Hôm nay,  

Thư Nhà Báo Tự Do Lê Xuân Lập Gửi TT CSVN Nguyễn Tấn Dũng

9/21/200700:00:00(View: 11347)

- Nhà báo tự do Lê Xuân Lập (blog)

Đây là lá thư của đảng viên Lê Xuân Lập (ảnh), một nhà báo tự do trong nước, viết trên trang blog của mình nói về tình trạng tuyên truyền một chiều của báo chí trong nước. Không biết người đứng đầu chính phủ CSVN trả lời thế nào về thực tế truyền thông báo chí trong nước, và kiến nghị "xin được ra báo tư nhân" này của nhà báo tự do Lê Xuân Lập, hay là sẽ lờ đi như từ trước tới nay. Nhà báo Lê Xuân Lập viết:

Sau rất nhiều cân nhắc, hôm nay mình quyết định gởi cho người đứng đầu Chính phủ bức thư này, không biết nó có đến được tay người nhận không" Và ông có sẵn lòng đáp lại thiện chí của mình không" Rất có thể sự việc sẽ diễn ra không dễ dàng chút nào, nhưng vì quyền lợi của những người viết báo tự do và lợi ích cộng đồng mình sẽ cố gắng làm thật tốt những gì mà khả năng mình có được.

THƯ GỞI THỦ TƯỚNG

Kính gởi: Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng

Hằng ngày theo dõi tin tức trên các phương tiện truyền thông trong nước tôi nhận thấy việc tuyên truyền của báo chí chúng ta vẫn mang nặng tính một chiều kiểu minh họa các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước như cách làm của nhiều chục năm trước đây. Chưa có một kênh thông tin mang tính chất phản biện xã hội nào thực sự hiệu quả, giúp Đảng và Chính phủ nhìn nhận một cách rõ nét hơn mọi vấn đề của cuộc sống dưới nhiều góc độ khác nhau. Đọc báo, nghe đài, xem tivi thường thấy có qúa nhiều tin bài sao chụp qua lại lẫn nhau; tính hấp dẫn, đa chiều trong thông tin chưa được thực sự coi trọng, nhiều tờ báo, nhiều chương trình phát thanh, truyền hình có rất ít đọc giả và khán, thính giả; nhiều sự vật hiện tượng của đời sống xã hội không được phản ánh một cách khách quan, khoa học; sự mất cân đối trong thông tin giữa nông thôn và thành thị ngày càng trở nên trầm trọng...Vậy mà đất nước ta lại đang tồn tại hơn 600 cơ quan thông tấn báo chí, cùng hàng chục ngàn nhà báo với hàng núi trang thiết bị hiện đại thì quả là một sự lãng phí hết sức to lớn.

Cũng bởi vì Đảng và Chính phủ luôn luôn yêu cầu báo chí phải tránh đề cập đến những đề tài nhạy cảm ví như vấn đề biên giới, vấn đề khiếu kiện đông người, vấn đề tự do, dân chủ...v.v. và v.v... nên vô tình chúng ta đã "nhường sân chơi" này cho báo chí ngoài nước làm mưa, làm gió. Đây cũng là một điểm yếu để các thế lực thù địch quốc tế có điều kiện tuyên truyền không tốt về nền dân chủ và nhân quyền ở nước ta, làm nhiễu loạn thông tin, phân tán nhân tâm của người đọc.

Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, để chống lại sự xâm nhập thông tin từ bên ngoài (thường trái chiều với thông tin trong nước) chúng ta đang áp dụng một biện pháp hết sức thủ công là xây dựng một hệ thống an ninh mạng, lập tường lửa hoặc phá hỏng những trang tin điện tử mà ta cho là có hại. Thế nhưng kết quả thực tế là rất ít ỏi, bởi với sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, người đọc hoàn toàn có thể dễ dàng vô hiệu hóa sự che chắn bị động đó. Sẽ chẳng có một bức tường nào có thể ngăn cấm được nhu cầu tiếp nhận thông tin chính đáng, nhiều chiều của người dân. Còn ở góc độ phản biện thì báo chí trong nước thường chỉ nói một tiếng nói rất giống nhau thành thử không mấy thuyết phục. Gần đây, với sự xuất hiện của hàng ngàn trang blog cá nhân mỗi ngày mà đa phần đều có xu hướng nói chuyện chính trị và sử dụng chế độ công chúng (public) có khả năng kết nối cao, thì việc quản lý báo chí như kiểu chúng ta đang làm đã trở nên lỗi thời và kém hiệu quả.

