Hôm nay,  

Người Ấn Độ Là Công Dân Toàn Cầu Thực Sự

06/05/200700:00:00(Xem: 7453)

Nhà Thơ Mỹ: Người Ấn Độ Là Công Dân Toàn Cầu Thực Sự

Đó có thể là chuyến thăm Ấn Độ đầu tiên của nhà thơ Mỹ Erica Funkhouser, nhưng nó đã xác minh ý kiến của bà - qua tương tác với các sinh viên Á Châu tại Hoa Kỳ - rằng người Ấn Độ là các công dân toàn cầu thực sự.

"Ấn tượng lớn nhất của tôi về Ấn Độ không phải ấn tượng quá nhiều về địa lý hay lịch sử, nhưng là tính đa dạng lớn của dân tộc Ấn," theo lời Funkhouser, người dạy về môn thi ca thâm cứu tại đại học Massachusetts Institute of Technology (MIT), trong một cuộc phỏng vấn.

"Người ta nghe nhiều về Ấn Độ tại Hoa Kỳ. Nhiều thiếu nữ tại MIT đang tìm cách tìm hiểu xem có bao nhiều chất đương đại, bao nhiêu chất Hoa Kỳ mà họ có thể có. Do vậy tôi biết nhiều hơn về [người Ấn] hải ngoại," theo lời nhà thơ cư trú ở Essex, người bất kể còn ngất ngây vì chuyến bay dài nhưng vẫn nhiệt tâm muốn "xem các lớp triều đại Mughal" khi tới Delhi.

Funkhouser, 57 tuổi, đã viết nhiều tập thơ được nhiều giải thưởng - Pursuit (2002), Natural Affinities (1983), Sure Shot (1992) và The Actual World (1997), nhớ lại một bài thơ viết bởi một sinh viên Ấn về nghi lễ tẩm dầu mái tóc.

"Cứ mỗi chủ nhật, mẹ cô tẩm dầu tóc cô, nhưng cô đã nghe các bạn cô tranh luận về lợi ích của các thương hiệu nào đó về thuốc gội shampoo. Cô phải bác bỏ hoàn toàn nghi lễ để về một phe với các bạn cô.

"Tôi cũng có vài kiến thức thu nhặt được về Ấn Độ bằng cách đọc RK Narayan, Rudyard Kipling và Kiran Desai. Hình ảnh tôi có về Ấn Độ thì trừu tượng, nhưng tôi luôn luôn biết là kinh nghiệm [tới thăm đây] sẽ thật tràn ngập. Dân số, các nhóm ngôn ngữ và văn chương sinh động đã chỉ xác minh lại hình ảnh tôi có về Ấn Độ," theo lời bà.

Funkhouser, vừa rời một buổi họp mặt những người cầm bút tại Mussoorie, nhận xét là các phụ nữ nơi đây "lợi ngữ, biết hài hước, đam mê đọc và tò mò."

Tại Mussoorie, bà kể bà không bao giờ có thì giờ để đọc hay viết, mà chỉ nghe thôi. Nhưng rồi, Funkhouser kể, đây không phải một chuyến đi để làm xong việc nhưng là để "tương tác với nhiều người."

Trong họp mặt các ngày 23-29 tháng 4, có tham dự của Ruskin Bond, Tom Alter, Stephen Alter, Hugh Gantzer, Vishal Bharadwaj, Sudhir Thapliyal and Namita Gokhale, "chúng tôi thảo luận về thúc đẩy việc phân loại, dịch thuật, và tiếng nói giai cấp trung lưu - những người được chọn làm đối tượng thảo luận."

"Earthly," tuyển tập thơ của bà dự kiến xuất bản năm 2008, gồm ba phần. Phần cuối là một chuỗi các bài sonnet nhìn vào việc suy tưởng về vai trò người cầm bút. Phần giữa nhìn vào các quả táo, các huyền thoại và các chuyện cổ tích tập trung quanh quả táo, như Johnny Appleseed và một quả phụ chiến tranh, người được kể là tự đắm chìm mình tới chết trong các quả táo, mà, theo lời Funkhouser, "là điều bất khả về sinh học."

Funkhouser, người khởi sự làm thơ khi mới 7 tuổi - bài đầu tiên là viết về mì sợi spaghetti - nói rằng gia đình bà, nếu có gì, thì kinh hoàng về bà vì nỗi đam mê đối với "một thứ trật chìa."

"Tôi đã luôn luôn mơ trở thành một nhà khảo cổ học. Vào đêm, tôi mơ về chuyện khám phá một thành phố xưa cổ đã mất đâu đó…"

Khám phá Delhi, ít nhất, là điều ưu tiên trong lịch trình của bà khi đang tỉnh thức. "Tôi tiếc là đã không có thể xông xáo khám phá thành phố này như lòng tôi muốn. Tôi sẽ phải trở lại để làm điều đó."

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.