Hôm nay,  

Đất Hứa: Gaza Ngập Khói Lửa

06/01/200900:00:00(Xem: 6779)

Đất Hứa: Gaza Ngập Khói Lửa
Phái đoàn dân cử California đang quan sát biên giới giữa Do Thái và Gaza tại Sderot.


Lê Minh


Chiến sự trên giải đất Gaza đang dẫn đầu tin tức thế giới trong tuần qua. Phái đoàn dân cử California trong đó có Dân biểu Trần Thái Văn đã đến thăm địa đầu giới tuyến Gaza khoảng trước một tuần trước khi cuộc chiến bùng nổ. Vì tình hình biến đổi mau chóng, người viết tạm ngừng tường thuật chuyến đi Jeruralem và  những vùng khác để chú trọng đến giải đất Gaza, hầu giúp đọc giả biết thêm về chiến tranh giữa người  Do Thái và khối Á Rập qua cuộc chiến với dân quân Hamas  (proxy war) và sự tranh chấp giữa người Palestine qua đại diện 2 đảng Fatah và Hamas đã  khơi động chiến tranh  trên giải đất Gaza.
Đầu thế kỷ thứ 19, dân Do Thái bắt đầu trở về quê hương. Từ năm 1904 đến 1914, có hơn 40,000 người Do Thái gốc Orthodox, bảo thủ định cư trên đất Palestine. Theo thánh kinh, họ đã quay trở về giải đất hứa.
Trong Thế chiến thứ nhất, Anh quốc trị vị vùng này, đồng ý  tán trợ  thành lập nước Do Thái. Khối Á Rập trong khu vực phản đối ý định này, đưa đến hậu quả người Palestine nổi dậy chống Do Thái tại Thành phố Jerusalem và vùng Galilee.
Năm 1947, Liên Hiệp quốc thành lập 2 quốc gia trên đất Palestine, một dành cho  người Do Thái, phần còn lại dành cho người Á Rập.
Ngày 14 tháng 5, năm 1948, Do Thái tuyên bố chính thức trở thành quốc gia độc lập. Bốn nước Ai Cập, Jordan, Syria, và Lebanon đã  chống lại và cùng gây chiến với Do Thái. Sau nhiều năm chiến tranh,  một cuộc ngưng chiến đã được thỏa thuận, Jordan nới rộng biên giới qua vùng West Bank và phía Đông Jerusalem, Ai Cập chiếm đóng vùng Gaza.
Ngày 11 tháng 5, năm 1949, Do Thái trở thành một thành viên Liên Hiệp Quốc. Trong  những năm chiến tranh, Liên Hiệp quốc ước lượng có khoảng hơn 1 triệu dân Palestine và Á Rập rời bỏ đất Do Thái và Palestine để tránh chiến tranh.
Nhiều năm nay, từ những trại tỵ nạn từ các nước láng giềng Á Rập, người Palestine đang trở về  sống trên mảnh đất cũ là một trong nhiều nguyên nhân cho sự xung đột hiện nay.
Trong những năm đầu thập niên 1950, Do thái hồi hương hơn 800,000 nạn nhân trong chiến dịch diệt  chủng của Đức Quốc Xã  từ các quốc gia Âu Châu, đã đưa dân số Do Thái lên đến 2 triệu người vào năm 1958.  Tiếp theo sau, hàng triệu người Do thái gốc Nga, hàng trăm ngàn Do Thái gốc Ethiopie và Á Châu trở về đã đưa dân số Do Thái lên gần 7 triệu dân trong một khu vực nhỏ bé.
Cùng thời gian này, Do Thái thường tấn công những  nhóm người  Palestine trên giải Gaza và đưa dân Do Thái định cư trong những vùng đất hứa trong thánh kinh.
Năm 1956, Do Thái thỏa hiệp mật với Anh và Pháp, chiếm kinh đào Suez và  bán đảo Sinai. Tuy nhiên trước áp lực của  Hoa Kỳ và Nga Sô, Do Thái đã phải rút lui khỏi 2 địa  này với  sự bảo đảm  tầu bè Do Thái được lưu thông tự do trên kinh đào này.
Khối Á Rập tiếp tục chống phá và không công nhận sự hiện hữu của Do Thái. Trong thập niên 1960, Do Thái  cho xây cấp một đập nước để lấy nước từ sông Jordan chẩy qua đất Do Thái thiết lập một hệ thống  dẫn thủy nhập điền cho những  vùng đất sa mạc Do Thái.
Jordan  phá kế hoạch này bằng cách cho cho xây một đập nước khác trên thượng nguồn của đập nước Do Thái đang xây, dẫn nước sông Jordan qua một hướng khác, đã đưa đến cuộc chiến 6 ngày năm 1967 giữa Do Thái và  khối Á Rập gồm Ai Cập, Jordan,  Syria. Các quốc gia  Iraq, Saudi Arabia, Sudan, Tunisia, Marocco,  Algeria đã tài trợ và đem quân qua giúp đánh Do Thái. 