Để khắc phục tình trạng trên, tôi kiến nghị Nhà nước nên nhanh chóng sửa đổi Luật Báo chí hiện hành theo hướng mở rộng tự do hơn nữa có cả "lề phải" lẫn "lề trái" cho báo chí; thành lập các tập đoàn báo chí hùng mạnh theo từng vùng, từng lãnh vực hoạt động, có đại diện ở nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hạn chế việc đầu tư tràn lan ngân sách cho báo chí; cho phép lập thí điểm một số hãng tin tư nhân hoạt động độc lập, trong khuôn khổ pháp luật, tiến tới thực hiện xã hội hóa báo chí, Nhà nước chỉ nắm một vài cơ quan thông tấn báo chí lớn.

Thư này gởi Thủ tướng, cá nhân tôi - một Đảng viên Đảng CSVN, một công dân tốt của đất nước, được đào tạo chính quy hệ ĐH tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền quốc gia, kính xin Thủ tướng cho phép tôi thành lập một tờ báo tư nhân, đi tiên phong trong việc xã hội hóa báo chí của nước nhà.

Tôi cũng hiểu rằng chiếu theo các quy định của pháp luật hiện hành thì cá nhân không được phép ra báo, vì thế trước hết tôi xin phép Thủ tướng cho lập Hội của những người viết báo Tự do VN (bao gồm những nhà báo không làm công ăn lương cho một cơ quan, tổ chức nào và điều này là hoàn toàn hợp pháp). Từ Hội này chúng tôi sẽ tiến hành các thủ tục xin phép ra báo đúng theo quy định của pháp luật. (tôi xin gởi kèm theo đây bản Điều lệ Hội Nhà báo Tự do VN do tôi dự thảo để Thủ tướng tham khảo)

Xin gởi tới Thủ tướng lời chúc sức khỏe trân trọng. Mong sớm nhận được câu trả lời từ Thủ tướng!

Biên Hòa ngày 10-9-2007

Người gởi

Lê Xuân Lập

***

* Thư ngỏ

20-12-2006

Kính gửi: Các nhà báo tự do và các bạn. Cá nhân tôi - một người viết báo tự do xin gửi tới các đồng nghiệp và tất cả đội ngũ những người cầm bút cùng toàn thể các bạn lời chào đoàn kết và kính trọng.

Kính thưa các bạn!

Ngày nay với sự lớn mạnh của đất nước Việt Nam đổi mới và tiến nhanh trên con đường hội nhập quốc tế đã và đang hình thành ngày càng đông một đội ngũ những người viết báo tự do, hoạt động độc lập với các cơ quan báo chí hiện hữu. Trong số này, có người gắn bó với nghề báo trong nhiều thập kỷ qua, có những người đã để lại dấu ấn đậm nét trong lòng bạn đọc... Nhiều nhà báo tự do đang ngày đêm lao tâm khổ tứ tạo nên những tác phẩm báo chí tâm huyết nhưng vì những lý do khác nhau, nhất là do tính chất riêng cùng những giới hạn nhất định của từng tờ báo mà họ cộng tác nên đành phải chấp nhận vị trí bị nhiều hạn chế, thậm chí bị lãng quên và những tác phẩm ấy đã không có cơ hội đến được với bạn đọc. Các nhà báo tự do còn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong hoạt động nghiệp vụ, tiếp cận thông tin và chưa được xã hội thừa nhận. Ước nguyện về một hội đoàn riêng để khẳng định một nghề nghiệp có thật, hợp pháp, hữu ích; để họp mặt, chia sẻ tâm tư đồng thời giúp đỡ lẫn nhau trong công việc cũng như trong cuộc sống hàng ngày của các nhà báo tự do ngày càng trở nên cần thiết và chính đáng.

Từ suy nghĩ đó, cá nhân tôi đã cố gắng biên soạn bản dự thảo Điều lệ Hội Nhà báo tự do Việt Nam (xem mục dự thảo Điều lệ dưới đây) và xin có lời mời các bạn tham gia góp ý kiến. Nếu việc thành lập một tổ chức hội đoàn của những người viết báo tự do thực sự là ý nguyện chung của nhiều người, chúng ta sẽ cùng nhau chung sức hành động để ước vọng đó mau chóng thành hiện thực. Với mục đích trong sáng, rõ ràng như vậy, hy vọng một ngày không xa, Hội Nhà báo tự do Việt Nam sẽ được thành lập một cách hợp pháp và những nhà báo tự do Việt Nam sẽ có một Hiệp hội đủ mạnh, có tiếng nói tin cậy góp phần tích cực vào sự phát triển tươi sáng của đất nước.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và mong nhận được sự cộng tác của các đồng nghiệp, và tất cả các bạn.

Nhà báo, luật gia XUÂN LẬP

***

ĐIỀU LỆ HộI NHÀ BÁO Tự DO VIỆT NAM

(Dự thảo)

Chương I: TÔN CHỈ MụC ĐÍCH

Điều 1: Hội Nhà báo Tự do Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của những người viết báo tự do Việt Nam không làm công, ăn lương từ một cơ quan báo chí nào. Hội hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước Việt Nam và Điều lệ Hội.

