Hôm nay,  

Kỹ Sư Đỗ Nam Hải Phản Đối Quyết Định Phi Pháp

25/07/200800:00:00(Xem: 10110)
Thư Ngỏ

Về việc: Phản đối Quyết định phi pháp của Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.

Thành phố Sài Gòn - Việt Nam ngày 24/7/2008

Kính gửi: Các cơ quan truyền thông cùng các quý vị và các bạn quan tâm.

Tên tôi là: Đỗ Nam Hải, sinh năm 1959 tại Hà Nội - bút hiệu: Phương Nam.

Nghề nghiệp: Kỹ sư kinh tế ngân hàng - Chuyên nghành: Tiền tệ - Tín dụng.

Chỗ ở và nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:

441 Nguyễn Kiệm - Phường 9 - Quận Phú Nhuận - Thành phố Sài Gòn - Việt Nam.

Hôm nay tôi viết Thư Ngỏ này, kính gửi đến các cơ quan truyền thông cùng các quý vị và các bạn quan tâm được rõ về tình hình hiện nay của tôi như sau:

Chiều ngày 21/7/2008 vừa qua, tôi đã đến văn phòng Ủy ban Nhân Dân (UBND) P.9 - Q.Phú Nhuận - Tp. Sài Gòn để nhận "Quyết định cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính" số 551/QĐ-CC, do ông Phạm Công Nghĩa - Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận, ký ngày 26/6/2008. Người trực tiếp giao Quyết định này cho tôi là ông Nguyễn Bá Tùng - Chủ tịch UBND P.9 - Q. Phú Nhuận, với sự chứng kiến của ông Nguyễn Hoài Phong, trung tá - Đội trưởng đội An ninh nhân dân, thuộc công an quận Phú Nhuận và một thư ký thuộc UBND P.9 - Q.Phú Nhuận. Một "Biên bản giao quyết định cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính" đã được lập.

Sau khi ký nhận, tôi đã nói với 3 vị trên rằng: "Sở dỹ hôm nay tôi đến đây nhận Quyết định này không phải là để sau đó tôi đi đóng phạt. Tính từ cuối năm 2005 đến nay tôi đã nhận được 4 Quyết định xử phạt hành chính như thế này, với tổng số tiền phạt là 51,5 triệu VNĐ (tương đương với hơn 3000 USD) từ phía các ông rồi. Và như các ông đã biết, tôi đều đã phản đối và không chấp nhận đóng phạt, dù chỉ là 1 đồng. Mục đích chính của tôi đến đây hôm nay là để có thêm bằng chứng tố cáo trước công luận trong nước và quốc tế, về việc nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại một lần nữa vi phạm trắng trợn các quyền tự do tư tưởng, thông tin, ngôn luận,... của công dân. Tôi cũng đề nghị với các ông rằng: để tránh sự căng thẳng không đáng có thì hôm nay chúng ta không nên tranh luận những quan điểm, quan niệm về tự do dân chủ nữa. Bởi vì, những cuộc tranh luận như vậy thì có ông Nguyễn Hoài Phong đây biết, nó đã từng diễn ra hàng trăm lần giữa tôi với các sỹ quan công an thuộc Bộ công an, Sở công an Tp. Hồ Chí Minh và công an quận tại Trụ sở công an Q. Phú Nhuận và nhiều đồn công an khác ở Sài Gòn và Hà Nội rồi".

Cũng ngay trong buổi làm việc trên, tôi đã ghi vào tờ Biên bản như sau:

"Ý kiến của tôi (Đỗ Nam Hải):

1) Tôi phản đối Quyết định phi pháp này và cương quyết không chịu đóng phạt.

2) Cuộc đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam nhất định thắng lợi!"

Đồng thời, ghi vào Quyết định cưỡng chế trên như sau:

"Viết tại Ủy ban nhân dân phường 9 - quận Phú Nhuận.

1) Tôi phản đối hành vi của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam, thông qua công an Việt Nam xông vào nhà tôi khám nhà và cưỡng đoạt tài sản của tôi, bao gồm: máy tính, máy in, điện thoại và các tài liệu dân chủ của tôi. (ngày 27/3/2008).

