Hôm nay,  

Phòng Tranh Mùa Xuân

11/02/200900:00:00(Xem: 5121)

PHÒNG TRANH MÙA XUÂN
Bài: Kim Bảng; Photo: Đan trần

Họa sĩ Huỳnh Vinh và khách thưởng ngoạn ở phòng tranh.
Thành phố vừa trải qua cơn bão tuyết mùa đông đầy khắc nghiệt. Đâu đó vẫn còn những đốm tuyết trắng xóa vương trên mái nhà, hàng cây, góc phố. Thế nhưng, dưới những điêu tàn của trận bão, đã thấy những chồi non vươn lên trong ánh nắng ấm áp của những ngày đầu xuân. Càng ấm áp hơn, phòng trưng bày tranh ảnh nghệ thuật của các nghệ só thuộc Hội Họa Sĩ Vùng tây Bắc Hoa Kỳ  tổ chức tại Trung tâm sinh hoạt người Cao Niên (Hollywood Senior Center) ngày Thứ Bảy 30 tháng 1 năm 2009, đã như một ngọn lửa bừng lên trong đêm tối buốt lạnh, sưởi ấm tâm hồn những người Việt tha hương nhân dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu 2009.
Với 50 tác phẩm nghệ thuật của bộ môn  hội họa và nhiếp ảnh do16 nghệ só, gồm nhiều lứa tuổi sáng tác trưng bày, phòng tranh ảnh Mùa Xuân đã thôi thúc khá đông người thưởng ngoạn đến đây để chiêm ngưỡng.
Góp mặt trong phòng trưng bày hôm nay có những họa só đã vang danh thế giới như Đại Giang với trường phái "Upside down". Có những họa sĩ đã tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn, Huế  từ những thập niên 60,  như Lê Văn Hưởng, Nguyễn Văn Nhớ, Tống Phước Cường. Có những nghệ só đã trải qua những trường lớp hải ngoại như Nhiếp ảnh gia Hoa Azer, họa sĩ Huỳnh Lương Vinh, NAG Trí Trần, NAG Đào Ngọc Phi, NAG Đan Trần...Tất cả đã như những Anh Em trong một gia đình, cùng quây quần bên mâm cỗ nghệ thuật, để chào đón và chúc mừng một mùa Xuân mới.
Mời quý vị hãy cùng chúng tôi đi thăm viếng phòng tranh.
Với những mảng tròn màu xanh ngọc bích, tượng trưng cho dòng đời phiêu lãng, điểm những nét cọ thon nhỏ phảng phất như mưa bão (trên đời sống con người!!!. Họa sĩ Lê Văn Hưởng đến với phòng tranh qua bức tranh sơn dầu "Mảnh Đời Xanh" được đặt ngay giữa phòng trưng bày, đã thu hút sự chú ý đầu tiên của tôi. Họa sĩ Lê Văn Hưởng là mẫu người đặc thù của một nghệ só, đúng hơn là của một Họa sĩ. Đời sống của Anh là sống thật với tâm hồn và với bạn bè, Anh không có cái tính toán của một thương nhân. Sở dĩ tôi nêu lên nhận xét này, chính bởi giữa tôi và họa sĩ đã có những gắn bó từ những ngày gian nan trong các trại tù Cộng Sản sau 1975 và kéo dài mãi đến tận hôm nay. Cả hai đã từng nhận đầy đủ những cay nghiệt trong đời sống một tù nhân của Cộng sản. Cả hai lại cũng đã từng ngồi uống với nhau ly rượu tiễn biệt quê hương, trên những chuyến bay đến Hoa Kỳ đầu thập niên 90. Và rồi dòng đời đẩy đưa, tôi và Hưởng cứ mãi