Hôm nay,  

Đại Cường Cờ Hoa Và Đồng Minh

03/09/200700:00:00(Xem: 9820)

Nước Mỹ có một biệt tài là nặn ra kẻ thù... và để họ sống thọ hơn đồng minh!

Tuần lễ qua, Thượng Nghị Sĩ Carl Levin của đảng Dân Chủ lên tiếng kêu gọi thay thế Thủ Tướng Iraq, ông Nuri al-Maliki, vì ông này đã không đạt được những tiến bộ gì trong việc giải quyết những mâu thuẫn chính trị phe nhóm tại nước này như đảng Dân Chủ Mỹ đòi hỏi. Ngày hôm sau, bà Hillary Clinton, một ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ cũng mau mắn lên tiếng đưa ra đòi hỏi tương tự.

Nếu chúng ta rảnh rỗi, có thời giờ uống trà ngắm trăng, suy nghĩ chuyện… thiên hạ, thì có thể nhận thấy một điểm không lý thú gì lắm.

Từ ngày Dân Chủ thắng lớn, kiểm soát lưỡng viện quốc hội, mấy ông chính khách đảng này không ngớt hô hào rút quân khỏi Iraq. Nhưng rồi cũng không đủ sức ngăn cản TT Bush gia tăng quân số. Chỉ còn hy vọng hành động vớt vát cuối cùng này sẽ thất bại và Dân Chủ sẽ ở thế mạnh hơn.

Trung tuần tháng Tám vừa qua, Thượng Nghị Sĩ Levin, chủ tịch Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, đích thân bay qua Iraq để xem xét tình hình. Chẳng rõ ông đã nhìn thấy gì, mà chỉ thấy khi trở về Mỹ thì ông vội vàng lên tiếng kêu gọi… hất cẳng thủ tướng Iraq.

Người ta chỉ có thể đoán mò là có lẽ việc tăng quân vừa qua đã đạt được vài kết quả đáng kể, khiến cho Dân Chủ phải… chuyển thế võ, tạm bỏ qua việc đòi hối hả rút quân, để chỉa mũi dùi vào chính quyền Iraq. Ngay chính bà Hillary cũng phải nhìn nhận quân đội Mỹ đã đạt được một số thành quả trên phương diện quân sự, vài ngày trước khi bà kêu gọi thay thế Thủ Tướng Iraq.

Chẳng hiểu đòi hỏi này có thành không, hay cũng vẫn chỉ là những tiếng trống ồn ào của mùa tranh cử. Dù sao thì hai ông bà có vai vế lãnh đạo của Dân Chủ - trong đó bà Hillary là người nuôi hy vọng làm tổng thống Mỹ năm 2009 - đã đưa ra một ý kiến có vẻ mới lạ, nhưng thật ra rất tiêu biểu cho chính sách đối ngoại bất di bất dịch của đại cường Cờ Hoa từ nửa thế kỷ qua.

Bước qua thế kỷ hai mươi, Mỹ trở thành một đại cường, hiện diện và có quyền lợi trên khắp năm châu bốn bể, do đó cũng có kẻ thù và đồng minh khắp thế giới. Kẻ thù thì phần đông là những thế lực to lớn cỡ khối Phát-xít, khối Cộng sản, và hiện nay là khối Hồi giáo quá khích. Đồng minh thì không kể những cường quốc đồng minh cố hữu như Anh, Pháp, Úc, Canada,… còn thì thường là những anh nhược tiểu có thể cho Mỹ mượn đất làm căn cứ chiến lược, hay làm bình phong để Mỹ đánh nhau theo kiểu ủy nhiệm, vừa có vẻ có chính nghĩa, vừa bớt hao quân Mỹ, còn có thể góp được vài phiếu tại Liên Hiệp Quốc. Đổi lại thì sẽ được ít đô-la cho các người hùng chậm tiến gửi vào trương mục riêng tại Thụy Sỹ.

Từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, chúng ta có thể kể ra khá nhiều tên các lãnh tụ nhược tiểu đồng minh của Mỹ. Điểm đáng nói là hầu hết đều một thời làm đồng minh được Mỹ tung hô và phò hộ hết mình (chẳng hạn TT Ngô Đình Diệm được TT Eisenhower ca tụng như là một Churchill của Á Châu). Và tất cả cũng đều chia sẻ một số phận như nhau: bị chính phủ hay quốc hội Mỹ bỏ rơi một cách rất “vô tư”, hay tệ hơn – cũng là thông thường hơn- là bị Mỹ trực tiếp hay gián tiếp lật đổ, đưa đi đầy, bỏ tù, hay giết chết!

