Hôm nay,  

Tết (đón Xuân)

1/26/200800:00:00(View: 8184)

Phong tục tập quán chúng ta đều kính trọng để hài hòa, đồng thời cũng là những dịp để tỏ lòng chân thành, yêu thương, chia xẻ với nhau mọi vui, buồn trong cuộc sống.

Đón Xuân là một trong những tục lệ vui tươi nhất của người Việt Nam. Tục lệ này có rất nhiều sắc thái được phơi bày vừa kín đáo, vừa phô trương, mà chúng ta có thể nhìn thấy qua mấy ngày Tết; Nó bao gồm tất cả những Đạo Đức, Hiếu Hạnh, Nề Nếp, Gia Phong, Lễ Nghi, Cổ Kính của từng gia đình nói riêng và của cả nước nói chung.

Những phong tục của những ngày trước Tết, những ngày trong Tết và những ngày sau Tết đều rất quan trọng! Nhưng đặc biệt là những ngày trước Tết đã làm tất cả mọi người, mọi gia đình, cả làng, cả nước, ai nấy đều lăng xăng, bận rộn tạo nên một không cảnh nhộn nhịp, vui tươi, háo hức và hân hoan từ nhà tới trường học, trong mọi công sở, nhất là các chợ Tết và đối với trẻ con thì không còn gì sung sướng hơn, vì chúng sẽ được mặc quần áo mới, chờ những bao tiền lì xì đầy tay, và sẽ được nghỉ học nữa! Trước Tết còn là dịp tốt cho chúng ta mua quà bánh đem biếu xén, còn gọi là đem "Tết" Ông Bà, Cha Mẹ, Họ Hàng, những người có liên hệ đến ân nghĩa và những ai thật thân thiết nữa.

Để đón Xuân, chúng ta:

- Lo dọn dẹp lau chùi một cách tỉ mỉ tất cả mọi thứ, đặc biệt là Bàn Thờ Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ; Lau chùi từng phòng, mọi nơi, mọi chỗ, sân trước, sân sau, kể cả những đồ vật như thùng rác đều được sạch sẽ, gọn gàng, tươm tất tuyệt đối để đón Xuân.

- Mọi cây kiểng và mọi thứ hoa trái đặc biệt thuộc ngày Tết, được cắt tỉa thật đẹp, để trang hoàng khắp mọi nơi mà đón Xuân.

- Quần áo mới của người lớn, và của trẻ con cũng đã được lo, có khi cả mấy tháng trước để mặc trong những ngày Tết.

- Đồ ăn đặc biệt của những ngày Tết như: Bánh Chưng, Bánh Tét, Dưa Hành, Dưa Món, các thứ Mứt, Kẹo, Hạt Dưa Đỏ, bánh trái nào cũng được làm kỹ càng hơn, và mỹ thuật nhất dành riêng cho Tết; Không một nhà nào mà không có một vài những thứ ấy để đón Xuân dù là nghèo tới đâu!

- Thức uống: Các thứ rượu ngon đã được chuẩn bị từ lâu, các thứ trà được ướp sen, ướp hoa nào thơm nhất v…v...để uống mừng Xuân mới.

Chúng ta sửa soạn hoàn hảo như thế, để kịp đón năm mới vào đúng 12 giờ đêm, gọi là "Lễ Đón Giao Thừa".

Trên bàn thờ đèn nến sáng trưng, và một mâm Lễ Vật được đặt ở trước sân nhà, để Cúng và Đón Giao Thừa. Với quần áo mới tề chỉnh, gia chủ ra sân trước, Làm Lễ và Khấn Khứa: "Tiễn Cựu, Nghinh Tân tức là Tiễn Năm Cũ với mọi xui xẻo đi! Và đón Năm Mới tới với mọi may mắn, tài lộc bằng năm, bằng mười năm cũ!". Sau đó chọn người nào thật tốt nhất, có Đạo Đức, có Địa Vị, Giầu Sang, Hạnh Phúc để "Xông Nhà", có nghĩa là dựa vào cái phúc của người ấy, sẽ mang mọi may mắn, tài lộc, an lành đến cho mình và gia đình mình!

