Hôm nay,  

Tự Do Tôn Giáo Không Thể Dựa Vào Số Lượng Nhà Thờ Được Đăng Ký

03/12/200700:00:00(Xem: 7666)

Tôi thực sự không thoải mái khi thấy ông Scott Marciel, Phụ tá Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao đặc trách về Đông Á phát biểu trong cuộc điều trần trước Tiểu ban về Ngoại vận thuộc Quốc hội Hoa Kỳ hôm ngày 6 tháng 11 như sau “Trong khi Việt Nam đã bị đình trệ về lãnh vực tôn trọng quyền Tự do Chính trị, thì họ lại có những tiến bộ về Tự do Tôn giáo”.

Dựa trên nhận định như vậy, chính phủ Hoa Kỳ đã cho rằng lúc này chưa cần thiết để đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần lưu tâm về vi phạm quyền tự do tôn giáo (CPC). Đồng thời, trả lời câu hỏi của dân biểu Bill Delahunt, Chủ tịch Tiểu bang Ngoại vận đặc trách về các tổ chức quốc tế, nhân quyền và giám sát, ông Scott Marciel nói “ Hoa kỳ đã nhận nhiều bản báo cáo cho thấy nhà cầm quyền Hà Nội đã cho phép đăng ký hàng trăm nhà thờ tại Việt Nam, điều này chứng tỏ có một sự tiến bộ đáng kể về tự do tôn giáo”.

Tự do tôn giáo không thể đơn giản chỉ dựa vào số lượng nhà thờ được cho phép đăng ký hay tổ chức Phật Giáo hoặc Chùa vừa được thành hình. Nó phải là một sự thể hiện về mặt bày tỏ niềm tin, tín ngưỡng đã được công nhận như một quyền căn bản của con người. Sự thực là, để có thể cử hành các tâp tục về mặt tín ngưỡng, người Việt cần phải có sự chấp thuận từ phiá nhà cầm quyền Hà Nội; hoặc là phải đăng ký theo thủ tục, hoặc phải được cấp giấy phép. Tự bản chất của thủ tục như vậy đã trái ngược lại nguyên tắc của bản Hiến Chương Quốc Tế Về Nhân Quyền xác định về tự do tôn giáo trong điều 18 như sau “Mọi người có quyền tự do về tư tưởng, ý thức và tôn giáo. Quyền này bao gồm tự do thay đổi tín ngưỡng, niềm tin và quyền tự do cử hành trong phạm vi cá nhân hay cộng đồng với những người khác ở tư nhân hay nơi công cộng để bày tỏ niềm tin về tôn giáo, thực hành, thờ cúng và cữ hành các nghi lễ”.

Trong một chế độ độc tài toàn trị, số lượng nhà thờ đăng ký không nói lên một điều gì cụ thể cả. Chế độ độc tài có thể công bố hàng ngàn nhà thờ được cho phép đăng ký để đánh lừa dư luận quốc tế nhằm đạt các mục tiêu chính trị nhưng bản chất của nền tảng về vi phạm tự do tín ngưỡng vẫn không thay đổi. Nhà cầm quyền Hà Nội từng tuyên bố mãnh mẽ rằng họ có hơn 600 cơ quan ngôn luận, con số này đang trên đà gia tăng. Nhưng thực chất thì vẫn không có tự do báo chí tại Việt Nam . Gần đây, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới công bố bản báo cáo của họ, Việt Nam xếp thứ 162 trong tổng số 169 nước dẫn đầu về chế độ kiểm duyệt báo chí.

Việt Nam không chấp nhận thứ tự do báo chí cũng như các tổ chức tôn giáo độc lập. Bất cứ một hoạt động tôn giáo nào không trực thuộc quyền kiểm soát của Đảng đều bị ngăn cấm và tiêu diệt một cách có hệ thống. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là thí dụ điển hình. Những lãnh đạo cũa Giáo Hôi như Hoà Thượng Thích Quyền Quang, Hoà Thương Thích Quảng Độ bị giam lõng tại Chùa, liên tục bị quấy nhiễu, theo dõi, hạn chế tự do đi lại. Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Nguyễn Công Chính đều bị trấn áp, các tín hữu bị công an đánh đập và liên tục bị đe doạ. Nhiều nhà nguyện Tin Lành, điều hành độc lập không thuộc hệ thống quốc doanh đã bị xoá sạch.