Sửa soạn cho cuộc chiến chống Do Thái, Ai Cập muốn lãnh đạo khối Á Rập, yêu cầu quân đội Liên Hiệp Quốc rút ra khỏi bán đảo Sinai,  phong tỏa kinh đào Suez, cấm tầu Do Thái đi qua vùng này và sửa soạn hơn 1,000 xe tăng và  100,000  lính vào bán đảo ở Sinai để tấn công Do Thái.
Về phía Đông,  Jordan ký thỏa hiệp đồng minh, nhập cuộc  với Ai Cập tấn công phía Tây Jerusalem, và thành phố Netanya sát biển Địa Trung Hải  nhằm cắt đôi Do Thái. Kế hoạch này sẽ giúp cho Lebanon và  Syria dễ dàng tiến chiếm  miền Bắc, vùng Galilee và thành phố hải cảng Haifa thuộc phía Bắc Do Thái. Quân Jordan sẽ mở mặt trận đánh vào Tel Aviv từ hướng Bắc và  chiến xa của Ai Cập sẽ dầy nát Tel Aviv từ phía Nam.
Những ngày đầu cuộc chiến 6 ngày, quân đội Do Thái dưới  quyền điều khiển của Tướng độc nhãn Moshe Dayan đã  dùng những chiến đấu cơ Mirage của Pháp đánh bất ngờ, phá tan hệ thống phòng không và phá hủy hơn 400 máy bay  của Ai Cập,  hằng trăm máy bay của Jordan và Syria.  Do Thái trở thành bá chủ không gian, tha hồ bắn phá các đoàn quân Ai Cập và Jordan. Do Thái đem quân đánh bọc hậu,  đưa quân chiếm đóng bán đảo Sinai của Ai Cập, cắt đứt nguồn tiếp nhiên liệu hàng ngàn xe tăng ,binh sĩ đang tiến về Do Thái.
Tổng thống Anwar Sadat của Ai Cập buộc  phải  nhanh chóng ký hòa ước với Do Thái để bảo vệ sự sinh mạng cho binh lính và đội ngũ xe tăng Ai Cập.  Do Thái đồng ý trao trả  vùng Sinai của Ai Cập, nhưng tái chiếm giải đất Gaza, chiếm lại vùng West Bank  phía Đông Jerusalem của Jordan.
Sau khi ký thỏa hiệp hoà bình với Ai Cập và Jordan, Do Thái đánh bật quân Syria ra khỏi vùng  đất  Golan Heights và chiến giữ vùng này cho đến ngày nay.
Sau cuộc chiến,  chính quyền Do Thái đuổi các sắc dân không phải là Do Thái ra khỏi phía Đông Jerusalem và các  vùng họ chiếm đóng, dân Palestine và Á Rập phải lánh nạn qua 4 nước Á Rập lân cận. 
Trước áp lực của Hoa Kỳ và thế giới, và sự mệt mỏi chiến tranh của người Do Thái, chính quyền Tel Aviv đồng ý  trao trả một phần giải đất West Bank và Gaza cho người Palestine để đánh đổi nền hòa bình cho Do Thái. Tuy nhiên giải đất này  vẫn chưa ổn định  vì  cuộc nội chiến  dành quyền lực giữa hai đảng Fatah và Hamas trên giải đất Gaza và sự không công nhân Do Thái của đảng Hamas.
Gaza là một giải đất nhỏ, nằm sát  biển Địa Trung Hải, ráp ranh giới Ai Cập. có chiều dài khoảng 41 cây số,  chiều ngang từ 6 đến 12 kilomet. Diện tích khoảng 360 cây số vuông với khoảng 1.5 triệu dân, đa số là Á Rập và Palestine.
Giải đất Gaza chưa được công nhận là một quốc gia, nhưng thuộc quyền quản trị của người Palestine. Do Thái vẫn còn kiểm soát không lưu và hải phận  vùng Gaza, mọi xuất nhập hàng hoá trên giải Gaza bị giới hạn bởi chính quyền Do Thái để tránh Hamas đưa vũ khí vào chống Do Thái.
Sau cái chết của Yasser Arafat ,nhà lãnh tụ lâu năm của Phong Trào Giải Phóng Palestime (PLO) vào năm 2004, cuộc tranh chấp giữa Fatah và Hamas bùng nổ ngày một lớn đi đến việc thanh toán nội bộ và thường xẩy ra trên giải đất Gaza.
Đảng Hamas tiếp tục không công nhận sự hiện hữu của Do Thái, nhận được sự tài trợ ngấm ngầm từ Syria, Iran và nhiều quốc gia Hồi giáo. Đảng Hamas  có ngân sách, thực hiện được nhiều  chương trình giáo dục, trợ giúp xã hội cho người dân trong vùng và đã được dân chúng ủng hộ. Đảng Hamas đã chiếm đa số trong quốc hội Palestine và kiểm soát toàn thể giải đất Gaza vào năm 2006.


