt câu bằng cách linh động thay đổi những chủ ngữ, hoặc bổ ngữ trong câu. Các thầy cô giáo, nếu có thể dùng những phương tiện trợ huấn như hình ảnh, vật dụng, lap top, projector (nếu có thể)…Bằng những hình ảnh cụ thể, thực tiễn liên hệ đến cuộc sống hiện tại hơn là dùng những thí dụ xa vời.
Ở trình độ lớp vở lòng, còn gọi là mẫu giáo, trẻ con bắt đầu học ngôn ngữ một cách có hệ thống và trọn vẹn hơn bằng cách dạy cho các em học các mẫu tự cơ bản, học cách ghép âm, ghép vần, ghép câu. Không nên cùng một lúc bắt các em học toàn bộ 29 chữ cái một cách rời rạc mà không ứng dụng vào các phương pháp trên. Cách sử dụng những từ sẽ đi từ dễ đến khó, từ một nguyên âm tới phụ âm ; từ đơn âm tới đa âm; đến ghép âm với hai hoặc ba chữ cái. Thí dụ như: các em sẽ học nguyên âm I,A,E,O,U..; đến phụ âm: B, C, D…; âm ghép hai con chữ như TH, CH, KH, NG, AO, EO... cho đến khó hơn là âm ghép ba con chữ: NGH, UYEN, ƯƠNG, IÊC...    Chúng ta sẽ không chú trọng đến lỗi chánh tả ở giai đoạn nầy như cách sử dụng dấu thanh hỏi, ngã, S và X, có G hoặc không G, dấu Ă hay Â. Miễn làm sao các em có thể viết theo lối suy nghĩ và phát âm tự nhiên của trẻ con. Đây là bước đầu tiên tạo cho các em làm quen với hệ thống mẫu tự Việt ngữ và áp dụng nó một cách đơn giản trong cách làm câu. Điều mà thầy cô giáo cấn nhấn mạnh ở đây là làm sao cho các em nói được tiếng Việt càng chuẩn, càng chính xác càng tốt.
  Trong quá trình giảng dạy, thầy cô giáo có thể dùng thêm tiếng Anh để giải thích từ ngữ vì hầu hết các trẻ con đều được sinh ra tại quốc gia sở tại. Thời gian các em tiếp xúc với tiếng Mỹ ở nhà trường Mỹ nhiều hơn là học tiếng Việt. Chúng ta nên coi các em là những trẻ con Mỹ học tiếng Việt mà không có định kiến như ở Việt nam là dạy “ Bổ túc văn hoá” cho người lớn sau năm 1975 vào buổi tối. Nếu quý vị nào còn kẹt ở Việt Nam sau 1975, và làm trong ngành giáo dục thì đã có nhiều kinh nghiệm nầy rồi. Điều vô cùng quan trọng trong bước đầu dạy và học Việt ngữ là nói càng chuẩn, càng chính xác càng tốt. Sau này, khi các em lớn lên ở độ tuổi 10, 12 sẽ tránh được tình trạng nói tiếng Việt một cách ngọng nghệu, hoặc là nói với giọng của người Mỹ nói tiếng Việt một cách lơ lớ. Lỗi lầm này là do của người lớn, trách nhiệm của thầy cô giáo và các bậc phụ huynh ở nhà, thiếu sự uốn nắn các em từ buổi ban đầu  chứ không phải là lỗi của các em học sinh. Nhiều bậc phụ huynh lại cho việc phát âm theo giọng Mỹ là hay, là đặc biệt, mà không ngờ vô tình làm hư hỏng các em về sau này. Do đó, chúng tôi luôn luôn nhấn mạnh đến kỹ năng nói một cách chuẩn xác, sau đến là cách sử dụng từ ngữ một cách hữu hiệu và chính xác hơn.
