Hôm nay,  

Mỹ-hoa Dàn Trận - Bài Ba

26/03/201000:00:00(Xem: 10836)

Mỹ-Hoa Dàn Trận - Bài Ba

Nguyễn Xuân Nghĩa

Yếu tố nhận thức trong trận đấu...
Chịu ảnh hưởng từ nền văn hoá Trung Hoa, chúng ta đều biết câu danh ngôn nói là của Tôn Vũ tử. "Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng".
Thật ra, trong thiên "Mưu công" của cuốn "Tôn tử Binh pháp", người được cho là Tôn Vũ có chỉ ra như thế này: "Biết mình biết người, trăm trận không nguy. Không biết người mà biết mình, một được một thua. Không biết người không biết mình, hễ đánh là nguy". Vấn đề ở đây là cái "biết". Phải biết về mình, về người và còn phải làm cho người biết sai về mình... Vì thế, chuyện "nhận thức" hay đánh giá, mới là hệ trọng, trước khi lâm trận.
Mà là trận gì"
Chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Trung Hoa, chúng ta đều có thói suy nghĩ khá lười biếng. Rằng Trung Quốc có truyền thống "trọng văn khinh võ". Lãnh đạo Bắc Kinh đang muốn thiên hạ cũng nghĩ như vậy, khi phát huy - tuyên truyền - chủ trương "quật khởi hoà bình". Bauxite là trò quật khởi đó tại Việt Nam.
Thật ra, văn hoá Trung Quốc có một kho tàng đồ sộ về nghệ thuật chiến tranh, về binh pháp.
Nói cho ngắn gọn, họ có cả một nền văn hoá về "đấu tranh" và rất nhiều tài liệu giá trị, kể cả bộ "Võ kinh thất thư", bảy cuốn sách mà người Việt nào cũng nghe nói đến như Lục Thao của Lã Thái công (Khương Tử Nha), Tam Lược (tương truyền là của Hoàng Thạch công), Tôn tử Binh pháp của Tôn Vũ, Ngô tử của Ngô Khởi, Uý Liêu tử của Uý Liêu, Tư Mã pháp của Tư Mã Nhương Thư, và cuốn Đường Thái tông - Lý Vệ công vấn đối. Các cuốn sách ấy có thể xuất hiện về sau, không nhất thiết là của những tác giả kể trên, và còn được các chiến lược gia đời sau bình nghị, bổ túc. Nhưng nhìn như vậy, văn hoá Trung Quốc không chỉ "trọng văn".
Hơn thế nữa, nền văn hóa đó cũng không đơn giản chia ra hai cõi văn-võ mà biết tổng hợp và nhấn mạnh đến sự thật là trong văn có võ - nghệ thuật tuyên truyền - trong võ có văn - nghệ thuật lung lạc chính trị bằng quân sự - và phát huy hình thái đấu tranh toàn diện, kết hợp cả văn lẫn võ.
Người Việt chúng ta đều ham đọc truyện Tầu và hiểu ra những điều trên khi nhớ tới nào Đông Chu Liệt Quốc, nào Chiến Quốc Sách, Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa, hay Thủy Hử, v.v... Một số người quan tâm thì càng biết ra điều ấy khi đọc "Quân trung Từ mệnh tập" của Nguyễn Trãi....
Nói cho gọn, giữa các quốc gia với nhau, việc tranh đua về quyền lợi là một thực tế khách quan. Giải pháp lý tưởng là giành tối đa quyền lợi cho mình mà không phải dụng binh.
Trong tinh thần ấy, ta có thể hiểu ngay là trận đấu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không đơn giản là võ trang, với ưu thế hiển nhiên vẫn đang thuộc về Hoa Kỳ, ít ra trong nửa thế kỷ nữa. Lãnh đạo Bắc Kinh cũng biết vậy nên không chơi dại. Họ nói "chủ hòa" để khỏi bị tổn thất nhưng vẫn đấu tranh để khai thác tinh thần "phản chiến" của nước Mỹ hầu có thể thắng mà khỏi đánh. Họ đánh vào nhận thức của dân Mỹ, tác động vào cái "biết" của nước Mỹ về chính họ trong khi tăng cường cái "biết" của chính họ về nước Mỹ.