2) Tôi phản đối hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là đã ra các Quyết định xử phạt hành chính và nay là Quyết định cưỡng chế xử phạt hành chính số 551/QĐ-CC này. Tôi thực hiện quyền tự do thông tin của mình và vì vậy, tôi cương quyết không chịu đóng phạt.

3) Nền tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam nhất định sẽ đến!

Sài Gòn ngày 21/7/2008.

Người viết: Đỗ Nam Hải (đã ký)".

Ông Nguyễn Bá Tùng nói: "Nếu anh Đỗ Nam Hải không tự nguyện đóng phạt theo nội dung của Quyết định này thì 5 ngày sau, kể từ ngày hôm nay, chúng tôi sẽ sử dụng biện pháp cưỡng chế thi hành theo luật định". Tôi nói lại: "Các ông muốn làm gì thì làm, còn việc tôi phản đối là quyền của tôi. Tôi không thách thức, nhưng tôi một lần nữa khẳng định với các ông rằng: tất cả những việc tôi làm từ trước đến nay đều là đúng đối với đất nước và dân tộc và vì vậy, tôi sẵn sàng chấp nhận mọi sự đàn áp từ nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam của các ông, đối với tôi.". Buổi làm việc kết thúc vào lúc 16 giờ cùng ngày.

Cũng xin được giải thích rõ hơn: sở dỹ có Quyết định cưỡng chế số 551/QĐ-CC trên là bởi vì trước đó, ngày 9/5/2008 cũng ông Phạm Công Nghĩa, Chủ tịch UBND Q. Phú Nhuận đã ký Quyết định số 392/QĐ - XPHC để xử phạt hành chính tôi 15 triệu VNĐ. Quyết định ấy lại bắt nguồn từ việc công an đã đến khám nhà tôi như sau: sáng ngày 27/3/2008, trong khi tôi đang đi trên đường thì bị một tốp công an mặc thường phục (là những người vẫn luôn luôn đi theo dõi tôi suốt mấy năm qua) chặn lại và mời tôi về Trụ sở công an quận Phú Nhuận, số 181 Hoàng Văn Thụ, P.8, Q. Phú Nhuận. Các sỹ quan công an thuộc Phòng An Ninh Bảo Vệ Chính Trị Nội Bộ Và Chống Gián Điệp, thuộc Sở công an Tp. HCM (PA 35) và công an quận Phú Nhuận đã làm việc với tôi. Nội dung chủ yếu mà họ muốn hỏi tôi là xung quanh bài phát biểu của tôi trong cuộc hội luận Paltalk ngày 1/3/2008, do Phong trào Yểm trợ Khối 8406 tại Vancouver - Canada tổ chức. (xin gửi kèm ở phần Phụ lục cuối Thư ngỏ này).

Cũng như những lần trước thì lần này tôi vẫn cương quyết không chịu làm việc với họ. Vì vậy, họ đã giữ tôi tại đó từ sáng đến chiều. Khoảng 15 giờ, họ đọc cho tôi nghe bản "Quyết định khám giữ nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính", ký cùng ngày 27/3/2008 do ông Võ Hoàng Nghĩa , thượng tá, Trưởng công an Q.Phú Nhuận ký, với sự phê chuẩn của ông Phạm Công Nghĩa - Chủ tịch UBND quận Phú Nhuận. Tôi yêu cầu họ được cùng đi về nhà, vì tôi là chủ của những tài sản đó. Mặt khác, căn phòng tôi đang ở cùng trong ngôi nhà với cha mẹ ruột tôi hiện đang khóa và do tôi giữ chìa khóa. Nhưng yêu cầu chính đáng này của tôi đã không được họ chấp nhận.

Sự việc diễn ra sau đó là: công an đã đến nhà tôi, đọc cho cha mẹ tôi nay đều đã 83 tuổi nghe cái Quyết định khám nhà trên. Tiếp theo, họ phá khóa cửa phòng tôi rồi soi mói, lục lọi và lấy đi: máy vi tính (CPU, màn hình, bàn phím, chuột, tai nghe), Modem (mạng Internet), máy in trắng đen, 2 điện thoại di động, tài liệu viết tay, in, một số hình ảnh (niêm phong trong 1 thùng carton) như tờ "Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính" đã liệt kê. Đây là lần thứ 6 kể từ lần đầu tiên là ngày 4/12/2004, công an Việt Nam đã tịch thu máy tính của tôi và họ đã không hề trả lại tôi một cái nào.

