Hôm nay,  

Đạo Luật Nhân Quyền Cho Vn: Đòi Db Sanchez Tăng Áp Lực

2/18/201000:00:00(View: 5872)

Đạo Luật Nhân Quyền Cho VN: Đòi DB Sanchez Tăng Áp Lực

Phái đoàn người Việt vận động DB Howard Berman, Hạ Viện Hoa Kỳ, 3/12/09.


Ts. Nguyễn Đình Thắng


(LTS: Bài viết này của Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng phổ biến qua Mạch Sống machsong.org phân tích rằng cộng đồng Việt cần tăng áp lực để yêu cầu dân biểu Loretta Sanchez thúc đẩy dự luật nhân quyền cho VN, vì Đảng Dân Chủ hiện nắm đa số lưỡng viện. Nhan đề bài viết đã được VB sửa lại.)
Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam hiện nằm hoàn toàn trong tay của Đảng Dân Chủ. Hai vị Chủ Tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao tại Hạ Viện và Thượng Viện chưa chịu đưa đạo luật này ra để biểu quyết. Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ và đại diện cho khối cử tri người Việt đông nhất ở Hoa Kỳ, có thể chứng minh mối quan tâm đối với vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và thực lực của mình ở Quốc Hội qua việc thúc đẩy cho đạo luật này được thông qua ở Hạ Viện và Thượng Viện.
Ngày 2 tháng 4, 2009 DB Christopher Smith, Đảng Cộng Hoà, New Jersey, đưa vào Hạ Viện đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam với danh số H.R. 1969. Một tháng rưỡi sau đó, TNS Barbara Boxer, Đảng Dân Chủ, California, đưa đạo luật này vào Thượng Viện với danh số S. 1159. Tuy nhiên đến nay, cả hai dự thảo luật này đều bị “dìm”, không được đưa ra ở mỗi viện để được biểu quyết.
Theo thể thức trong Quốc Hội, một dự thảo luật phải được thông qua ở cấp tiểu ban, rồi lên đến uỷ ban, rồi ra toàn viện, ở Hạ Viện cũng như ở Thượng Viên. Một khi vị chủ tịch uỷ ban đồng ý thì lúc đó vị chủ tịch của tiểu ban dưới uỷ ban mới được “bật đèn xanh” để đưa đạo luật ra tiểu ban để biểu quyết. Đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam thuộc lãnh vực ngoại giao cho nên sẽ phải đi qua Uỷ Ban Ngoại Giao, và tiểu ban về Á Châu hay Đông Á, ở mỗi viện.
Vì Đảng Dân Chủ nắm đa số ở lưỡng viện nên tất cả các chức chủ tịch đều thuộc đảng này. Họ là người quyết định có đưa đạo luật ra biểu quyết hay không. Nếu như vào cuối năm nay, đạo luật vẫn không được đưa ra biểu quyết thì nó sẽ tự động “chết” một cách âm thầm.
Vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là Dân Biểu Howard Berman, Đảng Dân Chủ, California, Địa Hạt Cử Tri số 28. bao gồm Pacoima, Arleta, Panorama City, Sylmar, North Hollywood, Encino, Sherman Oaks, Van Nuys, Studio City và Santa Monica Mountains. Vị chủ tịch của Tiểu Ban Á Châu, Thái Bình Dương, và Môi Sinh Toàn Cầu, thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện, là Đại Biểu Eni Faleomavaega, Đảng Dân Chủ, đại diện cho American Samoa. Ông ta là người hướng dẫn phái đoàn đi Việt Nam tháng 12 vừa qua, với sự tham dự của DB Cao Quang Ánh và DB Mike Honda.
Ở Thượng Viện, vị chủ tịch của Uỷ Ban Ngoại Giao là TNS John Kerry, Đảng Dân Chủ, Massachusetts và vị chủ tịch của Tiểu Ban Đông Á và Thái Bình Dương Vụ là TNS Jim Webb, Đảng Dân Chủ, Virginia. Cả hai vị Thượng Nghị Sĩ này đều không ủng hộ Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam vì điều khoản chế tài.