Và trận đánh ấy không giới hạn vào quân sự mà còn là kinh tế, ngoại thương, ngoại giao, tình báo, tuyên truyền...
Trong cuộc đấu trí về nhận thức, họ chủ yếu tác động vào nhận thức của những người Mỹ tạo ra dư luận (xin tạm gọi là "học giả") và những người có trách nhiệm giúp lãnh đạo Hoa Kỳ làm ra chánh sách. Khi phiên dịch tài liệu của các "học giả" Mỹ, người Việt ta càng nên cẩn thận để khỏi rơi vào trò chơi "gây ra sự lầm lạc trong nhận thức" mà Trung Quốc đang ráo riết thi hành.
 Người viết sở dĩ phải nhắc tới điều ấy khi thấy một số bài tham luận của các học giả Hoa Kỳ về Trung Quốc đã được hồn nhiên phổ biến trong cộng đồng người Việt. Và càng phải nhấn mạnh tới điều ấy khi từ giữa năm 2004, Bắc Kinh lập kế hoạch xây dựng các "Viện Khổng học".
Các viện Khổng học này chỉ là những trung tâm tuyên truyền và vận động tư tưởng do Bộ Giáo dục Trung Quốc thiết lập theo chủ trương của của Thường vụ Bộ Chính trị. Từ những viện đầu tiên lập tại... Trung Á vào tháng Sáu năm 2004 - do tiền viện trợ của Trung Quốc - họ đã có hơn 300 viện tại gần tám chục quốc gia vào cuối năm 2008. Chỉ tiêu của Bắc Kinh là năm nay sẽ có 500 viện, 10 năm nữa sẽ có ngàn viện. Với dân số cực đông, và một cộng đồng Hoa kiều rất sinh động, Bắc Kinh có nguồn nhân lực dồi dào cho nỗ lực tuyên truyền ấy. Chưa kể đến mục tiêu tình báo hay nghệ thuật "dụng gián" được Tôn tử nói tới trong thiên cuối của Tôn tử Binh pháp!
***
Nhìn qua bên này, về phía Hoa Kỳ, ta có thể giật mình, e ngại.
Trước nền văn hoá Trung Hoa lấy việc đánh lừa là nghệ thuật cao điệu - và có chính nghĩa - trên trường ganh đua về quyền lợi, dường như Hoa Kỳ là một xứ chậm tiến vì quá trẻ! Nhìn rộng ra ngoài, ta còn nghĩ rằng cả khối Tây phương cũng thế. Quanh đi quẩn lại chẳng lẽ chỉ có cuốn "Về Chiến tranh" của Carl von Clausewitz hay uyên bác lắm thì có cuốn "Lịch sử trận chiến Peloponnesian" của Thuycidides" So với Võ kinh Thất thư thì hơi mỏng!
Huống hồ, Hoa Kỳ còn là một xã hội cởi mở, nơi mà không ai được có độc quyền chân lý và mọi việc đều phải công khai hóa. Trong môi trường đó, Trung Quốc tha hồ tung hoành.
Chuyện thứ hai là trong trường đấu tranh ấy, Trung Quốc tận dụng hai mặt "chính" và "kỳ".
Chính là mặt dương, nghĩa là sự thể như vậy không tẩy xoá; kỳ là mặt âm, là sự thể được dàn dựng trong ý hướng xuyên tạc để gây lầm lạc. Thực và hư, chính và kỳ là hai mặt sáng/tối của một vấn đề, và của cách đặt vấn đề. Hoa Kỳ thì dường như trái ngược. Phản ứng minh bạch hoá của một xã hội cởi mở khiến mọi việc đều trở thành công khai cho mọi người bình nghị. Nếu như Chính quyền Hoa Kỳ có ý dựng ra chuyện "hư" để thi hành gian kế theo kiểu "kỳ binh" thì âm mưu sẽ được truyền thông và đối lập phanh phui với tốc độ điện tử. Một thí dụ nóng hổi là lý do hay lý cớ khai mở chiến dịch Iraq của Tổng thống George W. Bush.
