Hôm nay,  

Bất Bạo Động Và Lòng Từ Bi-7

10/31/200900:00:00(View: 5422)

Bất Bạo Động Và Lòng Từ Bi-7

Nguyên tác: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Chuyển ngữ: HT.Thích Trí Chơn
Trích từ cuốn sách: “On Non-Violence and Compassion”.
(tiếp theo)
Bạn  Hãy Tinh Tấn!
Đức Phật đã hành trì tu tập như thế nào để đạt được kết quả trở thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác" Ngài đã nỗ lực phát triển ý tưởng của tình thương và lòng từ bi đối với tất cả nhân loại. Ngài đã tích lũy vô lượng công đức lành và cuối cùng thành tựu sự hoàn toàn giác ngộ hay thành Phật.
Trải qua nhiều kiếp, Ngài đã liên tục hành động như thế duy nhất vì muốn cứu độ hết thảy chúng sanh. Với tâm tĩnh thức xót thương nghĩ tưởng đến những kẻ khác hơn chính mình, đức Phật đã hoàn thiện con đường tu tập của Ngài. Chính do lòng từ bi, đức Thế Tôn đã hành trì tu tập nhằm mang lại hạnh phúc cho mọi người. Trải qua vô lượng kiếp Ngài đã tinh tấn, quyết tâm tu hành theo đuổi con đường ấy.
Ngay sau  khi chứng đạo Bồ Đề, cũng do năng lực của lòng từ bi này đã thúc đẩy, hướng dẫn Ngài đến hành động chuyển bánh xe Pháp Luân để hoằng pháp lợi sanh. Vì mục đích căn bản của đức Phật, là cứu độ tất cả chúng sanh.
Khi bạn có thể giúp tâm những kẻ khác phát triển đạo đức, sẽ khiến cho đời sống của họ có ý nghĩa và hạnh phúc. Đó là sự phục vụ chân chính cho đức Phật cũng như giáo pháp của Ngài. Bạn cần nỗ lực tinh tấn và nên cố gắng hết sức mình vào công cuộc hoằng pháp hữu ích này. Được vậy, chúng ta không chỉ mang phúc lợi đến cho người khác mà còn cho chính quý vị.
Một nhà sư cúi đầu đảnh lễ trước một vị trưởng lão đại Tăng là để diệt trừ tánh ngã mạn của mình. Các ý tưởng bất thiện là rất tai hại. Con người thường bị khống chế bởi vô minh. Cũng may là có một năng lực diệt trừ được những ý nghĩ xấu ác, đó là trí tuệ.
Trí tuệ này trở nên sáng suốt và nhạy bén hơn khi chúng ta biết dùng lý trí để phân tích và khảo sát sự việc. Người có tâm mê mờ và xảo quyệt không thể chống lại trí tuệ. Duy nhất nhờ trí tuệ giúp chúng ta nhận thức rằng mọi vật hiện hữu là không thực. Đó là trí tuệ Bát nhã.
Bạn Có Thể Chuyển Hóa Cuộc Sống Của Chính Mình
Sự tồn tại của một tôn giáo gắn liền với sự tu tập, phát triển tình thương, lòng từ bi và quan tâm cứu giúp những kẻ khác là điều vô cùng hữu ích. Bạn may mắn được đọc các lời khuyên lợi lạc này và tôi rất hạnh phúc có dịp thuyết giảng giáo lý đức Phật cho mọi người.
Chúng ta không nên nghĩ tâm tĩnh thức chỉ là đối tượng của sự ngưỡng mộ hay lòng tôn kính. Nhưng đó là điều quý vị cần tu tập ngay chính ở trong tâm các bạn. Chúng ta có khả năng và chọn lựa để làm như vậy. Trong quá khứ bạn có thể là người ích kỷ và xấu xa, nhưng hôm nay, với sự quyết tâm, quý vị có thể chuyển hóa cuộc sống của mình.
Là con người, bạn có trí thông minh và lòng can đảm, chúng ta nên sử dụng chúng. Cá nhân tôi không có kinh nghiệm gì về tâm tĩnh thức. Nhưng nếu cố gắng thực hành, tôi nghĩ tôi có thể đạt được sự giải thoát và đó là việc có thể. Tuy nhiên, khi nghĩ đến tâm giác ngộ thì hình như đó là điều quá xa vời. Tôi cảm thấy buồn khi tâm bị chi phối, ảnh hưởng bởi các tình cảm tiêu cực như sự giận hờn, ganh ghét và tranh chấp.