Sự chiến thắng của Hamas, cũng như tranh chấp giữa các nhà lãnh đạo Palestine đã khiến cho Hoa Kỳ, Do Thái và nhiều quốc gia Tây phương ngưng  trợ cấp, giúp đỡ người Palestine trên đất Gaza cho đến khi  đảng Hamas nhìn nhận nước Do Thái, hòa giải với đảng Fatah và từ bỏ bạo động.  Hamas đã bị nhiều quốc gia tiền tiến ghi danh vào danh sách quốc gia tán trợ khủng bố.
Mặt khác đảng Fatah dưới quyền Tổng thống  Mahmoud Abbas,  được Hoa Kỳ yểm trợ, họ đã hoà giải với Do Thái, nên vùng West  Bank tạm ổn về mặt an ninh cho đến ngày nay.
Đoàn chúng tôi rời khách sạn từ sớm để lên đường thăm Beir Shemesh,  một thị trấn nhỏ sát lằn  ranh giới giữa  lãnh thổ  Do Thái và giải đất Gaza.
Trên đường đi, người hướng dẫn dẫn cho chúng tôi biết  Beir Shemesh bất ổn, có thể bị pháo kích và bắn hoả tiễn bất ngờ.  Anh đã dặn mọi  khi nghe còi báo động, phải ra khỏi xe bus, tìm chỗ trú ẩn trong những nhà chống lại được bom đạn thiết lập dọc 2 bên đường.
Chúng tôi đến thăm một trường học  kiểu mẫu  được gọi là PACT (Parent and Children Together) giúp cho phụ huynh và học sinh Do Thái thuộc gốc Ethiopia,   mới định cư tại Do Thái.
Trường học được rào kín, cổng trường luôn khóa và có nhân viên an ninh canh gác như một trại lính. Trường được tài trợ bởi Tổ chức The Jewish Federation tại Los Angeles,  trang bị dụng cụ khá đầy đủ và tối tân, là một đặc điểm để giữ gia đình học sinh ở lại vùng mất an ninh.
Ông hiệu trưởng  chỉ cho chúng tôi biết, mái nhà được thiết trí đặc biệt có thể chống lại đạn pháo kích. Học sinh được luyện tập thường xuyên  để biết ẩn núp khi có pháo kích. Dấu viết  bom đạn còn in dấu tại một số địa điểm trong trường.
Dân biểu Michael Eytan thuộc đảng Lekuh tiếp chúng tôi tas.i trương học. Ông trình bầy tổng quát tình hình an ninh  trong vùng. Đảng Lekud là một trong những chánh  đảng chiếm nhiều ghế tại quốc hội Do Thái, ông đã hy sinh dọn vào sinh sống tại  vùng địa đầu giới tuyến, một phần để trấn an dân chúng trong thị trấn Beir Shemesh, một phần thu hút dân chúng tạo ảnh  hưởng chính trị cho đảng Lekud, đang có triển vọng thắng thế trong cuộc bầu cử quốc hội đặc biệt vào ngày 10 tháng 2, năm 2009 (Chúng tôi sẽ bàn đến hệ thống chính trị phức tạp của Do Thái trong những bài kế tiếp).
Chúng tôi ăn trưa tại một thị trấn nhỏ Sderot,  địa điểm này cách biên giới vùng đất Gaza khoảng 1  dặm Anh.   Hình ảnh  trai, gái tuổi từ 19 đến dưới 30 trong bộ binh phục, súng AR 15 trên tay, đi  lại tràn ngập phố xá  trong giờ ăn trưa, người ta có thể mường tượng ra không khí chiến tranh có thể xẩy ra bất cứ giờ phút nào.
Do Thái có chính sách  cưỡng bách quân dịch. Các thanh niên thanh nữ thi hành quân dịch sau khi tốt nghiệp trung học. Thanh niên buộc phải  vào quân đội 3 năm, thanh nữ  18 tháng và họ có thể bị gọi trở lại quân đội theo nhu cầu an ninh của Do Thái.
Tuy nhiên,  chính quyền Do Thái tạo ra một số biệt lệ, thanh niên, thanh nữ  theo đạo Do Thái Orthodox , không buộc phải đi lính nếu họ không muốn . Thanh niên Do Thái gốc Á Rập không được gia nhập quân đội vì những  nghi ngại về nguồn gốc và sự trung thành của họ đối với Do Thái.
Thiếu tá  Avi Keleho, cố vấn cho Chỉ Huy Trưởng vùng đất  phía Nam ráp ranh giới Gaza, giúp chúng hiểu biết thêm về những sôi động trong vùng. Cứ khoảng vài ngày quân Hamas lại pháo kích qua vùng này, gây bất ổn cho cả vùng.