Như vậy thì... đánh đấm làm sao"
***
Thật ra, chúng ta nên nhìn lại nước Mỹ.
Nói về nghệ thuật gây ấn tượng để chi phối nhận thức và quyết định của người khác thì ai có thể vượt qua... nghề quảng cáo hay tiếp thị của Mỹ" Cả một bộ môn tận dụng kỳ binh đã và đang được giảng dạy trong các đại học và thi hành hàng ngày, hàng giây trên doanh trường, màn ảnh, mặt báo. Và các chính trị gia Hoa Kỳ cũng là bậc sư, với những nhà tư vấn consultant về nghệ thuật gây ấn tượng.
Trung Quốc có một đảng độc quyền gây ấn tượng - có nghệ thuật tạo ra ấn tượng - và tận dụng việc lung lạc người khác bằng "chiến lược kỳ biến". Hoa Kỳ có cả nước hàng ngày sinh hoạt trong thế giới hư hư thực thực đó. Và trí thông minh của nhiều người Mỹ chính là moi ra ẩn ý của những trò ma mãnh ấy, hầu vượt qua bằng những trò còn ma mãnh hơn!
Ngoài nghệ thuật quảng cáo tuyên truyền trên doanh trường và trong chính trường, Hoa Kỳ còn có cả một kỹ nghệ gây ấn tượng - trong phim trường. Đó là bộ môn điện ảnh! Chống Mỹ hay phản chiến nhất thì ta có thể thấy qua nhiều bộ phim xuất sắc, đã hốt bạc mà còn được giải thưởng! Nhưng, ngợi ca tự do cá nhân hay quyền dân và đả kích âm mưu độc tài hoặc chính trị gian trá thì cũng là đề tài của nhiều tác phẩm cực hay!


Khán giả sẵn sàng bỏ tiền đi xem các đạo diễn hay tài tử lừa mình ra sao, đề cao chuyện gì và đả kích những ai. Khán giả, hay thị trường, tạo ra một trường ganh đua về nghệ thuật gây ấn tượng. Trong cái cảnh thật sự trăm hoa đua nở trăm nhà tranh hơi như vậy, người dân có toàn quyền chọn lựa và ngợi ca những người có tài nhất trong nghệ thuật biến hoá hư thực. Hoa Kỳ đã mặc nhiên dân sự hoá và đại chúng hoá chuyện chính-kỳ. Và không chấp nhận kiểm duyệt!
Cai trị một xã hội như vậy quả là mệt. Mà sướng!
Nói đến chuyện cai trị, lãnh đạo Hoa Kỳ chỉ là loại sinh vật phù du.
Dân biểu thì hai năm phải xin phiếu một lần; Thống đốc thì thường là bốn năm, y như các Tổng thống; Nghị sĩ thì có sáu năm. Trong suốt giai đoạn thường xuyên có bầu cử như vậy, xã hội dân sự của Mỹ vẫn vận hành. Và bộ máy quản trị quốc gia về mọi mặt, vẫn hàng ngày hàng giờ làm việc. Việc bảo vệ quyền lợi và an ninh của nước Mỹ cũng thế....
Biết bao cơ quan hữu trách của Hoa Kỳ đang hàng giờ hàng giây tổng hợp tin tức bên trong và bên ngoài về những điều mà... Tôn tử quan tâm. Trước hết là "đạo" - cái gì thì hợp ý thiên hạ, thuận với lòng dân... ở đâu" Kế đó là "thiên", là điều kiện thiên văn khí hậu thời tiết, và cả nguy cơ thiên tai. Ba là "địa", nghĩa là đia dư hình thể và điều kiện sinh hoạt hay sản xuất... ở mọi nơi. Sản phẩm gì sẽ mất mùa mà tăng giá và ở nơi đâu, là câu hỏi không chỉ có thị trường mới quan tâm tìm hiểu! Bốn là "tướng", hệ thống nhân sự có trách nhiệm ở các nơi khác, nước khác. Thí dụ như Tập Cận Bình hay Lý Khắc Cường sẽ thay thế Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo là những ai, được phe nào ủng hộ, phe nào chống đối và khi cầm quyền thì sẽ tính sao, căn cứ trên xuất xứ, quan hệ thân tộc hay quá trình làm việc của họ....