Bước đầu tiên để có thể phát triển thực sự tâm tĩnh thức là bạn cần nghĩ đến việc giúp đỡ cho những kẻ khác, nhận biết lỗi lầm trong hành động tự đề cao mình và thấy rõ sự lợi ích của lòng thương yêu mọi người xung quanh. Nó cũng đòi hỏi sự giao hảo thân thương giữa bạn và tha nhân. Điều quan trọng và cần thiết là quý vị nên có lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh.
Sự Giận Dữ Là Kẻ Thù Đích Thực Của Chúng Ta.
Tôi chỉ là một con người bình thường. Qua sự kềm chế và tu tập, tôi có thể phát triển các đức tính tốt. Mỗi cá nhân nên nghĩ rằng con người có đầy đủ khả năng, với niềm tự tin và cố gắng, thực sự có thể hoán cải chính mình nếu họ muốn. Nếu bạn biết sử dụng các năng lực tích cực và đức tính tốt của con người, chúng ta có thể khắc phục, vượt qua những vấn đề khó khăn của nhân loại hiện nay.
Đời sống tâm linh của quý vị rất quan trọng. Nguồn gốc tạo nên hạnh phúc và an lạc cho con người nằm ở trong tâm các bạn. Tôi xem sự giận dữ như là kẻ thù tai hại nhất. Tôi nghĩ “kẻ thù” là người hoặc yếu tố, trực tiếp hay gián tiếp phá hủy các lợi ích tạo nên hạnh phúc căn bản của chúng ta.
Đất nước bạn có thể bị xâm lăng, tài sản bị hủy diệt và thân nhân bị sát hại, nhưng các sự mất mát này chỉ là điều thứ yếu đối với hạnh phúc tinh thần và tâm an lạc của quý vị. Không gì có thể phá hủy những phúc lợi trên ngoại trừ lòng sân hận của chúng ta. Bạn có thể trốn thoát, che giấu hay lừa đảo kẻ thù, nhưng với sự giận dữ, tôi không thể làm như vậy. Sự căm ghét hay tức giận là người phá hủy tâm an lạc, cho nên nó là kẻ thù đích thực của các bạn.
Có sự liên hệ tự nhiên giữa nhân và quả. Một khi quý vị đã tạo ra các nhân và duyên, bạn khó có thể ngăn chận quả không xảy ra. Ngay từ lúc đầu, chúng ta có thể tránh đừng gây nhân. Một trong những phương cách hữu hiệu để bạn có thể khống chế sự tức giận và hận thù bằng cách tu tập hạnh nhẫn nhục, phát triển tình thương và lòng từ bi.
Toàn Thể Nhân Loại Là Một
Tôi tin rằng trên bình diện xã hội, gia đình, quốc gia và thế giới, bí quyết để tạo dựng một thế giới an bình và hạnh phúc là phát triển lòng từ bi. Bạn chẳng cần trở thành một tín đồ theo tôn giáo hay tin tưởng vào bất cứ ý thức hệ nào. Điều chủ yếu là quý vị nên phát triển các thiện tánh của con người. Tôi nghĩ rằng sự tu tập, xây dựng hạnh phúc cá nhân có thể góp phần hữu hiệu vào công việc cải thiện toàn thể cộng đồng nhân loại.


Tất cả chúng ta đều chia xẻ sự cần thiết chung là tình thương, và trên căn bản của tính phổ quát này, bạn có thể nghĩ rằng bất kỳ ai quý vị gặp và trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều là anh chị em của mình. Thực là sai lầm khi chúng ta quá chú trọng đến sự khác nhau bề ngoài bởi vì bản chất căn bản của con người đều giống nhau.
Cuối cùng, toàn thể nhân loại là một, và hành tinh bé nhỏ này là ngôi nhà duy nhất của chúng ta. Nếu các bạn muốn bảo vệ nó, mỗi cá nhân cần thể hiện tình thương và lòng từ bi phổ cập toàn cầu. Nếu quý vị có một tâm hồn rộng mở, bạn khỏi lo lắng kẻ khác thù ghét và làm hại đến mình.