Trong quá trình học Việt ngữ năm đầu tiên, nhất là các em học sinh 5-7 tuổi chỉ học trung bình một tuần có một buổi trong khoảng hơn một giờ, hoặc có nơi được hai giờ. Số lượng từ ngữ trong năm học mà các em tiếp thu được độ khoảng 100-120 từ đơn giản. Chúng tôi có lần dự thao giảng của một giáo viên ở một trung tâm có tiếng tăm trong cộng đồng. Vị giáo viên nầy thao giảng rất vững chắc về kỷ năng chuyên môn. Cô ta có khá đầy đủ trợ huấn cụ  nhưng có lẽ vì say sưa quá mà không biết quản lý thời gian, dồn quá nhiều  số lượng từ vựng trong một buổi, đưa đến tình trang các em bị “ bội thực chữ nghĩa.”. Đó là chưa nói đến dạy ngôn ngữ không được quá hai tiết học (Periods- khoảng 45 phút) chứ không phải hai tiếng đồng hồ liên tục, trái với phương pháp sư phạm khi dạy một ngôn ngữ. Thông thường, thầy cô giáo hay vướng vào lỗi không quản lý thời gian của buổi học và không phân chia bài học theo một giáo trình tương đối có sẳn. Kinh nghiệm cho thấy rằng nếu thầy cô giáo có chuẩn bị giáo án tương đối, thì trong suốt tiết giảng dạy sẽ không bị đi ngoài đề, truyền thụ tri thức cho các em một cách trọn vẹn, và sẽ lôi cuốn học sinh hơn. Các em sẽ học cách sử dụng số từ nầy trong cách đặt câu đơn giản và nhớ một vài bài học thuộc lòng như nêu bên trên.
Trong năm học đầu tiên, chúng ta nên tránh dồn ép quá nhiều từ ngữ vào đầu óc trẻ con, bắt các em học thuộc các từ ngữ một cách rời rạc, phản sư phạm và thiếu tính liên hệ thực tiễn. Làm sao các em có thể hiểu, nhớ và ứng dụng các từ đã học vào văn nói chứ chúng tôi chưa đề cập tới văn viết.
Không nên đặt để quá nhiều từ vựng trong một bài học mà nên luôn luôn thực hiện phương châm “Đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ hành”. Làm sao áp dụng những từ đã học vào trong một câu đơn giản, tức là phần ghép câu trong bài học. Chúng tôi muốn nhấn mạnh đến điểm nầy để thầy cô giáo ứng dụng trong quá trình giảng dạy.
Điều chúng tôi suy nghĩ là làm sao có được sự thống nhất cách phát âm- cách ghép âm của một từ mới trong quá trình giảng dạy. Xin lưu ý là chúng ta không dạy các em đánh vần. Hầu hết các thầy cô giáo dạy Việt ngữ đều được tiếp thu một nền giáo dục cũ của xã hội miền Nam đặt trên phương châm: Nhân bản- Dân tộc- Khai phóng. Nếu đã có tư tưởng khai phóng thì chúng ta hãy nên hoan hỉ tiếp nhận những gì có mang tính tiến bộ và thời đại. Ngôn ngữ học cũng không ngoại lệ. Chúng ta hãy mạnh dạng tiếp đón những tư tưởng mới, phương pháp mới, kỉ thuật mới, hiệu quả hơn so với những gì có tính lạc hậu, lỗi thời trong trào lưu tiến hoá của nhân loại. Theo quy luật tiến hoá tự nhiên, những gì mang tính tiến bộ hữu ích cho con người sẽ được tồn tại còn những gì lỗi thời, lạc hậu sẽ bị đào thải theo tiến trình đi lên của xã hội loài người.
Với phương pháp đánh vần cũ của thế hệ chúng ta có những cái bất cập, không được hợp lý đến độ chặt ra từng mãnh của một từ ngữ. Do đó, nó thiếu tính liên tục, logic, hợp lý của một chữ, một từ, một âm, một ngữ vựng hay từ vựng khi đọc lên. Rõ ràng, các thầy cô giáo sẽ nhận ra ngay tính thiếu liên tục và hợp lý của cách phát âm một từ ngữ. Thí dụ, khi đánh vần “con thuyền Việt Nam” như sau:


Con: đánh vần là “cờ, o co, anh nờ, con”
Thuyền: đánh vần là“ tê hát, u thu, y cà rết thuy, ê thuê, anh thuyên, huyền thuyền”
Việt: đánh vần là “vê, i, vi, ê, vê, tê, viết, nặng việt”
Nam: đánh vần là “en, nờ, a, na, em, mờ, nam”
Đấy, quý thầy cô giáo hãy tự đánh vần và tự lắng nghe cái tính không hợp lý, không liên tục của cách phát âm. Đó chỉ là một thí dụ tiêu biểu cho nhiều từ khác nữa, quý thầy cô giáo hãy tìm xem và sẽ nhận ra một cách tự nhiên nào đó về lối đánh vần không hợp lý, bất cập của thế hệ chúng ta trước đây. Sở dĩ chúng ta coi đó là “ hợp lý” vì từ nhỏ thế hệ của người lớn đã được giảng dạy như vậy trong nhiều năm tháng từ nhỏ đến lớn. Nhiều khi có những cái không hợp lý, thiếu logic về phương diện ngữ học. Do sự lập đi, lập lại của nhiều người trong xã hội, từ từ nó thấm vào trong tiềm thức của con người, và đến một thời điểm nào đó mọi người sẽ coi đó là một sự tự nhiên, xã hội mặc nhiên công nhận là “đúng và hợp lý”. Đây cũng là một trong những thủ đoạn tuyên truyền của Cộng Sản hay của Hitler-Đức Quốc Xã.
