Hôm nay,  

Trên Những Đỉnh Cao

25/12/200700:00:00(Xem: 6653)

Tu viện nằm trên một đỉnh đồi khá cao. Nói là tu viện nhưng thực ra chỉ là một trang trại nhỏ vừa được mua lại, dự kiến thiết lập một tu viện Phật giáo. Đất rộng trên mười mẫu tây, chỉ cách trung tâm thành phố khoảng mười lăm phút lái xe với vận tốc nhanh trên xa lộ.

Xe chúng tôi leo tới đỉnh đồi vào ban đêm. Trời vào thu, khá lạnh. Chỉ có thể từ chỗ đậu xe, đứng nhìn bao quát thành phố từ trên cao trong vài phút rồi vội vã vào trong, tâm tưởng không quên ghi đậm hàng triệu ngọn đèn điện lớn-nhỏ của thành phố tỏa chiếu như một biển ánh sáng bao quanh ngọn đồi.

Sau khóa lễ ngắn, chúng tôi có vài giờ đồng hồ ngồi uống trà, đàm đạo, cho đến hai giờ khuya. Những người tuổi trẻ của hơn hai mươi năm trước, nay đã xấp xỉ trên dưới năm mươi, vẫn còn cơ hội để ngồi bên nhau. Tóc ngả hai màu mà hoài bão và nhiệt huyết năm nào vẫn còn cháy sáng, lặng lẽ, nhưng bền bỉ.

Không đủ phòng ngủ, chúng tôi chia nhau, hai hoặc ba người chung một phòng. Giường của tôi là chiếc giường không bình thường vì có hai tấm nệm dư chồng lên trên, khá cao, ngang với thành cửa sổ. Cửa sổ kính, không màn che, nhìn về hướng tây của thành phố. Nằm nghiêng, không cần rướn người, không cần ngoái cổ hay cất đầu lên, vẫn có thể nhìn thấy một vùng rộng lớn ánh điện thành phố trình hiện ngang tầm mắt. Chưa bao giờ trong cuộc đời lại có một đêm nằm ngắm đèn phố thị đẹp và thơ mộng đến thế!

Đèn phố thị nhìn từ xa, đẹp và huyền ảo như những vì sao. Đã từng có những lúc ngủ ngoài vườn hay sân thượng cao ốc, ngắm sao trời; nhưng chưa bao giờ được nằm trong phòng ngắm sao phố như đêm nay.

Chập chờn giấc ngủ ngắn trên đồi sao, mỗi khi mở mắt là thấy cả một trời ánh sáng lấp lánh giữa đêm đen. Có khi mơ màng không rõ mình đang lạc vào cảnh giới nào, cung trời nào. Đây là trời hay đất" Đây là núi hay biển" Đây là sao hay đèn, là đom đóm hay châu ngọc" Là mây trắng hay sương mù giăng ngang" Sắc vàng, sắc trắng, sắc đỏ, sắc xanh… ngàn sao trên trời cao, thậm chí những giải ngân hà xa xăm huyền nhiệm không hẳn đã đẹp và đa dạng như ánh điện thành phố nhìn từ đồi cao, nhất là trong tư thế nằm nghiêng, quấn mình trong chăn ấm… thú vị vô cùng! Bởi lẽ con người, dù với kỹ thuật tân tiến hiện đại, vẫn chưa thể khám phá, hoặc có thể hình dung được những gì đã và đang xảy ra nơi những vì sao và các giải ngân hà xa cách hàng triệu triệu năm ánh sáng; trong khi đó, nơi những ánh đèn lớn-nhỏ của phố thị, người ta có thể cảm nhận được đời sống của con người, với những hỷ-nộ-ái-ố, những thăng-trầm vinh-nhục, những biến thiên đổi dời, những sinh hoạt rất thực, rất gần gũi của kiếp nhân sinh. Kìa, nơi kia, ánh đèn kia, có thể là từ thư phòng của một văn nhân đang cố gắng viết nốt một đoản văn trước khi đi ngủ; nơi kia, ánh đèn từ một văn phòng của cao ốc, có thể đang có những người dọn dẹp, hút bụi, thay bao rác; nơi kia, ánh đèn mờ, có thể có cặp tình nhân đang âu yếm thương yêu nhau; nơi kia, có người đau khổ đang khóc vì mất mát; nơi kia, có những người đang lo nấu nướng chuẩn bị thức ăn cho nhà hàng ngày mai; nơi kia, có những người bạn thâm giao đang ngồi chuyện trò thâu đêm bên những chung trà hay cốc rượu; và nơi kia, nơi kia, nơi kia, trong những căn phòng và căn nhà đèn điện đã tắt, là những con người, từ người già đến bé sơ sinh, đang chìm trong giấc ngủ đêm thu…