-- TT Tưởng Giới Thạch bị Hồng Quân của Mao truy lùng, đuổi chạy qua Đài Loan trước sự thờ ơ của TT Truman.

-- TT Lý Thừa Vãn bị nhóm quân nhân Nam Hàn thân Mỹ đảo chính dưới thời TT Eisenhower.

-- TT Batista của Cuba bị Fidel Castro lật đổ trong khi TT Eisenhower ngó lơ.

-- Hoàng Đế Iran, Mohammad Pahlevi, bị nhóm Hồi giáo quá khích của Khomeni lật đổ và bị TT Carter không cho vào Mỹ chữa bệnh sau khi lưu vong.

-- TT Marcos bị dân Phi nổi dậy lật đổ trong khi TT Reagan từ chối can thiệp.

-- TT Diệm bị các tướng lãnh VNCH lật đổ với sự yểm trợ của TT Kennedy.

-- TT Lon Nol bị quân Khờ-Me Đỏ đánh bại sau khi TT Ford chấm dứt yểm trợ dưới áp lực của quốc hội Mỹ.

-- TT Thiệu bị TT Nixon bán đứng và TT Ford ép từ chức, hy vọng dọn đường cho một chế độ trung lập được Hà Nội chấp nhận.

-- TT Noriega của Panama bị TT Bush (cha) đánh, bắt mang về Mỹ đưa ra tòa Mỹ kêu án vài chục năm tù.

-- TT Mobutu, người hùng chống cộng Phi Châu, bị đảo chính đi lưu vong, nhưng TT Clinton không cho vào Mỹ tỵ nạn.

-- Saddam Hussein bị TT Bush (con) đánh, bỏ tù và hành quyết bởi chính phủ mới của Iraq.

Nhìn vào danh sách trên, ta thấy tên của tất cả các tổng thống cận đại của Mỹ (ngoại trừ Johnson), thuộc cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ.

Ai cũng biết nước Mỹ thay đổi chính sách đối ngoại như chong chóng, mau thì một hay hai năm, lâu thì bốn năm hay tám năm, đúng theo chu kỳ bầu cử tổng thống Mỹ. Nhưng có một điều dường như không bao giờ thay đổi: nhược tiểu mà làm đồng minh với Mỹ thì nên cầu nguyện cho nhiều mới hy vọng được an toàn, không cần biết Mỹ Cộng Hòa hay Mỹ Dân Chủ.

Khi còn sử dụng được thì “cơm lành canh ngọt”, rất thân thiện vui vẻ. Khi không còn hữu ích nữa thì… bái bai một cách không nể tình trọng nghĩa gì cho lắm.

Cái khó trong việc làm đồng minh với Mỹ là không biết phải hành xử như thế nào cho “phải đạo” với đại cường. Lấy ví dụ trường hợp Việt Nam. TT Diệm cứng đầu không nghe lời, lại còn hăm he đi đêm với Hồ Chí Minh nên bị sa thải và giết. Ngược lại TT Thiệu thì nghe lời một trăm phần trăm, ngoan ngoãn áp dụng đúng sách lược chống xâm lăng Cộng Sản của Mỹ. Đến lúc Mỹ thất bại thì cũng lại là lỗi của… TT Thiệu, do đó cũng bị mất job, tuy chưa đến nỗi bị giết.

Không nghe thì không xong, mà nghe lời thì cũng không xong.

Phải chi thay thế “ddồng minh” mà có kết quả như ý muốn thì chẳng nói làm chi.

Điều bất hạnh cho đất nước chúng ta là cả hai lần, Mỹ đều đã lấy quyết định sai lầm. Sử gia Mark Moyar trong cuốn sách mới phát hành “Triumph Forsaken” đã chứng minh TT Diệm năm 1963 đang thành công trong cuộc chiến chống Việt Cộng, trong khi tác giả Lewis Sorley trong cuốn “A Better War” thì đã khẳng định chính sách Việt Nam hoá  năm 1974 cũng đang đạt được thắng lợi khi Mỹ cắt viện trợ. Trong cả hai trường hợp, Mỹ mất kiên nhẫn, thay đổi chính sách, và thay thế “ddồng minh”. Kết quả là cả nước Việt chúng ta rơi vào gông cùm Cộng Sản và dân số nước Mỹ được gia tăng hơn một triệu nhờ làn sóng tỵ nạn.

