Hôm nay,  

Nghe Tiếng Chuông Ngân

20/07/200800:00:00(Xem: 7468)

Hơn một tháng qua, kể từ khi bắt đầu vận động đúc một đại hồng chung cho ngôi chùa ở thôn quê-dù rằng cho đến giây phút ngồi đây, viết những giòng chữ này, quả chuông vẫn chưa khởi sự đúc-tôi đã nghe được tiếng chuông của ngôi chùa ấy ngân lên mỗi sáng chiều rồi.

Trong bài kệ nghe chuông mà các chùa thường đọc, và thường được khắc lên đại hồng chung, có mấy câu này:

"Nghe tiếng chuông, phiền não nhẹ

Trí huệ lớn, bồ-đề sanh

Lìa địa ngục, thoát hầm lửa

Nguyện thành Phật, độ chúng sanh."

Chỉ cần lắng nghe tiếng chuông không thôi, cũng thấy phiền não vơi nhẹ trong lòng. Phiền não vơi thì trí tuệ mới có cơ hội phát sáng, mà tâm bồ-đề cũng nhờ đó mà phát sanh. Những khổ đau, ách nạn, chướng duyên phải đối diện trong đời chính là địa ngục, là hầm lửa, đốt lên bao nhiêu phiền muộn, lo âu, sầu não. Chúng ta chỉ có thể vượt thoát được các phiền muộn khổ đau ấy khi tâm bồ-đề khởi sanh và trí tuệ tăng trưởng; hoặc có thể nói ngược lại, khi tâm bồ đề khởi sanh và trí tuệ phá chấp tăng trưởng, thì các phiền não tự động tiêu tan. Tiếng chuông là nhân duyên xúc tác để làm khởi sinh tâm bồ đề, tiêu trừ các phiền não.

Vì vậy, ngay từ ngày đầu tiên bắt đầu ghi danh sách những người ủng hộ đúc chuông chùa Thanh Trì, tôi đã cảm nhận sâu sắc tâm bồ đề của mọi người, như những đóa hoa sen, từ khắp nơi rộ nở, và mỗi đóa hoa ấy đã phát ra một tiếng chuông ngân dài. Đó là tiếng của bồ-đề tâm. Như vậy, có thể nói rằng chuông chưa đúc mà đã nghe tiếng ngân.

Từ mấy năm trước, Sư cô trụ trì đã cầu nguyện cho nhân duyên đúc đại hồng chung cho chùa Thanh Trì được thành tựu. Đến khi khởi sự ghi danh, từ người đầu tiên, Sư cô và ni chúng đã làm lễ cầu an, chú nguyện, hồi hướng công đức cho người phát tâm vào mỗi thời kinh của chùa, và vẫn liên tục cầu nguyện cho phật sự đúc chuông được thuận lợi, viên mãn.

Dù vậy, theo Sư cô cho biết, vẫn còn lo ngại không biết sự ủng hộ của mọi người trong tình hình kinh tế khó khăn của toàn cầu-mà ngay cả ở vùng xa xôi của đất nước cũng cảm nhận được qua giá gạo tăng vọt, liệu có đủ tài chánh để đúc chuông hay không. Tôi trấn an Sư cô và hứa nếu sự đóng góp qua giới thiệu của báo và trang lưới điện toán không đủ, chính tôi sẽ mang sổ công đức để làm kẻ "hành khất" đến gõ cửa các bằng hữu, hoặc một số chùa quen biết tại hải ngoại, cho đến khi nào đủ tịnh tài đúc chuông.

Một tuần, hai tuần, vẫn chưa đủ số tiền. Nhưng theo góp ý của một số tăng ni và phật tử, không nên chờ đến khi đủ tiền rồi mới đặt cọc đúc chuông mà phải đặt cọc sớm để có được thời giá hiện tại; nếu đợi đủ tiền mới đặt cọc thì có thể lúc đó giá tiền đúc chuông lại tăng cao thêm. Do vậy, Sư cô đã sớm ra Huế, với sự hướng dẫn của một vị hòa thượng tôn túc, đã đến lò đúc chuông để chính thức đặt cọc một phần ba số tiền đúc quả chuông nặng năm tạ, vào ngày 26/6/2008. Ngày đó, tiền quyên góp chưa được một nửa mà đã quyết định đặt cọc, chứng tỏ ngoài niềm tin nơi sự gia hộ của Tam Bảo và hộ pháp thiện thần, Sư cô đã rất tin tưởng nơi tâm bồ-đề của phật tử khắp nơi cho phật sự đúc chuông này.