Cứ như vậy, như bầy kiến hàng ngày thi hành những chức năng gần như bản năng của mình, hệ thống nhân sự có trách nhiệm trong chính quyền vẫn thu thập, phân tách và tổng hợp rồi cập nhật mọi dữ kiện và... để đó trên bàn của thượng cấp. Họ có nhiệm vụ chuẩn bị cho thượng cấp phương thức đối phó trước mọi tình huống, và phương thức ấy gồm có nhiều cách khác nhau! Việc gì cũng có plan A, plan B, với từng thông số cân nhắc lợi hại cho từng kịch bản và kế hoạch hay giải pháp.
Và thành phần nhân sự này cũng chỉ là người dân, quân nhân hay công chức, tức là sinh hoạt trong một xã hội cởi mở đầy sáng kiến và trí tưởng tượng!
Lãnh đạo Hoa Kỳ không thuộc loại ba đầu sáu tay. Bộ máy tham mưu ở dưới thì quả là ba đầu sáu tay, có khi đánh nhau chí tử bằng các tác động lên thượng cấp hoặc tiết lộ cho truyền thông. Đâm ra nhiều kế hoạch gọi là "mật" cứ bị phanh phui trên báo, thậm chí còn được khuyến khích phanh phui trên màn ảnh. Kết quả" Kết quả là nhận thức của thiên hạ - kể cả thiên hạ ở Trung Quốc - về sự gian manh của nước Mỹ khi chuẩn bị sẵn cả chục kế hoạch khác nhau mà kế hoạch nào cũng đều là "thực". Nhưng vẫn chỉ là "hư" khi chưa được áp dụng.
Trong cõi hư hư thực thực đó, lãnh đạo Mỹ tính sao thì ít ai biết. Và khi thi hành thì họ có thể ngay tình, nói thật, rằng điều ấy đã được nói ra rồi!
Khi Đại tướng David H. Petreaus, Tư lệnh Quân khu Centcom tại Trung Đông và Trung Á, nói đến kế hoạch rút quân khỏi Iraq sau cuộc bầu cử, ông nói thật vì Mỹ có kế hoạch ấy, đã được Tổng thống Barack Obama công khai hoá. Hai ngày sau Tướng Petreaus, một vị Tướng dưới quyền của ông Petreaus, là Raymond T. Odierno, Tư lệnh Chiến trường Iraq, lại tuyên bố là Hoa Kỳ có Kế hoạch B về việc rút quân, nếu như tình hình tại chỗ đòi hỏi. Tướng Odierno không thể nói sai, kế hoạch này cũng có thật và sẽ có thể áp dụng...
Cả hai vị Tư lệnh đều là những viên tướng có tài và không là chính khách. Họ đều nói thật mà gây ra những ngờ vực về thực hư cho các phe trong cuộc tại Iraq. Và cho các đấng con trời ở Trung Quốc.
Kết luận của Bắc Kinh: Hoa Kỳ là loại con buôn ưa lật lọng! Không sai lắm, nhưng rất khó đoán là khi nào sẽ lật lọng! Trong khi ấy, người dân của xứ nào được sống tự do và hạnh phúc hơn"
***
Bây giờ, ta kết thúc bằng trận đấu giữa con buôn với gian thương. Giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Từ cả trăm năm nay, từ khi trở thành cường quốc rồi siêu cường kỹ nghệ, Hoa Kỳ có một chiến lược kinh tế - ngoại giao nhất quán. Đó là dùng kinh tế để tranh thủ hậu thuẫn ngoại giao, chính trị và an ninh của các nước khác. Mục tiêu là để không cường quốc nào có thể thách đố quyền lợi của Mỹ trên toàn cầu. Phương thức là "phát triển ngoại thương tự do", cụ thể là mở cửa cho các nước bán hàng vào Mỹ. Càng "thân Mỹ" càng dễ bán hàng! Bị Hoa Kỳ khuất phục sau Thế chiến II, Nhật Bản đã nhờ chiến lược kinh tế ấy của Mỹ mà bán hàng cho Hoa Kỳ và trở thành cường quốc kinh tế  rồi chủ nợ của Mỹ. Cho tới 1990 thì tanh bành mà có phải là vì âm mưu của Mỹ đâu.
