Hôm nay,  

Tình Trạng Ấm Nóng Toàn Cầu

09/01/200800:00:00(Xem: 6816)

I. Trái đất chúng ta đang nóng dần lên.-

Thật không có năm nào nhộn nhịp như cuối năm 2007, khi mà báo chí, đài phát thanh, các chương trình TV phát hình, các báo trên liên mạng đều đồng loạt rộn ràng hẳn lên với những bài tường thuật cùng những hình ảnh của những hội nghị về biến đổi khí hậu trên toàn thế giới. Sau tiếng chuông khẩn thiết gióng lên  việc nguy hiểm thật sự về tình trạng ấm nóng toàn cầu, nhất là những buổi nói chuyện trên truyền hình của cựu phó Tổng thống Mỹ Al Gore năm ngoái cùng với cuốn phim nói về thảm họa môi trường, ông đã khẳng định và lên tiếng báo động khẩn cấp rằng tình trạng ấm nóng của trái đất là một sự việc hiển nhiên không thể chối cãi được.

Như một căn bịnh ung thư bột phát mà không báo trước một dấu hiệu tích cực nào, tình trạng ấm nóng toàn cầu không những làm cho các chính khách trên thế giới giật mình lo ngại mà phải nghĩ đến việc ngồi lại cùng nhau trong các hội nghị hầu mong tìm một giải pháp cho một nan đề thúc bách hiện tại, khi mà hầu hết hàng ngàn khoa học gia trên thế giới cũng đã công nhận rằng không còn nghi ngờ gì nữa, tình trạng này đã đến lúc cần phải giải quyết và phải giải quyết một cách tích cực không còn đắn đo hay do dự  được. Mặc dầu tình trạng trái đất nóng lên dần vẫn đang ở mức độ có thể kiểm soát được, nhưng nếu không ngăn chặn kịp thời thì một thảm họa khôn lường sẽ xảy đến cho trái đất chúng ta trong một tương lai gần, rất gần.  

Thật vậy, tạp chí Time trong năm nay đã bình luận và minh chứng những hình ảnh làm chúng ta giật mình lo sợ. Con đà điểu rúc đầu xuống cát và bị cát nóng quá phải ngẩng đầu lên để nhìn rõ sự thật, cho dù sự thật đó chua chát đến mức nào cũng phải giải quyết, vì đó là sự sống còn của cả nhân loại. Những thảm họa do bàn tay con người gây nên một cách say sưa không suy nghĩ hậu quả, giờ đây Mẹ đất (Mother Earth) và thiên nhiên đã phản ứng một cách dữ dội. Từ nhiều năm nay, những thảm họa thiên nhiên có tính cách ẩn mình, nhân loại không cảm nhận hoặc có thì cũng chỉ cho là những chu kỳ ấm nóng thế kỷ, hoặc cũng giống như những hiện tượng các giòng nước ấm hoặc lạnh của El Nino hay El Nina từ mỗi 3 đến 7 năm rồi thiên nhiên sẽ tự điều chỉnh, và rồi đâu sẽ lại vào đó. Nhưng giờ đây hiện tượng ấm nóng toàn cầu (global warming) đã thực sự lộ diện một cách rõ ràng, khi mà những tảng băng sơn ở Bắc và Nam bán cầu tan chảy, băng trên đỉnh cao của Nepal, những sông băng, các băng đảo như Greenland và trên toàn khắp thế giới đang tan chảy liên hồi, khiến mọi người có trách nhiệm hay không, cũng đều như đang ngồi trên lửa vậy. Mà thật, không những băng tan, nhưng tình trạng khô hạn vô cùng lạ hiện giờ đã và đang xảy ra trên các miền trên toàn thế giới, đặc biệt là ở miền Đông nam nước Mỹ.

II. Thảm họa môi trường

Tại Hoa Kỳ, những tiểu bang cây cối xanh tươi đầy nước như Georgia, North/South Carolina, Alabama, cùng các tiểu bang lân cận đang bị khô hạn đến tồi tệ từ bao tháng nay. Ngay cả thành phố Atlanta, lượng nước chỉ còn xử dụng được trong 3 tháng. Vì thế tình trạng tranh giành nguồn nước cung cấp đang xảy ra như một cuộc chiến nhỏ giữa các tiểu bang xuống tới tận Florida.

