Hôm nay,  

Để Hiểu Rõ Hơn Về Dịch Corona

27/03/202000:00:00(Xem: 3717)
DE HIEU RO HON VE DICH CORONA
Hãy ở nhà lúc này khi dịch bệnh Covid-19 đang hoành hành

Hãng thông tấn CNN đã trả lời cho hàng chục ngàn độc giả trên khắp thế giới hỏi về nhiều vấn đề liên quan đến dịch corona. Việt Báo xin trích dịch một số để giúp cho độc giả hiểu rõ hơn về dịch bệnh COVID-19 đang hoành hành.
                                                                    
Mua thức ăn từ nhà hàng đem về có an toàn?
Vâng, an toàn, nhưng bạn có thể lau sạch lại bên ngoài gói đựng thức ăn để an tâm. Không có bằng chứng cho thấy vi khuẩn corona được lây lan qua thực phẩm, theo Cơ Quan CDC của Mỹ cho biết. Thông thường nó lây qua các giọt nước phun ra từ hệ thống hô hấp lúc người bị nhiễm vi khuẩn corona ho hay nhảy mũi.
Nhưng vẫn tốt để khử trùng những đồ đựng thức ăn và rửa tay sau đó, theo Trưởng Ban Y Tế của CNN là Bác Sĩ Sanjay Gupta cho biết. Ông cũng nhấn mạnh rằng vi khuẩn corona là vi khuẩn đường hô hấp, và nó rất dễ dính vào mặt của bạn mà không biết.
 
Chúng ta giữ khoảng cách nơi công cộng cho đến bao lâu?
Có lẽ nhiều tháng. Nhưng bạn có thể phải làm điều đó “dài dài,” vì dịch bệnh có thể đến trong nhiều đợt. Nghiên cứu được thực hiện bởi Trường Cao Đẳng Imperial tại Anh Quốc “đề nghị bạn phải thực hiện loại biện pháp này trong 5 tháng, rất mạnh,” theo Bác Sĩ Celine Gounder, chuyên gia về bệnh nhiễm trùng tại Bệnh Viện Bellevue Hospital Center, cho biết.
Các viên chức y tế nói rằng chúng ta ít nhất phải mất 1 năm nữa mới có thuốc chích người vi khuẩn corona được dùng cho công chúng. Trong thời gian này, họ khuyên mọi người nên tránh tụ tập đông người và đứng cách nhau 6 feet.
 
Vi khuẩn corona “sống” bao lâu trên bề mặt đồ vật?
Tới 3 ngày, tùy theo bề mặt của đồ vật. Theo một nghiên cứu được Viện Sức Khỏe Quốc Gia Hoa Kỳ tài trợ cho biết thì:
  • Loại vi khuẩn corona mới này có thể sống 72 tiếng đồng hồ sau khi chúng dính vào các vật làm bằng thép không rỉ sét và nhựa.
  • Nó có thể sống tới 4 giờ đồng hồ sau khi dính vào bề mặt các đồ vật làm bằng đồng, và tới 24 giờ trên giấy các tông.
 
Có an toàn để đến gặp nha sĩ?
Ngoại trừ trường hợp khẩn cấp, theo Hội Nha Khoa Hoa Kỳ đề nghị làm lại các cuộc hẹn sắp diễn ra. Cơ Quan ADA đã hối thúc các nha sĩ trên toàn quốc tạm hoãn các cuộc giải phẫu cho đến ít nhất ngày 6 tháng 4.
 
Có phải vi khuẩn corona truyền nhiễm mạnh hơn vi khuẩn cúm?
Đúng.  Nghiên cứu cho thấy trung bình một người bị cúm lây bệnh cho khoảng 1.28 người khác, theo Trưởng Ban Y Tế CNN Bác Sĩ Sanjay Gupta cho biết. Nhưng với một người bị nhiễm vi khuẩn corona, thì “lây lan từ 2 đến 3 người” khác.
Nếu người ta có thể lây vi khuẩn mà không thấy bất cứ triệu chứng gì, thì làm sao tôi có thể nói người nào bị lây và người nào không?
“Cho đến nay chúng ta chưa có đủ dụng cụ để thử nghiệm, chỉ còn một cách duy nhất có thể bảo đảm không bị lây vi khuẩn này là chúng ta hãy tự giữ mình không bị lây,” theo Phillips cho biết.
Đó là lý do tại sao tránh đám đông là rất quan trọng, hãy giữ khoảng cách 6 feet với người khác, rửa và khử trùng hai bàn tay, và đừng đụng tay vào mặt bạn.
 
