Hôm nay,  

Lúa Đơm Bông Trên Miền Đất Hứa

4/17/201000:00:00(View: 7441)

Lúa Đơm Bông Trên Miền Đất Hứa

Trường trung học tư nổi tiếng nhất Montreal.

Nguyễn Thượng Chánh, DVM
Khi bỏ nước ra đi tìm tự do, tất cả bậc cha mẹ Việt Nam đều nghĩ đến tương lai của các đứa con mình...
Tại Canada, người ta thường cho rằng những học sinh di dân nào nói tiếng mẹ đẻ khác hơn là hai ngôn ngữ Pháp hoặc Anh thì sẽ gặp nhiều khó khăn để có được mãnh bằng trung học (High School), một chìa khóa mở ngõ vào bậc cao đẳng và đại học.
Lý do được đưa ra là bối cảnh kinh tế xã hội không thuận lợi cho các con em di dân trong đường học vấn.
Canada là quốc gia sử dụng hai sinh ngữ chánh, đó là Pháp ngữ tại tỉnh bang Québec và Anh ngữ tại những tỉnh bang khác.
Dân bản xứ da trắng được gọi là dân francophone nếu nói tiếng Pháp và  anglophone nếu họ nói tiếng Anh. Còn tất cả di dân mà tiếng mẹ đẻ không phải là Pháp hoặc Anh thì được xếp vào nhóm dân allophone.
Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu về giáo dục và di dân đã đưa ra nhiều bằng chứng cho thấy mặc dù có trở ngại, khó khăn buổi đầu nhưng dần dần sau đó nhóm học sinh di dân đều bắt kịp học sinh bản xứ và trong nhiều trường hợp họ còn vượt trội hơn nhóm đa số đa trắng.
Trường hợp nầy không áp dụng cho những con em Việt Nam đã bắt đầu đi học từ những lớp mẩu giáo như tất cả các trẻ em bản xứ.
Theo họ, ý  niệm “học sinh allophone” hay “học sinh xuất thân từ lớp di dân”( élèves issus de l’immigration)  cần phải được xét lại.
Giáo sư Marie McAndrew thuộc đại học Montreal, là một nhà chuyên môn về vấn đề giáo dục liên hệ đến các lớp di dân tại Canada. Vài năm trước dây Gs McAndrew đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thăm dò rộng lớn tại Montréal, Toronto và Vancouver về đề tài: Giáo dục và mối tương quan giữa các sắc dân (L’éducation et les rapports ethniques)
Cuộc thăm dò nhắm vào các học sinh trung học thuộc 7 nhóm ngôn ngữ groupes linguistiques khác nhau so với nhóm ngôn ngữ của đa số,tiếng Anh và tiếng Pháp.
Marie McAndrew est professeure titulaire au Département d’administration et fondements de l’éducation de l’Université de Montréal. Titulaire d’un doctorat en éducation comparée et en fondements de l’éducation, elle est spécialisée dans l’éducation des minorités et l’éducation interculturelle. Sa contribution dans ce domaine est significative, tant en ce qui concerne la recherche que le développement et l’évaluation des politiques. De 1989 à 1991, comme conseillère au Bureau des sous-ministres du Ministère des Communautés culturelles et de l’Immigration du Québec, elle a été étroitement associée à l’élaboration et à la dissémination de l’Énoncé de politique en matière d’immigration et d’intégration Au Québec pour bâtir ensemble.
Có lối 54 000 em học sinh trung học được phỏng vấn và các dữ kiện thu lượm được phân tách căn cứ trên 7 biến số variables liên hệ đến hoàn cảnh xã hội, kinh tế gia đình, và 4 biến số dựa trên đặc tính của trường mà các em đang theo học.
Nét văn hóa gia đình đóng một vai trò quan trọng trong sự thành đạt trong học vấn.
Nếu xét chung, thì học sinh di dân gốc allophone ở Montreal, Toronto và Vancouver có tỉ số đổ đạt trung học cũng không mấy khác biệt gì với nhóm học sinh thuộc đa số nói tiếng Anh anglophone  hay tiếng Pháp francophone .
Tại Montreal, số học sinh di dân nhóm allophone « không nói tiếng Pháp »  ít hơn so với nhóm học sinh bản xứ nói tiếng Pháp francophone.
 Sau 5 năm trung học (études secondaires) thì 45% học sinh  nhóm thiểu số allophone so với 52% nhóm đa số francophone  đổ được văn bằng trung học. Nhưng sau 7 năm học thì nhóm thiểu số bắt gần kịp nhóm đa số. Thiểu số 59.5% và 61.6% cho nhóm đa số. Đây là một sự sai biệt nhỏ nhoi không mấy có ý nghĩa...
Trong nhóm allophone với nhau, nếu căn cứ đơn thuần về nguồn gốc ngôn ngữ mà thôi thì học sinh Việt Nam nổi bật nhất với 82% có bằng Trung học, các em người Hoa chiếm  78%, các học sinh khối Á Rạp,Bắc Phi 67% (Magreb, Liban), các em Iran 65%, các học sinh nói tiếng espagnol (Châu Mỹ Latin) 52%, học sinh da đen nhóm nói tiếng créole (Haiti) 40% và so với nhóm chủ nhà Québécois francophone  nói tiếng Pháp lối 62%  có bằng Trung học.
 Xin nói thêm là từ khoảng 20 năm nay, người Hoa di dân ồ ạt qua Canada. Họ đến từ lục địa Trung Quốc, Hong Kong, Đài Loan. Di dân hợp pháp (đoàn tụ, hoặc đầu tư…) và di dân lậu, chui, lấy vợ lấy chồng có quốc tịch Canada… Năm 1981 có 300 000 người Hoa sống tại Canada. Đến năm 2001, con số trên tăng lên 1 029 400 người tương đương 3,5%dân số Canada.