Trở lại chuyện Iraq. Rõ ràng là Mỹ có hai lựa chọn.

1) Một là coi Iraq như một thuộc địa và những cuộc bầu cử gần đây chỉ là những màn kịch cho vui nhà vui cửa. Trường hợp này thì dĩ nhiên các ông bà nghị sĩ, dân biểu Mỹ có quyền đòi thay thế tùy hỷ bất cứ ai mà chẳng ai có quyền than phiền gì.

2) Hai là nhìn nhận Iraq là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, trong đó các nhà lãnh đạo là những người có được quyền hành một cách chính thống, do dân Iraq bầu trong tự do dân chủ. Trường hợp này thì các ông bà chính khách Mỹ cũng nên theo phép cư xử quốc tế. Tôn trọng những người lãnh đạo Iraq tức là tôn trọng tiếng nói của người dân Iraq.

Những lời tuyên bố của ông Levin và bà Hillary hiển nhiên thể hiện cái nhìn của họ nói riêng và của nước Mỹ nói chung về Iraq: chỉ là một thứ thuộc địa tép riu. Cao lắm thì là một loại đồng minh hạng ruồi. Và Mỹ - chứ không phải dân Iraq - có toàn quyền sa thải bất cứ cấp lãnh đạo nào của Iraq.

Khoan nói đến tính thực tế hay không của những đòi hỏi ấy, chỉ cần nghe những lời trên thì bất cứ đứa con nít nào trên thế giới cũng sẽ có ngay câu trả lời cho câu hỏi mà nhiều đại học giả Mỹ suy nghĩ nát óc vẫn chưa thấy: tại sao thế giới ghét Mỹ"

Các đại học giả Mỹ không biết được câu trả lời chẳng qua chỉ vì, giống như cấp lãnh đạo Mỹ và hầu hết dân Mỹ, họ đều cho là một khi đã xì tiền viện trợ ra thì đương nhiên đại cường Cờ Hoa có rất nhiều quyền, trong đó có quyền thay tài xế, đầu bếp, gác dan, lính thợ, v.v… cho dù quốc tịch gì thì cũng chẳng thành vấn đề.

Để xác định câu châm ngôn “Làm kẻ thù của Mỹ ít nguy hiểm hơn làm bạn của Mỹ”, ứng viên tổng thống Barrack Hussein Obama của Dân Chủ đã đi xa hơn bà Hillary một bước, công khai lên tiếng sẵn sàng uống trà ăn bánh ngọt với bất cứ nhà độc tài kẻ thù nào của Mỹ như các lãnh tụ Cuba, Iran, hay Bắc Hàn, đồng thời cũng hăm dọa sẽ “có hành động” với đồng minh Pakistan ngay nếu cái anh tổng thống Musharraf của xứ này không mau mắn hành động đúng theo ý của tổng thống Obama.  “Có hành động” đây có thể hiểu là mang quân Mỹ vào Pakistan truy lùng quân khủng bố, nhưng nếu Musharraf  không đồng ý cho quân Mỹ vào Pakistan thì sao" TT Musharraf sẽ thành một Saddam Hussein thứ hai" Hay một Ngô Đình Diệm thứ hai" 

Ông Levin, hay bà Hillary, hay ông Obama cũng chẳng khác gì các TT Kennedy, Nixon, Bush,… Chính sách của Mỹ đối với các đồng minh nhược tiểu không bao giờ thay đổi.

Nhìn lại chuyện thời sự cận đại, có một anh trước đây là “ddồng minh” của Mỹ trong cuộc chiến Afghanistan chống xâm lăng Sô Viết, nhưng anh này khôn nhất, thay đổi chiến lược, trở thành kẻ thù của Mỹ, và cho đến nay vẫn chưa bị tiêu diệt: đó là Osama Bin Laden!

Nước Mỹ có một biệt tài là nặn ra kẻ thù... và để họ sống thọ hơn đồng minh! 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.