Khoảng 17 giờ cùng ngày, họ mang những tài sản trên của tôi về lại Trụ sở công an Q.Phú Nhuận khi tôi vẫn còn bị giữ tại đó. Họ nói với tôi: "Đây, mọi thứ của anh Hải vẫn còn nguyên dấu niêm phong. Vậy đề nghị anh Hải từ ngày mai lên đây, chúng tôi sẽ mở niêm phong ra và chúng ta sẽ cùng làm việc về từng dữ liệu lưu trong máy tính của anh.". Tôi trả lời họ: "Không, tôi không làm việc với các ông là những quân ăn cướp; còn Đảng cộng sản Việt Nam của các ông đã chỉ đạo cho các ông đi ăn cướp thì cũng là một đảng cướp! Các ông muốn làm việc với cái máy tính ấy ra sao thì làm, muốn ghi vào hồ sơ cáo trạng của tôi thế nào thì ghi, tôi không quan tâm. Còn tôi thì dứt khoát không chịu làm việc với các ông.". Một viên trung tá công an, thuộc PA 35 nói với tôi: "Tại sao anh Hải lại nói chúng tôi là quân ăn cướp" Lần này cũng như tất cả những lần trước, khi chúng tôi đến nhà anh khám nhà và tạm giữ tài sản của anh thì đều có Quyết định của cơ quan công an, của chính quyền rất đàng hoàng và minh bạch đấy thôi". Tôi nói lại: "Cái giống nhau giữa 2 quân ăn cướp là cùng ăn cướp và cái khác nhau là ở chỗ: quân ăn cướp kia thì không có giấy phép, còn quân ăn cướp này thì có giấy phép của Đảng các ông, vậy thôi!".

Những ngày sau đó, vì không chịu đi làm việc, nên công an đã liên tục chặn bắt tôi dọc đường hàng chục lần và đưa về Trụ sở công an Quận Phú Nhuận. Cũng như những lần trước, tôi đều không chấp nhận làm việc với họ. Trong thế bế tắc, họ nói với tôi: "Chúng tôi gửi Giấy mời, rồi Giấy triệu tập nhiều lần nhưng anh Hải đều không đi; chẳng những thế lại còn viết "tầm bậy, tầm bạ" vào đó nữa. Nay chúng tôi buộc phải dùng biện pháp mạnh là dẫn giải anh về đây thì anh cũng lại không chịu làm việc. Như vậy thì chúng tôi lấy cơ sở đâu mà báo cáo cấp trên, lấy cơ sở đâu mà hoàn tất hồ sơ về anh"". Tôi trả lời: "Đấy là việc của các ông, tôi không quan tâm. Các ông muốn vu cáo tôi là gián điệp, là phản động, khủng bố, là người của C.I.A, của "các thế lực thù địch" hay là của gì gì đi chăng nữa cũng được. Các ông đã từng vu cáo tôi và vu cáo biết bao người khác để khép tội họ, nay có vu cáo tôi thêm cũng chẳng sao. Riêng tôi thì có một nhận xét như thế này: Có thể nói rằng "tinh thần vượt mọi khó khăn" để quyết tâm vu cáo cho những người Việt Nam yêu nước của công an Việt Nam các ông là rất đáng "khâm phục"! "

Cũng xin được nhắc lại rằng: cho đến hôm nay, ngày 24/7/2008 thì xung quanh nhà tôi ở vẫn luôn luôn có công an mặc thường phục theo sát tôi. Mọi việc bắt đầu từ tháng 8/2004, khi một tốp 6 sỹ quan thuộc Bộ công an Việt Nam vào thẳng ngân hàng, nơi tôi đang làm việc và mời tôi đi thẩm vấn. Đặc biệt là từ sau ngày 8/4/2006 đến nay, khi Tuyên ngôn 8406 ra đời thì công an đặt chốt canh gác suốt ngày đêm và suốt 365 ngày/năm. Họ chốt công khai, không cần che giấu, với 2 điểm chốt là: đầu hẻm 429 Nguyễn Kiệm - P.9 - Q.Phú Nhuận cùng bên dãy số lẻ, và tại hai số nhà 428 (quán ăn Bích Vân) và 430 (tiệm rửa xe gắn máy và bán báo) đường Nguyễn Kiệm, P.3, Q. Phú Nhuận, bên dãy số chẵn đối diện.

