Hôm nay,  

Georgia Và Việt Nam

23/08/200800:00:00(Xem: 14758)
Một kịch bản lạnh mình... Khi trái banh được tung ra, Nghị sĩ John McCain sẽ nhào lên chặn và đập ngược thật mạnh. Có khi trúng, có khi trật, có khi bật ngược vào mặt. Nhưng chúng ta tin rằng McCain sẽ đón banh chứ không né cho người khác lãnh hộ. Khi trái banh được tung ra, Nghị sĩ Barack Obama sẽ... lùi một bước. Với tài hùng biện hiếm có, ông sẽ phân tách đường banh - góc trái hay phải - và giải thích khả năng phân tách của mình với sức thuyết phục rất cao. Rồi để banh phá lưới!

Đấy là khác biệt chính giữa hai ứng cử viên tổng thống năm nay, khi dân Mỹ theo dõi các trận đấu tại Thế vận hội.  Bây giờ, trái banh ấy là Georgia.

***Khi Liên bang Xô viết tan rã, nhiều người Mỹ đã tin vào kết luận lạc quan của Francis Fukuyama, rằng Chiến tranh lạnh kết thúc, lịch sử cáo chung, và chủ nghĩa tư bản đã thắng thế. Kinh tế tự do và chính trị dân chủ là quy luật phổ biến cho nhân loại. Từ nay, vì làm ăn với nhau cho sự thịnh vượng chung của nhân loại, các nước sẽ bớt lý do gây chiến với nhau. Thiên hạ thái bình!

Bị "hội chứng Tiêu Bán Sơn" - nhân vật của Kim Dung trong Thiên long Bát bộ", Tổng thống George H. Bush bỗng dưng thấy đời trống vắng vì đối thủ Liên Xô không còn. Ông cũng có phản ứng lạc quan rất Mỹ. Nhờ Cố vấn An ninh Brent Scowcroft nhắc cho một chữ, ông tung ra khẩu hiểu "Trật tự mới" của thế giới. Đó là nội dung bài diễn văn Tổng thống Bush 41 trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ ngày 11 tháng Chín năm 1990 (ta hãy cố nhớ ngày này): Thế giới từ nay sẽ khác, chế độ pháp trị sẽ thay thế luật rừng, các quốc gia sẽ cùng chia sẻ trách nhiệm tự do và công lý với nhau. Và quyền sống của kẻ yếu sẽ được tôn trọng.

Lên kế nhiệm sau khi đắc cử năm 1992, Tổng thống Bill Clinton cũng không nghĩ khác. Nước Mỹ được hưởng "cổ tức hoà bình", cắt giảm quân phí để dồn qua chuyện ích quốc lợi dân. Và đã qua mười năm mộng du như vậy. Cho đến một ngày 11 tháng Chín khác, cho đến vụ khủng bố 9-11 vào năm 2001. Lúc ấy, người ta mới thấy 10 năm trong mộng du hoà bình của Mỹ là 10 năm chinh chiến của Liên bang Nam Tư với nhiều vụ tàn sát, diệt chủng. Và cũng là 10 năm mai phục của al-Qaeda với thành tích chói lọi là vụ tàn sát dân Mỹ trong trận khủng bố kinh hoàng nhất lịch sử thế giới.

Lịch sử không hề cáo chung, chủ nghĩa tư bản không trở thành quy luật phổ biến toàn cầu và hoà bình không thể có. Việc Georgia bị Liên bang Nga tấn công vào ngày tám tám cũng vậy. Là chuyện có thể xảy ra và đã xảy ra.

***Trong lịch sử loài người, sau một trận đại chiến (là khi có sự tham gia của nhiều quốc gia), phe chiến thắng luôn luôn mắc bệnh chủ quan và tin rằng sở dĩ mình thắng là vì mình khôn hay mình có lý - có chính nghĩa. Vì tin như vậy, phe chiến thắng mới thiết lập một... "trật tự mới" (xin lỗi ông Scowcroft), với những hiệp ước, hoà ước hay cơ chế do mình gây dựng lên, và tin rằng non sông từ nay sẽ vĩnh viễn thanh bình.Hội nghị Vienna năm 1814 giữa các nước Âu Châu đã đánh bại Napoléon hay Hoà ước Versailles vào năm 1919 sau Thế chiến I hoặc cơ chế Liên hiệp quốc ra đời năm 1945 sau Thế chiến II là những điển hình.