Bây giờ, chúng tôi muốn trình bài một phương pháp đọc chữ Việt ngữ theo lối ghép âm, tạm gọi là phương pháp “mới”. Thật ra, cách đọc chữ Việt ngữ theo lối ghép âm đã có từ cuối thập niên 60 những năm 70 dưới chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Những nhà ngữ học miền Nam thời đó đã bắt đầu thực nghiệm theo lối ghép âm nầy và nó liên hệ tới cách phát âm gọi là IPA tức là International Phonetic Alphabets. Tham vọng của họ là muốn mọi người, dù bất cứ chủng tộc nào cũng có thể phát âm một ngôn ngữ khi được viết ra bằng mẫu tự Latin bằng cách nhìn vào chữ chua trong ngoặc vuông [   ] (square brackets)  hoặc trong ngoặc nghiêng   "    " (slashes brackets).
Chúng tôi thiết tưởng cũng nên giới thiệu IPA là cái gì, từ đâu mà có, có từ lúc nào, do ai phát minh, ai là người sử dụng. Chúng ta được lợi ích gì khi học và sử dụng IPA.
Vào năm 1886, một nhóm giáo sư ngữ học người Pháp và Anh đã họp nhau tại Paris để thành lập một tổ chức gọi là International Phonetic Association, do một giáo sư ngưòi Pháp tên Paul Passy lãnh đạo. Chủ trương của hội là xiển dương việc nghiên cứu ngữ âm học (phonetics) một  cách khoa học và những ứng dụng thực tiển của khoa học nầy. Mục đích sâu xa hơn của IPA là giúp nhân loại có thể đọc và phát âm tất cả các ngôn ngữ bằng cách sử dụng các ký-âm theo một tiêu chuẩn qui định quốc tế. IPA cơ bản vẫn sử dụng mẫu tự Latin, có lẫn một vài mẫu tự “non-Latin, mẫu tự Hy-lạp (Creek) như ",",","…và cũng có một vài mẫu tự Latin đảo ngược ( upside-down) như ", ",",","...
Từ năm 1888, khi hệ thống IPA được chính thức công bố cho đến nay đã qua nhiều lần tu chính: sau lần tu chính và phát triển năm 1900 và năm 1932, IPA duy trì một thời gian không thay đổi cho đến sau hội nghị IPA Kiel Convention 1989, một số ký-âm đã được loại bỏ đồng thời cũng để thêm vào nhiều ký-âm mới. Cho đến năm 2008, có tất cả là 107 ký-âm, 52 âm-tiêu (diacritics), và 4 ngữ-điệu (prosodic marks) trong hệ thống IPA.
(Ocacasionally letters or diacritics are added, removed, or modified by the International Phonetic Association. As of 2008, there are 107 letters, 52 diacritics, and 4 prosodic marks in the IPA.)- Trích dẫn tài liệu IPA, Wikipedia.org.
  Trong thực tế, hệ thống IPA chỉ hữu ích cho một số ngôn ngữ như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Nga, Do Thái, Ả Rập và các dân tộc không sử dụng mẫu tự
Latin  nhằm giúp các dân tộc nầy cách phát âm tiếng Anh hoặc Pháp. Thông dụng nhất là chúng ta có thể tìm thấy IPA trong các từ điển Oxford Advanced Learner’s Dctionary, American Dictionaries (such as Marriam-Webster, American Heritage).
IPA vẫn chưa phải là một loại ký-tự có tính phổ quát cho mọi ngôn ngữ trên thế giới, ngoại trừ Anh ngữ.(The IPA is also not universal among dictionaries in languages other than English.)  