Trong khi đó thì những cơn bão nhiệt đới hàng năm vào tháng 9 ở Đại tây dương nhóm lên từ vùng biển giữa Caribbeen và sa mạc Sahara thổi về hướng vịnh Mễ tây cơ và tiểu bang Florida thì lại giảm hẳn, nhưng bão lại chuyển sang vùng trung Á, và Nam Mỹ.  Như vừa rồi trận bão Felix cấp 5 đã tàn phá Nicaragua vào ngày 4 tháng 9 năm nay với tốc độ gió lên đến 160 dặm/gio+` và cướp đi trong nháy mắt 101 sinh mạng của những khu cư dân nghèo nàn ven biển. Sau khi càn quét Nicaragua cơn bão đã kéo qua tàn phá luôn Honduras và các đảo nhỏ phụ cận.

Lũ lụt gần đây ở Mễ tây cơ, nhiều bang miền Nam như Tabasco và Chiapas cuối tháng 10 và đầu tháng 11 vừa qua cũng đã hứng chịu tai ương ngập lụt, ước tính có đến 80% diện tích của Tabasco bị ngập hoàn toàn dưới nước. Tổng thống Mexico Felipe Calderon đã phải thốt lên “DDây là một thiên tai tàn khốc nhất trong lịch sử của nước ông”. Chưa hết, lũ lụt lốc xoáy cũng đã lại không tha một xứ sở khốn khổ đầy tai ương trong lịch sử nhân loại, đó là Bangladesh. Với mật độ dân số cao, trên 2630 người mỗi một cây số vuông, thì bất cứ một trận thiên tai nào nhỏ hay lớn mà đã ghé mặt đến xứ sở này là tang thương đói khổ dồn dập! Cơn lốc xoáy Sidr vừa rồi đã không báo trước, ào ào đổ ập vào Bangladesh vào ngày 15 tháng 11 năm nay. Gió lốc di chuyển với tốc độ 100 dặm/gio+` đã phá hủy tan hoang các làng mạc, cầu đường, cây cối, những mái nhà bằng rơm rạ, gió đã cuốn đi như những mảnh giấy vụn tả tơi, để lại trên 1000 người thương vong và hơn nửa triệu người vô gia cư. Nhưng trận lốc xoáy này chẳng thấm thía gì với trận lốc xoáy vào năm 1991 đã cướp đi sinh mạng của trên 140,000 người!

Vùng Nam Á là một vùng nguy hiểm vì thái quá bất cập. Có khi thì thiếu nước cùng cực và có khi lại thừa thãi một cách quá sức. Nó không theo mùa nhất định, như mùa hè năm nay chẳng hạn, từ tháng 7 đến tháng 8, nguyên cả khu vực Nam Á tình trạng dư thừa nước đã xảy ra cho Ấn độ, Bhutan, Nepal và cả Bangladesh. Những đợt mưa lớn kéo dài đến nỗi UNICEF phải tuyên bố đây là trận lụt tồi tệ nhất trong lịch sử Nam Á. Hơn 2000 người thiệt mạng vì bão lụt, khoảng 30 triệu người không nhà và thiệt hại toàn vùng ước tính đến 120 triệu USD.

Trở lại Hoa Kỳ, những trận cháy khủng khiếp hằng năm vào mùa gió sa mạc Santa Ana, năm nay cũng lại là năm đem đến sự thiệt hại nặng nề khủng khiếp cho miền Nam California, nhất là quận hạt San Diego. Những trận cháy khởi sự từ ngày 20 tháng 10 kéo dài cho đến 6 tháng 11, lửa liên tiếp tàn phá khắp nơi bắt đầu từ thị trấn miền biển Malibu quận hạt Los Angeles cho đến cuối quận hạt San Diego. Lửa cháy dữ dội liên tiếp cộng với gió sa mạc đã làm cho 10 người thiệt mạng, thiệt hại vật chất và nhà cửa đến cả hằng tỉ bạc và có ít nhất nửa triệu người đã phải di tản ra khỏi vùng lửa cháy. Trận cháy này không đơn thuần là thiên tai nữa mà là một sự liên hệ đến tình trạng ấm nóng như nhiều người tranh cãi.