Nhưng chiến tranh vẫn tái tục, rất lạnh cho các nước lớn và cực nóng cho các nước nhỏ. Chưa nói tới mấy chục triệu người mất mạng vì "cách mạng" trong phe chiến thắng, tại Liên Xô, Trung Quốc, Cam Bốt hay Việt Nam...Chiến tranh là chuyện... thường tình. Trật tự mới chỉ là một sự dồn nén sẽ gây sức bật cho một trật tự khác, sau khi lại có chiến tranh. "Thủy hoả ký tế" xong lại đến "Hỏa thủy vị tế" - nước với lửa vẫn khó tương dung nên chuyện xung khắc vẫn là... chưa hết! Vì sao lại có nghịch lý nghe cứ như dịch lý vậy"

***Sau một trận đại chiến, trong nội bộ phe chiến thắng tất phải có sự xoay chuyển. Sau Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu đồng minh của Hoa Kỳ đã được giải phóng khỏi nỗi lo sợ chiến tranh từ Liên Xô nên đi tìm một định mệnh khác. Ưu tiên an ninh trở thành thứ yếu so với ưu tiên kinh tế. Họ cũng không muốn thấy một thế giới chỉ còn Hoa Kỳ là độc bá. Hết sợ chết, họ sợ nghèo, sợ đói, và trên đỉnh cao của nền văn minh Âu châu, họ có thể dạy dỗ Hoa Kỳ những bài học về xử thế. Thế rồi, khi hữu sự vì khủng hoảng trong Liên bang Nam Tư cũ, Âu Châu khôn ngoan ấy nhường chuyện dàn xếp cho Hoa Kỳ, tại Bosnia hay Kosovo.Trật tự mới của ông Bush 41 thành chuyện viển vông.

Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, từ bên chiến bại - hoặc được giải phóng - một số nước Cộng hoà trong khối Xô viết cũ đã cố nối lại con đường độc lập và dân chủ hoá bị gián đoạn bởi Chiến tranh lạnh và sự áp bức Xô viết. Đó là ba nước Baltic (Estonia, Latvia, Lithuania), các nước Đông Âu, rồi các nước trong vùng Balkans của Nam Tư cũ và các nước trong vùng biển Caspian như Ukraine hay Georgia. Họ gia nhập Liên hiệp Âu châu hay Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO và khám phá rằng họ là "Âu châu mới", với mối quan tâm vừa an ninh vừa kinh tế.

Về kinh tế, họ phải chịu cảnh chiếu dưới so với các nước Tây Âu (Âu châu cũ").

Về an ninh, họ dựa vào Hoa Kỳ hơn là các láng giềng Tây Âu, vốn đang chú ý đến chuyện kinh tế và không muốn làm mất lòng Liên bang Nga, một nguồn cung cấp đáng kể vể năng lượng và nguyên vật liệu.Trật tự mới của ông Bush 41 là sự rạn nứt của Âu Châu, với hai tốc độ tăng trưởng và hai hướng nhìn khác nhau. Trong khi ấy, phe chiến bại cũng chẳng cúi đầu. Trung Quốc đã cải cách và cố quên bước "Nhảy vọt vĩ đại" hay cuộc "Đại văn cách" để "ăn của địch mà chống địch". Xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Hoa là vậy. Liên bang Nga thời Boris Yeltsin cũng thấy rằng cải cách theo kiểu Tây phương dân chủ là chuyện rủi ro, nên tạo cơ hội cho một Vladimir Putin xuất hiện, theo kiểu khác.

Và cả hai đều là những nước không chấp nhận quy luật của Mỹ, lại có thế mạnh trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhờ lá phiếu phủ quyết. Họ suy tính theo quyền lợi của họ, và muốn chấm dứt tình trạng độc bá của Hoa Kỳ.

Khi Chiến tranh lạnh kết thúc, một số lực lượng không quan hệ gì đến chuyện đối đầu Đông Tây ngày xưa cũng nhìn ra định mệnh mới và con đường mới. Khi Hoa Kỳ bị lôi vào trận chiến bất ngờ với quân khủng bố Hồi giáo rồi vướng chân vào hai chiến trường Afghanistan và Iraq, các "cường quốc mới" theo nhau xuất hiện: như Iran, Syria, Venezuela và cả Bắc Hàn. Các xứ này sẵn sàng hợp tác với Liên bang Nga hay Trung Quốc để ra khỏi "Trật tự mới" của Hoa Kỳ.