Mục đích của công an là chốt cả cửa trước và cửa sau nhà tôi. Tôi đi đâu họ cũng đi theo, không dời 1 bước. Mỗi tổ chốt như vậy thường có từ 3 đến 8 người, tùy theo thời điểm. Các chốt này không hề được rút, kể cả trong những dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Điều này, hàng trăm gia đình hàng xóm 2 bên đường nhà tôi đều tận mắt chứng kiến. Những người khách qua đường, nếu chỉ cần chú ý một chút cũng có thể phát hiện ra họ. Mỗi khi tôi mở cửa chuẩn bị đi đâu thì những tiếng huýt sáo, tiếng gọi nhau í ới của các cậu công an thuộc 2 điểm chốt kia lại vang lên, nhằm "phối hợp hành động để bảo vệ nền an ninh quốc gia (!")". Điều đó đã gây lãng phí hàng trăm triệu đồng mỗi tháng tiền thuế đóng góp của nhân dân, tiền bán tống, bán tháo tài nguyên quốc gia đang bị tận lực khai thác, tiền bán đất, bán biển của Tổ quốc. Tôi nghĩ, riêng mình thì đã là như vậy, còn tính chung cả nước chắc chắn sẽ là một con số lớn khủng khiếp; mà điều này thì dỹ nhiên là thuộc "bí mật quốc gia"! Chính cái chi phí khổng lồ ấy, núp dưới chiêu bài "bảo vệ nền an ninh quốc gia" đã là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới mất sự cân đối Tiền - Hàng, buộc lòng Ngân hàng trung ương phải đẩy thêm tiền mặt vào lưu thông và dẫn tới nạn lạm phát nghiêm trọng của đất nước hiện nay.

Ở Việt Nam, nếu ai đã từng đụng chuyện với cái bộ máy công an trị, chuyên nghề trói tay, bịt miệng nhân dân này thì mới thấy là họ "đông như quân Nguyên" thế nào. Thậm chí có những lần, khi tôi đi xe gắn máy ngoài đường thì nhìn đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải đều có công an đi kèm. Hoặc có khi chỉ muốn xông vào nhà một người đấu tranh dân chủ để lấy đi một bộ máy tính thôi, nhưng họ huy động cả một lực lượng công an lên tới 20 - 30 người, với vòng trong, vòng ngoài, trên gác, dưới lầu. Những lúc ấy, cảm xúc của tôi là: thật xót xa cho dân tộc mình và cũng thật thảm hại cho cái chế độ này. Tất cả những điều đó không làm cho tôi sờn lòng, chùn bước, mà ngược lại, nó càng củng cố thêm cho tôi một quyết tâm. Rằng:

Muốn chống áp bức, bất công, đói nghèo, tụt hậu; muốn hòa nhập được tốt vào thế giới tiến bộ hôm nay; ngoài con đường dân chủ hóa, đa nguyên, đa đảng và pháp trị, nhân dân Việt Nam không có con đường nào khác!

Phương Nam - Sài Gòn - Việt Nam.