Cùng mùa hè năm nay, nạn cháy rừng vô cùng to lớn cũng đã xảy ra cho Hy Lạp làm nhiều diện tích đất đai bị hủy hoại. Trong suốt tháng 7 đến tháng 9, lửa và gió đã hoành hành dữ dội ở các vùng miền Nam Hy Lạp, nhiệt độ lến đến 105 độ F. Những trận cháy lớn nhất ở các vùng như Peloponnese, Attica và Euboea đã làm cho 70 người chết. Cư dân ở vùng Olympia đã phải di tản qua các vùng lân cận.

Và phải  kể đến những trận động đất nữa, như trận động đất tệ hại ở Peru vào ngày 15 tháng 8 vừa rồi. Trận động đất này lên đến 8 độ richter, rung chuyển mạnh dọc theo bờ biển Peru, phá hủy trên 50,000 ngôi nhà, cướp đi hơn 500 sinh mạng và 1356 người bị thương. Nặng nhất là thành phố Piaco, 80% nhà cửa cầu đường bị phá hủy, trong lúc có hơn 100 người chết trong lúc đang cầu nguyện tại một giáo đường!

Không phải những sự kiện nêu trên đều có cùng một mối liên hệ chặt chẽ với việc ấm nóng toàn cầu, nhưng phải nói rằng năm nay những hiện tượng đó đã diễn ra thường xuyên hơn với một tác động rộng rãi hơn từ trước tới nay làm cho nhân loại trên hành tinh chúng ta đang bị de dọa một cách trầm trọng. Vì thế lãnh tụ của các quốc gia tới tấp họp lại. Các cuộc họp diễn ra trước với tầm bộ trưởng, và gần đây nhất sau ngày Phó tổng thống Al Gore nhận giải Nobel hòa bình về thay đổi khí hậu (Nobel Prize on Climate Change) tại Oslo, Na Uy, cùng với cử tọa trên 2500 khoa học gia, ông đã nhắc nhở nhiều đến một Hội nghị tầm cỡ lãnh tụ vào tháng 12 tại Bali, Indonesia.

III. Thảm họa môi sinh.-

Ai cũng biết rừng là những lá phổi rất cần thiết của trái đất chúng ta. Rừng làm thăng bằng khí hậu, đặc biệt nhất là rừng nhiệt đới chính là cái khiên ngăn chặn khí cácbon (C02) độc hại. Nếu những cái khiên đó rò rỉ thì thán khí tràn lan ra ngoài không khí. Hiện nay mỗi ngày ít nhất có trên 32,000 hecta rừng biến mất trên trái đất này! Nạn phá rừng vì thế đã đem lại sự nguy hiểm gần 20% khí thải cácbon đang tỏa ra khắp toàn cầu.

Cháy rừng đã là nguy hiểm, nhưng phá rừng lại càng nguy hiểm gấp bội. Rừng giữ lại lưu lượng nước mưa và phân phối đồng đều cho trái đất. Nhưng nhiều thập niên gần đây, nạn phá rừng đã đi đến cao độ nhất là những nước đang phát triển không ngớt phá rừng, hậu quả ngày nay đã góp thêm phần trầm trọng. Rừng cũng là nơi sinh sống, lãnh thổ của cầm thú, côn trùng..v.v.. Nhưng nhiều vùng rừng đã bị tàn phá bởi bàn tay con người không thương tiếc đã làm cho muông thú không còn nơi nương tựa, chim chóc không còn nơi sinh sống. Nhiều nơi thú rừng không còn đất để dung thân bèn phải về gần những nơi cận loài người để tìm thực phẩm tạo ra những tai nạn cho con người.

Sông Dương tử bên Trung quốc là nơi duy nhất có một loại cá heo mà người Trung quốc gọi là “nữ thần sông Dương tử”. Những chú cá heo này là hậu duệ của một giống cá heo biển bị tách ra khỏi vùng nước mặn từ nhiều triệu năm trước. Theo một công bố hồi tháng tám vừa qua, loại động vật có vú hiếm hoi này sẽ biến mất khỏi trái đất chúng ta trong vòng 50 năm trở lại vì môi sinh không còn thuận lợi. Loại cá heo này là một nhân tố quan trọng làm nên sự ổn định của hệ sinh thái. Nếu sự biến mất của loại cá này trên giòng sông Dương tử sẽ là những tác hại khôn lường cho giòng sông và cho khoảng 400 triệu người Trung Hoa sống dựa vào con sông to lớn này.