Ngày Mùng Một Tết, trước Bàn Thờ Tổ Tiên, khói hương nghi ngút, hoa trái đủ đầy, cổ bàn linh đình, chúng ta Quỳ Lạy trịnh trọng và trang nghiêm, kế đó chúng ta Mừng Tuổi và Chúc Ông Bà, Cha Mẹ được nhiều sức khỏe, tăng phúc, tăng thọ; Sau đó, chúng ta mừng tuổi nhau, chúc nhau toàn những điều hay, điều tốt, còn tặng nhau những bao tiền màu đỏ gọi là "Lì Xì" để lấy hên; Cứ tuần tự lớn trước, bé sau; Bé chúc lớn trước, lớn chúc bé sau.

Liền như thế trong ba ngày Tết, chúng ta đi Mừng Tuổi, Chúc Tụng Những Người Lớn, Những Vị Ân Nhân, Họ Hàng, Bạn Bè v…v...

- Những điều Kiêng Kỵ trong những ngày Tết:

¢ Không được cãi Cọ, không được Giận Dữ, không được Khóc Lóc, không được Mặt Nặng, Mặt Nhẹ v…v...vì nếu lỡ làm thế thì sẽ bị "Xung" suốt năm như vậy!

¢ Không được quét nhà, vì nếu quét rác ra, tức là quét tiền ra hết!

¢ Không được làm đổ vỡ cái gì hết, vì nếu lỡ làm đổ vỡ bất cứ cái gì là suốt năm mọi việc đều bị đổ vỡ, không thành công v…v…

- Những Mong Cầu:

- Đi hái lộc đầu Xuân để có tiền vào như nước!

- Đi Chùa Bà, Chùa Ông cầu tài, cầu lộc, cầu thi đổ, cầu tăng chức, cầu  khỏe mạnh, cầu giầu có, cầu gặp được đối tượng để thành Vợ thành Chồng, cầu tự xin được sinh con trai, hay xin được sinh con gái v…v…

- Xin thẻ, xin xâm, bói quẻ để xem năm mới này tốt xấu ra sao"

- Chọn giờ tốt để "Khai Bút".

- Chọn ngày, giờ tốt đầu Xuân để "Khai Trương" cửa hàng v…v…

- Dựng "Cây Nêu" để trừ Tà, trừ Quỉ!

Phong tục, tập quán những ngày "Tết" của người Việt Nam chúng ta đại khái là như thế! Có những cái rất hay, mà cũng có những cái rất dở! Có những cái đáng theo, mà có những cái không nên theo!

Chúng ta hòa đồng vui Xuân trong Lễ Nghi Truyền Thống, Hiếu Hạnh, Trên Dưới, Đạo Đức, Cốt Cách, Gia Phong, Nhớ Ơn, Đền Ân, Đáp Nghĩa Cho Nhau…DDó là những cái hay thật tuyệt vời nên gìn giữ.

Còn những "Phong Tục Mê Tín Dị Đoan" thì chẳng nên giữ làm gì:

- Những kiêng Kỵ vô lý đủ thứ như đã kể ở trên nào là: Xông Nhà, Xông Đất, nào là Không Được Quét Nhà, Không Được Đánh Đổ, Đánh Vỡ v…v…

- Những mong cầu đủ thứ như: Cầu đánh bạc được, cầu trúng số, cầu tăng chức, cầu tài lộc…Những thứ mong cầu ấy rất khó được vì mọi sự đã an bài trong Nhân Quả và Nghiệp Báo!

- Mời Đón Gia Tiên, Cữu Huyền Thất Tổ, Ông Bà, Cha Mẹ về Ăn Tết là   ngày 30 Tháng Chạp, tức ngày 30 Tết; Sau đó đến ngày Mùng 4 Tết là ngày "Hóa Vàng", cũng là ngày "Tiễn Gia Tiên" đi! Vậy thì một năm có 365 ngày, mà Gia Tiên chỉ được về ăn uống có 5 ngày Tết! Thử hỏi còn 360 ngày kia họ bị bỏ đói, bỏ khát hay sao"

- Đi hái lộc, cầu tài, thăng chức mà không chịu siêng năng làm việc, thì cũng khó có tài lộc và sự thăng chức, thăng tước!

- Cầu thi đỗ mà không chịu học bài thì cũng khó thi đậu lắm!

- Coi bói toán là người mắt sáng đi hỏi người mù mắt để xin "Đoán" này, "Đoán" kia! Mà đã gọi là "Đoán" thì là không biết chắc! Nếu đã biết chắc thì cần gì phải "Đoán"!

