Hôm nay,  

Tiệc Tùng Cuối Năm

07/12/201000:00:00(Xem: 5791)

Tiệc Tùng Cuối Năm

Hai nhà văn Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan.

Nguyễn Thượng Chánh & Nguyễn Ngọc Lan
Trước thềm năm mới, hai vợ chồng người viết xin thành thật gởi đến tất cả quý bạn độc giả và gia đình lời cầu chúc một Giáng Sinh vui vẻ và một năm Tân Mão an lành & may mắn.
***
 Chúng ta hiện đang bước dần vào mùa lễ lộc, nào là Giáng Sinh, nào là Tết Tây và sắp tới là Tết Tân Mão... Thôi thì tiệc tùng lu bù liên miên, ăn uống mệt nghỉ!
Tiệc cuối năm trong cơ quan hay trong sở hoặc trong hãng, tiệc khao mừng xếp lớn xếp nhỏ;   tiệc gây quỹ hội đoàn, tiệc ái hữu, tiệc từ thiện, tiệc cứu trợ; thêm tiệc họp mặt bạn bè ta hát ta nghe ta vỗ tay, tiệc gia đình, v.v…
 Nhưng cũng còn đỡ hơn ngày xưa, mỗi năm bị mời đi 2-3 cái đám cưới ứ hự, giá bạn bè thân thích là 200$ cho cả 2 vợ chồng coi mới được. Cho 100$ cũng được nhưng có vẻ hơi kẹo kéo quá xá.Thà từ chối phứt cho đi cho rồi thì hay hơn.
Lúc rày không còn thấy đám cưới đâu hết, cũng đỡ, chỉ còn thỉnh thoảng phải đi viếng đám tang bạn bè mà thôi nên ít tốn tiền hơn xưa.
Tiệc tùng là dịp để chúng ta gặp gỡ bạn bè, đấu láo, thăm hỏi đẩy đưa đầu môi chót lưỡi, nói toàn chuyện huề vốn, chuyện có về VN chưa, chuyện con cái ra sao, có cháu nội cháu ngoại gì chưa, năm nay anh chị có tính đi du lịch ở đâu không, có đi Trung Quốc chưa, có đi cruise chưa,   chuyện thằng cha nầy con mẹ nọ, vân vân và vân vân.
Toàn là chuyện hỉ nộ ái ố không hà! Nhưng cũng thấy vui vui!
Đó cũng là dịp để chúng ta cùng nhậu nhẹt, cụng ly ngất ngư con tàu đi, rồi sẵn đó còn bàn tính  chuyện kinh bang tế thế, chuyện làm từ thiện bên nhà, chuyện trên trời dưới đất, chuyện lấp biển vá trời, chuyện ở bên nầy tính chuyện bên kia...
Nói cho vui, cho đã cái miệng, cho xả bớt xú bắp, vậy thôi!
Cũng dễ hiểu và cũng nên thông cảm cho bọn già chúng tôi. Ở nhà hổng có dịp bàn luận mấy cái chuyện bá vơ tào lao nầy với bà xã được vì sẽ bị mấy bả nẹt liền, hết hứng.
Nói thiệt với các bạn, nếu được ngồi chung một bàn toàn dân đực rựa không thì đã biết mấy. Tự do, tha hồ mà nói bất cứ chuyện gì mà hổng sợ mấy bả kiểm duyệt bắt lỗi bắt phải.
Cũng có mấy cha hay mấy mẹ bị bệnh than mãn tính. Bệnh nầy hay lây lắm. Ngồi gần mà phải nghe than suốt cả buổi làm mình cũng phát chán đời theo luôn. Bộ trên đời nầy chỉ có một mình mình độc quyền có problem nầy nọ hay sao vậy kìa"
Tiệc tùng cũng là cơ hội để các bà chị có dịp ăn diện thời trang, áo dài thật đẹp, thật à la mode hết xẩy, toàn là đồ xịn may bên VN không hà. Đi tới đi lui, xề qua bàn nầy, xẹt qua bàn nọ, làm điệu làm dáng, ẹo qua ẹo lại, ỏn a ỏn ẽn, tưởng mình còn như là con gái đôi mươi nhân ba, cho bà con thiên hạ nhìn ngắm đã thèm, ai tức ráng mà chịu, ai biểu dòm!
Mà đẹp thiệt, nhờ son phấn, nhờ chích botox, nhờ đội thêm tóc giả, nhuộm hoe hoe như đầm thứ thiệt nên thấy cũng mướt con mắt lắm chớ chẳng phải chơi đâu. Có bà mới đi làm tóc, đầu còn mới tinh cứng ngắt chẳng khác gì đầu cô dâu trong buổi tiệc cưới!
Nghe thiên hạ nói có nhiều bà chị nhân chuyến về VN thăm nhà và làm từ thiện, sẵn dịp tân trang lại nhan sắc mùa thu hay mùa đông gì đó luôn, cho ông xã lé mắt để có thể tìm lại cảm xúc tưởng như đã tắt lịm tự bao giờ...Nghe nói bên đó có lắm bác sĩ tài ba khéo tay lắm mà lại tính hô nô re rẻ rề!
Còn các ông thì gọi nhau ơi ới, rượu vào lời ra, dô dô tới tấp, múa tay múa chân, mặt mày đỏ gay như trái gấc, thường hay thích kể chuyện tiếu lâm, chuyện miệt dưới càng mặn càng tốt, rồi nhe răng giả cười hô hố, rần rần như chợ cá Trần Quốc Toản Sài Gòn ngày nào.