Trở lại vấn nạn băng tan ở Bắc cực, những chú gấu trắng Polar Bear đã lang thang đi tìm nơi sống vì tình trạng băng chảy đã làm mất sự ổn định cho việc đánh bắt cá cùng thực phẩm mà từ triệu năm nay thiên nhiên vẫn hằng ưu đãi chúng. Hình ảnh ngơ ngác của mẹ con nhà gấu trong chương trình “kể chuyện bắc cực” (Arctic Tale) do hãng phim Paramount sản xuất gần đây cho thấy tiếng kêu hãi hùng và ngơ ngác trước các diễn biến của thiên nhiên do bàn tay tác động của con người.

IV. Lời cảnh báo cuối cùng về hiện trạng trái đất đang nóng dần lên!

Chủ tịch IPCC Pachaur nói: “Chúng ta phải làm gì trong hai ba năm tới để cứu lấy tương lai của chính chúng ta" Trái đất đang nóng lên thực sự  là một thách thức mà toàn thể nhân loại phải đối mặt”.

Những bản báo cáo của IPCC đã và đang gửi lên Liên hiệp quốc làm cho vấn đề thúc bách càng thêm thúc bách hơn, rằng sự thay đổi khí hậu sẽ gây ra những đổi thay đột ngột khó lường ảnh hưởng đến nhân loại. Thế giới khoa học không khi nào phát biểu một hiện tượng nếu không tìm ra được nguyên nhân. Hàng trăm khoa học gia hàng đầu đến từ các nước trên thế giới đang chung sức nghiên cứu về vấn đề ấm nóng dần lên của trái đất. Tại Valencia, Spain vừa rồi, ông Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon, người đã có mặt trong buổi công bố bản dự báo xu hướng tình trạng nóng lên toàn cầu sẽ tăng từ 3,6 độ F, ông đã phát biểu: “Khí hậu thay đổi là một thách thức to lớn cho thế hệ của chúng ta.” Thật vậy, một thách thức mà mọi người đều phải đương đầu nếu không thì chắc chắn ngày tận thế của trái đất này sẽ không xa.

Viễn tượng một trái đất không còn bóng người đã được minh chứng và tường thuật lại bởi một nhà báo nổi tiếng. Ông là tác giả của nhiều cuốn sách đã được xuất bản. Alan Weisman đã không ngại chu du nhiều nơi trên thế giới gần đây để thu thập những dữ kiện và tài liệu cho cuốn sách của ông vừa phát hành vào tháng bảy năm nay, do nhà phát hành St. Martins Press. Cuốn sách nhan đề THE WORLD WITHOUT US tạm dịch là “Thế giới vắng bóng con người”. Việc gì sẽ xảy ra" Nếu con người biến mất trên hành tinh này" Hầu hết những thành tựu do bàn tay con người tạo ra, sẽ phút chốc không còn nữa. Nhưng với Weissman ông nhìn sự việc với một cái nhìn khoa học. Ông dẫn chứng một cách thuyết phục làm cho người xem không những bàng hoàng mà xúc động một cách thật sự.  Sau khi xem xong cuốn sách này người viết cảm thấy một câu hỏi lởn vởn trong đầu. Có thật là ngày tận thế sắp đến như Thánh Kinh Cơ đốc đã nói chăng. “Trái đất này sẽ làm mồi cho lửa, và mọi công trình trên nó sẽ biến đi với ngọn lửa và sẽ không còn để lại dấu vết nào”"

