Hôm nay,  

Người Ấn Độ Là Công Dân Toàn Cầu Thực Sự

5/6/200700:00:00(View: 8328)

Nhà Thơ Mỹ: Người Ấn Độ Là Công Dân Toàn Cầu Thực Sự

Đó có thể là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của nhà thơ Mỹ Erica Funkhouser, nhưng nó đã xác minh ý kiến của bà - qua tương tác với các sinh viên Á Châu tại Hoa Kỳ - rằng người Ấn Độ là các công dân toàn cầu thực sự.

"Ấn tượng lớn nhất của tôi về Ấn Độ không phải ấn tượng quá nhiều về địa lý hay lịch sử, nhưng là tính đa dạng lớn của dân tộc Ấn," theo lời Funkhouser, người dạy về môn thi ca thâm cứu tại đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT), trong một cuộc phỏng vấn.

"Người ta nghe nhiều về Ấn Độ tại Hoa Kỳ. Nhiều thiếu nữ tại MIT đang tìm cách tìm hiểu xem có bao nhiều chất đương đại, bao nhiêu chất Hoa Kỳ mà họ có thể có. Do vậy tôi biết nhiều hơn về [người Ấn] hải ngoại," theo lời nhà thơ cư trú ở Essex, người bất kể còn ngất ngây vì chuyến bay dài nhưng vẫn nhiệt tâm muốn "xem các lớp triều đại Mughal" khi tới Delhi.

Funkhouser, 57 tuổi, đã viết nhiều tập thơ được nhiều giải thưởng - Pursuit (2002), Natural Affinities (1983), Sure Shot (1992) và The Actual World (1997), nhớ lại một bài thơ viết bởi một sinh viên Ấn về nghi lễ tẩm dầu mái tóc.

"Cứ mỗi chủ nhật, mẹ cô tẩm dầu tóc cô, nhưng cô đã nghe các bạn cô tranh luận về lợi ích của các thương hiệu nào đó về thuốc gội shampoo. Cô phải bác bỏ hoàn toàn nghi lễ để về một phe với các bạn cô.

"Tôi cũng có vài kiến thức thu nhặt được về Ấn Độ bằng cách đọc RK Narayan, Rudyard Kipling và Kiran Desai. Hình ảnh tôi có về Ấn Độ thì trừu tượng, nhưng tôi luôn luôn biết là kinh nghiệm [tới thăm đây] sẽ thật tràn ngập. Dân số, các nhóm ngôn ngữ và văn chương sinh động đã chỉ xác minh lại hình ảnh tôi có về Ấn Độ," theo lời bà.

Funkhouser, vừa rời một buổi họp mặt những người cầm bút tại Mussoorie, nhận xét là các phụ nữ nơi đây "lợi ngữ, biết hài hước, đam mê đọc và tò mò."

Tại Mussoorie, bà kể bà không bao giờ có thì giờ để đọc hay viết, mà chỉ nghe thôi. Nhưng rồi, Funkhouser kể, đây không phải một chuyến đi để làm xong việc nhưng là để "tương tác với nhiều người."

Trong họp mặt các ngày 23-29 tháng 4, có tham dự của Ruskin Bond, Tom Alter, Stephen Alter, Hugh Gantzer, Vishal Bharadwaj, Sudhir Thapliyal and Namita Gokhale, "chúng tôi thảo luận về thúc đẩy việc phân loại, dịch thuật, và tiếng nói giai cấp trung lưu - những người được chọn làm đối tượng thảo luận."

"Earthly," tuyển tập thơ của bà dự kiến xuất bản năm 2008, gồm ba phần. Phần cuối là một chuỗi các bài sonnet nhìn vào việc suy tưởng về vai trò người cầm bút. Phần giữa nhìn vào các quả táo, các huyền thoại và các chuyện cổ tích tập trung quanh quả táo, như Johnny Appleseed và một quả phụ chiến tranh, người được kể là tự đắm chìm mình tới chết trong các quả táo, mà, theo lời Funkhouser, "là điều bất khả về sinh học."