Một môi trường cởi mở, thông cảm và hợp tác toàn cầu trở nên khẩn cấp cần thiết hơn hết vào lúc này. Nhằm mục đích phát triển kinh tế, các biên giới quốc gia nên xóa bỏ, vì ngày nay nhiều nước trên thế giới không thể sống tách rời, biệt lập với nhau được. Thực vậy việc mở mang kinh tế của những quốc gia khác đều tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế ngay chính nơi mỗi xứ sở của quý vị.
Theo quan điểm các sự kiện trên của thể giới hiện đại, chúng ta cần có một cuộc cách mạng về tư tưởng và hành động nơi các bạn. Điều mỗi ngày càng chứng tỏ rõ ràng hơn là một nền kinh tế vững mạnh cần được xây dựng trên ý nghĩa chân thực của sự trách nhiệm phổ quát toàn cầu. Đây không phải là một lý tưởng tôn giáo, luân lý hay đạo đức mà đúng hơn là nhu cầu cấp thiết do sự hiện hữu của con người hôm nay.
Những Xã Hội Cần Hoạt Động Như Các Khối Gạch Kiến Trúc
Cho Nền Hòa Bình Thế Giới.
Tạo dựng điều tốt trên quả đất là việc làm rất cần thiết. Sự thành đạt có được lẽ công bằng, tinh thần hòa hợp và an vui tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng ta nên nghĩ đến các điều này vì phúc lợi lâu dài hơn là ngắn hạn của con người. Các quốc gia không có chọn lựa nào khác hơn là cần quan tâm đến hạnh phúc của những kẻ khác.
Trong tình trạng hiện nay, đang có nhu cầu phát triển về sự thông cảm và hiểu biết giữa con người cũng như ý nghĩa về trách nhiệm phổ quát toàn cầu. Nhằm thành đạt các thiện ý đó, các bạn cần mở rộng tình thương và lòng từ bi, vì nếu không, chúng ta sẽ không bao giờ có được nguồn hạnh phúc chung toàn thể cũng như nền hòa bình thế giới lâu dài.
Quý vị không thể kiến tạo hòa bình chỉ trên giấy tờ. Bởi lẽ nhân loại được tổ chức dưới hình thức của các xã hội quốc gia riêng biệt. Cho nên, tôi nghĩ chính những xã hội này cần hoạt động như các khối gạch kiến trúc cho nền hòa bình thế giới.
Trong quá khứ, mọi cố gắng đã thực hiện nhằm xây dựng các xã hội công bằng và bình đẳng hơn. Nhiều cơ quan cũng đã được thiết lập với các hiến chương cao quý để tranh đấu chống lại các bất công xã hội. Nhưng rất tiếc, những lý tưởng tốt đẹp này đã bị lường gạt bởi tâm ích kỷ của con người. Ngày nay chúng ta đã chứng kiến các nguyên tắc đạo đức, cao đẹp ấy đã bị che khuất bởi bóng tối của những quyền lợi cá nhân.
Hiện nay, do sự chi phối của một vài đại cường quốc, vai trò nhân đạo của các tổ chức quốc tế đã bị xao lãng, không được chú ý tới. Tôi hy vọng sự sai lầm này sẽ được sửa chữa và các cơ quan thế giới tương lai sẽ tích cực hoạt động để có kết quả hữu hiệu hơn, nhằm bảo đảm tối đa quyền lợi cho nhân loại cũng như tăng trưởng sự hiểu biết quốc tế.
Cộng Đồng Thế Giới Có Trách Nhiệm Đạo Đức Để Ngăn Tránh Sự Khổ Đau.
Lịch sử đã chứng minh cho thấy nhân loại, bằng cách này hay cách khác, đã theo đuổi và mưu tìm một nền hòa bình. Phải chăng quá lạc quan khi tưởng nghĩ rằng nền hòa bình thế giới, cuối cùng chúng ta sẽ nắm bắt được" Lòng thù hận của con người phải chăng đã không tăng trưởng, và khả năng hủy diệt của các vũ khí cũng đã thay đổi.
Để thực hiện việc giải trừ quân bị, trước tiên chúng ta cần loại trừ các vũ khí nguyên tử, kế tiếp là vi trùng và hóa học, rồi đến vũ khí tấn công và sau cùng là phòng thủ. Nhằm bảo vệ nền hòa bình, các bạn nên thành lập một lực lượng cảnh sát quốc tế. Sự cải cách như thế có thể thực hiện được trong một tình trạng của thế giới ổn định.