***Còn lại, siêu cường độc bá sau Chiến tranh lạnh là quốc gia duy nhất có khả năng can thiệp toàn cầu và lãnh trách nhiệm bảo an toàn cầu. Đó là Hoa Kỳ, với quân lực Mỹ là cốt lõi, vòng ngoài là Minh ước NATO, và vành đai ngoại giao là Liên hiệp Âu châu rạn nứt, là Liên hiệp quốc bất lực.

Sau Chiến tranh lạnh, Hoa Kỳ là thế lực kinh tế và quân sự vẫn đáng kể nhất, và còn giữ được tư thế độc bá này ít ra vài chục năm. Nhưng trước mắt, siêu cường ấy bị căng mỏng phương tiện cho hai chiến trường Afghanistan và Iraq trong một trận chiến toàn cầu chống quân khủng bố Hồi giáo. Nghịch lý khó hiểu mà lại hợp lý là Mỹ đang hết bận và có khi trở lại vị thế đáng ghét: khi chiến trường Iraq bắt đầu ổn định và việc rút quân là khả thể, thì nhược điểm nhất thời của Mỹ sẽ kết thúc.

Không đợi ngày Hoa Kỳ kéo các lữ đoàn tác chiến từ Iraq qua tăng viện cho chiến trường Afghanistan, hoặc đi làm lính sen đầm quốc tế ở nơi khác, Liên bang Nga của Putin phải ra đòn. Càng phải ra đòn vì nước Mỹ tiếp tục phát huy dân chủ vào những khu vực xưa kia là thuộc quốc hay quỹ đạo của Đế quốc Nga hay Liên bang Xô viết. Càng dễ ra đòn khi Liên Âu tách đôi về ưu tiên (Đông sợ chết và Tây sợ đói), và liên minh Âu Mỹ rạn nứt vể cả an ninh lẫn kinh tế. Và ra đòn càng mạnh khi kinh tế Hoa Kỳ và Âu Châu đều có vẻ suy sụp. Huống hồ, Hoa Kỳ đang có bầu cử!

Nơi ra đòn dễ nhất vì là mắt xích yếu nhất của vòng đai phòng vệ Tây phương chính là Georgia. Quả nhiên, dư luận Mỹ tranh luận và cãi cọ về hai lẽ chiến hoà. Quả nhiên, Chủ tịch Luân phiên của Âu Châu là Pháp đề nghị giải pháp ngưng bắn, với điều 5 cho phép Liên bang Nga duy trì sự hiện diện quân sự tại Georgia, dưới nhãn hiệu "bảo an". Quả nhiên là Thủ tướng Đức bay qua Sochi nói chuyện hoà giải với Tổng thống Nga, có khi còn có mật ước Nga Đức cố hữu trong lịch sử là "bất tương xâm". Quả nhiên là các nước Âu Châu "mới" phải chụp lấy lá chắn phòng vệ của NATO - của Mỹ - và gây khó chịu cho các nước Âu Châu "cũ".

Và nguyên một vòng đai dân chủ của Âu Châu bị lung lay, từ ba nước Baltic về tới Ba Lan, Hung Gia Lợi, Cộng hoà Tiệp và Ukraine. Họ có thể tin vào lời cam kết hay khả năng bảo vệ của Hoa Kỳ hay không" Và có thể tin vào đại cường Âu Châu là nước Đức hay không"

Trong thời Chiến tranh lạnh, Đức là đại cường có mặt trên cả hai trận tuyến Đông Tây. Tây Đức bị kéo vào Minh ước NATO, Đông Đức là chiến lũy của Minh ước quân sự Warsaw. Giờ đây, xứ này đã thống nhất và lại cần khí đốt của Nga, nên dại gì làm tiền đồn chống Nga để hy sinh cho sự an toàn của các nước Âu châu mới" Đây là bài toán của Thủ tướng Angela Merkel, và với kinh nghiệm sinh sống tại Đông Đức, bà sẽ tìm ra giải pháp an toàn và lịch sự cho nước Đức. Ít ra cũng không nhục nhã như vị tiền nhiệm là Thủ tướng Erhard Schroeder, nay đang ăn lương của Tổng công ty Gasprom của Nga và vọng về công kích Tổng thống Georgia!

Trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, Pháp đã có mặt trên chiến trường "sạch" và "có chính nghĩa" là Afghanistan. Tuần qua, quân Pháp tại đây bị lực lượng Taliban phục kích khiến 10 binh sĩ bị tử vong. Lập tức, dư luận Pháp tranh luận và 55% dân chúng cho rằng Pháp chẳng có lý do gì đem quân qua Afghanistan! Người ta sẵn sàng quên tội ác của Taliban vào đầu năm 2001, khi phá hủy các pho tượng Phật rất cổ của nhân loại. Nhiều người Pháp cũng quên liên minh quân sự NATO, lý do khiến Pháp - cùng 24 nước trong 27 hội viên Âu Châu - đã đưa quân vào Afghanistan.

Sáng chói nhất về sự thâm thúy là lập trường của Thủ tướng Anh, Gordon Brown. Anh chuẩn bị thao diễn quân sự với Georgia vào tháng tới, nhưng, khi hữu sự thì im lặng vô tuyến. Nếu theo dõi, người ta còn được biết là năm ngoái, quân Anh tại Iraq đã đi đêm với phiến quân Mahdi Army của lãnh tụ Muqtada al-Sadr để khỏi giao tranh và bàn giao nguyên cục than hồng cho các đơn vị Mỹ. May là chiến lược dồn quân đánh tới đã có kết quả.

Vì vậy, dù có ngủ mơ, giới lãnh đạo Hoa Kỳ cũng biết rằng khi bị chơi bạo, các nước đồng minh đều tháo chạy! Anh hùng lắm thì xỉ vả đả kích Hoa Kỳ, rồi cũng tháo chạy.

Trật tự mới - hay cũ - là sự phũ phàng của tình đời!

Bây giờ, hy vọng còn lại của các nước Âu châu mới là tấm lưới NATO đủ chắc (hệ thống phòng thủ chiến lược BMD có hiệu quả hay không) để bảo vệ được họ. Và Chính quyền mới của nước Mỹ sẽ tuân thủ những cam kết của chính quyền cũ. Cụ thể hơn, họ tự hỏi là Obama và McCain, ai sẽ lãnh đạo nước Mỹ.Chúng ta trở lại chuyện thấy banh là đập, hay là né, của McCain và Obama. Khi bỏ phiếu, đa số dân Mỹ không quan tâm gì đến nỗi lo ấy của người dân Âu Châu. Mà cũng chẳng để ý đến chuyện Trật tự mới hay cũ, Chiến tranh lạnh đã tái nhóm hay chưa...

***Nếu suy từ kinh nghiệm Georgia qua hoàn cảnh Việt Nam, bên cạnh một cường quốc còn thâm còn ác hơn Liên bang Nga, chúng ta nên giật mình.Những quy luật bình thường sau một trận đại chiến đều đã xảy ra tại Việt Nam.

Chiến thắng rồi, Hà Nội coi miền Nam là đất phụ dung, vùng thọc tay cướp bóc vô tội vạ. Nhưng, chính là phản ứng bén nhạy và cần cù người dân trong Nam đã cứu nguy kinh tế xã hội chủ nghĩa, là chuyện Hà Nội không tưởng tượng nổi!

Say đòn 1975, Hà Nội đòi đứng ngang tầm sư phụ và hoà giải hai nước đàn anh, sau còn "giải phóng" Kampuchia và bị Bắc Kinh cho một bài học. "Trật tự mới xã hội chủ nghĩa" chỉ là chuyện răng cắn môi bật máu của cái thế "môi hở răng lạnh" thời xưa... Đến độ ngày nay, khi Trung Quốc dùng tay chân bắn tiếng là sẽ còn cho Việt Nam một bài học nữa, nhiều người thầm mong rằng Hà Nội sẽ rơi vào tấm lưới của Hoa Kỳ.

Để được bảo vệ!Dù là thế yếu, dân Georgia vẫn còn có dân chủ, họ không coi chế độ Saaskashvili là kẻ thù và vẫn có phản ứng quật khởi chống lại sự xâm lược của Nga. Dân Việt Nam có được như vậy không, chúng ta chưa biết. Nhưng biết chắc là họ không được quyền lên tiếng chống Tầu. Quyền dân chủ không có, quyền bảo vệ độc lập cũng bị tước đoạt.

Có vài ba cường quốc có khả năng ngăn ngừa được tai hoạ thì khi vào Việt Nam làm ăn, họ bị lãnh đạo móc túi! Chuyện viện trợ ODA của Nhật cho Việt Nam bị ăn cắp như thế nào có thể báo trước, rằng Việt Nam sẽ không là một Georgia.Mà nhục hơn nhiều!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.