Cách nào an toàn để tôi chăm sóc cho người khác bị bệnh?
Với việc thiếu thốn dụng cụ thử nghiệm vi khuẩn corona trên toàn quốc, có thể rất khó để biết có phải người thân của bạn đã bị lây vi khuẩn corona hay là bệnh gì khác. Vì vậy thật là quan trọng để giữ an toàn và không làm cho bạn bị lây bệnh và, cũng cho người khác nữa. Cơ Quan CDC khuyên như sau:
  • Hãy để cho người bệnh ở phòng riêng, nếu có thể được. Đóng cửa phòng. Chỉ để một người chăm sóc cho người bệnh đó.
  • Yêu cầu người bệnh đeo mặt nạ, nếu họ có thể đeo được. Nếu mặt nạ làm cho họ khó thở, thì người chăm sóc nên đeo mặt nạ.
 
Các triệu chứng của người bị nhiễm corona là gì?
Sốt, khô cổ và khó thở là dấu ấn của vi khuẩn corona.
Các triệu chứng có thể xuất hiện bất cứ ở đâu từ 2 ngày tới 2 tuần sau khi bị lây, theo CDC cho biết, dù một số bệnh nhân không có triệu chứng gì cả.
Bệnh khác nhau trong mức độ nghiêm trọng, và nhiều bệnh nhân có thể bình phục trong cách ly tại nhà.
Những người già – trên 60 tuổi – và những người mắc bệnh kinh niên có nguy cơ bị bệnh corona nặng hơn.
 
Vi khuẩn corona lây lan bằng cách nào?
Cơ bản nó lây truyền từ người này qua người khác qua những giọt nước hô hấp – ho, nhảy mũi, nước dãi, nước miếng.
Bạn cũng có thể bị lây corona bằng việc đụng chạm lên các mặt đồ vật bị nhiễm trùng, rồi sau đó bạn đụng vào miệng, mắt hay mũi của bạn.
 
Làm sao người này có thể lây vi khuẩn corona cho người kia khi không có triệu chứng? Nếu không nhảy mũi hay ho, bằng cách nào họ lây nhiễm cho người khác?
Rất dễ để người không có triệu chứng với vi khuẩn corona lây truyền bệnh, theo Bác Sĩ Anne Rimoin, giáo sư dịch bệnh tại Trường Y Khoa Sức Khỏe Công Cộng của Đại Học UCLA, cho biết.
“Chắc chắn khi bạn nói chuyện, đôi khi bạn sẽ làm văng nước miếng một ít,” theo Rimoin. “Bạn sẽ cọ lên mũi của bạn. Bạn sẽ chạm vào miệng của bạn. Bạn sẽ cọ vào mắt của bạn. Và rồi bạn sẽ đụng vào các mặt đồ vật khác, bạn sẽ lây truyền vi khuẩn nếu bạn bị nhiễm trùng và trổ triệu chứng.”
Các bác sĩ nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để ngăn không bị lây vi khuẩn corona là đừng đeo mặt nạ, bởi vì mặt nà thường gây nguy hại hơn tốt.
Thay vì vậy, mọi người nên rửa tay với xà phòng và nước thường xuyên và mỗi lần rửa kéo dài ít nhất 20 giây đồng hồ và đừng đụng vào mặt -- tất nhiên điều này nói dễ làm khó.
 
Bạn có thể bị lây vi khuẩn corona qua thực phẩm?
Không có bằng chứng cho thấy rằng vi khuẩn corona được lây truyền qua thực phẩm, theo Cơ Quan CDC cho biết. Nó thông thường được cho là lây lan từ người qua người qua những giọt nước hô hấp.
 