Khi phái đoàn thuộc Uỷ Hội Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo viếng thăm phòng giam của luật sư Lê Thị Công Nhân hồi tháng 10 năm 2007 vừa qua, họ tận mắt thấy phòng giam tương đối sạch sẽ, không đến nỗi chật hẹp như họ đã được báo cáo về tình trạng Nhân đang bị giam chung với 20 nữ tù thường phạm trong căn phòng rộng 55 mét vuông. Nhưng thực ra phái đoàn đã không biết là trước đó hai tiếng đồng hồ, ban giám thị trại giam đã ra lệnh chuyển10 tù nhân nữ ra khỏi phòng giam của Nhân, phòng giam được lệnh chùi rửa sạch sẽ và mỗi tù nhân được phát cho một chiếc chiếu mới toanh. Những thủ đoạn gian xảo này đối với chế độ Hà Nội được họ sử dụng một cách nhuần nhuyễn.

Luật sư Nguyễn Văn Đài đã từng bị quản giáo trại giam từ chối không cho mang Thánh Kinh vô phòng giam. Nhờ vận động của vơ, chị Vũ Minh Khánh nên thông qua đề nghị của Ủy Hội Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo, ban quản lý trại giam đã cho phép Đài được mang Thánh Kinh. Tuy nhiên, tờ Công An Nhân Dân số ra hôm tháng 10 đã trâng tráo viết là Nguyễn Văn Đài không những được phép mang Thánh Kinh kể từ lúc bị bắt mà còn tiến hành việc truyền đạo trong phòng giam nữa.

Đối với chế độ Hà Nội, cứu cánh biện minh cho phương tiện. Hoa Kỳ cần biết rằng họ đang giao hảo với một đất nước mà lãnh đạo của nước này không bao giờ tôn trọng lời nói. Nói láo, gian trá không phải là vấn đề họ quan tâm nếu phục vụ mục tiêu của Đảng.

Tu chính án số 1 của Nước Mỹ xác nhận “Quốc hội sẽ không làm luật ảnh hưởng đến những tôn giáo đã hình thành lâu đời hay ngăn cấm quyền tự do thực hiện các điều đó. Hoặc hạn chế quyền tự do ngôn luận, báo chí, quyền biểu tình ôn hoà và thỉnh nguyện Chính phủ tái thẩm những bất công.”

Trong tinh thần đó, sẽ không có một nền Tự do Tôn giáo hiện hữu cả ở nước Mỹ lẫn Việt Nam nếu bất cứ cá nhân hay tập thể nào bị áp lực từ Chánh quyền phải xin phép để hợp thức hoá niềm tin, tín ngưỡng hay thờ cúng của họ.

Ngày 15 tháng 11 năm 2007

(Nguyên bản Anh Ngữ đã gửi đến Ủy Hội Quốc Tế Tự Do Tôn Giáo, Thông tín viên Quốc tế, Dân biểu và Nghị sĩ Hoa Kỳ, các viên chức Hành Pháp và Thành viên thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia của chính phủ George W. Bush)

Đỗ Thành Công http://ddcnd.org/main/

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi một biến cố xảy ra mà ngần ấy phe đều thấy mình đúng - và đối phương sai lầm -  người ta tất nhiên phải phân vân về lẽ đúng sai.
Nếu muốn nói về sức mạnh và hiệu quả đấu tranh dân chủ, làm tan băng chánh trị VN, làm sáng sủa con đường đi tới cũng như lẽ đúng sai
Việt Nam đã và đang làm hết sức để cải tiến quan hệ với Hoa Kỳ. Nhưng chỉ mới tám tháng trước
Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam 2007 (DLNQ), đã thông qua Hạ Viện ngày 18/9/2007 với đa số áp đảo 414/3, tố cáo mạnh mẽ CSVN đã vi phạm nhân quyền
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.