Hôm nay,  

“huyền Tích Việt” Của Phạm Trần Anh

11/16/200800:00:00(View: 9515)

“HUYỀN TÍCH VIỆT” CỦA PHẠM TRẦN ANH

Tiến sĩ  Nguyễn Thanh Liêm
Sau hai quyển Nguồn Gốc Việt Tộc và Đoạn Trường Bất Khuất, Phạm Trần Anh vừa cho ra đời tác phẩm mới: "Huyền Tích Việt". Đoạn Trường Bất Khuất cho thấy sĩ khí cao cả, bản tính cương cường, tinh thần bất khuất của con người Phạm Trần Anh trong hơn hai mươi năm trời sống đày đoạ, khổ sở trong lao tù cộng sản. Tuy nhiên con người đặc biệt này không nhân hoàn cảnh đau khổ đó để nghiền ngẫm về một triết lý sống, một chủ trương chính trị hay một áng văn tố giác những tệ hại của chế độ độc tài, phi nhân hiện hữu. Ông lại lấy cơ hội này để đưa hết tâm trí mình vào công cuộc suy tư sâu xa về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn minh khá cao của dân tộc từ trước khi có sự bành trướng của văn hoá Hán tộc trên khắp Trung Hoa ngày nay.
Các sử gia, các khoa học gia, các học giả Việt Nam và ngoại quốc xưa nay cũng đã có nhiều người từng nghiên cứu và viết về đề tài này. Người ta đi tìm dấu vết, chứng tích, sưu tầm tài liệu, phân tích, tìm cách cắt nghĩa, nêu ra giả thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt và nền văn hoá/văn minh của giống dân này từ lúc khởi đầu. Phạm Trần Anh cũng làm công việc đó, nhưng kết quả nghiên cứu của ông cho thấy ông có cái nhìn mới mẻ hơn, thuyết phục hơn về gốc tích, vùng địa lý và văn minh của những người Việt thuở xa xưa. Có ba nguồn tài liệu chính mà xưa nay ai cũng tựa trên đó để tìm hiểu về đề tài trên. Trước hết là những chứng tích lịch sử tìm thấy trong sử Tàu. Hầu hết các sử gia Việt Nam và ngoại quốc từ trước tới giờ thường hay dựa trên sử Tàu để viết nên sử Việt mà không để công đánh giá cho thật đúng những sử liệu này. Phạm Trần Anh đã để công phân tích và nhận định khá rõ ràng chính xác về tâm lý (mặc cảm tự tôn) của những người Trung Hoa tác giả của những bộ sử đó. Ông cho thấy phần đông các nhà viết sử Trung Quốc đều có định kiến xem dân tộc Việt là một loại dân mọi (Nam Man và Đông Di), kém văn minh, xem nước Việt như một nước phụ thu"c luôn tùng phục nước Tàu, cho nên họ không bao giờ chấp nhận những sự thật lịch sử nào cho thấy có sự thấp kém của Trung Hoa đối với Việt Nam. Bởi khuynh hướng chung tự tôn đó của các nhà viết sử Tàu nên một số những sự thật lịch sử đã bị bóp méo. Theo ông những sự thật lịch sử này chỉ có thể tìm thấy trong những tác phẩm của những người Việt viết ra g"i là ngo"i th" và thường bị các sử gia Trung Quốc gạt ra ngoài chính sử của họ. Thành ra những ai chỉ dựa trên các bộ sử của Tư Mã Thiên, hay những bộ Tiền Hán Thư, Hậu Hán Thư, Đường Thư, Lương Thư, v v . . . đều có thể đi vào con đường sai lầm cố tình của Trung Quốc. Theo ông thì người Việt chúng ta nên khai thác những bô sử do chính người Việt mình viết mới có hy vọng đến gần với sự thật hơn. Một nguồn tài liệu quan trọng nữa mà xưa nay những nhà viết sử đã hoặc coi thường, hoặc không biết khai thác nên đã không có cái nhìn đúng về toàn thể nền văn minh gốc của người Việt. Nguồn tài liệu đặc biệt đó là huyền sử, truyền thuyết về giồng giống người Việt. Phần lớn chúng ta đều biết những truyền thuyết Rồng-Tiên, Lạc Long Quân -Âu Cơ, chuyện 100 trứng nỡ ra 100 người con trai, chuyện 50 theo cha xuống biển, 50 người theo mẹ lên núi, chuyện mười tám đời Hùng Vương, chuyện Phù Đổng Thiên Vương, chuyện nỏ thần, chuyện Trọng Thuỷ-Mỵ Châu ……..  Tất cả những sách sử về Việt Nam đều có đề cập đến những truyền thuyết này nhưng hầu hết đều xem như những câu chuyện thần thoại, không có giá trị khoa học đối với nhà viết sử, và do đó không có liên hệ chặt chẽ với sự thật lịch sử. Phạm Trần Anh, trái lại, đặt nặng giá trị của huyền sử đối với lịch sử đúng thật của dân tộc Việt Nam. Theo ông ý nghĩa của các câu chuyện, tên của các nhân vật, địa danh trong các câu chuyện đều mật thiết liên hệ tới vùng địa lý và nền văn minh xưa của dân tộc Việt Nam. Đối với ông huyền sử Việt là một kho tàng tài liệu rất có giá trị lịch s" nếu người ta biết triệt để khai thác. Và ông đã làm công việc đó qua tác phẩm "Huyền Tích Việt" của ông. Từ những dấu vết tìm thấy trong những sách sử do người Việt sáng tác mà người Trung Hoa đã gạt bỏ ra ngoài chính sử của họ đến những tên người, địa danh, cùng ý nghĩa của các huyền sử Việt, Phạm Trần Anh đã dựng lại buổi đầu của giống nòi Lạc Việt trên vùng đất bao la của cả phân nữa miền Nam nước Tàu ngày nay tr"i dài từ phía Nam sông Hoàng Hà xuống tận đồng bằng sông Hồng ở Bắc Việt, với những đặc tính văn hoá đã mở mang mà người Hán khi vào xâm chiếm Trung Quốc đã phải học hỏi, thấm nhuần và chiếm hữu, biến thành văn hoá Trung Quốc. Nước Việt mênh mông với nền văn hoá mở mang từ thuở xa xưa đó cũng đã được Phạm Trần Anh đối chiếu với nguồn tài liệu thứ ba, là kết quả của những công trình nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như nhân học (anthropology), khảo cổ học (archeology), sinh vật học (biology), ngôn ngữ học (linguistic), khoa di truyền (nghiên cứu chủng tộc theo DNA) v v . . . Kết quả của những công trình nghiên cứu khoa học này phần lớn cho thấy giả thuyết của Phạm Trần Anh có giá trị đúng về nước Việt và nền văn hoá xưa của dân tộc Việt trước khi bị Hán tộc xâm chiếm.