Ngày 3 tháng 12 năm 2007 là một ngày đánh dấu đáng ghi nhớ trong lịch sử nhân loại vì một hội nghị đầu tiên của Liên hiệp quốc sau nghị định thư Kyoto, “Hội nghị về thay đổi khí hậu của Liên hiệp Quốc” (The United Nations Climate Change Conference),  đã chính thức khai mạc vừa rồi tại  Nusa Dua, Bali, Indonesia gồm trên 10,000 đại biểu cùng giới truyền thông. Các nguyên thủ của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều cùng có mặt và đã cùng nhau bàn cãi để thống nhất cho một đồng thuận về một  vấn đề sinh tử đang làm cho nhân loại điên đầu dựa trên những bản phúc trình của Ủy ban liên quốc gia về thay đổi khí hậu (IPCC), mà Á Châu là nơi đặc biệt bị tác hại một cách nặng nề nhất. Các vấn đề gai góc cần bàn cải mà lịch trình thảo luận lại chỉ vỏn vẹn có hai tuần lễ! Theo các kết quả kiểm nhận của IPCC thì với các mô hình phỏng đoán về cường độ cao nhất của các trận bão áp xuất thấp nhiệt đới sẽ có thể tăng từ 10 đến 20%. Đồng thời các đợt nóng miền Trung Á, như ở Ấn độ vào năm 2000 vừa rồi đã làm chết hơn 1000 người cũng sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Mực nước biển sẽ dâng cao hơn đe dọa sinh mạng của hàng triệu người sống gần ven biển và các hải đảo ở Á châu. Phát biểu trong cuộc họp báo trước ngày khai mạc đại hội, ông Yvo De Boer, thư ký điều hành của Công ước trong khuôn khổ biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã lên tiếng báo động: “Nếu như chúng ta không có chính sách quốc tế để hạn chế giảm thiểu khí hiệu ứng nhà kính, thì chúng ta sẽ thấy lượng khí này gia tăng 50% thay vì giảm đi.” Cộng đồng khoa học thế giới đồng ý rằng chúng ta chỉ có 10 đến 15 năm nữa để làm việc giảm thiểu này mà thôi.

Nhưng vấn đề gai góc nhất là ý chí chính trị của các quốc gia liên hệ đến tình trạng khí thải. Nhưng, EU và Hoa Kỳ vẫn bất đồng trong các vấn đề giảm thiểu lượng khí thải và với một chỉ tiêu cắt giảm bắt buộc từ 25-40%  trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên đại hội cũng đã đi đến một đồng thuận rằng các nước giàu sẽ trả tiền cho nước nào giảm nạn phá rừng, là một trong các cách nhanh nhất để giảm thiếu khí nhà kính. Cựu phó tổng thống Al Gore, người được trao giải Nobel hòa bình về bảo vệ môi trường như  đã nói ở trên, ông cũng đã nhìn nhận nước ông đã gây cản trở cho các cuộc đàm phán. Tuy vậy, sau những cuộc tranh cải gay go, có lúc tưởng chừng như bế tắc, vào giờ chót Hoa Kỳ cũng đã đổi ý và Đại hội đã thở phào một cách nhẹ nhỏm trước các cử tọa vỗ tay tán thưởng vang dội. Sau những căng thẳng tưởng như không thể thỏa hiệp được, bà Paula Dobriansky, trưởng phái đoàn đàm phán Hoa Kỳ đã tuyên bố: “Tôi nghĩ rằng chúng ta đã vượt qua một chặng đường dài và nay đã đạt đến vị trí này, Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ cho các nỗ lực này và mong muốn đảm bảo chắc chắn rằng chúng ta sẽ hành động cùng nhau để đạt được mục đích chung”.

Nay thì “lộ trình Bali” đã mở ra một quá trình đàm phán mới hai năm, nhằm đi đến một thỏa thuận chung cho một mục tiêu chính về hạn ngạch khí thải để thay thế cho nghị định thư Kyoto.

Đây là một bước đột phá trong ý chí chính trị của các quốc gia có liên hệ đến vấn đề môi trường và khí thải, mà Hoa kỳ nay là quốc gia đã cam kết để có một cơ hội thực sự cho cộng đồng quốc tế trong việc thành công hạn chế khí thải và biến đổi khí hậu. Trước khi đại hội bế mạc, Tổng thống George Bush cũng đã có sáng kiến mời các nước thải khí nhà kính nhiều nhất sang họp tại Hawaii vào tháng giêng năm 2008. Người ta cũng đã đặt câu hỏi cho hai cường quốc đang phát triển và có mật độ dân số cao nhất hoàn cầu như Trung quốc và Ấn độ sẽ nối gót Hoa kỳ trong nỗ lực phát triển cắt giảm khí thải không"

Tô Vũ

25 Dec, 2007

(Theo tài liệu Time và BBC cùng các báo trên liên mạng toàn cầu)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.