Trở lại với tiếng Việt của chúng ta, hệ thống IPA có thể giúp cho các học sinh nước ngoài cách phát âm tiếng Việt qua cách chua ký-âm IPA. Ngoài ra, IPA cũng được sử dụng rộng rãi trong giới ca sĩ nhạc cổ điển. Họ dùng IPA để ghi lại cách phát âm các lời nhạc, đặc biệt nhất là các ca sĩ hát nhạc tiếng nước ngoài, trong khi  ngôn ngữ chính của họ là tiếng Anh. Có một số giáo viên hiện nay cho rằng chúng ta sử dụng phương pháp IPA để dạy các em phát âm. Thật ra, phương pháp ghép âm của Việt ngữ không phải là phương pháp IPA vì trong quá trình giảng dạy, chúng ta không đưa vào IPA pronunciation như trong các tự điển tiếng Anh. Hơn nữa, việc nầy còn tạo thêm nhiều sự phức tạp hơn cho một trẻ con Việt Nam 5-7 tuổi học tiếng Việt. Điều nầy lại còn phản nguyên tắc sư phạm nữa.
Hiện nay, chúng ta giảng dạy Việt ngữ cho các trẻ con tại Hoa Kỳ theo phương pháp ghép âm chứ không dạy các em theo phương pháp đánh vần lối cũ. Do đó, các thầy cô giáo nên phân biệt chữ và âm trong lúc dạy học sinh.
Trước khi đi vào chi tiết về ghép âm, chúng ta cũng nên lược sơ qua về chữ, vần, và tiếng rồi mới tới cách phát âm.
Trong chữ Việt gồm có:
-  23 chữ cái: a, b, c, d, đ, e, g, h, i , k, l, m, n, p, q, r, s, t, u, v, x, y.
-  12 chữ nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
-  17 chữ phụ âm đơn: b, c, d, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, u, v, x.
-  11 chữ phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, ph, qu, th, tr.
Vần là gì"
- Do một nguyên âm ghép với một hoặc hai nguyên âm: ai, ao, eo, ôi, ơi, oeo, oay, v.v…
- Do một nguyên âm ghép với một phụ âm: an, em, in, ăn, êm, v.v…
- Do một nguyên âm ghép với nhiều phụ âm: anh, inh, eng, ông, v.v…
- Do hai hoặc ba nguyên âm ghép với một hoặc hai phụ âm: oac, iêc, uyên, oanh, oach v.v…
Tiếng: Do nguyên âm đúng riêng, hoặc do nguyên âm với phụ âm ghép lại với nhau. 
Thí dụ:  A! Vui quá.  (Câu nầy có 3 tiếng)
Ôi! Cái áo này đẹp quá. ( Câu này có 6 tiếng)
Cách phát âm:
Nguyên âm: 12 nguyên âm đọc như thường, viết sao, đọc như vậy. ngoại trừ y đọc   là  i dài hoặc y-gờ-rếch.
Phụ âm đơn:
b  đọc là bờ
n  đọc là nờ
 c  đọc là cờ
p  đọc là pờ
d  đọc là dờ
q  đọc là quờ
đ  đọc là đờ
r  đọc là rờ
g  đọc là gờ
s  đọc là sờ
h  đọc là hờ
t  đọc là tờ
k  đọc là ca
u  đọc là uờ
m  đọc là mờ 
x  đọc là xờ
Phụ âm ghép:
ch  đọc là chờ
gh  đọc là gờ há
gi  đọc là giờ
kh  đọc là khờ
ng  đọc là ngờ
Vần trắc:
ac  đọc là a, cờ, ác 
inh  đọc là i, nhờ, inh
uc  đọc là u, cờ, úc
oanh  đọc là o, a, nhờ, oanh
iêt  đọc là i, ê, tờ, iết
êch  đọc là ê, chờ, ếch
Ráp chữ, ráp vần thành tiếng:
b    ráp với a thành ba => đọc là bờ, a, ba
nh  ráp với o thành nho => đọc là nhờ, o, nho
ch   ráp với iều thành chiều =>  đọc là chờ, iều, chiều
v    ráp với iệt thành việt =>đọc là vờ, iệt, việt
n    ráp với am thành nam => đọc là nờ, am, nam
(Trích dẫn từ Giáo Khoa Việt Ngữ-TTVN Nam California)
Hy vọng rằng những điều trình bày trong bài khảo luận nầy sẽ mang đến cho các bạn đọc một cách nhìn tương đối khác biệt, mới mẻ hơn về vấn đề nhận thức và phương pháp giảng dạy Việt ngữ tại hải ngoại cho các em học sinh nhỏ tuổi. Chúng tôi chỉ muốn chia xẽ những sự hiểu biết và kinh nghiệm của cá nhân đến các thầy cô giáo dạy tại các trung tâm Việt ngữ. Chúng tôi nghĩ rằng chắc chắn sẽ có những điều sai sót mà cá nhân chúng tôi không nhìn thấy hết hoặc chưa hiểu thấu đáo. Rất mong được đón nhận những ý kiến bổ túc, đóng góp, xây dựng phê bình của các bậc thức giả. Xin chân thành cảm ơn.
