Hôm nay,  

Làm Men Trong Bột

18/08/201000:00:00(Xem: 6094)

Làm Men Trong Bột

Đòan Thanh Liêm
(Bài viết nhân kỷ niệm năm thứ 45 Ngày Thành Lập Chương Trình Phát Triển Quận 8 Saigon 1965-2020)
Tháng 8 năm 1965, giữa lúc chiến tranh bắt đầu leo thang dữ dội tại nhiều nơi trên khắp lãnh thổ miền Nam Việt nam, thì một nhóm anh chị em trẻ cỡ tuổi 18 đến 30 chúng tôi hợp chung lại với nhau, để khởi xướng một chương trình xây dựng cụ thể tại một địa phương còn kém phát triển ở Saigon. Đó là một chuơng trình phát triển cộng đồng có danh hiệu là: “Chương Trình Phát Triển Quận 8 Saigon”.
Đây là một chương trình họat động có tính cách tự nguyện của giới thanh niên, sinh viên và học sinh, mà được sự chấp thuận và yểm trợ của cơ quan nhà nuớc, cụ thể là Tòa Đô chánh Saigon và Bộ Thanh niên. Có thể nói theo ngôn ngữ ngày nay, thì đó là sự hợp tác của một thành phần thuộc lãnh vực Xã hội Dân sự với cơ quan Nhà nước, để cùng theo đuổi việc cải tiến dân sinh tại một khu vực ven biên thành phố thủ đô, nơi có nhiều đồng bào phải rời bỏ miền quê mất an ninh , để về tá túc tại những khu nhà ổ chuột, thiếu thốn mọi tiện nghi vật chất như đường xá, điện, nước và mọi dịch vụ công cộng thông dụng nhất của một đô thị bình thường.
Vì là một chương trình thí điểm của giới trẻ, vốn chỉ có lòng hăng say nhiệt thành muốn đóng góp công sức vào việc cải tiến xã hội một cách thiết thực cụ thể, nhưng tất cả lại chưa hề có kinh nghiệm họat động trong một môi trường với đông đảo quần chúng xa lạ như ở địa phương tương đối hẻo lành này. Vì thế, phải mất một thời gian dò giẫm, thử nghiệm, rồi các bạn mới tìm ra được phương cách thích hợp trong công tác vận động bà con ở địa phương cùng tham gia vào công cuộc xây dựng tại hạ tầng cơ sở, nơi mà họ đang phải sinh sống trong các điều kiện hết sức khó khăn chật vật. Công tác đầu tiên mà các bạn trẻ này làm để “ra mắt trình diện với đồng bào ở địa phương”, đó là việc hòan thành được một ngôi trường với 5 phòng học tương đối rộng rãi khang trang, tại phường Hưng Phú gần với khu Lò Heo Chánh Hưng. Ngôi trường này được xây cất gấp rút trong vòng 2 tuần lễ với vật liệu nhẹ, với cột bằng gỗ, tường bằng ván dăm bào aerolith và mái lợp tôn, nhằm đáp ứng với việc “giải tỏa các lớp học ban trưa nóng bức”, bởi lẽ hồi đó trường ốc rất thiếu thốn, nên nhiều nơi đã phải mở thêm các suất học từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều, nhằm dậy thêm được một số học sinh. Công tác đầu tay này đã gây được sự phấn khởi của giáo chức và nhất là của đông đảo phụ huynh học sinh tại địa phương, với hậu quả là các thân hào nhân sĩ, giới lãnh đạo tôn giáo đã bắt đầu tìm hiểu và có sự tin tưởng, thông cảm với nhóm thanh niên thiện nguyện từ các nơi xa mà đến góp phần vào công việc xây dựng tại khu vực, vốn xưa kia là lãnh địa của quân đội Bình Xuyên vào hồi đầu thập niên 1950.