- Xin Xâm để xem vận mệnh tốt xấu, hên xui! Thì những quẻ Xâm ấy là do chính con người tạo ra, không phải là những Vị Thánh, hay những Vị Phật viết ra!

Trong thực tế, số mạng ở ngay trong tay của chúng ta, chúng ta có thể tự tạo nên những Mùa Xuân tươi vui, thanh bình nhất trong đời sống hàng ngày cho chính mình!

Nếu chúng ta không làm Ác, không nói Ác, không thủ đoạn, không lưu manh, không ăn gian, không nói dối, không ích kỷ, không ghét ghen, không tranh đua, không trộm cắp, không sát sinh v…v…. thì Thân Tâm lúc nào cũng nhẹ nhàng, trong sạch, không có gì phải ân hận, phải nghĩ ngợi…..thì đời sống sẽ an lạc từng giây, từng phút và sẽ sống lâu, mạnh khỏe, vui tươi như Tết!

Nếu ngày nào, giây phút nào cũng Hiếu Hạnh, ân trả, nghĩa đền, biết ghi ơn muôn loài, muôn vật thì ngày nào chẳng là ngày Tết!

Nhà cửa lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp, vệ sinh thì đúng là "Nhà sạch thì mát, Bát sạch thì ngon cơm, Con sạch thì chóng lớn". Như vậy thì có hạnh phúc, vui tươi như Tết không"

Nếu chúng ta làm được như thế thì đúng là chúng ta đang Tu Hành ngay trong đời sống gia đình, ngay trong xã hội, ngay trong Vũ Trụ này, mà chúng ta không hề biết là chúng ta đang Tu! Chúng ta đang tự tạo và cũng là chúng ta đang tự động có những Mùa Xuân Vừa Đẹp, Vừa Vui, Vừa Hạnh Phúc và được những điều "Khó tin nhưng có thật" rất vi diệu, nhiệm mầu là:

- Mọi tai nạn và tật bệnh sẽ qua, nặng thì thành nhẹ, nhẹ thì thành hết!

- Mọi sự Chết Non, Chết Yểu sẽ được chuyển thành Sống Lâu, Trường Thọ!

- Mọi Xui Xẻo được chuyển thành Vui Tươi, Hạnh Phúc!

- Sự Già Cả thành Trẻ Trung vì Thân Tâm Thanh Tịnh, không bon chen, không lo lắng, không nghĩ ngợi mông lung!

Tóm lại tất cả chỉ là:

"Vì  Có Tu Nên Mới Có Chuyển Được Mọi Nghiệp"

Trong Kinh nói rằng: "Phiền Não Tức Bồ Đề" là thế đó!

Vậy thì việc gì phải chạy đôn, chạy đáo đi xin, đi cầu, đi lạy, đi van, để bị vào những Mê Tín Dị Đoan mà Tạo Nghiệp, lại chẳng được cái gì cả!

Bài Thơ: "Chúc Mừng Năm Mới"

