Hôm nay,  

Trung Quốc Suy Thoái

12/03/200900:00:00(Xem: 8510)

Trung Quốc Suy Thoái

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...không nên ngạc nhiên nếu có chứng kiến một vụ tàn sát Thiên an môn nữa...
Tuần này, Trung Quốc mở đầu khóa họp Quốc hội với báo cáo của Thủ tướng về tình hình kinh tế quốc dân. Dư luận quốc tế chú ý đến lời cảnh báo của ông Ôn Gia Bảo về những khó khăn được coi là nghiêm trọng nhất kể từ ba chục năm nay, nhưng ngạc nhiên là Bắc Kinh tin rằng năm nay Trung Quốc vẫn giữ được mức tăng trưởng 8%. Qua cuộc trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ tìm hiểu về hy vọng ấy của Trung Quốc. Sau đây là phần hỏi đáp của Việt Long.
Hỏi 1: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Từ mùng năm đến 13 tuần này, dư luận thế giới chú ý đến phiên họp của Quốc hội Trung Quốc và về hy vọng thoát khỏi nạn suy thoái của nền kinh tế này. Hôm Thứ Tư mùng bốn, trước khi Bắc Kinh khai mạc khoá họp thì các thị trường chứng khoán toàn cầu đều tăng giá mạnh nhờ hy vọng đó, nhưng ngay hôm sau lại tuột giá.
Trên diễn đàn này, ông đã nhiều lần dự báo là Trung Quốc bắt đầu chu kỳ suy thoái sẽ kéo dài nhiều năm, có khi còn gặp động loạn và khủng hoảng. Theo dõi phiên họp của Quốc hội Trung Quốc, ông nghĩ sao về viễn ảnh này"
- Đây là kỳ họp thứ hai của Quốc hội khoá 11, họ gọi là Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội, tiến hành song song với một cơ chế tư vấn là Hội nghị Hiệp thương Chính trị, thường gọi tắt là Chính hiệp. Kỳ họp năm nay khai diễn trong bối cảnh suy trầm kinh tế toàn cầu nên khác với mọi năm, Quốc hội của họ không thảo luận về một đạo luật nào để phê chuẩn hoặc một chiều hướng cải cách cần bàn cãi. Nội dung tập trung vào bốn đề mục là đối phó với khủng hoảng tài chính quốc tế, là kích thích công nghiệp, ngăn ngừa thất nghiệp và nâng mức phúc lợi xã hội. Nói gọn là ứng phó với nguy cơ suy sụp trước mắt. Vì vậy, trong bản báo cáo, Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Ôn Gia Bảo mới nói đến những khó khăn nguy ngập nhất kể từ 30 năm nay.
- Nhưng trong báo cáo này, ông Ôn Gia Bảo vẫn tin rằng kinh tế Trung Quốc sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cho toàn năm là 8%, một tỷ lệ quá lạc quan so với thực tế. Khi các thị trường chứng khoán toàn cầu lo sợ viễn ảnh trước mắt thì hy vọng phục hồi của nền kinh tế đứng hàng thứ ba hay thứ tư của thế giới, sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đức, nhờ kế hoạch kích cầu trị giá bốn ngàn tỷ nhân dân tệ, tức là gần 600 tỷ đô la Mỹ, khiến các cổ phiếu tăng vọt được một ngày như ông vừa nói. Nhưng ngay hôm sau, là khi kỳ họp khai mạc, người ta liền thất vọng. Việc duy trì được đà tăng trưởng 8% là sự hoang tưởng khi Quý bốn năm ngoái chỉ đạt có 6,8% và từ đó đến nay, tình hình còn sa sút hơn nữa. Vì vậy, suy thoái của Trung Quốc là điều khó tránh.
