Hôm nay,  

Thư Của Nông Dân Dương Văn Nam Gửi Tt Csvn Nguyễn Tấn Dũng

12/2/200800:00:00(View: 13278)

Thư Của Nông Dân Dương Văn Nam Gửi TT CSVN Nguyễn Tấn Dũng: kêu gọi CSVN sớm thay đổi thể chế để dân được nhờ

Dương Văn Nam
(Dương Văn Nam là một nông dân ở tỉnh Bắc Giang, Việt Nam đã gửi lên  Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng bức thư trình bày hoàn cảnh đau thương của gia đình anh và làng xóm xã hội của anh. Cuối thư, Dương Văn Nam cất lời kêu gọi Đảng CSVN phải thay đổi thể chế từ bỏ độc tài toàn trị để cho người dân được nhờ. Nguyên  văn lá thư của Dương Văn Nam như sau.)
Chú Dũng ơi, cháu là một nông dân chất phác, hiền lành nhất thôn 19 xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang này.  Gia đình cháu trông vào 15 sào ruộng, quanh năm đầu tắt mặt tối mà vẫn nghèo khổ quá…
Cháu là người thực hiện đầu tiên trong việc dồn điền đổi thửa của thôn 19. Gia đình cháu đã quá nghèo nhưng còn nhiều gia đình trong thôn còn nghèo khổ hơn gia đình cháu nhiều, chú Nguyễn Tấn Dũng ạ.
Quê hương cháu ngoài việc cho vợ đi xuất khẩu lao động đi làm thuê như trong phim Ô sin của Nhật Bản ấy mà, còn không có cách nào khác để thoát khỏi đói nghèo. Việc này có nghĩa là cho vợ đi làm đĩ để kiếm kinh tế và làm giầu mang về cho gia đình trong ở nước. Người ta đi làm gái điếm thì được ăn trắng mặc trơn và không phải làm bất cứ việc gì ngoại trừ việc làm tình, còn đằng này đi làm Ô Sin thì ban ngày phải làm lụng, hầu hạ, phải làm đủ mọi việc trên đời, ban đêm lại phải làm nô lệ tình dục cho ông chủ, nghĩ thật là vô cùng đau lòng và nhục nhã quá chú thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ơi !
Thưa chú ! Vợ chồng cháu cũng cãi nhau hoài vì thiếu thốn kinh tế, vì nghèo khổ túng bấn, đói rách… Vợ chồng cháu cũng nhiều lần phải tính đến chuyện cho vợ đi làm Ô sin ở Đài Loan nhưng do hai bên nội, ngoại không nhất trí như vậy.
Cháu cứ nghĩ mãi tại sao Đảng CSVN thường hay nói, nào là đất nước ta có rừng vàng, biển bạc, đất đai phì nhiêu, con người thì rất là thông minh, cần cù, chịu khó…lãnh đạo của đảng và nhà nước ta thì tài giỏi lắm.  Thế mà nước ta lại cứ nghèo hèn mãi thế này và không biết bao giờ nước ta mới thoát khỏi cái cảnh cho phụ nữ đi xuất khẩu lao động hầu hạ bên xứ người khắp thế giới. Cho nên cháu mới viết bài để đóng góp ý kiến với Đảng CSVN để mong “Đảng ta” hiểu được nỗi đau khổ của nhân dân, để “Đảng ta” hiểu được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân hơn. Từ đó đảng CSVN có hướng đi đúng đắn hơn cho nhân dân bớt khổ đau, nghèo đói, lam lũ và đất nước ta vươn lên phồn vinh, giầu có và có tự do dân chủ…
Thưa chú Nguyễn Tấn Dũng, cháu chỉ làm có thế thôi mà công an huyện Lục Nam và công an tỉnh Bắc Giang cứ hành hạ cháu à. Họ làm cho cháu không làm ăn được gì chú Dũng ạ, suốt ngày cháu chỉ lo bị bắt giam bị đàn áp, bị khủng bố cuối cùng là sẽ bị tống vào tù giam của chú. Cháu suốt ngày nay bị công an thôn, xã, huyện, tỉnh, bộ trên trung ương và cả công an trên TP - Hà Nội nữa về và cháu liên tục đã bị gọi lên thủ đô để an ninh của chú tra khảo, đe dọa, khủng bố ghê rợn lắm chú Dũng à…. Vì mỗi lần như vậy cháu không thể làm ăn được gì, không đi cày ruộng, gặt lúa, tát nước, phun thuốc trừ sâu, bón phân cho rau màu, lúa,  chăm sóc ruộng vườn, ao cá nuôi, không đi gánh gạch thuê được để nuôi vợ con, nên nhà cháu đã nghèo lại càng nghèo khổ hơn, vậy chú có biết cảnh ngộ đáng buồn mà gia đình cháu đang phải cắn răng chịu đựng như vậy không "