gắn bó với nhau ngày qua ngày, tháng năm qua tháng năm...Tôi thì bị dòng đời nghiệt ngã cuốn trôi vào cơn lốc của đời thường. Còn Hưởng, vẫn thế, ung dung sống một đời thảnh thơi như những ngày đầu tiên tôi quen Hưởng trong trại tù ở Long Giao, cho dù ngày đó, cái đói triền miên ray rứt, Hưởng vẫn không màng đến "ca cóng", vẫn lãng đãng thả hồn về những thân thương một thời đã qua...
Như bị nhận chìm vào những đam mê của màu sắc, họa sĩ Tống Phước Cường đã phô diễn cho người thưởng ngoạn hôm nay qua tác phẩm, đơn giản, nhỏ bé, nhưng là cả một khám phá mới mẻ trên con đường sáng tác "tranh trong tranh" Art Mini (Mandale Series). Tác phảm là 4 vòng tròn chứa đựng những bông hoa Mận Đà La (Mandala) như "riêng ta một cõi" giữa phòng trưng bày đủ màu sắc của nghệ thuật.
Một giải lụa đỏ thắm treo trên trần nhà, nhỏ những giọt máu thẫm hồng xuống chiếc ly. Tác phẩm "Đời Sống" của Nguyễn Văn Nhớ như một chứng nhân của lịch sử đời thường tác giả: vắt hết những gọt máu trong tim cho nghệ thuật, cho gia đình và cho chính cả nỗi đam mê cuồng say trong sáng tác. Anh là mẫu người chân thật của những nghệ só hôm nay. Sống để sáng tác và sáng tác để sống.
Tuy ở đây chưa có những bông hoa nở trong vườn còn vương vãi màu tuyết trắng, nhưng hôm nay đã là mùa Xuân của đất trời Quê Hương. Thế nhưng Huỳnh Lương Vinh lại vẫn còn nhớ đến một Mùa Thu của Oregon với bạt ngàn những cánh rừng phong vàng rực trong "Nắng Thu". Như một hoài niệm cũ về qúa khứ thân thương mà họa sĩ muốn san sẻ cho người thưởng ngoạn, tác phẩm của Anh là một chứng nhân của đời sống con người, muốn được tận hưởng những hương hoa mà tạo hóa ban cho.
Người họa sĩ trẻ Thuỵ Phong. Anh đúng là  mẫu người của một nghệ sĩ với mái tóc bồng bềnh, bộ ria mép phong trần. Qua Anh ta thấy được cái dáng dấp của một con người sống cho bạn bè và cho thú đam mê nghệ thuật. Nhưng "Qua Cầu" lại diễn tả một khắc khoải của tâm hồn trong cuộc sống hôm nay! Phải chăng giữa thực và mơ bao giờ cũng hòa quyện với nhau trong đời sống mỗi người"
Hải Chí. Tôi có cái lỗi rất lớn là đã không được trò truyện cùng họa sĩ nhân đến phòng tranh, thế nhưng tên ông thì đã nằm sâu trong tiềm thức của tôi từ rất lâu, từ những ngày còn trên Quê hương và đến tận hôm nay. Phòng tranh lần này có lẽ là Hội Họa Sĩ Tây Bắc muốn dành cho ông một đặc biệt, bởi qua 6 tác phẩm trưng bày, họa sĩ đã mang một không khí thật ấm áp đến cho mọi người thưởng ngoạn qua những mảng tranh thật thân thương của đời sống quanh ta. "Câu Cá", "Tát Nước", "Cấy Lúa"...đều là những tác phẩm tượng trưng cho đời sống con người Việt Nam.