Vi khuẩn corona có thể qua da để vào cơ thể?
“Có thể là người nào đó có thể bị lây COVID-19 bằng cách đụng chạm vào bề mặt hay đồ vật đã có vi khuẩn này trên đó và rồi sờ vào miệng, mũi hay mắt của chính người đó, nhưng điều này không được cho là cách chính mà vi khuẩn lây lan,” theo CDC cho biết.
Thông thường, người ta bị lây vi khuẩn corona qua những giọt nước hô hấp được tạo ra khi một người bị lây bệnh ho hay nhảy mũi.
“Những giọt nước này có thể rớt lên miệng hay mũi của những người ở gần hay có thể được hít vào phổi,” theo CDC cho hay.
 
Một người bị lây nhiễm vi khuẩn corona bao lâu mới hết?
Khác nhau tùy theo trường hợp. Quyết định khi nào một người có thể được cho ra khỏi cách ly được thực hiện dựa trên cơ sở từng trường hợp.
Trung Tâm Kiểm Soát và Ngăn Ngừa Bệnh Tật Hoa Kỳ (CDC) đã đưa ra các hướng dẫn khi nào thì OK để cho người ta chấm dứt cách ly. Chúng gồm việc đáp ứng tất cả những đòi hỏi sau đây:
  • Bệnh nhân không còn sốt mà không dùng thuốc giảm sốt.
  • Bệnh nhân không còn có các triệu chứng, gồm ho.
  • Bệnh nhân đã thử nghiệm với kết quả âm tính ít nhất 2 mẫu hô hấp được lấy liên tục trong ít nhất 24 giờ đồng hồ cách nhau.
“Một người đã được giải tỏa cách ly thì không được xem là có nguy cơ lây nhiễm cho người khác,” theo CDC cho biết.
 
Tôi có cần đeo mặt nạ để ngừa vi khuẩn corona?
Nếu bạn đang khỏe mạnh, thì không. Nếu ban bị lây vi khuẩn corona hay nếu bạn là người nhà hay nhân viên chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, thì bạn có thể đeo.
Các chuyên gia bệnh lây nhiễm khuyên công chúng khỏe mạnh đừng mua mặt nạ giải phẫu, không có hiệu quả chống lại sự lây lan của vi khuẩn corona, và mặt nạ chống độc N95, chỉ nên được đeo bởi các chuyên gia y tế.
Lo ngại ở đây là, nếu dân Mỹ mua hết mặt nạ và mặt nạ giải phẫu, thì sẽ không còn đủ cho các nhân viên y tế có trách nhiệm với việc điều trị các bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn corona.
 
Tôi có thể cùng lúc bị cúm và bị lây corona?
Điều đó rất có thể. Chúng có chung các triệu chứng, đặc biệt sốt và ho. Nhưng nhiều bệnh nhân corona đau khổ vì khó thở, là dấu ấn của dịch COVID-19. Các bệnh nhân corona khác không cho thấy triệu chứng gì cả.
 
Khi nào đại dịch này chấm dứt?
Không ai biết chắc. Tổng Thống Donald Trump cho rằng dịch corona có thể lắng xuống vào những tháng mùa hè ấm áp hơn, nhưng các khoa học gia thì cho rằng vẫn còn quá sớm để nói.
 
Tôi có thể làm gì nếu người thân của tôi bị lây vi khuẩn corona?
Đừng đi thăm người thân bị nghi là bị bệnh. Nếu người thân đó sống với bạn, thì hãy hạn chế tiếp xúc với người đó và tránh dùng chung phòng tắm/vệ sinh hay phòng ngủ, theo lời khuyên của CDC.
Nếu họ đã được chẩn đoán có bệnh, họ có thể bình phục trong cách ly tại nhà. Tránh tiếp xúc với người bệnh và luôn cả các thú cưng cũng đừng cho chúng gần người bệnh. Tiếp tục sử dụng phòng tắm/vệ sinh riêng và thường khử trùng chúng với các sản phẩm được EPA chấp thuận.
Hãy giúp người bị bệnh dự trữ các thứ đồ xài trong lúc họ không thể đi ra ngoài và hạn chế tối đa tới các cửa hang. Rửa tay của bạn thường xuyên và tránh dùng chung đồ đạc cá nhân với người bị bệnh.
Nếu bạn nghi là mình đang phát triển các triệu chứng bệnh, thì hãy ở nhà và gọi cho bác sĩ của bạn.
 