Đồng ke! Các bà cũng ráng lắng tai nghe, nhưng sau đó thấm ý thì chửi là thứ đồ mắc dịch, mắc toi, già hổng nên nết (có nết đâu mà nên), đồ tầm xàm bá láp gì đâu không á... Làm mấy cha cụt hứng, tiu nghĩu xìu hết!
Ai hát trên sân khấu thì cứ việc lên hát, ở dưới ai muốn nói chuyện thì cứ nói, hổng ai phiền hà gì ráo trọi!
Không khí quá ư là…ồn ào, y như là cái chợ cá không sai! Vui lắm các bạn ơi!
Có ông anh ngồi thừ ra, nét mặt trầm tư mặc tưởng. Chắc có lẽ mới bị bà chị…đì!
Ông khác thì có vẻ như ngủ gà ngủ gật, lim dim mơ màng trên bàn tiệc như đang thiền vào tận đâu đâu, giao khoán hết mọi việc cho bà nhà muốn nói gì hay làm gì thì cứ tự tiện...
Ờ, còn chuyện nầy nữa. Bạn có khi nào để ý hầu như trong những buổi tiệc ở nhà hàng Tàu mấy bà hay có cái lệ hay bảo phổ-ky đem thêm cho mấy cặp dao nĩa nữa, không biết để lấy đồ ăn cho dễ hay để ăn cho nó có vẻ lịch sự noble như đầm" 
Ăn riết tại mấy cái tiệm Tàu thì cũng có bấy nhiêu món đó mà thôi, thí dụ như tổ chim đồ biển,  mực xào nấm đông cô, thịt bò xào gai lan, vân vân, khó gắp bằng đũa thấy mẹ, và toàn là mỡ là dầu là bột ngọt, thấy mà phát ngán phát sợ luôn!
Có bàn ăn không hết, nhà hàng đem hộp ra cho ai muốn đem thức ăn dư về nhà thì cứ tự nhiên, đừng có ngại ngùng, đừng có mắc cỡ gì hết...Tiền đã trả rồi, thời buổi khó khăn, gạo châu củi quế, bỏ phí uổng lắm và cũng tội chết đi!
Mà có phải rẻ gì đâu. Cách nay 5 năm, tại Montréal, trung bình vừa ăn, vừa nghe ca sĩ cây nhà lá vườn hát, vừa vợ ai nấy ôm nhảy nhót loạn xạ, ban tổ chức chỉ lấy tượng trưng thôi, nhưng từ vài năm nay giá vé đã nhảy vọt lên lối gấp đôi gấp ba. Rồi còn vé ủng hộ, vé VIP, vé mạnh thường quân nữa...Hình như bên Mỹ người ta tính rẻ hơn.
Đó là chưa kể chuyện ủng hộ ngoài lề (mua vé số, bỏ thêm chút đỉnh vô bao thơ để giúp từ thiện, bán đấu giá mấy bức tranh, ép mua báo xuân, v.v...).
Kẹt một nỗi là phần đông chúng ta đều lớn tuổi cả rồi. Đến dự để gặp gỡ bạn bè cho vui vậy thôi chớ còn ăn uống thì có bao nhiêu đâu, vì phải kiêng cữ nầy nọ đủ thứ.
Tiền hưu, tiền già cũng hạn chế, nên mỗi lần đi cũng đắn đo, cũng hao tài lắm chớ bộ!
Ngoài ra, ai nấy cũng đều có ít nhiều vấn đề sức khỏe nầy nọ!
Đầu óc thì khi nhớ khi quên, thứ mình cần xài thì lần lần mất đi. Còn những thứ khác cần nó giảm đi thì nó lại tăng lên hoài chẳng hạn như đường cao, máu cao, đau lưng nhức mỏi kinh niên.
Mắt mũi thì lèm nhèm, hay lãng tai, quên trước nhớ sau, hay nói đi nói lại hoài nên đôi khi làm con cháu bực mình bực mẫy quá trời quá đất, sinh ra đổ quạu!
Hỏi thăm nhau, người nào người nấy cũng ít nhiều đều giống nhau hết!
Trăm cái khổ của tuổi già nên ăn uống cũng phải cẩn thận tốp tốp bớt lại, kiêng cái nầy, cữ cái kia, rất phiền phức chớ không được thoải mái tự nhiên như hồi còn trẻ đâu.
Đôi khi nhìn thực đơn, thấy ngon, thích ngó bằng mắt hơn là thích ăn bằng miệng!
Mấy năm trước, trong bàn tiệc, vợ chồng tác giả thấy có vài cụ niên trưởng lúc ăn đến món thịt, rút cây kéo nhỏ thủ sẵn ra, cắt xơ xơ rồi mới ăn được, ăn uống đổ tháo tùm lum. Nay thì các cụ nầy đã quy Tiên ráo trọi rồi!
Vài năm nữa thì cũng sẽ tới phiên lớp mình tấn lên, thế dần vào lớp bô lão đó. Kẻ trước người sau mà thôi!
Cười người hôm trước, hôm sau người cười! Đúng quá xá!
Thiệt khổ cho cái thân già mà còn đèo bồng. Ai biểu già mà ham làm chi!
Không ăn thì lỗ, còn ăn thì lại khổ!
Nhưng, thôi thì thà chịu khổ, vì một năm chỉ gặp lại bạn bè đôi ba lần cũng là một điều hữu ích cho sức khỏe…tâm thần của chúng ta vậy!
Montréal, Dec 06, 2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.