Và rồi nhờ sự thông cảm và hợp tác của các bậc tôn trưởng tại địa phương như vậy, mà Chương trình Phát triển đã lần hồi lôi cuốn được đông đảo bà con cùng quy tụ lại với nhau, để thực hiện những công việc xây dựng tích cực, cụ thể như khai thông tình trạng ngập lụt, sửa sang các đường hẻm, cải thiện các nhà vệ sinh công cộng v.v... Qua những dự án hợp tác như vậy, mà bà con lối xóm có dịp quen biết lẫn nhau và gắn bó thân thương với nhau mỗi ngày một bền chặt, khắng khít hơn. Và các thiện nguyện viên từ nơi xa đến cũng gây dựng được sự tin tưởng, và thiện cảm của quần chúng nhân dân trong cộng đồng địa phương. Đó chính là mấu chốt của sự thành công trong việc “Gây được sự hưởng ứng tự nguyện của chính đồng bào là đối tượng phục vụ của Chương trình Phát triển ở Quận 8” vậy.


Sau trên một năm hoạt động, Chương trình Phát triển này lại được chánh quyền chấp thuận cho khuếch trương thêm, kể từ năm 1966, sang các quận 6 và 7 lân cận, để phục vụ cho khối dân số tổng cộng trong cả 3 quận lên đến 500,000 người. Từ những công tác cải thiện môi trường với quy mô đơn sơ nhỏ bé, trong các khu xóm lầy lội, chật hẹp, tối tăm, Chương trình đã tiến tới việc thực hiện được những công trình chỉnh trang gia cư khá rộng lớn, điển hình như khu chỉnh trang xóm nghĩa địa thuộc liên khóm 14 &15 thuộc khu Xóm Đầm ở phường Hưng Phú Quận 8, với trên 130 căn nhà được phân phối trong 7 lô, rồi đến khu định cư Nam Hải dành riêng cho đồng bào tỵ nạn từ Phước Long chạy về, với con số trên 300 căn nhà xây cất trên khu bãi dổ rác Chánh Hưng của thành phố v.v... Và nhất là công trình chỉnh trang tái thiết đến gần 20 khu vực nhà cửa bị tàn phá trong mấy đợt tấn công của quân đội công sản trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968, tổng cộng lên tới gần 8,000 đơn vị gia cư trong cả ba quận 6, 7 và 8 Saigon. Tất cả các khu chỉnh trang này đều được thực hiện theo phương thức “Phát triển Cộng đồng”, tức là người dân địa phương đóng vai trò chủ động chính yếu để thực hiện việc xây dựng lại nhà cửa cho chính mình. Chứ đó không phải là những công trình xây cất thuần túy do Nhà nước thực hiện từ đầu đến cuối, như tại các khu cư xá của Tổng Nha Kiến Thiết, hay của Khu Gia cư Liêm giá cuộc của Tòa Đô chánh Saigon.
Có hai công trình với quy mô và ảnh hưởng lâu bền nhất, đó là việc thành lập được Trường Trung học Cộng Đồng ở quận 8, rồi cả ở quận 6, với tổng số học sinh lên tới 3000 em vào niên khóa 1974-75. Chương trình Phát triển đã kêu gọi được sự hợp tác rất hăng say của giới phụ huynh và các thân hào nhân sĩ địa phương, để thực hiện được công cuộc phát triển giáo dục mà cho đến ngày nay, sau trên 40 năm thì vẫn tiếp tục được duy trì để phục vụ cho các thế hệ trẻ mỗi ngày một thêm đông đảo. Các em học sinh lớp đầu tiên nhập học vào năm 1966 lúc đó ở tuổi 13-14, thì năm 2010 này đã ở vào lứa tuổi 57 – 58, với nhiều em đã lên tới chức ông nội, bà ngoại cả rồi.. Và đặc biệt các cựu học sinh này vẫn còn gắn bó thân thương với nhau trong tổ chức Hội Ái Hữu Cựu Học sinh với Ngày Họp Truyền Thống của trường xưa vào tháng 12 mỗi năm.. Ngoài ra, Chương trình còn yểm trợ rất nhiều lớp Dậy nghề do các Chùa và Nhà thờ ở địa phương tổ chức và điều hành, cụ thể như tại Chùa Huê Lâm ở quận 6, Chùa Bình Đông , Nhà thờ Rạch Cát ở quận 7, Nhà thờ Bình An ở quận 8 v.v...Về y tế, Chương trình còn tổ chức cả một xe Y tế lưu động để lo khám bệnh và cấp phát thuốc cho bệnh nhân tại một số khóm hẻm ở quá xa với trạm y tế.