Với 15 sào ruộng hiện nay, gia đình cháu thu nhập bình quân mỗi năm được 6,5 tấn thóc. Nhưng năm nay do thiên tai ngập lụt nặng nề vì mưa bão quá nhiều và sâu bệnh cũng lắm, cho nên mùa màng năm nay gia đình cháu chỉ cho thu nhập có gần 3,5 tấn thóc. Nếu trừ chi phí giống má, thuốc sâu, thuỷ lợi, công sức bỏ ra chăm bón cho các vụ lúa và phân bón, rồi cả công cày, cấy thì chỉ còn lại 0,5 tấn thóc thôi. Vậy thì với sản lượng lúa thu hoạch như thế thì gia đình cháu làm sao đủ nuôi 4 miệng ăn một năm đây hả chú "  Còn việc chăn nuôi lợn, gà thì do thức ăn, cám bã, giá quá cao mà giá thịt gà, lợn lại thấp do nhập thực phẩm của Trung Quốc ồ ạt tràn vô tội vạ vào Việt Nam quá nhiều cho nên không có lờ lãi gì nhiều chú ạ…
Ruộng của nhà cháu thấp trũng, cho nên cháu tận dụng vừa cấy lúa, vừa thả cá. Cá của cháu nuôi bị người hàng xóm ăn cắp. Cháu bắt được quả tang nhưng chính quyền, công an không giải quýêt, không bênh vực người bị hại, bị mất của.  Người ăn cắp cá của cháu còn thách đố là “Tao đố mày lên Trung ương mà kiện đấy, có mà con kiến nó kiện củ khoai ”.  Rõ ràng là kẻ ăn cắp cá trong ao của gia đình cháu này được sự che chở của cán bộ cấp xã, cấp huyện và có thể còn ở cấp cao hơn thế nữa…cho nên kẻ ăn cắp cá của gia đình cháu nó mới dám thách đố cháu như thế có phải không thưa chú "  Cháu thiết nghĩ những việc bất công đầy dẫy như thế của xã hội ta hiện nay mà còn chưa giải quyết nổi, huống chi là đảng và nhà nước của chú cứ mơ hồ muốn xây dựng XHCN tại Việt Nam, đây một cái thứ  mô hình xã hội hão huyền hàng nghìn năm nữa cũng không thể thực hiện được chú Nguyễn Tấn Dũng ạ…
Cháu nghĩ chú và Trung ương Đảng CSVN, cần phải thực tế và thực dụng hơn một chút chứ đừng ước mơ, ảo tưởng viển vông để rồi nhân dân phải quá đau khổ do bị ăn cao lừa. Mà khi nhân dân đã không chịu đựng được nỗi khổ, nữa thì nhân dân ắt phải đứng lên làm cách mạng để thay đổi chế độ độc tài, độc trị của chú… mà khi nhân dân đã phải đứng lên lật đổ chế độ mang danh XHCN thì chính chú và Trung ương bị đau khổ bị thiệt hại về mọi mặt nhất là quyền lợi.  Cho nên cháu viết bài góp ý có tính phê phán để nhằm cho chú và trung ương tránh khỏi những đau khổ mà không ai muốn thấy này.
Cuối cùng cháu chúc chú cùng Trung ương - Đảng CSVN hãy sớm thay đổi thể chế hiện nay để nhân dân và đất nước sớm được nhờ. Kính chúc chú và cả gia đình ta mạnh khỏe và hạnh phúc !
Cháu nông dân Dương Văn Nam
Địa chỉ cư trú hiện nay: Thôn 19, xã Tiên Hưng, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
(Điện thoại liên lạc tạm thời hiện nay nếu chú muốn hãy gọi cho vợ cháu theo số công an Hà Nội và tỉnh Bắc Giang đã biết )

