Hôm nay,  

Đi Tìm Tiếng Nói Tự Do

15/01/201000:00:00(Xem: 8739)

Đi Tìm Tiếng Nói Tự Do; Bài Hát Ngợi Ca Các Nhà Đầu Tranh Dân Chủ Trong Nước Bị Cầm Tù

San Jose (Việt Báo)- Khi nghe tin các nhà đấu tranh dân chủ Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung bị bắt và sau đó lên truyền hình nhận tội thì nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt đã viết một bài thơ  Tôi Biết Ơn Những Người Vấp Ngã để ca tụng họ.
Nhà lý luận văn học Nguyễn Hưng Quốc đã giới thiệu bài thơ này trên trang Blog của VOA và nhận xét: “Tôi thích nhất là thái độ của nhà thơ Nguyễn Tôn Hiệt. Trong bài “Tôi biết ơn những người vấp ngã”, ông đưa ra một cái nhìn nhân hậu và nhân bản, bày tỏ sự trân trọng đối với những người từng dũng cảm lên tiếng chống lại tội ác ngay cả những khi họ bị vấp ngã.”. Nguyên văn bài thơ như sau:
“Tôi biết ơn những người vấp ngã
Tác giả: Nguyễn Tôn Hiệt
Trên con đường đi tìm tiếng nói,
có những người vấp ngã sau khi đã đi được một đoạn.
*
Có những kẻ đã đặt bẫy cho họ vấp ngã.
Có những kẻ đã xô cho họ vấp ngã.
Có những kẻ đã cười thích thú khi chứng kiến những người vấp ngã.
Có những kẻ đã nhổ nước bọt lên những người vấp ngã.
 
Tôi biết ơn những người vấp ngã.
Tôi biết ơn đoạn đường mà những người vấp ngã đã đi được,
trước khi họ vấp ngã.
*
Họ vấp ngã,
nhưng mỗi lần họ vấp ngã