Trong suốt quá trình hoạt động sôi nổi từ những năm 1965 trở đi, các anh chị em thiện nguyện viên này luôn ý thức được vai trò chủ yếu của mình là: “Vận động quần chúng tự nguyện tham gia vào các công trình cải tiến dân sinh” tại chính địa phương của họ. Đây đích thực là vai trò “làm chất men, chất súc tác” được vùi vào trong môi trường của quần chúng nhân dân, nhằm gây được một “tác dụng dây chuyền”, theo lối “vết dầu loang”, để mỗi ngày một phát triển rộng thêm mãi ra. Thành ra người cán bộ tự nguyện như vậy chính là một thứ tác nhân có khả năng khơi động được thành cả một “Phong trào quần chúng tham gia vào công cuộc phát triển xã hội ngay tại hạ tầng cơ sở nơi địa phương của chính họ” (Mass Fermentation/Mobilisation). Một anh bạn đã phát biểu tóm gọn vai trò của anh chị em thiện nguyên viên chính là: “Những người vận động cho sự phát triển toàn diện và điều hòa” (animateurs de de'veloppement total et harmonise') tại địa phương các quận 6,7 và 8 Saigon thời đó vậy./
California, Tiết Trung Thu Canh Dần 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự trổi dậy của Trung Quốc đang buộc Mỹ phải tập trung vào Đông Nam Á, khiến Mỹ không còn dồi dào nguồn lực để đầu tư vào nền an ninh Âu châu. Với Mỹ, kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh với hai mặt trận cùng lúc với Trung Quốc và Nga, trong khi đó, nền an ninh của Âu châu thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi hai cường quốc này xích lại với nhau.
Điều làm tôi khâm phục và ngưỡng mộ anh hơn hết là ý chí và niềm đam mê văn chương của anh rất mạnh mẽ. Stroke thì mặc stroke, anh ráng tự tập luyện bàn tay và trí óc bằng cách gõ những bài văn thơ trên phím chữ của máy vi tính thay vì những cách tập therapy thông thường mà các bác sĩ và y tá ở bệnh viện yêu cầu.
Nguyễn Công Trứ không chỉ là một con người có tài văn và võ mà ông còn là một người có tài kinh bang tế thế (trị nước cứu đời). Được vua cử làm Dinh điền sứ (1828), ông đã có sáng kiến chiêu mộ dân nghèo, di dân lập ấp, khai khẩn đất hoang, đắp đê lấn biển, lập lên hai huyện mới Tiền Hải (thuộc tỉnh Thái Bình) và Kim Sơn (thuộc tỉnh Ninh Bình).
Một số chuyên gia lập luận rằng chúng ta đang "hiện diện trong việc thành lập" một kiến trúc an ninh mới cho Ấn Độ -Thái Bình Dương, bằng cách dựa vào tên cuốn hồi ký của Dean Acheson, một trong những kiến trúc sư chiến lược của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn vào những năm của thập niên 1940. Có lẽ chúng ta cũng như cả khối AUKUS và hội nghị thượng đỉnh của bộ Tứ (Quad) cũng đều không giúp chúng ta tiến rất xa trên con đường đó. Trong khi cả hai đều báo hiệu sự phản kháng ngày càng tăng đối với lập trường ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh, nhưng vẫn còn những khoảng trống đáng kể trong nỗ lực nhằm khai thông các tham vọng của Trung Quốc.