Bảo Trâm cũng thế, người con của họa sĩ Hải Chí. Cũng với 6 tác phẩm hội họa, Bảo Trâm đã đem đến cho người thưởng ngoạn những đam mê màu sắc gây nhiều ngỡ ngàng và thích thú. Nét vẽ của họa sĩ phảng phất những ưu tư của đời thường và những đắm say của mộng tưởng.
Rồi Ngô Duy Cường, một Mục Sư trẻ, một nhà thuyết giảng lôi cuốn, nhưng ông cũng còn là một nghệ nhân rất đam mê nghệ thuật, vui đùa với sắc màu trên những mảng tranh "Tĩnh Vật".
Và cả Hồ Đăng Yến nữa, tuy tuổi đã cao, họa sĩ vẫn còn đam mê cầm cọ vẽ những cảnh đời sống quanh ta. "Xóm Giềng" với những mái nhà trong cơn bão tuyết vùng Tây Bắc đã thu hút nhiều khách thưởng ngoạn.
Hội Họa có lẽ là bộ môn nghệ thuật đã lôi cuốn rất nhiều người từ ngàn xưa đến nay. Là bộ môn vương giả nhất trong các bộ môn nghệ thuật. Sẽ không bao giờ nói hết được về duy nhất một tác phẩm, chứ đừng nói là đến cả một phòng tranh mấy chục tác phẩm như hôm nay...Hy vọng sẽ còn những dịp trưng bày khác và xin dành sự nhận xét đến mọi người.
Bây giờ mời quý vị hãy bước sang lĩnh vực Nhiếp Ảnh. Nhiếp ảnh là một bộ môn nghệ thuật đã và đang được hàng triệu triệu người trên thế giới mê say. Càng mê say hơn khi ngày nay Nhiếp Ảnh đã bước những bước thật dài trong lãnh vực điện toán (digital). Thú đam mê chui vào phòng tối nhiều giờ liên tiếp để tạo ra những tác phẩm trắng đen trong các thế kỷ trước, nay đã nhường lại cho thú đam mê ngồi trước máy điện toán để tạo nên những tác phẩm thật mới lạ cả về nội dung lẫn màu sắc.
Hoa Azer (Hoa Rau Muống). Bà là mẫu người sinh ra để bấm máy (born to shoot!). Hàng chục ngàn, vâng phải nói là bà đã có đến hàng nhiều chục ngàn tấm hình khác nhau, đặc biệt về đời sống động vật và hoa lá. Tuy bà chụp nhiều như thế, nhưng Bà lại không có cái dáng dấp của một nhà nghệ sĩ như ta thường nghĩ. Đổi lại, tâm hồn của Bà lại là một đại dương về lòng bao dung trước những đau thương, mất mát của những cảnh đời chung quanh, cũng như nỗi đam mê nghệ thuật đến cuồng say, đặc biệt là đối với các động vật quanh ta. Bà có thể bỏ ra nhiều giờ liên tiếp, quỳ xuống đất trong tư thế sẵn sàng chụp, chờ đợi và chờ đợi để chỉ cần chụp được một động thái rất nhỏ của một cặp Thiên Nga đang tỏ tình với nhau trên mặt hồ trong xanh. Nỗi đam mê của bà đối với nhiếp ảnh, phải nói là vô cùng. Phần lớn tác phẩm của bà nói lên những niềm hạnh phúc của gia đình, con người, động vật và ý hướng vươn lên những điều chân thiện mỹ trong đời sống, như những bông hoa trong nắng sớm.
Tuy nhiên, như một nét chấm phá trong nghệ thuật, tác phẩm "Nón Lá", là một trong những tác phẩm Bà đem đến phòng tranh hôm nay lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Chiếc nón lá (là biểu tượng rõ ràng nhất của người Việt Nam), đang bị những cơn sóng phũ phàng của biển cả mênh mông vùi đập, phải chăng đó chính là đời sống người Việt tha hương chúng ta hôm nay"
Bộ môn Nhiếp Ảnh thành phố Portland hôm nay còn giới thiệu những khuôn mặt rất mới như Hoàng Phi Cao Ngọc, Đào Ngọc Phi, Đan Trần, Trí Trần, Trần Bảo Lộc.
Với 20 tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật, phòng trưng bày đã cho người thưởng ngoạn một cái nhìn rất khác về sắc màu nghệ thuật qua nhiều loại bố cục cũng như nội dung trang trải.
Đan Trần với thác nước mùa Thu, mơ màng và êm dịu. Đặc biệt là "Đất lành" với cánh chim bé bỏng đang ăn trên bàn tay một người, ánh sáng thật đẹp.
Đào Ngọc Phi với cảnh quan lạnh lùng của mùa Đông tuyết phủ nhưng lại rất ấm áp trong dòng suối với đàn thiên nga tung tăng bơi lội.
Trần Bảo Lộc, một nghệ nhân lớn tuổi , những tác phẩm của ông luôn mang mang một hoài niệm về qúa khứ. Chiếc nón nỉ, bộ quần áo trong tủ kính. Chai rượu vang và chiếc ly...chờ đợi.
Trí Trần, một nhiếp ảnh gia trẻ, sức sáng tạo thật nhiều. Bố cục chắc chắn với những nội dung tươi trẻ như "Sắc Xuân", "Một Ngày Mới".
Tác phẩm"Đốt Than" với chiều ánh sáng nghiêng của một sớm mai, người thợ rừng vùng U minh Hạ đang âm thầm đốt những cây tràm để làm than, Hoàng Phi Cao Ngọc muốn nói đến những vấn vương về đời sống con người dân nghèo khổ tại quê nhà hôm nay cho đồng hương hải ngoại thầu hiểu nỗi gian truân của những cảnh đời lầm than tại Việt Nam.
Qúa nhiều điều để có thể viết về một buổi trưng bày Tranh Ảnh mùa Xuân hôm nay...Đây thật sự là một hình thái sinh hoạt văn hóa rất lành mạnh mà Cộng Đồng chúng ta cần được nhân lên nhiều lần, với nhiều bộ môn văn hóa nghệ thuật khác nhau trong tương lai.
Xin cảm ơn các nghệ só đã đem đến cho đồng hương, và cho cá nhân người viết những khoảnh khắc tươi đẹp của ngày đầu xuân.
Tường trình: Kim Bảng
Photo: Đan trần

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.