Funkhouser, người khởi sự làm thơ khi mới 7 tuổi - bài đầu tiên là viết về mì sợi spaghetti - nói rằng gia đình bà, nếu có gì, thì kinh hoàng về bà vì nỗi đam mê đối với "một thứ trật chìa."

"Tôi đã luôn luôn mơ trở thành một nhà khảo cổ học. Vào đêm, tôi mơ về chuyện khám phá một thành phố xưa cổ đã mất đâu đó…"

Khám phá Delhi, ít nhất, là điều ưu tiên trong lịch trình của bà khi đang tỉnh thức. "Tôi tiếc là đã không có thể xông xáo khám phá thành phố này như lòng tôi muốn. Tôi sẽ phải trở lại để làm điều đó."

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
Một nữ nhà văn sống ở Pháp, bày tỏ trên Facebook của bà rằng: “Xin tiền, rất khổ! Zelenski không chỉ khẩu chiến với Trump mà cả... Biden. Hai tổng thống đã cãi nhau trong một cuộc điện đàm tháng 6/2022, khi Biden nói với Zelensky rằng ông vừa phê duyệt thêm $1 tỷ viện trợ quân sự cho Ukraine, Zelenski lập tức liệt kê tất cả các khoản viện trợ bổ sung mà ông ấy cần. Sự không biết điều này đã khiến Biden mất bình tĩnh, ông liền nhắc nhở Zelenski rằng người Mỹ đã rất hào phóng với ông ấy và đất nước Ukraine, rằng ông ấy nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn.”
“Nếu tôi muốn nói chuyện với Âu Châu, tôi phải gọi cho ai?” Câu hỏi nổi tiếng này, được cho là của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger, ám chỉ sự thiếu thống nhất của Âu Châu trong việc thể hiện một lập trường chung trên trường quốc tế. Dù đã trải qua nhiều thập niên hội nhập dưới mái nhà Liên Âu (EU), câu hỏi ai là đại diện cho Âu Châu – hoặc Âu Châu muốn trở thành gì trong tương lai – hiện nay có lẽ còn khó trả lời hơn bao giờ hết.
Bài phát biểu dài 1giờ 40 phút của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội đã nêu cao nhiều sáng kiến ​​của ông, từ việc trấn áp nhập cư đến thuế quan và chính sách năng lượng trong sáu tuần bắt đầu nhiệm kỳ của mình, nhưng nhiều bình luận của ông bao gồm thông tin sai lệch và gây hiểu lầm.
Khoa học gia người Mỹ da đen nổi tiếng vào đầu thế kỷ 20 George Washington Carver (1864-1943) đã từng nói rằng, “Giáo dục là chìa khóa mở cánh cửa vàng của tự do.” Đúng vậy! Chính vì vai trò quan trọng của giáo dục đối với tự do mà các nhà cách mạng Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 như Phan Chu Trinh (1872-1926), Phan Bội Châu (1867-1940) đã tận lực vận động cho việc nâng cao dân trí để canh tân đất nước hầu có thể giải phóng dân tộc thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp. Đất nước Hoa Kỳ nhờ có tự do, dân chủ và dân trí cao mà trở thành đại cường quốc trên thế giới. Nền giáo dục của Mỹ đã trở thành kiểu mẫu được nhiều nước ngưỡng mộ, cho nên số lượng sinh viên ngoại quốc du học tại Mỹ là cao nhất trên toàn cầu, với 1,126,690 người vào năm 2024, theo https://opendoorsdata.org.
Tổng thống Donald Trump vẫn luôn có sở thích tự đặt biệt danh cho chính mình: từ “thiên tài vững chãi,” “Don Trung Thực,” và giờ thì lên hẳn ngôi “vua.” Nhưng lần này, danh xưng vua chúa mà ông tự phong đã khiến nhiều người phải giật mình suy nghĩ. Hôm thứ Tư tuần qua, Trump tuyên bố “đánh bại” kế hoạch thu phí giao thông của New York dành cho Manhattan để giảm kẹt xe. Ông hớn hở đăng trên Truth Social: “KẾ HOẠCH THU PHÍ GIAO THÔNG ĐI TOONG RỒI. Manhattan và toàn bộ New York đã ĐƯỢC CỨU. HOÀNG ĐẾ VẠN TUẾ!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.