Hôm nay,  

Nam Tài Tử Nổi Tiếng Nhất Của Điện Ảnh VN Đã Qua Đời

07/01/200800:00:00(Xem: 17009)

Sáng Thứ Bẩy đầu tiên của năm mới 2008, Nam California bỗng khoác một bộ mặt ảm đạm.  Không phải chỉ vì cơn bão và trận mưa tầm tã đổ xuống đêm qua, mà còn là những giọt nước mắt khóc bạn cùng lời báo tin nghẹn ngào mà anh Nguyễn Cư và chị Kiều Chinh đã thay phiên gọi cho nhau, cho thân hữu và cho tôi để chia sẻ một tin buồn đầu năm: Nam tài tử điển trai và nổi tiếng nhất cuả nền điện ảnh Việt Nam, LÊ QUỲNH đã vừa trút hơi thở cuối cùng tại một bệnh viện ở vùng Orange County vào lúc 12 giờ 40 sáng ngày Thứ Bẩy mùng 5 tháng Giêng, 2008, hưởng thọ 74 tuổi.

Chân dung Lê Quỳnh

Tài tử Lê Quỳnh sinh ngày 6 tháng 9 năm 1934 tại Hà Nội, di cư vào Nam năm 1954. Ngay sau đó, ông đã là tài tử xuất hiện trong bộ phim đầu tiên của nền điện ảnh VN, “Chúng Tôi Muốn Sống” do ông Vĩnh Noãn làm đạo diễn, cuốn phim này đã gây được những tiếng vang lớn lao, tạo niềm xúc động mãnh liệt và đã trở thành một tài liệu lịch sử, nói lên ý chí phấn đấu và lòng yêu chuộng tự do của người VN, cùng những tội ác có thật mà chế độ Cộng Sản áp đặt trên quê hương đất nước chúng ta bắt đầu từ hơn nửa thế kỷ về trước.

Lê Quỳnh dự Đại Hội Phim Berlin 1967.

Tiếp theo thành tích vẻ vang vừa kể, tài tử Lê Quỳnh đã liên tục được mời xuất hiện trong hầu hết những cuốn phim có tầm vóc lớn và quan trọng khác của VN hay do các hãng phim quốc tế thực hiện như Đất Lành, Thiếu Phụ Nam Xương, Tổ Đặc Công 13, The Quiet American, A Night of The Dragon v..v... Đặc biệt là khi nữ tài tử Kiều Chinh lần đầu tiên đóng phim và đã xuất hiện bên cạnh ông trong bộ phim nổi tiếng khác của VN do Lê Dân đạo diễn, đó là phim “Hồi Chuông Thiên Mụ”, thực hiện vào năm 1957, khởi đầu cho một kết hợp nghệ thuật tốt đẹp giữa hai tên tuổi được yêu thích nhất của nền điện ảnh VN thời bấy giờ. Điển hình là sự thành công liên tục mà Lê Quỳnh và Kiều Chinh gặt hái được sau đó qua các cuốn phim tiếp nối như “Từ Sài Gòn đến Điện Biên Phủ”, “Chờ Sáng”, hoặc “11 giờ 30” v..v... Ông cũng đã nhiều lần đại diện VN đi dự các đại hội điện ảnh quốc tế ở khắp nơi trên thế giới.

Lê Quỳnh và Nam Lộc trong vở Trấn Thủ Lưu Đồn năm 1976.

Lê Quỳnh gia nhập quân đội năm 1952, ông là một phi công ưu tú và can đảm của Không Lực VNCH, với chức vụ cuối cùng là Thiếu Tá. Trong thời gian phục vụ quân đội, ông đã thực hiện nhiều phi vụ chiến đấu, nhất là tại các chiến trường sôi động như Đồng Soài, Bình Giả, U Minh Thượng, U Minh Hạ v..v.. và đã từng nhận được các huy chương cao quý như Anh Dũng Bội Tinh, hoặc Phi Dũng Bội Tinh. Ngoài ra ông cũng tham gia vào những hoạt động hành chánh dân sự và xã hội khác và đã từng ra ứng cử dân biểu quốc hội VNCH vào năm 1967.

Phi công Lê Quỳnh khi còn trong quân đội VNCH.

Tài từ Lê Quỳnh sang định cư tại Hoa Kỳ vào năm 1975, ngay sau đó ông đã tích cực tham gia vào các hoạt động văn hoá, nghệ thuật và là một trong số những cố vấn di trú đầu tiên của cơ quan thiện nguyện USCC tại Los Angeles. Ông đã giúp đỡ cho hàng ngàn gia đình có cơ hội đoàn tụ sau những chia cắt gây ra bởi biến cố đau thương 1975.

Lê Quỳnh, Kiều Chinh, Jo Marcel, Nguyễn Cư, Ngô Quy, Nam Lộc trong bài Ly Rượu Mừng năm 1977.

Tài tử Lê Quỳnh ra đi, để lại vợ và 9 người con, 5 trai, 4 gái, tất cả đều đã trưởng thành, trong số đó có hai người cùng theo nghiệp Cha đi vào con đường phục vụ nghệ thuật, đó là nữ ca sĩ Ý Lan và MC kiêm ca sĩ Quỳnh Hương.  

Nam Lộc, tháng Giêng, 2008 (viết để tiếc thương người anh, người bạn vong niên) 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đường vào Bạch Cung có thể ví như một cuộc chạy đua đường trường 50 vòng và với khoảng 15 vận động viên ở mức khởi hành
Một Thư Mời, ký tên Thầy Thích Hạnh Đạo, đề ngày 6-1-2008 nhân danh Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật Giáo VN Thống Nhất
Vào ngày đầu năm dương lịch, quân phiến loạn tại Philippines đã bất ngờ tấn công một mỏ đồng tại khu vực Nam Cotabato ở miền Nam đảo Mindanao
Ngày 2 - 12 - 2007, Quốc vụ viện Trung quốc tuyên bố, lấy đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thành lập chung vào huyện Tam Sa, thuộc đảo Hải Nam
Trong những ngày gần đây Uỷ Ban Nhân Quyền Việt Nam chúng tôi liên tục nhận được các thông tin về việc một số các tù nhân chính trị và lương tâm
Ngày nay thì mọi giới quyền lực truyền thông đều thừa nhận về mục tiêu và giá trị của hoạt động truyền thông; nhưng trên thực tế thì đã hình thành
What America Must Do”. Đó là nhan đề của một bài báo đăng trên Tạp chí Foreign Policy số January/February 2008 ( www.foreignpolicy.com ) đưa ra ý kiến
Thật không có năm nào nhộn nhịp như cuối năm 2007, khi mà báo chí, đài phát thanh, các chương trình TV phát hình, các báo trên liên mạng
Điện thoại reo liên hồi, những người ở rất xa, vừa biết tin giờ chót có Đêm Thắp nến Tưởng niệm 40 năm
Trong niềm hân hoan chào đón một mùa Xuân mới, các Cựu Sinh Viên Quốc Gia Hành Chánh Miền Đông HK
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.