Cùng với quyển Nguồn Gốc Dân Tộc Việt, quyển Huyền Tích Việt của Phạm Trần Anh góp phần rất lớn vào công việc tìm hiểu nguồn gốc của người dân Việt, tìm hiểu nước Việt lớn lao xưa, và nhất là tìm hiểu trình độ văn minh của người Việt từ hơn mấy ngàn năm trước. Kết quả của nhiều năm nghiền ngẩm, nghiên cứu của ông đã giúp chúng ta có những kiến thức vững chắc hơn về nền văn hiến của chúng ta, chính nền văn hiến đó đã là nền tảng của văn hoá Trung Hoa sau này chớ không phải ngược lại. Người Hán đã vào Trung Quốc, xâm chiếm. đất nước này, bành trướng về phương Nam lấn áp nước Việt xưa. Chính người Hán đã học hỏi, th"m nhuần văn hoá Việt thuở xa xưa, chiếm lấy văn hoá Việt làm văn hoá Trung Hoa, rồi lại đem văn hoá đó ảnh hưởng lại người Việt chúng ta sau này khi họ xâm lấn đô hộ dân mình. Công trình biên soạn của Phạm Trần Anh đem lại nhiều hnh diện cho dân tộc Việt Nam. Huyền Tích Việt cũng như Nguồn Gốc Dân Tộc Việt rất xứng đáng có một ch" đứng quan trọng trong tủ sách của người Việt Nam, nhất là cho các thế hệ sau này.        
LL: Email [email protected]
Gửi check 15UDS về:
Nganhoang
10095 Larson Ave,
Garden Grove CA 92843