Tôi có nên dự trữ thêm thực phẩm và các đồ dùng?
Nên, bởi vì một người trong gia đình có thể đột ngột phải cách ly. Chỉ là đừng mua hết đồ trong tiệm bởi vì người khác cũng đang cần mua đồ dự trữ.
Trường Y Khoa của Đại Học Harvard đề nghị dự trữ thực phẩm có thể để lâu tại nhà trong vòng từ 2 tuần tới 30 ngày. Và nếu bạn không sử dụng chúng ngay bây giờ, thì có thể dùng chúng trong một dịp cúp điện hay lúc thời tiết khắc nghiệt.
Cũng cần dự trữ các loại thuốc có toa bác sĩ mà bạn cần ít nhất 30 ngày.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đôi khi bạn rơi vào một diễn đàn Phật pháp trên Internet, bất ngờ lại thấy tranh cãi bộ phái, rằng chuyện Nam Tông thế này và Bắc Tông thế kia , rằng chuyện Thiền Tông bên ni và Tịnh Độ bên nớ, và những chuyện tương tự... khi người này nói rằng chỉ có họ đúng và người khác hẳn phải là sai. Ngay cả đôi khi bạn mở truyền hình ra xem, cũng bất ngờ khi thấy một vị sư hay một cư sĩ Phật tử nói những chuyện tương tự. Những tranh cãi hiện ra bất kể rằng họ cùng thờ Đức Phật, cùng công nhận các pháp ấn, cùng tu pháp Bát Chánh Đạo, nhưng một khác biệt nào đó đã được xem là lệch nghĩa. Dò lại kinh điển, chúng ta thấy rằng Đức Phật nói rằng người trí sẽ không thấy gì để tranh cãi nữa, vì tâm họ đã xa lìa cõi này.
Nếu một di dân nhập cư có thể bị trục xuất mà không cần thủ tục tòa án hợp pháp, chỉ cần bị gán mác băng đảng là xong, thì có gì bảo đảm rằng điều đó sẽ không xảy ra với công dân Mỹ? Câu hỏi tưởng chừng như không tưởng này lại đang làm dấy lên làn sóng tranh luận trong giới luật gia, sau khi Trump úp mở ý tưởng trục xuất những công dân Mỹ bị kết án tội bạo lực sang El Salvador.
Chính quyền Tổng thống Donald Trump được cho là đang xem xét ban hành một sắc lệnh hành pháp cho phép tích trữ các kim loại được khai thác từ đáy Thái Bình Dương. Kế hoạch này nằm trong chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn khoáng sản quan trọng từ các nước khác, như đồng, cobalt và lithium. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đang bàn bạc để xây dựng một “lộ trình” chung nhằm kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản biển sâu (deep-sea mining) trong vùng biển quốc tế. Nếu Mỹ quyết định tiến hành kế hoạch hỗ trợ khai thác khoáng sản ở Thái Bình Dương, thì họ sẽ tự làm mà không cần xin phép Cơ Quan Quản Trị Đáy Biển Quốc Tế (International Seabed Authority, ISA), cơ quan liên quốc gia có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động khai thác ở vùng biển quốc tế.
TQ đã chính thức thông qua kế hoạch xây dựng đập thủy điện lớn nhất thế giới, bắc ngang qua dòng sông Yarlung Tsangpo tại vùng Tây Tạng. Khi được hoàn thành và đưa vào vận hành, công trình này không chỉ là một cột mốc kỹ thuật mà còn trở thành nhà máy phát điện lớn nhất thế giới, có quy mô vượt xa bất kỳ dự án nào từng có trước đó. Tuy nhiên, đằng sau sự vĩ đại ấy là vô vàn nỗi lo. Nhiều người e ngại rằng con đập sẽ buộc cộng đồng dân cư tại địa phương phải di dời, đồng thời gây ra những tác động sâu rộng đến môi trường tự nhiên. Mối quan ngại này đặc biệt nghiêm trọng đối với Ấn Độ và Bangladesh – hai quốc gia nằm ở khu vực hạ lưu, nơi dòng sông được gọi là Brahmaputra.
