Hôm nay,  

Quân Nhân Mỹ Việt: Thần Tượng Của Tôi

28/06/201000:00:00(Xem: 7576)

Quân Nhân Mỹ Việt: Thần Tượng của Tôi

Nathan Lam Dang
(LTS: Bài viết bằng Anh ngữ của cậu bé 10 tuổi Nathan Lam Dang, bản Việt ngữ do mẹ của bé dịch, phổ biến qua các diễn đàn, cho thấy ngọn lửa chiêán đấu và giữ gìn cho tự do không bao giờ tắt trong tim người Việt hải ngoại.)
Chủ đề tôi chọn ngày hôm nay cho bài luận của tôi là về những quân nhân người Mỹ gốc Việt đã hoặc đang phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ của chúng ta.  Một trong những nhân vật quan trọng chính đầu tiên mà tôi muốn viết về là Thiếu Tá Hải Quân Christopher Phan Vĩnh Chinh, mà tôi gọi ông với sự tôn trọng của tôi:  cậu Chris.  Cậu Chris là một trong những người bạn rất gần của Dì tôi.   Bản thân tôi chưa từng gặp cậu Chris ngoài đời, tôi chọn đề tài viết về cậu Chris bởi vì nền tảng và kinh nghiệm của cậu rất ấn tượng với tôi và cậu là một trong những thần tượng của tôi.
Cậu Chris sinh ra tại Vĩnh Long, Việt Nam. Cậu di cư đến Hoa Kỳ  khi cậu được chín tuổi.  Cậu định cư ở Carmel, Indiana với gia đình.  Cậu Chris vào học đại học Indiana University và tốt nghiệp luật tại trường đại học Southern Illinois University năm 1999.  Sau khi tốt nghiệp Trường Hải Quân Tư Pháp tại Newport, Rhode Island, cậu Chris về làm việc cho văn phòng Phục Vụ Pháp Lý Hải Quân tại tiểu bang New Jersey vào tháng 4, năm 2001, tiến trình đầu tiên cho nhiệm vụ của mình.  Cậu Chris sau đó được điều sang công tác tại văn phòng Trial Service Office, Yokosuka, Nhật, vào Tháng Bảy, 2003 với vai trò là một công tố viên.
 Cậu Chris cũng từng là cố vấn pháp luật cho Tư Lệnh Hải Quân Naval Special Warfare Group One từ tháng 5, 2005 đến tháng 5, 2007.   Trong thời gian này, cậu được điều động sang chiến trường Irag trong  thời gian 6 tháng để cộng tác với Lực  Lượng Hải Quân Đặc Biệt (Người Nhái).  Sau 5 năm thi hành công vụ, cậu gia nhập và phụ vụ bên Quân Pháp Hải Quân Hoa Kỳ,  cậu phục vụ trung bình 1 ngày cuối tuần cho mỗi tháng, và 2 tuần một năm trong đồng phục.  Công việc dân sự của cậu  là một luật sư trợ lý cho luật Sư đoàn của Hải Quân Hoa Kỳ.  Trong tháng 11/2008 vừa qua, cậu được thăng cấp Thiếu Tá Hải Quân Hòa Kỳ.
Bên cạnh những thành công mà cậu Chris gặt hái được trên con đường binh nghiệp, cậu cũng muốn sử dụng kiến thức của mình để phục vụ cộng đồng người Mỹ gốc Việt và giúp đỡ người khác. Với đầy đủ sự nhiệt tâm, một trong những hoài bão của cậu là thiết lập một hiệp hội để hỗ trợ tất cả các quân nhân người Mỹ gốc Việt đã từng phục vụ và hiện đang phục vụ trong lĩnh vực quân sự Hoa Kỳ và gia đình họ.
Ước mơ của cậu vẫn tiếp tục phát triển và đã thành sự thật khi cậu gặp được những người bạn khác cùng phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ, những người bạn cùng có chung chí hướng với cậu.  Mùa xuân năm 2007, trong khi triển khai cùng với Lực Lượng Hải Quân Đặc Biệt  tới Iraq, cậu Chris gặp Đại Tá Lục Quân Hoa Kỳ , cậu Thọ Nguyễn.  Họ nhanh chóng trở thành bạn bè, cả hai chia sẻ lẫn nhau những kinh nghiệm, mục tiêu và hoài bão của nhau, cả hai điều trải nghiệm sự nguy hiểm và những nổi cô đơn khi xa gia đình.
Ngày 23 tháng 8, năm 2008, cậu Chris với cậu Thọ cùng với Hạ Sĩ Lục Quân Hoa Kỳ, cậu Thảo Bùi, Đại Úy Lục Quân Hoa Kỳ, cậu Triết Bùi và Đại Úy Không Quân Hoa Kỳ, cậu Hiển Vũ bắt đầu soạn thảo những nội quy và luật lệ để thành lập Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt đầu tiên và duy nhất (gọi tắt là VAAFA).  Ngày 15 tháng 9, năm 2008, hội chính thức được công nhận bởi tiểu bang California.  Hội tổ chức buổi tiệc ra mắt lần đầu tiên tại Quận Cam ngày 31 tháng 5, năm 2009.