Nhưng điều tuyệt vời nhất là không khí tịch mịch lặng lẽ của biển ánh sáng bao quanh. Trong khi muôn triệu ngọn đèn đồng lúc tỏa chiếu ánh sáng của chúng, không có thứ âm thanh nào được cất lên. Tất cả những ồn ào huyên náo của phố thị hầu như đã bị bỏ lại từ khi chúng tôi lên đến đỉnh đồi; và giờ đây, khi thành phố chìm vào giấc ngủ, lại qua lớp kính trong thật kín của cửa sổ, sự im lặng còn sâu lắng và mênh mông diệu kỳ hơn.

Âm thanh là sóng của im lặng. Ồn ào, thịnh nộ như thế, nhưng rồi sẽ tan biến thật nhanh. Chỉ có sự im lặng là ở lại lâu dài.

Ánh sáng là sóng của bóng tối. Tỏa chiếu, rạng ngời như thế, nhưng nếu không liên tục thắp lên và gìn giữ, bóng tối sẽ tràn ngập.

Con người vẫn chuộng âm thanh và ánh sáng, luôn có khuynh hướng khuếch đại chúng lên ở mức tối đa mà họ có thể làm được. Nhưng nỗ lực ấy của họ thường khi chỉ tạo những mâu thuẫn, xung đột thay vì là sự chan hòa, tương giao. Lẽ ra nên im lặng thì lại nói thật nhiều. Lẽ ra nên thắp sáng thì lại vùi trong bóng tối và phá hủy ánh sáng của kẻ khác.

Nhìn gần, những ngọn đèn thắp sáng bên nhau, tỏa những sắc màu dị biệt; có khi tỏa cho riêng nó, có khi giao thoa với những đèn khác. Ngọn đèn nào cũng có cõi riêng của nó, không cái nào giống cái nào. Mỗi điểm sáng là một viên ngọc, không tự biết rằng nó đan kết với hàng triệu điểm sáng khác trong vũ trụ tịch mặc u huyền.

Chỉ khi nào nhìn từ đỉnh cao và nhìn từ xa, tất cả điểm sáng đều như nhau, như những đợt sóng vươn dậy từ nền của đêm, từ biển của bóng tối. Trên chóp đỉnh của tôn giáo, triết lý, học thuật và nghệ thuật, tất cả âm thanh và ánh sáng, tất cả những náo động, vọng động, loạn động, manh động, kích động, bạo động… đều trở về với nỗi bình yên, lặng lẽ.

Trong Lời Mở Đầu cho thi phẩm mới nhất của mình, nhà  thơ Phạm Công Thiện có trích một câu thơ của Goethe (Ueber allen Gipfeln Ist Ruth) và dịch như sau:

“Trên tất cả những đỉnh cao là bình yên.”

Câu thơ ấy gợi ý để đặt nhan đề cho thi phẩm của ông, “Trên Tất Cả Đỉnh Cao Là Lặng Im.” Tôi rất thích nhan đề ấy. Một nhan đề đầy triết lý. Có thể từ đó mà nghiệm ra nhiều lý lẽ, từ trừu tượng cao thâm đến thực tế gần gũi.