Ai biết được!
Nói ra thì ít người hiểu vì chưa quan tâm vào chuyện kinh tế: xuất cảng chỉ chiếm 15% tổng sản lượng Mỹ nên không là chuyện sinh tử. Ngược lại, nhập cảng của Mỹ là chuyện sinh tử cho nhiều xứ khác. Và thị trường tiêu thụ cực lớn của Hoa Kỳ là nguồn sống cho người dân của nhiều quốc gia, là lẽ thành bại của lãnh đạo nhiều nước. Trong trò chơi xuất nhập ấy, doanh nghiệp Mỹ đóng chốt ở cả hai đầu. Bước vào Hoa Lục dạy cho doanh nghiệp Trung Quốc nghệ thuật bán hàng vào Mỹ là một đầu. Đầu kia là đứng đợi bên này để lại kiếm lời nữa.
Như vậy, việc nhập cảng rất mạnh và bị nhập siêu là cái giá kinh tế mà nước Mỹ sẵn sàng trả để đạt mục tiêu chiến lược là chi phối xứ khác bằng kinh tế, bằng miếng ăn. Xuất cảng mà giảm là các xứ này có thể khốn đốn. Doanh nghiệp và chính quyền Mỹ đã từng giúp Trung Quốc và cả Việt Nam trong chiến lược ấy rồi lãnh đạo hai nước trở về nói phét với thần dân u mê của họ. Là... giỏi hơn Mỹ và lừa được Mỹ.
Thu được tiền Mỹ thì lại rửa sạch và đem qua Mỹ đầu tư!
Thế rồi vụ khủng hoảng 2008 bùng nổ khiến kinh tế thế giới suy trầm và Trung Quốc điêu đứng nên phải dốc sức xuất cảng và lại gây tranh luận về hối suất quá thấp của đồng Nhân dân tệ. Bên này chiến hào rộng bằng cả Thái bình dương, Hoa Kỳ cũng điêu đứng vì kinh tế suy trầm, thất nghiệp cao và bội chi kỷ lục.
Đấy là lúc Tổng thống Obama tung ra quốc sách: xuất cảng!
Mục tiêu là nhân đôi số xuất cảng từ nay đến 2015 để tạo thêm hai triệu việc làm, cụ thể là mỗi năm Mỹ phải xuất cảng thêm 15 tỷ Mỹ kim. Ông Obama tuyên bố điều ấy hôm 11 Tháng Ba và gây chấn động lớn cho quốc gia đang sống nhờ xuất cảng tới 40% tổng sản lượng là Trung Quốc khi nói tới hối suất thiếu cơ sở tự do của đồng Nhân dân tệ. Vì thế mà trận đấu Mỹ-Hoa mới có nguy cơ bùng nổ, trước tiên trên bình diện ngoại thương mậu dịch. Nhưng với Bắc Kinh thì đây là một trận chiến toàn diện và họ đang tác động vào nhận thức của nhiều người.
Nhìn từ bên này, ta nên chú ý tới sự kiện là Hoa Kỳ của ông Obama đang đi ngược quy luật gần trăm năm của nước Mỹ. Đó là ông muốn dùng ngoại giao chính trị để thúc đẩy riêng một vế xuất cảng thay vì để phát triển ngoại thương. Trận chiến Mỹ-Hoa càng dễ bùng nổ và lần này Mỹ sẽ càng mất đồng minh.
Chuyện ấy, xin để một kỳ sau!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.