Ngày 24 tháng 7 năm 2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lịch sử là sự lập lại, nhìn ngược về thời gian: Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc vào năm 211 (trước Công Nguyên) Ông đã nghe lời vị Tể Tướng Lý Tư đốt tất cả các ghi chép của Sử Gia không thuộc nước Tần, kể cả Kinh Thi. Bất cứ ai thảo luận về Kinh Thi và Kinh Thư sẽ bị xử tử. Trong Sử Ký của Tư Mã Thiên, vụ đốt sách chôn Nho được gọi là “Phần thư khanh nho”, bao gồm việc đốt sách và chôn sống hơn 460 học giả. (1) Năm 1958, Mao Trạch Đông đã liên hệ bản thân ông với Tần Thuỷ Hoàng. Khi ông ta chôn sống 460 học giả ông nói trong một bài phát biểu với các đồng chí của mình: “Các bạn (những nhà trí thức) căm ghét chúng tôi, coi chúng tôi là những Tần Thuỷ Hoàng. Các bạn nhầm rồi. Chúng tôi thậm chí còn vượt Tần Thuỷ Hoàng một trăm lần”.(2) Năm 1975 khi CS miền Bắc, chiếm Việt Nam Cộng Hòa, phong trào đốt sách cũng xảy ra ngay tại miền Nam, Việt Nam. Hàng trăm cuốn sách được người Cộng Hòa mang đi giấu hay mang ra nước ngoài và hàng ngàn cuốn sách bị đố
Hai tháng đã trôi qua. Trên những diễn đàn mạng xã hội và cả trong những cuộc đối thoại đời thường, rất nhiều người thổ lộ về một thói quen vừa xuất hiện: đếm xem còn bao nhiêu ngày nữa kết thúc nhiệm kỳ bốn năm của chính quyền hiện tại. “Đếm thời gian trôi” vốn không phải là một thói quen tích cực trong đời sống. Nó phản chiếu tâm trạng chán nản, buông xuôi, thậm chí là sợ hãi. Hàng loạt câu hỏi “Chúng ta phải làm gì?”; “Rồi chuyện gì nữa?”; “Chúng ta đang sống ở thời đại nào?”… Trong đó, câu hỏi lớn nhất, và biểu lộ sự phẫn nộ của người dân nhất, đó là: “Đảng Dân Chủ đang làm gì?”
Người tị nạn đã không còn được chào đón tại Hoa Kỳ kể từ ngày đầu tiên trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump. Ngay trong ngày nhậm chức 20 tháng 1 năm 2025, ông đã ký một sắc lệnh hành pháp đình chỉ Chương trình Tiếp nhận Người tị nạn của Hoa Kỳ (U.S. Refugee Admissions Program, USRAP) trong vòng 90 ngày. Dù vào tháng 2 năm 2025, tòa án liên bang đã ra phán quyết yêu cầu khôi phục chương trình tái định cư người tị nạn, chính quyền Trump vẫn khẳng định rằng không thể thực hiện điều đó ngay lập tức, do hệ thống tiếp nhận người tị nạn đã bị giải thể gần như toàn bộ.
Trong bài diễn văn dài 90 phút trước Quốc hội Hoa Kỳ, Donald Trump nhắc lại tham vọng “giành lấy” Greenland “bằng cách này hay cách khác.” Trump tuyên bố rằng Greenland có ý nghĩa “sống còn đối với an ninh quốc gia” của Hoa Kỳ. Dù nhấn mạnh rằng chính phủ của mình “hoàn toàn ủng hộ quyền tự quyết của Greenland,” ông vẫn không quên mời gọi “nếu các bạn đổi ý, chúng tôi sẵn sàng chào đón các bạn gia nhập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.”
Khi Ukraine từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT Nuclear Nonproliferation Treaty) với tư cách là một quốc gia phi hạt nhân vào năm 1994, họ đã thi hành một phần của Bản ghi nhớ Budapest (Budapest Memorandum), gồm một số các đảm bảo an ninh bởi Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Những đảm bảo này nhằm bảo vệ chủ quyền của Kyiv, và biên giới của họ sẽ được tôn trọng. Nhưng khi Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014 và tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022, những cam kết đó đã chứng tỏ là vô nghĩa. Ukraine thấy mình đơn độc, sự sống còn phụ thuộc vào thiện chí của phương Tây và nằm trong tay một kẻ thù được trang bị bằng chính những vũ khí mà Kyiv đã giao nộp. Những tác động này không dừng tại Ukraine mà lan rộng. Trên toàn cầu, các chính phủ đang đánh giá lại ý nghĩa thực sự của các bảo đảm an ninh.