Trên tất cả những đỉnh cao là Lặng Im. Trên tất cả những đỉnh cao là Bình Yên. Trên tất cả những đỉnh cao là Dung Hợp. Trên tất cả những đỉnh cao là Đồng Nhất. Trên tất cả những đỉnh cao là Vĩnh Cửu.

Từ suy nghiệm như thế, tôi ước mong tất cả ánh sáng có được của trần gian hãy được thắp lên, dù là ngọn hải đăng rực sáng hay chỉ một que diêm le lói, hãy cứ thắp lên. Đừng nguyền rủa bóng tối mà hãy thắp sáng lên. Ngạn ngữ tây phương và đông phương đều có chung ý tưởng đó. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm để thắp sáng cho trần gian u tối. Ánh sáng của từ bi, bác ái, nhân từ, khoan dung. Ánh sáng của Chân, Thiện, Mỹ. Ánh sáng của minh triết, nghệ thuật, văn hóa, giáo dục, từ thiện… hãy cùng thắp lên, dù yếu ớt hay rực rỡ, hãy cứ thắp lên. Mỗi người, bằng khả năng và từ vị thế của mình, hãy sáng lên như một ngọn đèn. Không ngăn cản, không lấn lướt, không đối chọi hay cố ý hủy diệt ánh sáng của kẻ khác. Chức năng thực sự của ánh sáng là xua đi bóng tối (của tham lam, thù hận, và cuồng si đang phủ trùm cuộc đời), chứ không phải là triệt hủy ánh sáng khác. Ánh sáng không loại trừ nhau. Từ xa và trên cao, sự giao thoa của muôn triệu ngọn đèn tạo nên cả một biển ánh sáng rực rỡ, diễm lệ. Các loại ánh sáng đều có thể cùng lúc sáng lên, hoặc nối tiếp nhau sáng lên, không gì ngăn ngại.

Bạn hãy cứ nói, cứ thắp lên ánh sáng của bạn, đừng lo sợ ánh sáng của kẻ khác có thể làm lu mờ mình đi; cũng đừng cố gắng trùm lấp ánh sáng của kẻ khác. Bởi vì, dù cho bạn sáng rực như đèn pha thì ánh đèn nhỏ trên lối đi hành lang vẫn cứ tỏa ánh sáng khiêm nhường của nó để giúp kẻ khác thấy đường; hoặc cho dù ánh sáng của bạn chỉ như ánh sáng của đom đóm, thì đó vẫn là ánh sáng của bạn, không ai có thể phủ nhận được. Ánh sáng nào cũng có giá trị và cái đẹp riêng của nó. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người chúng ta, hãy tự thắp lên ngọn đuốc của mình, hãy sáng lên bằng tất cả năng lượng hàm tàng của mình để dâng tặng cuộc đời.

Buổi sáng thức dậy, vẫn trong tư thế nằm nghiêng, tôi thấy thành phố tràn ngập ánh mặt trời, dù đâu đó mây và sương mù vẫn còn giăng phủ. Thành phố hiện rõ nét với những cao ốc và những ngôi nhà, công viên, đường xá, xe cộ nườm nượp, và những trụ đèn... Những nơi không cần đèn, sẽ không cần phải thắp. Không phải lúc nào cũng cần phải cất lên âm thanh, cũng không phải lúc nào cũng phải đốt sáng. Âm thanh, ánh sáng, đều vô thường. Chúng xuất hiện và tan biến theo nhân duyên và theo nhu cầu của con người, và cuộc đời.

Dù vậy, nơi đỉnh cao này, hàng triệu con người trong thành phố bao quanh, vẫn chỉ hiện hữu trước mắt tôi trong nỗi bình yên, lặng lẽ.

Trên tất cả những đỉnh cao đều như thế, là như thế.

San Jose, California, 15 tháng 12 năm 2007.