Số ngân khoản tài chánh và năng lực lớn lao của con người mà các bạn đã thu được từ việc chấm dứt không sản xuất vũ khí sẽ là một ngân sách khổng lồ dành cho sự phát triển hữu ích trên toàn thế giới. Quý vị thử tưởng tượng có biết bao nhiêu giường cho bệnh nhân trong các nhà thương, cũng như trường học và nhà ở được xây cất mà số tiền to lớn trên có thể dùng để tài trợ" Tại sao trí tuệ của các khoa học gia xuất sắc lại phí phạm vào những nỗ lực khủng khiếp, tác hại như vậy trong khi họ có thể đóng góp vào những việc làm phúc lợi giúp ích cho sự tiến bộ của nhân loại.
Quả đất của chúng ta may mắn có những kho tàng thiên nhiên rộng lớn bao la. Nếu các bạn biết sử dụng, và khai thác chúng một cách thích hợp thì mọi người sẽ có một cuộc sống được chăm sóc đầy đủ và hạnh phúc.
Mặc dù thế giới hòa bình không thể xuất hiện được ngay tức thì, nhưng tại sao chúng ta không cố gắng bắt đầu xây dựng" Nền hòa bình, thịnh vượng và sự ổn định chính trị vững mạnh của mọi quốc gia trong tương lai là do kết quả hoàn thành của các dân tộc đó muốn có một nền dân chủ, độc lập và tự do.
Mỗi chúng ta và mọi thành viên trong cộng đồng quốc tế có trách nhiệm đạo đức là ngăn ngừa, giúp con người tránh khổ đau. Tôi tin rằng những cuộc đối thoại, hòa hợp, dàn xếp và thỏa hiệp giữa các quốc gia nhằm kiến tạo một thế giới mới, sẽ mang lại một nguồn hy vọng thực sự cho nền hòa bình tương lai của nhân loại. Điều quan trọng là chúng ta cần tìm một giải pháp hòa bình và bất bạo động để thực hiện điều ấy.
(còn tiếp)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Câu hỏi đó thằng nhỏ hỏi mỗi ngày mỗi ngày mỗi ngày, khi đói khát, khi bị đánh đập cấu nhéo, khi phơi trần ra dưới nắng mưa. Khi nó nằm trên mặt đường và kêu khóc khản giọng. Nó hỏi vào đám đông lướt qua nó, hỏi ai đó dừng chân cho nó (chính xác là cho những kẻ chăn dắt nó) chút tiền lẻ. Nó hỏi những kẻ bắt nó nằm lăn lóc kêu khóc trên đường để kiếm tiền, để nhởn nhơ ăn mòn tấm thân bé nhỏ non nớt của nó.
Một đứa trẻ chỉ nên có ba con búp bê, năm cây bút chì, giá trị chưa đến $20. Donald Trump có một phi cơ riêng sơn tên của ông ta trên đó. Với tư cách là tổng thống, hiện ông ta có hai chuyên cơ, Không Lực Một và một chiếc nhỏ hơn để phù hợp với những nơi có sân bay nhỏ, chưa kể chiếc trực thăng Marine One. Đó là ba chiếc phi cơ Trump sở hữu. Đó cũng là con số búp bê mà Trump đề nghị một đứa trẻ ở Mỹ nên có.
Mặc dù chỉ mới ba năm trôi qua kể từ khi bà Merkel rời nhiệm sở, nhưng thế giới đã thay đổi quá nhiều đến mức mà chức thủ tướng của bà đã được cảm thấy như nó thuộc về một thời đại khác. Cuốn hồi ký mới của bà cho thấy bà bình tâm với những quyết định đã đưa ra, bao gồm cả những quyết định bị phê phán nghiêm khắc nhất.
“Việc cắt giảm chăm sóc sức khỏe để trả tiền cho các khoản giảm thuế sẽ là sai về mặt đạo đức và tự sát về mặt chính trị.” TNS Josh Hawley (Cộng Hòa, Missouri)
Từ năm 1949, tháng Năm được chọn là Tháng Nhận Thức Về Sức Khỏe Tâm Thần (Mental Health Awareness Month – MHAM) ở Mỹ. Đây là tháng mang ý nghĩa kêu gọi cùng nâng cao nhận thức, giảm bỏ kỳ thị và thúc đẩy bảo vệ sức khỏe tâm thần. Theo phúc trình năm 2024 của tổ chức Mental Health America ở Alexandria, Hoa Kỳ thật sự đang trong cuộc khủng hoảng sức khỏe tâm thần. Cứ năm người trưởng thành ở Mỹ thì có trên một người đang sống chung với bệnh tâm thần, và hơn một nửa không được điều trị. Gần 60 triệu người lớn (23.8%) mắc bệnh tâm thần trong năm 2024. Gần 13 triệu người lớn (5.04%) có ý định tự tử.