Thanh Tịnh Liên, Thích Nữ Chân Thiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những cầu thủ đồng hương tranh tài. Thiệt không có gì để có thể phàn nàn. Các em chơi rất tới, rất hết mình, và rất đáng ngợi khen. Đây cũng là lần đầu tiên tôi được nghe những lời bình, bằng tiếng mẹ đẻ, trong một trận túc cầu. Bình luận viên hay nhắc đi nhắc lại những cụm từ rất nặng nề: xử lý tình huống, quật khởi, nỗ lực kiên cường, phương cách đá, tham gia lấy bóng, khoảng cách lợi thế, sự tiếp cận, sự thay người, toả sáng…
Herschel Walker vừa chấm dứt hi vọng tái tranh cử tổng thống của Trump. Herschel Walker loạng choạng, lầm bầm, lóng ngóng cuối cùng đã thất bại trong cuộc đua vào Thượng viện Georgia. Nhưng trong khi Walker có thể sẽ rời khỏi chính trường và chìm vào tình trạng mờ mịt, người đàn ông đã lôi kéo ông Walker vào cuộc đua và áp đặt một ứng cử viên rõ ràng không đủ tiêu chuẩn vào Đảng Cộng Hòa Georgia, hiện đang gặp khó khăn trong việc giải quyết thiệt hại...
Theo Phật Học Từ Điển của Thiện Phúc, “Chánh Niệm (Sammasati/Phạn, Samyaksmrti/ Sankrit, Right mindfulness /Anh Ngữ ) là , ”Nhớ đúng, nghĩ đúng là giai đoạn thứ bảy trong Bát Thánh Đạo. Nhìn vào hay quán vào thân tâm để luôn tỉnh thức.
Người dân Nam Bộ thường phê bình kẻ nói một đường làm một nẻo là “xạo ke”. Sau ngày 30/04/1975, đảng Cộng sản thu đất nước về một mối, nhưng không làm như đã hứa khiến dân Nam Bộ lại phải gọi Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa là “xạo hết chỗ nói”...
Một phong trào biểu tình chống chế độ và chống Xi, do dân chúng và phần đông giới trẻ, sinh viên các Đại học, phát động hôm 24/11/22, nhiều người cho là lớn nhứt từ 33 năm nay. Dân chúng các thành phố lớn, sinh viên từ nhiều Đại học xuống đường tố cáo biện pháp ác ôn « Zéro Covid » của Xi chống dịch Vũ Hán là giết người, trong lúc thế giới cũng chống dịch nhưng không ai làm như vậy...
Coi như là hết thuốc! Bây giờ thì tôi hiểu thế nào là một nhà tù lớn. Tuy không có chấn song nhưng kẻ ở bên trong cũng hoàn toàn bị cắt đứt mọi liên lạc với thế giới bên ngoài...
Đến hôm nay thứ sáu 2 tháng 12 giải túc cầu thế giới năm 2022 đã đi được nửa đoạn đường. Cũng như bất kỳ một cuộc tranh đua thể thao nào phải có kẻ thắng người thua. Kẻ thắng thì vui mừng hớn hở vì đã đem lại vinh quang cho xứ sở và dân tộc mình. Kẻ thua thì viện lý do nầy hay lý do khác vì mình đã bị xử ép để tránh sự chỉ trích của những người hâm mộ. Nhưng đó là những sự kiện thường tình lúc nào cũng xẩy ra.
Bài này sẽ phân tích về một số ý chỉ trong hai hội đầu trong Cư Trần Lạc Đạo Phú của Vua Trần Nhân Tông (1258-1308), người sáng lập dòng Thiền Trúc Lâm. Bài phú này có 10 phần, chữ xưa gọi là 10 hội, chỉ ra đường lối của Thiền Trúc Lâm.
Một người nghĩ rằng, người kia làm chuyện lầm lỗi, vì muốn chống đối, người này làm chuyện có lỗi để gây tiếng vang, phản đối lại sự lầm lỗi của người kia. Vậy thì ai có lỗi? Và lỗi nào nặng hơn? Có lẽ, bạn đọc nghĩ rằng, tôi đang muốn nói về chuyện luật tử hình. Lý luận này: một kẻ cố ý giết người, hoặc giết nhiều người, cần phải đền tội bằng cái chết. Mắt đền mắt. Răng đền răng. Đúng và hữu lý. Nhưng lý luận kia: Trong xã hội văn minh, trừng phạt là thứ yếu, giáo dục, cải thiện người xấu trở thành tốt mới là mục tiêu nhân bản. Người phạm tội, có quyền được hưởng, ít nhất, một cơ hội để hối lỗi, để trở thành người tốt hơn. Cả hai lý luận đều đúng. Có lý luận thứ ba: Giết người là có tội, dù là lý do gì, ngoại trừ phải tự vệ trong tình trạng khẩn cấp. Như vậy, khi tòa án kết tội tử hình, chính tòa án (luật pháp, thẩm phán, và công tố viên) đã phạm tội giết người.
Dư âm cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập năm 2010 ở Trung Đông, Bắc Phi châu và sự tan rã của Thế giới Cộng sản ở Nga năm 1992, đang là mối lo hàng đầu của đảng CSVN, sau hơn 35 năm đổi mới. Dưới lăng kính bảo vệ an ninh quốc gia, nhà nước Cộng sản Việt Nam (CSVN) coi mọi phản ứng của dân trong cuộc sống, kể cả các hoạt động đòi dân chủ, tự do và nhân quyền v.v… đều là “diễn biến hòa bình” nhằm phát triển “cách mạng mầu” để lật đổ đảng CSVN...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.