(Nguồn: Pháp Vân, http://phapvan.ca; Vĩnh Hảo, www.vinhhao.net.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
Chúng ta thử nhắm mắt hình dung một ngày nọ, tất cả những cơ quan đầu não chiếm vị trí hàng đầu trong nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của các nhân vật có số năm kinh nghiệm là số 0. Chưa hết, Hoa Kỳ nay đứng về phía Nga và các quốc gia phi dân chủ, bỏ phiếu chống nghị quyết của Liên Hiệp Quốc lên án cuộc xâm lược Ukraine.
Nhà văn Võ Hồng ví von: “Bụng to như bụng xe đò.” Nhận xét của ông, rõ ràng (và hoàn toàn) không… trật! Xe đò thường đầy khách mới chịu rời bến nhưng trên đường đi tài xế vẫn luôn dừng bánh “hốt” thêm mấy con nhạn là đà để kiếm thêm chút đỉnh. Khách lên sau thì ngồi ghế súp.
Gần ba năm sau khi Nga tấn công xâm lược Ukraine, Mỹ và Nga đang bắt đầu xúc tiến công cuộc đàm phán, nhưng Mỹ tuyên bố là châu Âu không được tham gia diễn biến này. Do đó, nhiều tranh chấp cố hữu giữa châu Âu và Mỹ về Ukraine mang lại một sắc thái nghiêm trọng hơn, trong khi chiến tranh vẫn còn tiếp diễn. Hiện nay, châu Âu có những phản ứng quyết liệt vì muốn trực tiếp tham gia vào tiến trình đàm phán.
Thông qua những sắc lệnh hành pháp vượt quyền hạn, tổng thống Trump cùng tỉ phú Elon Musk đã không ngừng tấn công vào những nền tảng cơ bản nhất của thể chế dân chủ Hoa Kỳ: nguyên tắc tam quyền phân lập, quyền bình đẳng về giới tính, xóa bỏ Tu Chính Án 14 của Hiến Pháp (người sinh ra ở Mỹ sẽ đương nhiên trở thành công dân Mỹ). Để đối phó, nhiều chính quyền tiểu bang, các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận… đã đệ nhiều đơn kiện liên bang để phản đối các chính sách độc đoán của chính quyền mới. Một số chính sách của Trump đã bị tòa án liên bang tạm dừng, ít nhất là tạm thời.
Nhiều người Việt các tiểu bang khác, khi tới thăm Quận Cam, bước vào Phước Lộc Thọ, sẽ kinh ngạc khi thấy hàng loạt áo dài sản xuất từ Việt Nam được may khéo, kiểu dáng tân kỳ, bán chỉ có 10 USD một áo. Rẻ kinh khủng, nhưng đồng bào mình ở quê nhà sống nhờ như thế. Rồi tới những món hàng nghệ thuật như đồ gốm sứ, vòng tay, tràng hạt, nón lá, đồ chơi trẻ em... đều bán rất rẻ. Chúng ta thắc mắc tại sao lại rẻ như thế. Hẳn nhiên, khi vào Phố Tàu Los Angeles, bạn cũng sẽ có những kinh ngạc tương tự với áo sường sám và các món tương tự từ nhiều thị trấn Hoa Lục. Nếu có chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, tất cả những hàng hóa trong Phố Tàu Los Angeles sẽ tăng giá, và tại Phước Lộc Thọ, hy vọng, sẽ giữ giá y nguyên, nếu các nguyên vật liệu Việt Nam sản xuất không phải mua từ Hoa Lục. Tuy nhiên, sẽ tới lúc, khi đọc các bản báo cáo về bất quân bình thương mại, Tổng Thống Donald Trump trong cơn phẫn nộ thường trực bỗng nhiên thấy rằng cần áp thuế quan trên hàng Việt Nam.
Giữa lúc chính quyền mới của Tổng thống Donald Trump ngày càng mạnh tay thực hiện chính sách trục xuất di dân không giấy tờ, thì trong làn sóng ủng hộ, tỏ rõ sự vui mừng ấy, có rất nhiều người Việt máu đỏ da vàng. Bất kể họ là ai, đến Mỹ thời điểm nào, hình như họ quên mất câu chuyện bắt đầu từ 50 năm trước, về những người Việt tị nạn đầu tiên đã đặt chân lên nước Mỹ, cũng mang trên mình căn cước “di dân bất hợp pháp.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.