Hỏi 2: Chúng ta sẽ lần lượt phân tích những nguyên do nào khiến ông dự báo như vậy. Trước tiên xin ông trình bày về bối cảnh chung của kinh tế và xã hội Trung Quốc.
- Kinh tế xứ này lệ thuộc vào xuất khẩu đến 40%. Vì cả thế giới bị suy trầm, các thị trường đều co cụm nên xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm từ tháng 11 năm ngoái và trong tháng Giêng còn sụt hơn 17%. Trong bản báo cáo, ông Ôn Gia Bảo có nói đến bài toán ấy và chúng ta nhớ rằng các cấp lãnh đạo Bắc Kinh vừa mở chiến dịch ngoại giao và viện trợ để tìm thêm thị trường. Nhưng kinh tế toàn cầu vẫn đang sa sút nên Trung Quốc chưa có hy vọng gì.
- Khi xuất khẩu sút giảm thì các ngành chế biến cho ngoại thương đều đình trệ và thất nghiệp tăng. Dù Ôn Gia Bảo có kêu gọi doanh nghiệp đừng thải người hay đừng cắt lương, chính quyền sẽ phải rất tốn kém bù lỗ thì mới tránh được nạn thất nghiệp biến thành động loạn. Theo thống kê chính thức thì số "dân công" - là cách họ gọi cư dân nông thôn đổ lên tỉnh kiếm việc - bị mất việc đã lên tới 20 triệu. Thực tế có thể cao gấp năm. Đa số ấy nay sống nhờ tiền thân nhân từ nước ngoài gửi về. Mà lượng tiền gọi là "kiều hối" ấy đã giảm mạnh trên toàn cầu, là việc chúng ta sẽ tìm hiểu vào dịp khác.
Hỏi 3: Trong hoàn cảnh ấy, Chính quyền Bắc Kinh đã làm những gì và còn có thể làm gì nữa để ngăn ngừa khủng hoảng từ kinh tế lan ra xã hội và tất nhiên sẽ dội lên chính trị"
- Tháng 11 vừa qua, Trung Quốc loan báo kế hoạch kích thích kinh tế tương đương với 585 tỷ Mỹ kim. Sự thật thì đấy là chuyện ảo vì gồm có nhiều chương trình đã được dự chi từ trước và có nhiều dự án sẽ chỉ thực hiện trong nhiều năm tới. Năm ngoái, chúng ta đã có dịp phân tích chuyện ấy vì kế hoạch không thể khởi động nền kinh tế hơn ba ngàn tỷ của họ.
- Về các dự tính khác, thì Bắc Kinh muốn nâng lợi tức nông dân nên đã điều chỉnh giá thóc cao hơn và bơm thêm mấy trăm triệu vào các dự án nông nghiệp, đồng thời gia tăng sức tiêu thụ của thị trường nội địa bằng phiếu mua hàng gia dụng hay xe hơi được phân phối cho thôn quê. Nhưng quyết định kích thích tiêu thụ ấy lại bị truyền thông phê phán là làm cho nông dân xài hết tiền tiết kiệm. Chính là sự tham gia tranh luận của truyền thông như vậy mới là sự lạ.
Hỏi 4: Ông vừa nói rằng truyền thông Trung Quốc có phê bình một số chính sách của nhà nước, điều ấy có nghĩa là gì"
- Ta biết Trung Quốc chưa có dân chủ và tự do báo chí của họ chỉ là tương đối. Tuy nhiên, khi Chính quyền lúng túng xoay trở thì người ta chứng kiến một hiện tượng mới, là ngay trong nội bộ đã xảy ra nhiều cuộc tranh luận về phương cách đối phó với khủng hoảng, kể cả những bài đả phá kế hoạch kích thích kinh tế công bố tháng 11 năm ngoái. Nếu theo dõi kỹ thì ta thấy ra hai quan điểm đối nghịch ngay trong báo chí và có thể xuất phát từ ở trên xuống.