Quả nhiên đến tuần thứ ba thì tiền vận động đã được ba phần tư, rồi tuần lễ thứ tư, đúng một tháng kể từ ngày lập phương danh ủng hộ, không những đầy đủ tịnh tài đúc chuông mà còn vượt quá số tiền mong đợi. Sư cô nghe báo tin đã nhận đủ số tiền, vô cùng hoan hỷ, nhưng cũng vội vã nhờ tôi thông báo kết thúc ngay việc vận động. Sư cô còn băn khoăn không biết số tiền dư sau khi trang trải mọi chi phí cho việc đúc chuông, tổ chức Lễ Rót Đồng, Lễ Khai Chung, sẽ phải hoàn lại như thế nào cho các phật tử đóng góp. Đúng là cái tâm rất là "nhà chùa thôn dã." Tôi nói, "Không thể hoàn trả được đâu thưa Sư cô, vì đây là tấm lòng của phật tử đối với đại hồng chung của chùa, phải đón nhận và cầu nguyện, hồi hướng công đức của họ, nếu dư thì thông báo là sẽ sử dụng để làm phật sự khác, hoặc làm việc từ thiện giúp cho thôn xóm địa phương."

Được hỏi về phật sự của chùa, Sư cô cho biết dĩ nhiên có nhiều phật sự vẫn đang chờ đợi thuận duyên mới thực hiện; nhưng phật sự trước mắt mà Sư cô hi vọng với số tiền đúc chuông dư lại có thể tiến hành là cất một dãy nhà gọi là "tịnh nghiệp đường" dành cho phật tử nghỉ lại đêm tại chùa mỗi khi có tổ chức Bát Quan Trai-Giới hoặc Khóa Tu Niệm Phật. Thường khi, mỗi lần có khóa tu, khoảng trên tám mươi phật tử nam nữ phải nghỉ lại đêm, chia nhau nằm la liệt trên chánh điện hoặc nhà ăn, phòng khách. Tối kỵ nhất là để phật tử nghỉ lại đêm nơi chánh điện, dù rằng về mặt tâm lý, con Phật được gần với Phật sẽ cảm thấy ấm cúng, gần gũi, an bình, nhưng trên hình thức thì làm kém vẻ tôn nghiêm đối với nơi thờ kính Tam Bảo. Đây là điều Sư cô quan tâm nhất, do đó, nếu tiền đúc chuông có dư, việc nghĩ đến trước tiên là cất một tịnh nghiệp đường, một dãy nhà đơn giản chỉ cần đủ che mưa nắng, để phật tử có thể lót đệm nghỉ qua đêm. Trong những ngày thường, tịnh nghiệp đường có thể dùng làm phòng học, hội họp, hoặc dùng làm phòng ăn tiếp đãi bá tánh vào mỗi dịp lễ lớn. Tịnh nghiệp đường vì thế sẽ là một dãy nhà đa dụng, rất cần thiết và hữu ích cho sinh hoạt của chùa. "Phí tổn để cất dãy nhà này chưa rõ là bao nhiêu nhưng chắc chắn là chỉ sử dụng số tiền còn dư lại của phật sự đúc đại hồng chung chứ không vận động thêm nữa," Sư cô khẳng định như thế.

Một vài ngày sắp tới Sư cô và ba vị ni khác sẽ đại diện chùa, đáp tàu hỏa đi Huế để kịp tổ chức Lễ Rót Đồng tại phường đúc vào ngày 23/7/2008. Lễ này sẽ có chư vị tôn túc Tăng Ni tại Huế đến chứng minh, chú nguyện. Theo lệ thường, lễ rót đồng rất quan trọng. Trong lễ đó, chư tăng ni sẽ tụng kinh chú cầu nguyện cho việc đúc chuông được thành tựu viên mãn, chuông sẽ có tiếng kêu và ngân hay, không bị rè hoặc tắc tiếng (một số trường hợp như vậy xảy ra khi phước duyên của thí chủ và ngôi chùa không đủ), và với sự gia trì của tăng ni, đại hồng chung không phải chỉ là một khối đồng vô tri mà sẽ có năng lực làm sứ giả của thiền môn, đánh thức, cảnh tỉnh, giảm thiểu khổ đau, mang lại sự an lạc nhẹ nhàng cho người nghe được. Có một nghi thức và những kệ chú đặc biệt dành cho buổi lễ rót đồng này. Cũng trong buổi lễ đó, chư tăng ni sẽ cầu nguyện hồi hướng công đức cho những thí chủ đã phát tâm cúng dường. Và để thành tựu việc đúc chuông một cách trọn vẹn, người cúng dường và ngôi chùa đón nhận cúng dường (qua đại diện là vị trụ trì) đều nên thành tâm cầu nguyện, tạo nên một mối cảm ứng linh thiêng cho sự hình thành một pháp khí của thiền môn. Pháp khí này, về mặt diệu dụng, có công năng phá trừ phiền não, khởi sanh bồ-đề tâm; về mặt hình thức là một biểu tượng văn hóa Phật giáo có chu kỳ tồn tại ở đời dài lâu hơn những động sản hay bất động sản khác của chùa. Một ngôi chùa vài trăm năm đã cần trùng tu; nhưng một đại hồng chung tốt thì chỉ đúc một lần, có thể có tuổi thọ ngàn năm.