Mục tiêu chính của sự thành lập Hội Quân Nhân Người Mỹ Gốc Việt để thể hiện tình đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát triển mạng lưới chuyên môn và truyền đạt những kinh nghiệm cho những thành viên quân nhân người Mỹ gốc Việt đã phục vụ hoặc đang phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ và hổ trợ cho gia đình họ.  Những hội viên hỗ trợ các thành viên bằng tham gia vào những chương trình gây quỹ, họ quyên góp tiền để cung cấp những thùng quà tình thương gởi đên những quân nhân gốc Việt đang phục vụ trên khắp thế giới cũng như hỗ trợ tài chính cho gia đình họ.  Họ cũng chia xẽ  với cộng đồng Việt Nam về những kinh nghiệm trong cuộc sống, lợi ích và giá trị khi phục vụ trong quân lực Hoa Kỳ.
Trong năm qua, Hội đã thiết lập rất nhiều sự kiện quan trọng với sự hỗ trợ từ cộng đồng Việt Nam như chương trình gởi quà Tình Thương hàng năm từ hậu phương ra tiền tuyến, chương trình phân phối đồ chơi cho các trẻ em trong những dịp lễ, chương trình Món Quà Từ Trái Tim, bên cạnh việc hỗ trợ cho các thành viên của VAAFA, các  hội viên cũng tham gia vào sinh hoạt cộng đồng như thăm viếng các vị cao niên tại viện dưỡng lão Alta. Trong tháng sáu tới đây,  hội sẽ  thiết lập một chương trình gây quỹ học bổng Vinh Danh Các Anh Hùng Tử Sĩ để tưởng nhớ và vinh danh 12 vị quân nhân gốc Việt đã hy sinh vì lý tưởng quốc gia, họ đã hy sinh vì Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm.
Tôi quen biết cậu Chris và những thành viên của cậu trong một dịp tình cờ qua Dì Trân của tôi.  Tôi nhớ một đêm tôi thấy Dì tôi viết chi phiêu quyên tặng hội trong một chương trình quyên góp gởi quà Tình Thương cho các quân nhân ngoài tiền tuyến do hội tổ chức.  Lúc đó, tôi thường thắc mắc tại sao Dì tôi phải quyên tặng tiền cho những người Dì chưa từng gặp mặt trong đời nên tôi chạy đến va hỏi Dì, thay vì trả lời câu hỏi của tôi, Dì hỏi ngược lại tôi.  Tôi nhớ Dì hỏi rằng :  Nathan, tại sao những người đó hy sinh cuộc sống của họ để bảo vệ mình mặc dù họ chưa từng biết mình.  Dì nói khi nào tôi trả lời được câu hỏi của Dì, thì tôi sẽ tìm được câu trả lời cho câu hỏi mà tôi hỏi Dì.
Tôi cảm thấy mắc cở và hổ thẹn với bản thân mình trước mặt Dì tôi trong đêm đó vì trong lúc tôi bận rộn để tìm câu trả lời cho câu hỏi của Dì tôi thì cô em gái 3 tuổi Ashley của tôi mang cái ống heo của nó đến bên Dì tôi, nó muốn quyên tặng $25 bằng những bạc cắc. 25 xu tiền bỏ ống heo của nó cho hội VAAFA cho chương trình gởi quà Tình Thương của họ.  Cô em gái bé bỏng của tôi liền quay qua và nói với tôi rằng:  Anh hai, chúng ta phải nói lời cảm ơn đến các quân nhân của mình.  Đó là một lời ám chỉ rất đơn giản cho câu trả lời của tôi.  Cảm ơn em gái bé bỏng của tôi, người đã dạy tôi giá trị của cuộc sống. 
Tôi chọn cậu Chris là thần tượng cho đề tại cho bài luận văn của tôi không chỉ vì xuất thân của cậu, bên cạnh sự thành công mà cậu đã gặt hái được, tôi rất ngưỡng mộ cậu về những gì cậu đã làm cho cộng đồng Việt Nam của chúng ta.  Tôi rất tự hào về mỗi thành viên của hội VAAFA mỗi khi  tôi nói về họ, đặc biệt riêng với cậu Chris, mặc dù chỉ biết cậu qua Dì tôi, người tích cực ủng hộ VAAFA, chúng tôi luôn luôn nói chuyện qua điện thư, nhưng trong trái tim tôi, cậu luôn là một vị anh hùng và là thần tượng của tôi.  Tôi ngưỡng mộ cậu về những sự phục vụ, lòng tốt của cậu, tính cách thân thiện và sự thành công của cậu.   Tôi muốn dành bài tiểu luận này như một món quà từ trái tim của tôi tặng đến cậu, người mà tôi chưa từng gặp mặt ngoài đời.   Tôi hứa với bản thân mình rằng tôi sẽ dung những sự thành công của cậu như là một điển hình để tôi noi theo và trong tương lai tôi sẽ nối tiếp theo bước chân của cậu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ sẽ là Donald Trump. Ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã chính thức được tuyên bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với Fox News, CNN và Associated Press xác nhận. Tổng Thống Đài Loan đã gửi lờn chúc mừng. Các công ty Đài Loan đang đánh giá lại các kế hoạch ở nước ngoài của họ. Advantech Co., Ltd., một nhà sản xuất sản phẩm tự động hóa công nghiệp có trụ sở tại Đài Loan, sẽ tiếp tục phát triển tại Hoa Kỳ, Miller Chang, chủ tịch nhóm embedded-IoT (internet of things, còn dịch là internet vạn vật) của Advantech cho biết.
Khả năng “lịch sự” và “ảo luận” trong chữ nghĩa phê bình khiến cho tôi băn khoăn mỗi khi nghĩ đến văn học Việt nói chung và Văn học hải ngoại khoanh vùng.
Chỉ quá nửa đêm của ngày lịch sử 5 tháng 11, 2024, cựu tổng thống Trump đã giành chiến thắng rõ ràng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ, với khả năng thắng hầu hết các tiểu bang chiến trường, đánh bại Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên phụ nữ da màu - trở thành đảng viên Cộng hòa đầu tiên giành được số phiếu phổ thông toàn quốc sau 20 năm
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.