Thiện Tâm - 21-Oct-10
Chú thích từ ngữ:
1.Diacritics: tự-điển Anh Việt -Nguyễn văn Khôn dịch là âm-tiêu, nhưng chúng tôi có thêm phần định nghĩa của Dictionary.com thì có lẽ rõ nghĩa hơn
Diacritics:   "da" ""kr"t "k Show Spelled [dahy-uh-krit-ik]  Show IPA
Also called diacritical mark. a mark, point, or sign added or attached to a letter or character to distinguish it from another of similar form, to give it a particular phonetic value, to indicate stress, etc., as a cedilla, tilde, circumflex, or macron.
2.Prosody: tự-điển Anh Việt- Nguyễn văn Khôn dịch là thi học, âm luật học. pros•o•dy:    "pr"s " di Show Spelled [pros-uh-dee]  Show IPA
1. the science or study of poetic meters and versification.
2. a particular or distinctive system of metrics and versification: Milton's prosody.
Linguistics . the stress and intonation patterns of an utterance.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một sự trùng hợp về thời gian 20 năm trong chiến tranh Việt Nam đã lập lại ở Afghanistan vào ngày 15/08/2021 với hình ảnh chiếc trực thăng di tản người Mỹ chạy thoát từ nóc Tòa Đại sứ Mỹ trong lúc phiến quân Taliban đã chiếm dinh Tổng thống không tốn một viên đạn, ngay sau khi Tổng thống Ashraf Ghani bỏ trốn ra nước ngoài.
Mùa Vu Lan hiếu hạnh – báo ân cha mẹ – là truyền thống lâu đời của người con hiếu thảo nhưng làm sao tạo được một cơ hội chia sẻ, an ủi và liên tưởng đến mặt phản diện của những đứa con bất hiếu chưa gặp duyên lành để biết ăn năn sám hối trở về với cha mẹ.
Nhận định của một số giới chức quân sự và chính trị cho đó là thất bại về tình báo từ phía Hoa Kỳ đã đánh giá sai về bộ đội cộng sản Bắc Việt trong chiến tranh Việt Nam, nay lại sai về quân Taliban ở Afghanistan khiến Mỹ phải vội vàng di tản. Hình ảnh máy bay trực thăng di tản người Mỹ và những người đã hợp tác với Hoa Kỳ ra khỏi Sài Gòn cuối tháng Tư 1975 và ngày 15/8 vừa qua ra khỏi Kabul sẽ còn in dấu trong tâm thức người Mỹ và dư luận thế giới trong nhiều năm.
Trên Bloomberg Opinion ngày 26 tháng 04 năm 2021, một trong hai tác giả là Cựu Đô đốc James G. Stavridis, trình bày kịch bản này trong bài “Four Ways a China-US War at Sea Could Play Out” mà bản dịch sau đây sẽ giới thiệu. Theo Stavridis,“bốn điểm nóng” mà Hải quân Trung Quốc có khả năng tấn công là eo biển Đài Loan, Nhật Bản và Biển Hoa Đông, Biển Hoa Nam và các vùng biển xa hơn xung quanh các nước Indonesia, Singapore, Australia và Ấn Độ. Nhưng nguy cơ cao nhất là Đài Loan.
Đó là lý do cần nhắc sơ lại Hòa Ước Doha 2020, bởi nếu xem chính phủ Afghanistan là một "đồng minh" của Hoa Kỳ thì đồng minh này đã bị phản bội và bức tử ngay tháng Hai năm 2020 theo sau Hòa Ước Doha của nội các Donald Trump ký với Taliban chứ không phải hôm nay. Liệu có cần nhắc lại hòa đàm Paris vào năm 1973 đã dẫn đến sự sụp đổ báo trước của miền Nam Việt Nam vào tháng Tư năm 1975? Và giới sử gia thường nhắc lại vai trò của tổng thống Richard Nixon và Ngoại trưởng Henry Kissinger trong việc bỏ rơi Nam Việt Nam chứ không phải tổng thống Gerald Ford, vị tổng thống Mỹ đương nhiệm năm 1975.