Thông tin chống đảng trên Không gian mạng (KGM) đang làm điên đầu Lãnh đạo Việt Nam. Tuy điều này không mới, nhưng thất bại chống “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong Quân đội, Công an và trong đảng của Lực lượng bảo vệ đảng mới là điều đáng bàn.
Có anh bạn đồng hương và đồng nghiệp trẻ, sau khi tình cờ biết rằng tôi là dân thuộc bộ lạc Tà Ru (tù ra) bèn nhỏ nhẹ khen: Không thấy ai đi “cải tạo” về mà vẫn lành mạnh, bình thường như chú! Chưa chắc đó đã là lời chân thật, và dù thật thì e cũng chỉ là câu khen trật (lất) thôi! Nói tình ngay, tôi không được “bình thường” hay “lành mạnh” gì lắm. Tôi ít khi đề cập đến những năm tháng lao tù của mình, giản dị chỉ vì nó rất ngắn ngủi và vô cùng nhạt nhẽo.
Trước hết nói về thị trường địa ốc ở Trung Quốc hiện chiến 25-30% GDP – so với 9% GDP ở Mỹ năm 2006 tức là vào lúc cao điểm trước cuộc khủng hoảng địa ốc 2007-08. Nhà đất chiếm 80% tài sản của dân Tàu (so với 40% ở Mỹ). Người Hoa không có nhiều cơ hội đầu tư vào cổ phiếu hay trái phiếu như ở Hoa Kỳ nên để dành tiền mua nhà nhất là khi giá nhà tăng liên tục từ 30 năm nay (trừ những lúc giá cả khựng lại trong ngắn hạn như vào năm 2014.) Ngành địa ốc ở Trung Quốc nếu suy sụp trong một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến GDP, và trực tiếp tác động lên dân chúng vốn dựa vào giá nhà như khoảng đầu tư lớn nhất trong đời chuẩn bị cho cưới hỏi, hưu trí hay gia tài để lại con cháu. Cho nên Bắc Kinh vô cùng thận trọng quản lý khủng hoảng địa ốc để không nổ bùng trở thành bất mãn xã hội như trường ở Mỹ năm 2007 vốn dẫn đến Donald Trump và Bernie Sander năm 2016 và 2020. Khủng hoảng kinh tế nguy hiểm ở chỗ từ một đốm lửa nhỏ trong chớp mắt lây lan thành trận cháy rừng, lý do nơi tâm lý
Lời người dịch: Chủ nhật vừa qua, Chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Đài Loan gia nhập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã bác bỏ rõ ràng. Vào tuần trước đó, Trung Quốc đã nhiều lần điều máy bay chiến đấu đến vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan. Hiện nay, Lầu Năm Góc đã thừa nhận rằng các giảng viên Mỹ đang bí mật huấn luyện cho quân đội Đài Loan.
Trước khi đội Việt Nam gặp đội Tàu China trong giải đấu chọn đội đại diện Châu Á dự World Cup Qatar 2022 ở bảng B ngày 7 tháng 10 năm 2021 thì báo chí quốc tế đưa ra nhiều nhận xét nhưng tổng quát là trình độ 2 đội coi như ngang ngửa nhau. Đội nào cũng có cơ hội thắng đội kia.Tuy vậy, cũng có vài ý kiến lo ngại rằng yếu tố chính trị sẽ xen vào chuyện thể thao- một trận đấu mang nhiều ý nghĩa danh dự của quốc gia.
Sau 2 năm vật lộn với dịch Covid-19, tình hình kinh tế Việt Nam đang đứng trước viễn ảnh u tối nhất kể từ khi Đổi mới 35 năm trước đây (1986). Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam thì: “Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước, là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.“
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.