Thử tưởng tượng chuông chùa Thanh Trì sẽ có mặt ở đời đến một ngàn năm sau, hoặc khiêm nhường hơn, chỉ năm trăm năm sau thôi, sẽ như thế nào. Trong năm trăm năm ấy, sẽ có nhiều vị ni hoặc tăng (không biết chừng) thay nhau trụ trì chùa Thanh Trì. Ni chúng, hay tăng chúng, cũng theo thời gian mà thay đổi, hết lớp người này đến rồi đi, rồi lớp người khác. Phật tử đến chùa cũng thay nhau nhiều thế hệ. Ngôi chùa sẽ trùng tu bao nhiêu lần. Phòng ốc, vật dụng trong chùa, hư rồi tạo dựng hay sắm lại biết bao nhiêu lần. Cây cối, vườn tược, cũng đổi thay theo mùa, theo mỗi trăm năm. Nhưng đại hồng chung vẫn sừng sững còn đó, vững vàng như một quả núi. Mỗi ngày chuông gióng lên hai bận, cứu độ hoặc cảm hóa bao nhiêu chúng sanh cõi người, cõi trời, cõi âm, cõi dương, trong sáu nẻo luân hồi. Mỗi tiếng chuông gióng lên nếu có tác động đến một chúng sinh nào khiến phát bồ-đề tâm, hoặc phát lòng niệm Phật, hoặc khởi tâm thiện, hoặc chỉ ngưng việc ác, hoặc chỉ giảm phiền não, khổ đau, thì theo lý thuyết "thọ hậu báo," [1] các thí chủ cúng dường đúc chuông đều được thừa hưởng công đức. Mỗi ngày trên hai trăm tiếng chuông, mỗi năm bảy mươi ba ngàn tiếng, và trong năm trăm năm, chuông đó gióng lên ba mươi sáu triệu năm trăm ngàn tiếng, sẽ tác động đến bao nhiêu chúng sanh, và bao nhiêu chúng sanh đó sẽ làm lợi ích hoặc cảm hóa được bao nhiêu chúng sanh khác" Công đức cúng dường đúc chuông do vậy mà thành vô lượng.

Tôi biết khi phát tâm ủng hộ đúc chuông chùa Thanh Trì, bạn không hề nghĩ đến phước báo hay công đức gì. Bạn đã phát tâm một cách vô tư, vô cầu. Biết chùa cần chuông thì cúng chuông, vậy thôi. Nhưng ở đời, có những cái muốn cầu cũng không có, và ngược lại có những điều không cầu vẫn được. Khi hạt giống lành gieo xuống, không mong cầu kết quả tốt, kết quả tốt vẫn cứ đến.

 Vào dịp lễ Vu Lan năm nay, chuông chùa Thanh Trì do các bạn đóng góp đúc nên, sẽ điểm những tiếng đầu tiên nơi thôn xóm nghèo xa xôi ấy. Nếu vì không gian cách trở mà bạn không thể nghe được tiếng chuông thực tế của chùa ngân vang như thế nào, hãy nhắm mắt lại cùng tôi ở ngay phút giây này, lắng lòng, nghĩ đến niềm vui của ni chúng và phật tử chùa Thanh Trì, nghĩ đến hàng triệu tiếng chuông kể từ lúc chùa cử hành lễ khai chung, sẽ theo thời gian, từng ngày nối nhau đi vào không gian, đi vào lòng người…

Tiếng chuông chùa Thanh Trì đã ngân vang trong bạn rồi đó.

 California, ngày 16 tháng 7 năm 2008

 [1] Tức là những báo ứng nhận được sau khi một tác nghiệp đã hình thành - ví dụ, khi cúng dường đúc chuông, người cúng dường thọ nhận phước báo tức khắc của sự phát tâm cúng dường, đến khi quả chuông hình thành và mỗi ngày gióng lên, tùy theo tác động của tiếng chuông mà thí chủ cúng dường được thọ nhận thêm phước báo khác. Sự thọ nhận sau gọi là "thọ hậu báo."

(http://www.vinhhao.net)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.