Hỏi 5: Xuyên qua các cuộc tranh luận ấy của báo chí, ta thấy nổi lên những quan điểm gì mà ông cho là từ trên đưa xuống"
- Một đằng thì cho là việc kích thích tiêu thụ tại thôn quê để giảm bớt sức ép của thành phần dân công trên thành thị là thiếu công hiệu và nguy hiểm vì khiến dân miền quê sớm tiêu hết tiết kiệm và sẽ nghèo thêm mà không kích thích được tăng trưởng. Ngược lại, một số người cho là các tỉnh duyên hải đã có quá nhiều đặc lợi và động loạn mà xảy ra sẽ là ở nông thôn hay tại các tỉnh bên trong. Xuyên qua chuyện ấy, ta thấy rằng lãnh đạo ở trên đang phải dung hoà nhiều quan điểm và quyền lực mâu thuẫn ở dưới. Thí dụ rõ rệt là sự khác biệt quan điểm giữa hai người có thể lên lãnh đạo sau Đại hội đảng khoá 18, vào năm 2012, là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình và Phó Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Hỏi 6: Như vậy ông cho rằng có khác biệt về quan điểm giữa hai nhân vật sẽ được đề cử lên lãnh đạo Trung Quốc sau này hay sao"
- Đây là hai nhân vật tiêu biểu. Như Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, ông Lý Khắc Cường là từ đoàn Thanh niên lên và đã phục vụ các tỉnh kém phát triển bên trong nên hiểu rõ vấn đề của các địa phương lạc hậu. Ngược lại, ông Tập Cận Bình thuộc loại "Thái tử đảng", là chữ mà Trung Quốc dùng để nói về thành phần con ông cháu cha. Ông ta đã tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa của các phần tử ưu tú, rồi đã phục vụ các tỉnh trù phú gần duyên hải nên muốn tìm lực đẩy từ bên ngoài.
- Vì quá trình ấy, trong cơn chấn động hiện tại, ông Lý Khắc Cường có xu hướng muốn tập trung quyền hạn về trung ương để tái phân phối lại cơ hội cho các tỉnh nghèo. Trong khi ấy, ông Tập Cận Bình thì muốn duy trì mức tăng trưởng cao như chủ trương của các ông Giang Trạch Dân hay Đặng Tiểu Bình thời trước, với lý luận là nếu các tỉnh duyên hải có phát triển mạnh hơn thì sau này sẽ chuyển giao công nghệ, tư bản tức là đầu tư, và cả sự trù phú cho nội địa. Khi ở trên tranh luận như vậy thì báo chí ở dưới cũng có cơ hội phản ảnh hai quan điểm này.
Hỏi 7: Trong nhiều chương trình trước đây, ông thường phân tích sự khác biệt về địa dư và xã hội Trung Quốc. Một bên là các tỉnh miền Đông trù phú và gần biển; bên kia là các tỉnh nghèo, đông dân và phát triển chậm trong đất liền, cà cũng là cái nôi của các cuộc cách mạng làm thay đổi chế độ ở Trung Nguyên. Liệu ta có sẽ chứng kiến lại chuyện ấy không"
- Lãnh đạo Bắc Kinh đang sợ chuyện ấy vì có thể làm đảng Cộng sản tách đôi hoặc gây loạn sứ quân. Mà nếu đảng không giải quyết được thì cả Trung Quốc sẽ vỡ đôi, rồi chia năm xẻ bảy. Hoa Kỳ bị khủng hoảng và phải chuyển hướng về văn hoá, là trở thành một xã hội tiết kiệm hơn, Trung Quốc thì ngược lại, là phải khuyến khích tiêu thụ và cải tổ cơ chế an sinh xã hội, nhất là cho 900 triệu ở các vùng nghèo khổ. Không có dân chủ trong một thể chế liên bang thì việc cải cách ấy rất dễ gây bất ổn, nhất là vào thời điểm suy thoái này.
- Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ý thức được mối nguy ấy và cố tập trung quyền hạn về trung ương với việc thành lập các siêu bộ có khả năng phối hợp cao hơn kể từ năm ngoái mà vẫn không thành. Từ tháng Bảy năm ngoái, nỗ lực tập trung quyền lực bị đình chỉ vì thương phẩm lên giá, lạm phát hoành hành và ngân sách trung ương bị hao hụt. Chính sách nâng tỷ giá đồng bạc một cách tiệm tiến cũng bị ngưng, do áp lực của các tỉnh sống nhờ xuất khẩu tại duyên hải muốn có tiền rẻ để dễ cạnh tranh và phải đảm bảo một mức tăng trưởng cao nên cần một đồng Nguyên thật rẻ. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói tới yêu cầu tăng trưởng 8%, có lẽ ông phản ảnh quan điểm ấy.
- Sau đó, kế hoạch kích cầu vừa công bố tháng 11 lại gây tranh luận dưới nhiều dạng thức, kể cả các bài quan điểm lập trường được đưa lên mặt báo lẫn các blog trên Internet. Nếu lạc quan thì ta cho rằng xứ này đã có thêm quyền tự do ngôn luận, nhưng thực tế thì lãnh đạo đang bị lúng túng, có khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo sẽ phải hy sinh mà chưa biết là có cứu vãn nổi tình hình không.
Hỏi 8: Trong điều kiện ấy, ông cho rằng hy vọng kinh tế Trung Quốc sẽ thoát khỏi suy thoái và chỉ tiêu đạt mức tăng trưởng 8% năm nay là sự hão huyền hay sao"
- Sau đây là vài lý do dễ thấy của sự hão huyền: tăng trưởng của thế giới hiện chưa có, giới tiêu thụ nơi nơi đều thắt lưng buộc bụng nên thị trường của Trung Quốc vẫn bị thu hẹp. Thứ nữa, hệ thống lãnh đạo xứ này chưa có khả năng phối hợp và cải cách linh động hoặc táo bạo như ta thấy ở xứ khác. Sau đấy, dù có được bơm thêm tiền thì các ngân hàng chưa làm nổi chức năng thu hút và phân phối tư bản. Và các đại công trình như xây cầu hay làm đập nước chưa thể tạo ra nhiều việc làm như người ta cứ trông đợi.
- Trung Quốc có dự trữ gần hai ngàn tỷ đô la thì tưởng rằng dễ xoay trở nhưng vì cơ chế ở dưới vẫn quá lạc hậu nên tiền đó không gây ra phép lạ. Ngược lại, nếu rút tiền đầu tư trên thị trường tài chính Mỹ đem về thì chính Bắc Kinh bị thiệt trước tiên vì tài sản mất giá. Mà kinh tế Mỹ càng sa sút vì việc đó thì chuyện xuất khẩu của Trung Quốc để thoát cơn khủng hoảng lại càng xa vời và động loạn là nguy cơ có thật. Tôi thiển nghĩ rằng ta không nên ngạc nhiên nếu có chứng kiến một vụ tàn sát Thiên an môn nữa như thời 1989.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.