Sau hàng trăm nghìn năm sống trên Trái đất, con người có thể nghĩ rằng họ đã nhìn thấy tất cả các màu sắc trong tự nhiên. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Berkeley lại cho rằng điều đó chưa chắc đã đúng. Trong một thí nghiệm mới, họ đã khám phá ra một màu sắc mà trước đây chưa ai từng nhìn thấy, theo The Guardian
Chư Vị Lãnh Đạo Tôn Giáo: ● Linh Mục Rev. Ronald J. Gripshover, Jr., Chánh xứ Nhà thờ St. Lawrence The Martyr, Alexandria, Virginia ● Linh Mục Rev. Maurice Mei Akwa, Giáo xứ St. Lawrence The Martyr, Alexandria, Virginia ● Đức Ông Msgr. Patrick Dempsey, Giáo xứ St. Lawrence The Martyr, Alexandria, Virginia ● Linh Muc Rev. Sunny Joseph, Giáo xứ St. Timothy, Chantilly, Virginia ● Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ, Auckland, Tân Tây Lan
Mời tham dự buổi thuyết trình Tư Tưởng Tích Cực Trong Bài Học Tứ Thánh Đế do gia đình Thiền Thực Nghiệm tổ chức vào ngày 4 tháng 5 năm 2025
TQ nói: Trump cố gắng gọi điện cho Tập nhiều lần, nhưng Tập không trả lời. Chưa hề có đàm phán thuế quan nào đang diễn ra giữa Mỹ-TQ như Trump nói. Mỹ phải hủy mức thuế quan đơn phương trước. - Tỷ phú Ken Fisher viết trên tờ The Telegraph: "Tôi là một tỷ phú Cộng hòa. Trump rất ngu ngốc và thuế quan của Trump vô nghĩa." - Giảng viên Đại Học Harvard: Nếu Trump học lớp của tôi, sẽ học cách không làm sụp đổ nền kinh tế.
Chương trình nhạc kịch 50 Nhật Ký Của Mẹ diễn ra vào lúc 6:30 PM ngày 26/04/2025 tại hội trường báo Người VIệt. Vào cửa miễn phí.
(WASHINGTON, ngày 23 tháng 4, Reuters) – Một ủy ban đặc biệt của Hạ viện Hoa Kỳ đã gửi trát đòi, yêu cầu ba tập đoàn viễn thông lớn của Trung Quốc phải hợp tác với cuộc điều tra về khả năng các công ty này có liên quan đến chính phủ và quân đội TQ.
(NEW JERSEY, ngày 23 tháng 4, Reuters) – New Jersey đang bị cháy rừng hoành hành ở khu vực Pinelands, gần các thành phố ven biển Đại Tây Dương. Theo Sở Cứu hỏa Rừng (Forest Fire Service) New Jersey, lửa lan rất nhanh và đây có thể là đám cháy rừng lớn nhất của tiểu bang trong gần hai thập niên qua.
Bài này kết hợp từ ba nguồn. Bản tin đầu tiên trong bài này sẽ dịch theo bản tin AFP nhan đề "Taliban change tune on preserving heritage sites" (Taliban thay đổi thái độ về việc bảo tồn các di sản) trên Báo Taipei Times, ấn bản Thứ Tư, ngày 23 tháng 4/2025. Bài thứ nhì sẽ lược dịch theo Wikipedia mục từ tiếng Anh “Buddhism in Afghanistan” (Phật giáo tại Afghanistan) để thấy bối cảnh quá khứ văn hóa Phật giáo nơi đây, trước khi vùng đất này bị bạo lực chuyển sang theo Hồi giáo. Bài thứ ba là trích đoạn từ Wikipedia, mục từ tiếng Việt “Các tượng Phật tại Bamyan”
- Trump đổi giọng sau nhiều ngày chửi mắng ông Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell - Cảnh báo từ IMF: Thuế quan sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế toàn thế giới. - Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent họp các nhà đầu tư: mặt trận áp thuế với TQ sẽ giảm leo thang vì cả Mỹ và TQ đều bất lợi
(WASHINGTON, ngày 22 tháng 4, Reuters) – Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã chuyển nhiều luật sư kỳ cựu thuộc cơ quan dân quyền sang vị trí khác, được cho là để sắp xếp lại hoạt động của bộ phận này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.