Theo dõi tin tức từ quốc gia này, tấm lòng của chúng tôi hướng về người dân Afghanistan và những người tị nạn đang bị buộc phải bỏ trốn để giữ mạng sống. Hơn nữa, chúng tôi tha thiết quan ngại đến số phận của hàng triệu phụ nữ và trẻ em gái của xứ sở này, vì họ phải đối diện với một tương lai đen tối khi gặp trở lại sự đối xử tàn tệ của nhà nước Taliban.
Vốn ham vui, và rất chóng quên nên mẹ tôi ở lại luôn trong Nam cả năm trời. Hệ quả (hay hậu quả) là tôi cất tiếng khóc chào đời tại Sài Gòn. Khi hiệp định đình chiến được ký kết tại Geneve, vào ngày 20 tháng 7 năm 1954, tôi mới vừa lẫm chẫm biết đi. Cũng mãi đến lúc này bà má mới “chợt nhớ” ra rằng mình còn mấy đứa con nữa, đang sống với ông bà ngoại, ở tuốt luốt bên kia vỹ tuyến. Thế là tôi được bế ra ngoài Bắc, rồi lại được gồng gánh vào Nam (cùng với hai người chị) không lâu sau đó. Nhờ vậy (nhờ ra đời trước cái đám Bắc Kỳ con sinh trong Nam đôi ba năm) nên từ thuở ấu thơ tôi đã được nghe nhiều bài hát ca ngợi tình bắc duyên nam – qua radio – vào thời điểm đó
Tổng Thống Cộng Hòa Liên bang Đức, Frank-Walter Steinmeier mô tả ngày 13 tháng 8 năm 1961, ngày bắt đầu xây dựng Bức tường Berlin (ghi chú thêm: Người Việt Nam gọi là Bức Tường Ô Nhục Bá Linh), là "một ngày định mệnh cho người Đức chúng tôi và cho thế giới". Vào thời điểm đó, "sự phân chia thế giới trong Chiến tranh Lạnh đã được củng cố theo đúng nghĩa đen", ông nói hôm thứ Sáu 13.8.2021 tại lễ niệm xây dựng Bức tường Berlin.
Nhưng điều kiện quan trọng nhất để Việt Nam không bị tụt hậu kinh tế và hàng chục triệu công nhân có thể trở lại làm việc tại các khu công nghiệp, sản phẩm nông-lâm-ngư tiêu thụ được, lưu thông, vận tải được hồi sinh, người dân tự tin đi làm việc, học sinh an tâm đến lớp… là mọi người cần phải chích ngừa loại ưu tiên 1 sẽ có thuốc đầy đủ và được chích miễn phí nhanh chóng. Sau đó là đến toàn xã hội và trẻ em cũng cần phải được tiêm ngừa. Ngược lại, nếu Lãnh đạo chỉ biết hô chống dịch bằng “khẩu hiệu” thì Việt Nam sẽ rước lấy thất bại nhãn tiền.
Ngành tài chánh tuy là nguyên nhân của những cuộc khủng hoảng trầm trọng như tại Đông Á 1998, Mỹ 2007 và khu vực Euro 2010 nhưng đóng vai trò thiết yếu cũng giống như trái tim trong kinh tế thị trường. Nhiệm vụ của thị trường tài chánh là biến tiết kiệm trong dân chúng trở thành nguồn vốn cho doanh nghiệp. Quá trình sạn lọc mang dòng vốn đến với doanh nghiệp tốt để phát triển, kinh tế tăng trưởng thì dân chúng cũng được hưởng lợi ích đầu tư. Bài này tìm hiểu về thị trường tài chánh của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thị trường ở Mỹ đa dạng phong phú nhưng trải qua những chu kỳ thăng trầm. Trong khi đó ở Hoa Lục thị trường tài chánh không phát triển tự do vì chịu sự kiểm soát chặc chẻ của nhà nước; dòng vốn chảy vào các ngành nghề do nhà nước ưu đãi nên sinh ra lãng phí và lạm dụng. Người dân sau khi tiêu xài nếu còn dư tiền còn 3 chổ để dành hay đầu tư: tiết kiệm (savings tức là gởi tiền vào ngân hàng), đầu tư (investment hay hùn vốn, cho vay, mua chứng khoáng, v.v…), đánh bạc
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.