họ đã làm cho con đường của chúng ta ngắn thêm một đoạn.
*
Tôi tin chắc trong chúng ta sẽ còn nhiều người tiếp tục bước tới.
bước tới, bước tới, từ nơi những người đã vấp ngã,
không ngừng bước tới, bước tới,
và ngày chúng ta giành lại được tiếng nói,
chúng ta sẽ nói,
chúng ta sẽ hát ca,
và trong tiếng nói của chúng ta sẽ có tiếng nói của những người đã vấp ngã,
và trong lời hát ca của chúng ta
sẽ có lời hát ca của họ.”
Nhạc sĩ Trần Chí Phúc ở San Jose khi đọc bài thơ và cảm xúc phổ thành ca khúc mà anh đặt thành cái tên Con Đường Đi Tìm Tự Do. Bài thơ có những chữ âm trắc và người phổ nhạc đã sửa đổi chút ít lời thơ và thêm một đôi câu cho hợp với dòng nhạc. Anh tâm sự rằng Nguyễn Tôn Hiệt đã làm thơ, Nguyễn Hưng Quốc đã phổ biến và ca ngợi bài thơ và tới phiên anh tiếp nối đưa vào ca nhạc để nói lên sự biết ơn đối với những nhà đấu tranh dân chủ trong nước đang bị cầm tù. Thi ca, lý luận phê bình và âm nhạc góp lại tạo nên cảm xúc thăng hoa cho sự đấu tranh đi tìm tiếng nói tự do cho dân tộc Việt Nam.
Mời quí vị vào www.tranchiphuc.comđể nghe Trần Chí Phúc hát song ca cùng Ngọc Hồng bài này- Đi Tìm Tiếng Nói Tự Do, phổ thơ Nguyễn Tôn Hiệt – Tôi Biết Ơn Những Người Vấp Ngã.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng xã hội chủ nghĩa (Le Parti socialiste) của Pháp ngày nay, về tài sản vật chất, không còn gì có thể đem đi bán được. Trụ sở ở số 10, đường Solférino, Paris VII, được mua năm 1980 để sửa soạn bề thế cho đảng trưởng François Mitterrand lên cầm quyền. Ông François Hollande thừa kế làm đảng trưởng và qua 5 năm sau, ông đắc cử Tổng thống một nhiệm kỳ. Năm 2017, ông Benoit Hamon, đảng trưởng tiếp nối ông François Hollande, ứng cử Tổng thống, chỉ được có 6% phiếu bầu. Thất bại thảm hại. Đảng viên tan tác bốn phương trời, không còn người đóng góp.
Với thời gian thì cái tần suất “sa xuống hố” mỗi lúc một thêm đều đặn (và toàn là hố thẳm: Vinashin, Vinalines, Bauxit, Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Formosa, rồi đến những Khu Tự Trị …) cứ như thể là cả Đảng đã bị đui hết trơn rồi vậy. Sự tăm tối của giới cầm quyền ở Việt Nam hiện nay cũng khiến tôi nhớ đến ông Sáu Mù, ở xóm chài Lâm Quang Ky, với hơi nhiều nuối tiếc.
Hàng năm cứ đến ngày Lễ Độc Lập, người dân Hoa Kỳ lại tưng bừng tổ chức các buổi diễn hành, ăn Hot Dog và đi xem bắn pháo bông. Tuy nhiên các bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao chúng ta lại ăn mừng ngày 4 tháng 7? Tại sao ngày lễ này tồn tại 244 năm cho đến nay và nó có ý nghĩa lịch sử gì? Tại sao lại có pháo hoa, tại sao lại ăn Hot Dog để mừng ngày lễ Độc Lập?.
Ngày 4 tháng 7 năm 2021 đánh dấu 245 năm (1776-2021) ngày nước Mỹ tuyên bố độc lập thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Anh dưới triều đại của Hoàng Đế Anh George Đệ Tam. Ngày này, 4 tháng 7 năm 1776, nước Mỹ đã công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập mang tính lịch sử không phải riêng cho nước Mỹ mà còn cho cả nhân loại, bởi vì Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Mỹ nói đến các quyền bất khả tương nhượng của con người: bình đẳng, mưu cầu hạnh phúc và quyết định vận mệnh của cơ chế chính quyền hay là quyền của công dân, dân chủ.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày thành lập, Bắc Kinh có dịp để ôn lại truyền thống đấu tranh, đưa ra một bảng đối chiếu với hiện tại, ca ngợi các thành tựu và nhìn về tương lai. Thực ra, lại một lần nửa, Trung Quốc thể hiện những mâu thuẫn rõ rệt, vừa ca ngợi thành tích có chọn lọc, vừa lừa dối lịch sử thương đau. Giống như trước đây, trong dịp lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân, Trung Quốc cũng không thể làm khác hơn.
Đảng Công sản Việt Nam và ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đã thất bại ê chề trong công tác thu hồi tài sản của kẻ tham nhũng, nhưng không ai chịu trách nhiệm vì lãnh đạo vô cảm và luật pháp lung tung. Chuyện này, đối với đất nước là đảng nợ dân, nhưng lãnh đạo lại kiếm cớ buông tay, vì hàng ngàn tỉ đồng mất vào các dự án kinh tế vô tổ chức đã sập bẫy “hy sinh đời bố để củng cố đời con”.
Các số liệu mới nhất từ DataReportal cho biết hiện có khoảng 4.3 tỉ người sử dụng mạng xã hội, chiếm khoảng hơn 55% dân số thế giới. Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội cùng sự gia tăng người sử dụng là một môi trường thuận lợi và đầy tiện dụng cho cả hai bên: cho giới truyền thông lẫn các khán-thính-độc giả.
Làm người, ai chẳng có lỗi lầm. Yêu nhau lâu năm, thế nào cũng để ý người khác. Tình yêu như sơn màu. Dù sơn tốt cách mấy cũng sẽ phai lạt theo thời gian, nhất là những cuộc tình quá nhiều mưa nắng và bão lụt. Muốn giữ tình yêu, phải thường xuyên sơn lại. Muốn sáng tạo tình yêu, phải sơn lại nhiều màu. Sơn mỗi lần sẽ dày thêm, sẽ bảo vệ thịt gân trái tim những khi nó đập điệu chán chường thất vọng. Nếu vợ chồng không chịu tự sơn, sẽ có người khác sơn giùm.
FB Phạm Minh Vũ đặt những tấm ảnh chụp Hội Nghị Thượng Đỉnh G7 tại Cornwall (Anh Quốc) cạnh hình buổi họp đảng bộ xã Hợp Tiến (huyện Mỹ Đức -Hà Nội) rồi so sánh: “Một cuộc gặp của những người ảnh hưởng nhất thế giới mà nội thất tối giản nhất có thể… Còn một bên, cuộc gặp cấp xã chia ghế thôi, mà phải nói hết sức rườm rà, hoè hoẹt…”
Triết gia và kinh tế gia của Pháp, ông Frédéric Lordon (Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học pháp – CNRS) vừa cho ra mắt hôm đầu tháng 3/2021 tại Paris (xb La Fabrique) quyển sách mới của ông « Những bộ mặt của cộng sản » (Figures du communisme) Và ông tạm gọi thứ cộng sản của ông đưa ra là « Cộng sản dễ thương »!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.