Trong thế giới đấu tranh sinh tồn của loài vật, chuyện cá lớn nuốt cá bé là điều không thể tránh khỏi. Nhưng trong xã hội loài người ngày nay dù đã bước vào thiên niên kỷ thứ ba hơn hai thập niên và được mệnh danh là thời đại văn minh tiến bộ vượt bực vẫn không thiếu chuyện kẻ mạnh ăn hiếp người yếu trong mối quan hệ giữa người với người. Tình trạng mạnh hiếp yếu còn diễn ra khốc liệt hơn trong mối quan hệ ở cấp quốc gia: nước lớn bắt nạt hay xâm lăng nước nhỏ. Ở đây cũng xin giải thích một chút về cách dùng chữ nhược tiểu trong tiêu đề của bài viết này. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này hoàn toàn không có ý nghĩa đánh giá tiêu cực về quốc gia được đề cập đến. Chữ nhược tiểu dùng trong bài này là để chỉ cho sự yếu kém về quân sự và kinh tế so với những nước mạnh về quân sự và kinh tế đi xâm lược. Sự yếu kém về quân sự và kinh tế không đồng nghĩa với sự yếu kém về quyết tâm và đồng lòng bảo vệ đất nước của quốc gia bị xâm lược. Ngược lại, cuộc chiến tại Ukraine hiện nay và Việt Nam
Trong lịch sử thế giới, Việt Nam là dân tộc đã trải qua một cuộc nội chiến với kết quả là bản án tử kết thúc chế độ tự do dân chủ miền Nam ngày 30/4/1975. Hơn ai hết, những người lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) năm xưa hiểu rõ cảm giác “bị lừa dối” hoặc “bị phản bội” từ bản Hiệp Định Paris do Henry Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính quyền VNCH, với sự ủng hộ của Tổng Thống Richard Nixon lúc đó. Vì thế mà kể từ khi Putin phát động cuộc tấn công xâm lược Ukraine ba năm trước, người dân Việt Nam luôn tỏ rõ lập trường cùng với các lãnh đạo Châu Âu đứng về phía dân tộc và đất nước Ukraine, trừ chính quyền CSVN đã hai lần bỏ phiếu trắng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc.
Điều gì thực sự xảy ra khi niềm tin nơi người đàn ông ở Tòa Bạch Ốc đang lung lay? Chúng ta sắp tìm ra câu trả lời rồi. “Ông ta không thể cho biết khi nào Canada sẽ tổ chức bầu cử. Chuyện gì thực sự đang diễn ra ở đó? Ông ta đang cố gắng duy trì quyền lực phải không?” Donald Trump đã viết trên mạng xã hội sau cuộc trò chuyện với Thủ tướng Justin Trudeau vào tuần trước.
Tưởng tượng một khu vườn xinh đẹp như vườn thượng uyển của vua chúa ngày trước với hoa lá muôn màu lung linh trong gió hiền và nắng ấm. Rồi bỗng dưng một cơn mưa đá đổ xuống. Cây, lá, cành, nụ… đủ sắc màu quằn quại dưới những cục đá thả xuống từ không gian. Tàn cơn mưa, những nụ, những hoa, những cánh lá xanh non tan nát. Những cục nước đá tan đi. Bạn không còn tìm ra dấu vết thủ phạm, bạn chỉ thấy những thứ bạn phải gánh chịu: ấy là những tổn thất bất ngờ. Ở một nơi mà vô số các sắc tộc sống chung với nhau như Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, mỗi ngôn ngữ là một loài hoa đầy hương sắc trong khu vườn muôn sắc màu ấy. Nhưng rồi trong trận thiên tai, mỗi sắc lệnh của chính phủ là một hòn đá ném xuống, hoa lá cành tan nát theo nhau. Bạn không biết những cơn mưa đá còn bao lâu. Bạn cũng không thể nào đoán trước được những tổn thất chúng đổ xuống cho khu vườn yêu quý mà bạn dày công gầy dựng.
Elon Musk đang có một vị trí vô cùng quan trọng trong chính quyền mới của Trump. Là người đứng đầu Bộ Cải Tổ Chính phủ (Department of Government Efficiency – DOGE), Musk có quyền lực gần như vô hạn trong việc cắt giảm hoặc tái cơ cấu lại chính phủ liên bang theo ý mình. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, Musk còn có ảnh hưởng đến tổng thống trong nhiều vấn đề chiến lược quan trọng. Một trong những vấn đề nổi bật chính là TQ. Trong khi phần lớn nội các của Trump đang theo đuổi chính sách cứng rắn đối đầu với Bắc Kinh, Musk lại là một ngoại lệ rõ rệt. Là một chuyên gia về quan hệ Mỹ - Trung, Linggong Kong (nghiên cứu sinh của trường Auburn University) không hề ngạc nhiên trước những phát biểu ủng hộ Bắc Kinh của Musk trong suốt nhiều năm qua. Bởi lẽ, từ trước đến nay, ông luôn tìm cách mở rộng hoạt động kinh doanh tại TQ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.