Chúng tôi được phép đến sát hàng rào biên giới tại vùng Sderot có thể nhìn thấy các cao ốc trên giải đất Gaza. Chính quyền  địa phương đã lập lên 2 hàng rào song song biên giới Gaza. Khoảng chính giữa chừng 500 thước là vùng đất trái độn, Do Thái có thể oanh kích tự do khi có sự xâm nhập từ Gaza. Trên không gian, nhiều khinh khí cầu cố định,  trtang bị hệ thống quay phim ngày đêm, phát hiện  được mọi di động trong vùng biên giới.
Trước đây nhóm dân Hamas thường chui ra từ các đường hầm, bắn  súng cối  và hoả tiễn qua đất Do Thái. Ngày nay Hamas nhận được  trang bị hoả tiễn có tầm bắn xa, nên Hamas có thể bắn phá Do Thái từ  những nơi đông dân cư Palestime, khiến Do Thái bó bay khó trả đũa được.
Trước tình thế bất ổn thường xuyên tại biên giới Gaza, Do Thái đã sửa soạn dư luận thế giới, tố cáo Hamas gây hấn. Hoa kỳ  đồng quan điểm vơ;i Do Thái, nhiều lần lên tiếng chống lại những vục pháo kích làm bất ổn nền an ninh Trung đông. 
Trên đường trở lại Jerusalem, chúng tôi đã nhìn thấy nhiều đoàn xe chở hàng loạt xe tăng về phía Nam, không mấy ai biết Do Thái đang sửa soạn cuộc chiến Gaza.
Những ngày cuối năm 2008, Do Thái chính thức khai chiến với Hamas, họ đã đưa máy bay, xe tăng,  tầu chiến và  bộ binh đã tiến vào Gaza, chia cắt vùng này làm đôi. Quân đội Hamas chỉ có súng cối, hoả tiễn cá nhân và mìn tự sát trong tay.
Trong vài ngay qua, quân đội Do Thái hoàn toàn làm chủ tình thế. Người ta tin rằng sẽ có nhiều cuộc cận chiến, từ nhà này qua nhà nọ trong giải  đất Gaza. Chính sách chiến tranh  cố hữu của Do Thái không ngừng ở giữa chừng để thương thuyết.
Nhiều quốc gia Âu Châu và Nga Sô đã kêu  gọi đôi bên ngừng chiến. Lập trường  Hoa Kỳ không thay đổi và đã ngăn chặn đưa vấn đề ngưng  chiến trước Hội đồng Liên Hiệp Quốc giữa những nước có quyền phủ quyết.
Hoa Kỳ tiếp tục tố cáo Hamas đã gây ra cuộc chiến và làm ngơ cho quân Do Thái tiến sâu vào Gaza. Do Thái tuyên bố rằng họ không có ý định lập đổ, hoặc thay thế các lãnh tụ Hamas.  Họ chỉ muốn kiểm soát  được vùng này để Do Thái không còn bị pháo kích.
Mặt khác, tin chiến sự những ngày đầu, lãnh tụ Palestine, ông Nizar Rayan, hai vợ và 4 người con đã   bị quả bom 2000 cân Anh giết  chết. Do Thái có hệ thống tình báo trên đất Gaza rất hữu hiệu, các lãnh tụ Hamas khác phải  di chuyển  thường xuyên và trốn trong hầm sâu để tránh bị điềm chỉ và bị dội bom.  Quân Do Thái đã chiếm những địa điểm chiếm  trên các cao ốc về phiá Bắc Gaza. 
Tin giờ chót, Hoa Kỳ đã đồng ý hợp tác trong việc tạm hưu chiến. Tuy nhiên Do Thái chỉ ngưng tấn công vào Gaza khi dân quân Hamas buông súng, nhìn nhận sự hiện hữu của Do Thái và  các quốc gia đang  can thiệp vào cuộc chiến Gaza phải bảo đảm cho Do Thái không còn bị pháo kích. Nói một cách khác Hamas phải đầu hàng.
Trong  khi phong trào ủng hộ dân Palestine lên cao  trong quần chúng Hồi giáo tại  Âu châu, một vài  nước trong khối Á Rập lên tiếng phản đối  Do Thái, trong đó có Syria, Iran và Lebanon. Tuy nhiên các quốc gia này vẫn án binh bất động. Trân chiến 6 ngày năm 1967 có lẽ còn in sâu trong tâm trí các nhà lãnh đạo Á Rập, dân quân Hamas  làm quân cờ thí trong cuộc chiến thần thánh chống Do Thái, họ đang chiến đấu lẻ loi trong tuyệt vọng. (Còn tiếp)  

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.