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
Khi thiên tai đổ xuống, thảm họa xảy ra, và con người với khả năng chống đỡ có giới hạn, thì những gì nhân loại có thể làm là cứu nhau. Ngược lại với nguyên tắc tưởng chừng như bất di bất dịch của một thời đại mà con người luôn hướng đến hòa bình và lương thiện, lại là các thuyết âm mưu tạo ra để lan truyền thù ghét và mất niềm tin vào chính quyền đương nhiệm. Đại dịch Covid-19 vĩnh viễn là sự thật của lịch sử Mỹ, trong triều đại của Donald Trump. Tòa Bạch Ốc của Trump lúc ấy, qua lời mô tả của những nhân viên trong ngày dọn dẹp văn phòng làm việc để bắt đầu bước vào giai đoạn “work from home” là “ngôi nhà ma.” Giữa lúc số người chết tăng theo từng giây trên khắp thế giới thì Trump vẫn điên cuồng xoay chuyển “tứ phương tám hướng” để kéo người dân quay về một góc khác của đại dịch, theo ý của Trump: “Covid không nguy hiểm.”
Mặc dù các bác sĩ tâm thần có bổn phận bảo mật các thông tin sức khỏe tâm thần do bệnh nhân tiết lộ, nhưng hầu hết các tiểu bang tại Hoa Kỳ đều có luật bắt buộc hoặc cho phép bác sĩ tâm thần tiết lộ thông tin bí mật khi bệnh nhân có triển vọng gây tổn hại cho cộng đồng...
Trong tuần lễ cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng thống vào năm 1980 giữa Tổng Thống Đảng Jimmy Carter (Dân Chủ) và ứng cử viên Ronald Reagan (Cộng Hòa), hai ứng cử viên đã có một cuộc tranh luận duy nhất vào ngày 28 tháng 10. Trong cuộc tranh luận, Reagan đã nêu ra một trong những câu hỏi quan trọng nhất trong mọi thời đại: “Hôm nay quý vị có khá hơn bốn năm trước hay không?” Câu trả lời của Carter là “KHÔNG." Cùng với một số lý do không kém quan trọng khác, số phiếu của ông đã giảm xuống vào những ngày quan trọng cuối cùng của chiến dịch tranh cử. Reagan đã giành được số phiếu phổ thông lớn và chiến thắng trong cuộc bầu cử.
Nobel là một giải thưởng cao qúy nhưng đó không phải là tất cả hay tối thượng mà, xét cho cùng, mục tiêu của nền văn học quốc gia hay bất cứ lĩnh vực nào khác đâu nhất thiết là hướng tới giải Nobel? Mahatma Gandhi đã năm lần bị bác giải Nobel Hoà Bình nhưng so với một Henry Kissinger hí hửng ôm nửa cái giải ấy vào năm 1973, ai đáng ngưỡng mộ hơn ai? Tuyên ngôn Nobel Văn Chương 1938 vinh danh nhà văn Mỹ Pearl Buck về những tác phẩm “diễn tả xác thực đời sống của nông dân Trung Hoa” nhưng, so với Lỗ Tấn cùng thời, nhà văn không chỉ diễn tả xác thực đời sống mà cả tâm não của người Trung Hoa, ai để lại dư âm lâu dài hơn ai?
Nếu mũ cối là biểu tượng của thực dân Tây phương vào thế kỷ 18 thì, bây giờ, “năng lượng tích cực”, như là diễn ngôn của thực dân Đại Hán với những dấu ấn đậm nét của tân hoàng đế Tập Cận Bình, đã trở nên gắn bó với người Việt, từ diễn ngôn của thể chế cho đến giọng điệu ngôn tình của những đôi lứa bỡ ngỡ trước ngưỡng cửa hôn nhân.
AI là trí tuệ nhân tạo. AI là một kho kiến thức nhiều vô cùng vô tận, đã siêu xuất chứa đựng nhiều thư viện nhân loại hơn bất kỳ dữ liệu tri thức nào, và cứ mỗi ngày AI lại mang thêm nhiều công năng hữu dụng, mà một người đời thường không thể nào có nổi kho tri thức đó. Trong khi đó, Thầy Tuệ Sỹ là một nhà sư phi thường của dân tộc, với những tri kiến và hồn thơ (như dường) phong phú hơn bất kỳ nhà sư nào đã từng có của dân tộc Việt. Câu hỏi là, AI có thể biểu hiện như một Tuệ Sỹ hay không? Chúng ta có thể gặp lại một phong cách độc đáo của Tuệ Sỹ trong AI hay không? Thử nghiệm sau đây cho thấy AI không thể sáng tác được những câu đối cực kỳ thơ mộng như Thầy Tuệ Sỹ. Để thanh minh trước, người viết không phải là khoa học gia để có thể hiểu được vận hành của AI. Người viết bản thân cũng không phải học giả về kho tàng Kinh Phật để có thể đo lường sự uyên áo của Thầy Tuệ Sỹ.
Israel và Iran đã âm thầm chống nhau trong một thời gian dài. Nhưng nhiều diễn biến sôi động liên tục xảy ra gần đây làm cho xung đột giữa hai nước leo thang và chiến tranh có nguy cơ bùng nổ và lan rộng ra toàn khu vực. Điển hình là vào tháng 4 năm nay, Iran công khai tấn công bằng tên lửa vào lãnh thổ Israel. Đầu tháng 10, Israel đã tấn công bằng bộ binh ở miền nam Lebanon. Trước đó, trong cuộc không kích vào trụ sở dân quân Hezbollah ở Beirut, Israel đã tiêu diệt thủ lĩnh Hezbollah là Hassan Nasrallah và nhiều nhân vật quan trọng khác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.