Điều 2: Hội Nhà báo Tự do VN có nhiệm vụ:

- Góp phần bồi dưỡng nâng cao tay nghề báo chí cho các hội viên nhất là về nghiệp vụ, kỹ năng viết báo.

- Tham gia xây dựng các chính sách pháp luật của Nhà nước về thông tin báo chí, vế quyền con người, thực hiện quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của công dân theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và Công ước Quốc tế.

- Liên hệ với các cơ quan báo chí, các tổ chức xã hội chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên. Bảo vệ và giúp đỡ người viết gặp khó khăn, trở ngại khi hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

- Hướng dẫn hội viên thực hiện quy ước, đạo đức nghề nghiệp báo chí.

Chương II: HộI VIÊN

Điều 3: Hội viên là những người tán thành tôn chỉ mục đích và Điều lệ của Hội, tự nguyện xin vào Hội và có đủ các điều kiện sau:

- Có bản lĩnh vững vàng và đạo đức nghề nghiệp trong sáng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới của đất nước, có điều kiện hoạt động báo chí, có khả năng đóng góp vào sự phát triển của Hội.

- Có tác phẩm báo chí, có uy tín nghề nghiệp được công chúng và đồng nghiệp công nhận.

- Người muốn tham gia Hội phải có đơn xin vào Hội, kèm lý lịch tự khai và 2 tác phẩm báo chí được phổ biến đến công chúng.

Điều 4:

Nhiệm vụ của Hội viên:

- Tôn trọng và thi hành Điều lệ, Nghị quyết của Hội, tham gia tích cực các hoạt động của Hội và đóng hội phí.

- Không ngừng rèn luyện để nâng cao trình độ học vấn và kỹ năng nghề nghiệp

- Thực hiện đầy đủ quy ước về đạo đức nghề nghiệp báo chí.

Điều 5: Quyền của Hội viên:

- Được thông tin, thảo luận và tham gia các hoạt động của Hội.

- Được ứng cử, đề cử và bầu người vào BCH Hội.

- Được tạo điều kiện đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, nghiệp vụ, kỹ năng làm báo, được hưởng các phúc lợi tinh thần, vật chất do hoạt động của Hội đem lại.

- Được Hội bảo vệ và giúp đỡ lúc gặp trở ngại khi làm nhiệm vụ báo chí hoặc lúc khó khăn, hoạn nạn và khi tuổi già sức yếu.

Điều 6:

- Hội viên không hoạt động, không sinh hoạt Hội trong thời gian qúa 6 tháng mà không có lý do chính đáng thì BCH Hội xem xét xóa tên khỏi Hội.

- Đối với hội viên cao tuổi hoặc sức yếu được tạo điều kiện thuận lợi để tham gia sinh hoạt Hội.

Chương III: NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC CỦA HộI

Điều 7: Hội Nhà báo Tự do Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc dân chủ, bình đẳng, bác ái và thực hiện chế độ lãnh đạo toàn thể, mọi thành viên đều có quyền lợi và nghĩa vụ ngang nhau trong đó hạt nhân là Chủ tịch Hội và BCH Hội.

Điều 8: Ban Chấp hành Hội gồm có:

- 01 Chủ tịch Hội, phụ trách chung

- 01 Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký

- 01 Phó Chủ tịch ngoại vụ

- 01 Phó Chủ tịch nội vụ

- Các ủy viên BCH

Điều 9: Nhiệm vụ của BCH

- Soạn thảo và phổ biến các Nghị quyết, các báo cáo của Hội.

- Tổ chức các hoạt động nghiệp vụ và phong trào cho hội viên.

- Tổ chức tổng kết và đề ra phương hướng hoạt động của Hội.

Điều 10: Nhiệm kỳ của BCH Hội là 3 năm. Sau mỗi nhiệm kỳ, BCH có trách nhiệm tổ chức Đại hội toàn thể hội viên bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội và các ủy viên BCH Hội.

Chương IV: TÀI CHÍNH CỦA HộI

Điều 11: Tài chính của Hội gồm có:

- Hội phí do hội viên đóng góp.

- Các nguồn thu tài chính, hiện vật do các hoạt động của Hội mang lại; các nguồn tài trợ, ủng hộ hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Chương V: KHEN THƯỞNG- KỶ LUẬT

Điều 12:

Tổ chức Hội, BCH Hội và các hội viên có thành tích trong hoạt động báo chí và công tác hội được lãnh đạo Hội khen thưởng.

Điều 13: Tổ chức Hội, BCH Hội và các hội viên vi phạm điều lệ, vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo gây tổn hại danh dự, uy tín của Hội, thì tùy theo mức độ sai phạm mà thi hành các hình thức kỷ luật: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ ra khỏi Hội.