Chiến dịch cắt giảm chi tiêu của chính quyền Trump, vốn đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực từ nghệ thuật đến nghiên cứu ung thư, nay còn bao gồm cả nỗ lực thực hiện mục tiêu lâu dài của Đảng Cộng Hòa: chấm dứt hoàn toàn nguồn tài trợ liên bang cho hai hệ thống truyền thông phục vụ công chúng lớn nhất nước Mỹ: NPR và PBS. Hiện có khoảng 1,500 đài phát thanh và truyền hình độc lập liên kết với NPR và PBS trên khắp Hoa Kỳ, phát sóng các chương trình nổi tiếng như Morning Edition, LAist, Marketplace, PBS NewsHour, Frontline và Nova... Theo dữ liệu từ các hệ thống này, có khoảng 43 triệu người nghe đài công cộng hàng tuần, và mỗi năm có hơn 130 triệu lượt xem đài PBS.
Ngày 30.04.1975 là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử cận đại của Việt Nam. Nhưng năm mươi năm sau nhìn lại, dân tộc Việt oai hùng, như vẫn thường tự nhận, đã không có đủ khôn ngoan để ngày chiến tranh chấm dứt thành một cơ hội đích thực để anh em cùng dòng máu Việt tìm hiểu nhau, cùng chung sức xây dựng đất nước.Tiếc thay, và đau thay, cái giá tử vong cao ngất của hơn 2 triệu thường dân đôi bên, của hơn 1triệu lính miền Bắc và xấp xỉ 300.000 lính miền Nam đã chỉ mang lại một sự thống nhất địa lý và hành chính, trong khi thái độ thù hận với chính sách cướp bóc của bên thắng trận đã đào sâu thêm những đổ vỡ tình cảm dân tộc, củng cố một chế độ độc tài và đẩy hơn một triệu người rời quê hương đi tỵ nạn cộng sản, với một ước tính khoảng 10% đã chết trên biển cả.
Bằng cách làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, chính quyền Trump đã làm suy yếu việc răn đe mở rộng của Mỹ, khiến nhiều quốc gia cân nhắc liệu họ có nên có vũ khí hạt nhân cho riêng mình không. Nhưng ý tưởng về việc phổ biến vũ khí hạt nhân nhiều hơn có thể ổn định dựa trên nền tảng của các giả định sai lầm.
Tạp chí TIMES kết thúc cuộc phỏng vấn với Tổng thống Trump nhân dịp đánh dấu 100 ngày ông ta quay lại Tòa Bạch Ốc (20/1/2025) bằng câu hỏi, “John Adams, một công thần lập quốc, vị tổng thống thứ hai của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1797 – 1801) đã nói chúng ta là một quốc gia pháp trị, chứ không phải bất kỳ người nào, Tổng thống đồng ý không?” Donald Trump trả lời: “Chúng ta là một chính phủ do luật pháp cai trị, không phải do con người sao? Ồ, tôi nghĩ vậy, nhưng anh biết đấy, phải óc ai đó quản lý luật pháp. Bởi nên, con người, nam hoặc nữ, chắc chắn đóng một vai trò trong đó. Tôi không đồng ý với điều đó 100%. Chúng ta là một chính phủ mà con người tham gia vào quá trình thực thi luật pháp, và lý tưởng nhất là anh sẽ có những người công chính như tôi.”
Chuyện “Ngưng bắn…” kể cho độc giả Bloomington ngày ấy, đã là chuyện quá khứ. 30 tháng Tư năm sau, cuộc chiến trên đất Việt tàn. Chủ nghĩa Cộng sản, nguyên nhân của nạn binh đao, dìm quê hương tôi trong biển máu hàng thập kỷ, cuối cùng đã hưởng hết 70 năm tuổi thọ. Tưởng chuyện đau thương trong một ngày ngưng bắn của gia đình, vì sự an toàn, phúc lợi của loài người, phải trở thành cổ tích. Vậy mà hôm nay, trong thời đại này, chuyện buồn chiến tranh của tôi đang tái diễn...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.