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ VOA: Trên cương vị tổng thống, ông Trump đôi khi chia sẻ thông tin, bất kể mức độ nhạy cảm của nó. Ông ngẫu hứng cung cấp thông tin bảo mật cấp độ cao cho bộ trưởng ngoại giao Nga ✱ VOA: Những tài liệu này cần được bảo mật là việc rất nghiêm trọng- đặc biệt là đối với Mar-a-Lago, những khách nước ngoài ở đó - tạo ra một mối đe dọa đến an ninh quốc gia ✱ VOA: John Kelly khởi động một nỗ lực để cố gắng hạn chế những người có quyền tiếp cận ông Trump tại Mar-a-Lago, nhưng nỗ lực này thất bại khi Trump từ chối hợp tác...
Hôm thứ Sáu 23-9 trên tạp chí Project-Syndicate, nhà báo Laurence Tubiana cho rằng không có gì là hay, là tốt một khi châu Âu theo đuổi chính sách đa phương hóa theo tiêu chuẩn hai mặt (double standard) trong cuộc chiến Ukraine, vì cộng đồng Âu còn nhiều vấn đề ưu tiên giải quyết...
Đại Hội Đồng Liên Hiêp Quốc lần thứ 77 đã khai mạc tại New York hôm 20-9-2022, trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt khủng hoảng, đang bị chia rẽ vì nhiều vấn đề: Cuộc chiến Ukraine, khủng hoảng khí hậu, mất an ninh lương thực, khủng hoảng năng lượng, và nạn dịch Covid-19 vẫn chưa chấm dứt...
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
Bạn ơi, -Kẻ trí tuệ ít lỗi lầm và khi phạm lỗi thì nhận biết và tu sửa. Kẻ ngu si không biết lỗi lầm và khi nhận biết thì biện minh mà không hề tu sửa. -Kẻ trí tuệ trước mọi sự việc đều tìm hiểu và phân tích lợi-hại. Còn kẻ ngu si chỉ nhìn thấy lợi mà không thấy hại. -Kẻ trí tuệ biết đo lường thời thế. Còn kẻ ngu si thì làm bừa, khi thất bại lại đổ lỗi cho Trời. Tức khí nhảy ra đâm chém dễ. Nhẫn nhục chờ thời khó, “Khảng khái cần vương dị. Thung dung tựu nghĩa nan.” (Lý Trần Quán Tiến Sĩ đời Lê Trung Hưng)
Theo VOA Tiếng Việt hôm 9-9-2022 bà Aler Grubbs, giám đốc Quốc gia USAID Mỹ tại Việt Nam và ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng GD&ĐT-VN đã ký kết bản ghi nhớ nâng cao chất lượng giáo dục Đại học và thúc đẩy xây dựng một nền Đại Học Tự Trị tại Việt Nam...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Vào giữa tháng 3, chưa đầy một tháng sau khi Nga xâm lăng Ukraine, nhà khoa học chính trị Francis Fukuyama đã đưa ra một dự đoán nổi bật: Ukraine sẽ chiến thắng. Sáu tháng sau, Ukraine đang trên đà tấn công và tái chiếm lãnh thổ quan trọng giữa nhiều dấu hiệu là quyết tâm của Nga đang suy yếu. Các bản tường thuật chỉ ra rằng vũ khí và thông tin tình báo do Hoa Kỳ và các quốc gia đồng minh khác cung cấp đang mang lại cho cuộc phản công của Ukraine một sự thúc đẩy nghiêm trọng. Liên minh NATO vẫn bền vững và đoàn kết đứng sau Ukraine, bất chấp nỗ lực của Nga nhằm làm suy yếu sự thống nhất đó bằng cách hạn chế xuất khẩu khí đốt tự nhiên sang châu Âu...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.