Ngày 3 tháng 12, 2009, DB Cao Quang Ánh cùng với hai vị tu sĩ Phật Giáo, Hoà Thượng Thích Vân Đàm và Hoà Thượng Thích Nguyên Trí, và tôi đã gặp Chủ Tịch Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện là DB Howard Berman để vận động đưa đao luật ra biểu quyết. Theo tôi nhận xét, Ông Berman, một người không xa lạ và đã từng hỗ trợ cho nỗ lực cứu vớt thuyền nhân khỏi thảm cảnh cưỡng bức hồi hương trong những năm giữa thập niên 1990, không nắm vững tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Nghĩa là trước đó, chưa một ai tiếp xúc để giải thích cho DB Berman về tình trạng vi phạm nhân quyền đang trở nên trầm trọng ở Việt Nam và do đó cần thông qua Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam. Nhận xét thứ hai của tôi là DB Cao Quang Ánh dù quan tâm đến vấn đề nhân quyền ở Việt Nam nhưng thuộc Đảng Cộng Hoà nên có rất ít ảnh hưởng đối với Đảng Dân Chủ đang nắm đa số và nắm quyền quyết định có đưa một đạo luật ra biểu quyết hay không.
Trước tình hình đó, cộng đồng Việt nếu muốn thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua trong năm nay thì nhất thiết phải vận động các vị dân cử Đảng Dân Chủ. Và cộng đồng Việt ở California, đặc biệt ở Quận Cam, đóng vai trò then chốt.
Nữ Dân Biểu Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ, đại diện cho số cử tri người Việt đông đảo nhất trong tất cả các địa hạt dân cử ở Hoa Kỳ. Bà ta lại thuộc phái đoàn dân cử liên bang của tiểu bang California, trong đó có DB Howard Berman và TNS Barbara Boxer. Cộng đồng Việt cần yêu cầu Nữ DB Sanchez thuyết phục DB Berman đồng ý đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra Uỷ Ban Ngoại Giao.
Đồng thời Nữ DB Sanchez cũng cần nói chuyện trực tiếp với TNS Boxer để yêu cầu bà ta vận động tưong tự với vị Chủ Tịch Thượng Viện. TNS Boxer năm nay phải tái tranh cử và sẽ rất cần lá phiếu của cử tri người Mỹ gốc Việt vì mức ủng hộ của cử tri người Mỹ dành cho bà ta đã bị giảm sút trong thời gian gần đây. Bà ta cần vận động trực tiếp với vị Chủ Tich Thượng Viện Harry Reid, yêu cầu tạo áp lực với TNS John Kerry để đưa đạo luật Nhân Quyền Cho Việt Nam ra biểu quyết, nếu không phải vì quan tâm đến nhân quyền ở Việt Nam thì cũng vì tương lai của người bạn đồng viện đồng đảng là TNS Boxer.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần chính thức yêu cầu DB Sanchez thực hiện hai công việc trên và nắm ngọn cờ thúc đẩy cho Đạo Luật Nhân Quyền Cho Việt Nam được thông qua ở Quốc Hội, và phải làm cấp tốc. Chúng ta chỉ còn thời gian 6 tháng tới đây để vận động - năm nay Quốc Hội sẽ bãi khoá sớm để các vị dân cử đi vận động tranh cử.
Việc làm này của DB Sanchez sẽ thiết thực hơn rất nhiều so với những buổi họp báo, các chuyến viếng thăm Việt Nam, những lời tuyên bố, những thông cáo báo chí, hay những nghị quyết không có giá trị chấp pháp. Đây là cách để DB Sanchez biểu dương mối quan tâm đối với tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ ở Việt Nam và chứng minh tầm ảnh hưởng của Bà tại Quốc Hội Hoa Kỳ.
Cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Quận Cam cần nêu vấn đề này một cách gấp rút.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bản đồ thứ ba về thế giới thời hậu Chiến tranh Lạnh bắt nguồn từ cái thường được gọi là “Lý thuyết Hiện thực” (Realist Theory) về quan hệ quốc tế. Theo lý thuyết này, các quốc gia thực sự là chủ thể quan trọng duy nhất trong các vấn đề thế giới, mối quan hệ giữa các quốc gia là một mối quan hệ hỗn loạn (anarchy), và do đó để đảm bảo sự tồn tại và an ninh của họ, các quốc gia luôn cố gắng tối đa hóa quyền lực của mình... Một cái nhìn viễn kiến về mối hiểm họa xung đột giữa các quốc gia trên thế giới, của nhà Chính trị học lừng danh Samuel P. Huntington, do Bác sĩ Hồ Văn Hiền chuyển ngữ và chú thích. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Nhà nước CSVN vẫn tiếp tục đàn áp Tôn giáo dưới nhiều hình thức, gây khó khăn cho người hành đạo và theo đạo, đặc biệt đồng bào dân tộc ở miền núi và vùng cao. Đồng thời, “Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vẫn duy trì một quy trình đăng ký và công nhận các nhóm tôn giáo gồm nhiều bước.”
✱ MI5: ĐCSTQ áp dụng cách tiếp cận cấp nhà nước, trong đó các doanh nghiệp và cá nhân bị pháp luật TQ buộc phải hợp tác với Đảng ✱ SHU Yenjoon, sĩ quan tình báo Trung Quốc đã bị kết án về tội đánh cắp bí mật thương mại trong lĩnh vực hàng không Hoa Kỳ ✱ MI5: Để ngăn chặn, năm 2020, Hoa Kỳ ngừng cấp thị thực mới cho các nhà nghiên cứu từ các trường đại học Quân đội PLA ✱ ALJ: Giám đốc FBI Cảnh báo các công ty phương Tây rằng Bắc Kinh quyết tâm đánh cắp công nghệ của họ để đạt được lợi ích cạnh tranh. ✱ ĐS Trung Quốc tại London đã bác bỏ các cáo buộc của McCallum (MI5) và Wray (FBI), là "hoàn toàn vô căn cứ”. ✱ AFP: TMT Liên Quân Mỹ cáo buộc ông Tập Cận Bình thất hứa...
SPIEGEL phỏng vấn Ngoại trưởng Mỹ huyền thoại về nỗi ám ảnh và lệnh ngừng bắn của Putin...
Tất cả những thứ nhố nhăng nêu trên đã cho thấy, chừng nào đảng CSVN còn tai điếc, mắt mờ để cai trị dựa trên chủ nghĩa thoái trào “Mác-Lênin và Chủ nghĩa Xã hội Hồ Chí Minh” thì chừng đó nhân dân còn tụt hậu và đất nước chưa thể ngóc đầu lên được...
Báo cáo năm 2021của Welthungerhilfe, một tổ chức cứu đói quốc tế được thành lập tại Đức từ năm 1992, vừa được phổ biến gần đây, cho thấy thực tế đã đánh tan bao hy vọng. Bảng chỉ số về nạn đói của báo cáo đã báo động về các nguy cơ dinh dưỡng của dân số thế giới và nguồn cung ứng lương thực trong toàn cầu...
Năm 2014 xuất hiện một bảng xếp hạng các nước gây nhiều chú ý trong cộng đồng người Việt...
✱ NYT/CIA: Ông Nixon được cho biết rằng không ai dự liệu việc Bắc Việt tăng viện nhanh chóng, chúng đã đưa vào chiến trường 150 xe tăng và các thiết bị hạng nặng khác. ✱ NYT/CIA: Tình báo Mỹ đã không ước tính chính xác lực lượng mà Hà Nội tập trung tại Lào chống lại cuộc hành quân Lam Sơn 719 ✱ CIA 21.1.1971: Hà Nội dự kiến sẽ đối đầu với cuộc đột kích vào Tchepone bằng bất cứ nguồn lực nào mà chúng sở hữu. ✱ CIA: Bản dự báo ngày 21 tháng 1 (1971) về phản ứng của phía Bắc Việt - cho thấy đã không có "thất bại tình báo" xảy ra trong dự đoán của Cơ quan CIA. Thay vào đó,việc dự đoán đã trùng khớp với các sự việc xảy ra trong cuộc hành quân. ✱ ĐS Bunker: Trong thực tế, người ta đã hài lòng về cuộc giao tranh đã diễn ra bên ngoài biên giới miền Nam Việt Nam, tuy QLVNCH đã bị tổn thất nặng nhưng đã gây ra thương vong lớn lao hơn cho đối phương...
Quốc hội CSVN dự kiến sẽ thông qua Luật “thực hiện dân chủ ở cơ sở”, nhưng dân lại không được quyền xem xét bản kê khai tài sản của cán bộ, đảng viên...
Gần đây trong nước Việt Nam có nguồn tin là các bia mộ liệt sĩ còn ghi là Vô Danh đều phải khắc lại là “Liệt Sĩ Chưa Xác Định Được Thông Tin”. Thực chất đây chỉ là một trong muôn vàn những lệnh ngu xuẩn của một nhà nước không vì nhân dân ban xuống, nhưng đối với nhà phản biện Phạm Đình Trọng thì đấy chính là biểu hiện của một “Quyền hạn lớn, năng lực nhỏ, làm việc nhỏ cũng gây hại lớn.” Cái hại lớn mà ông Phạm muốn nói đến chính là cái hại văn hóa để lại muôn đời sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.