Chương VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 14: Điều lệ Hội Nhà báo tự do Việt Nam có hiệu lực thi hành khi có 2/3 số hội viên biểu quyết thông qua. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ phải được 2/3 tổng số hội viên tán thành trong một cuộc họp toàn thể.

Hà Nội ngày 12-06-2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau 35 năm Đổi mới (1986-2021), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thất bại trong hai công tác: “Xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Theo tác giả Phạm Trần thì nguyên do cho sự thất bại ấy chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, bởi vì “… dù chuyện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đều do đảng đề xướng và thi hành, nên thất bại hay thành công cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu cứ thất bại mãi như công tác Xây dựng, Chỉnh đốn đảng đã chứng minh, hay chống tham nhũng mà quan tham mỗi ngày một nhiều thêm thì có phải cái gốc sinh ra những con người tha hóa không phải từ đảng thì ai vào đây?” Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài khảo luận đặc sắc của tác giả Đỗ Kim Thêm về khái niệm Tự do - Dân chủ. Tác giả quy chiếu tiến trình phát triển của nền dân chủ tại các xã hội Tây phương như Anh, Mỹ từ thời Trung đại và nhìn vào thực tế đất nước Việt Nam ở thời hiện đại để nhận ra một thực trạng não lòng, và đành kết luận: “Cuối cùng, kết luận ở đây là bao lâu mà Hiến pháp mãi còn là bản sao Nghị quyết của Đảng và quyền tự do là một tặng phẩm của chính quyền, thì ánh sáng văn minh của thế kỷ XXI còn mờ mịt và bất hạnh này còn kéo dài”. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Tư tưởng Phật là thăng hoa, vượt lên thân phận cay đắng, nghiệt ngã của kiếp người và hành động của Phật là cứu độ, hòa bình và thân ái. Trong Phật có Nho nhưng trong Nho không có Phật. Trong Phật có Lão nhưng trong Lão không có Phật. Dù nói Tam Giáo Đồng Quy nhưng Phật siêu việt lên trên giống như đỉnh ngọn tháp.
Tôi mới chỉ có dịp được biết thêm về Trương Tửu qua những bài tiểu luận viết với công tâm của vài vị thức giả thôi (Thụy Khuê, Lê Hoài Nguyên, Đỗ Ngọc Thạch, Lại Nguyên Ân…) nhưng cũng đã có được một hình ảnh về một Trương Tửu khác. “Ai kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ. Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ trên, trong tác phẩm Nineteen Eighty Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được tất cả những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử. Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay đã đưa nhân loại bước vào Thời Đại Thông Tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng đều trở thành vô vọng, và chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.
Nhân sự việc Hoa Kỳ không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ tuần lễ vừa qua, tác giả Điệp Mỹ Linh đã có một bài chính luận đầy phẫn nộ về nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Sau khi Phật nhập diệt, ngài Đại Ca Diếp đã nhanh chóng kêu gọi huynh đệ kết tập lần đầu, lưu lại lời giáo huấn của Ân-Sư. Sau nhiều thập niên bị hoàn cảnh lịch sử gián đoạn, Trưởng-tử Như Lai và hàng tứ chúng khắp các châu lục cũng đang gọi nhau về, cùng góp tâm lực khởi công lần đầu kết tập phiên dịch Đại Tạng Kinh ra Việt ngữ, hầu tiếp nối hoài bão Chư Vị Minh Sư phải bỏ dở dang!
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Kết qủa của cuộc bầu cử vào ngày 26/9/2011 là ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Xanh (Grüne) và Dân chủ Tự do (FDP) chiếm được đa số tại Quốc hội. Để nắm quyền cai trị trong bốn năm tới, các đảng này phải thoả hiệp nhau để tìm ra một đường lối chung định hình cho một chính sách liên minh mới mà báo chí gọi tắt theo một biểu tượng là “đèn hiệu giao thông”, bao gồm ba màu đỏ, (đảng SPD) xanh lá cây (đảng Xanh) và vàng (đảng FDP). Nói chung, đảng Xanh quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đảng FDP phát huy tự do cho nền kinh tế thị trường trong khi đảng SPD ưu tiên bảo vệ công bình xã hội, quyền lợi công nhân và tôn trọng nhân quyền. Ngày 21/10, 22 nhóm chuyên gia của ba đảng bắt đầu các cuộc họp chuyên đề và đúc kết các dị biệt trong một văn bản chung quyết để thỏa thuận việc cầm quyền được gọi là Koalitionsvertrag (Hợp đồng Liên Minh), được mệnh danh là "Mehr Fortschritt wagen“ (Dám tạo ra nhiều tiến bộ). Kết quả này được trình bày trước công luận và báo chí vào ngày 26/1
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.