Tina Chui,Kelly Tran, John Flanders. Les Chinois au Canada: Un enrichissement de la mosaique culturelle.
http://www.statcan.gc.ca/pub/11-008-x/2004004/article/7778-fra.pdf
Tại Toronto và Vancouver, các em học sinh gốc Hoa có kết quả học vấn cao hơn các nhóm đa số da trắng nói tiếng Anh anglophone. Số các em học sinh gốc Hoa có bằng trung học nhiều gấp 2 hoặc 3 lần hơn so với các em học sinh da trắng anglophone.
Yếu tố «tồn căn» (effet résiduel)
Sau khi loại bỏ hết các biến số (tuổi tác, nam, nữ, hoàng cảnh xã hội,kinh tế gia đình, nơi sanh, bắt đầu vào học lớp mấy…) Gs Mc Andrew cho biết còn có ảnh hưởng của yếu tố « tồn căn » đã dự phần vào sự thành đạt học vấn của một nhóm sắc dân nào đó.
Các học sinh người Hoa có tỉ số thành công gấp 4 lần nhiều hơn so với dân da trắng nói tiếng Anh tại Toronto.
Tại Montreal, số học sinh Việt Nam  thành công trong học đường nhiều gấp 3 lần so với  học sinh Québecois chủ nhà nói tiếng Pháp.
Tội nhất là dân nói tiếng créole (créolophone) tức là học sinh da đen gốc Haiti có 4 lần ít cơ may đổ đạt được mảnh bằng Trung Học.
Vốn văn hóa (capital culturel)
Theo Gs Marie McAndrew, ảnh hưởng của yếu tố tồn căn có thể có liên hệ với hai yếu tố khác, đó là:
-          Ảnh hưởng của vốn văn hóa gia đình, tức là sức học (giáo dục) của cha mẹ, tâm lý coi trọng sự thành đạt học vấn, và mối liên hệ giữa gia đình với nhà trường cũng như giữa cộng đồng và học đường.
 Nhưng kết quả có được cũng có thể một phần nhờ vào cơ cấu tổ chức rất có hệ thống của nhà trường, nhân viên giáo dục biết cách thích ứng, hành xử thích hợp tùy theo nếp văn hóa riêng và tùy theo sanh quán của học sinh.
Gs McAndrew cho biết là bà ta không thể xác định được trong số các yếu tố kể trên, cái nào đã dự phần thật sự trong sự sản sinh ra yếu tố tồn căn.
Giả thuyết về vốn văn hóa trở nên quan trọng hơn khi chúng ta không những chỉ thấy rằng các em học sinh gốc Hoa và gốc Việt có tỉ lệ đổ đạt cao mà trong thời gian theo học trung học, các em thường có khuynh hướng lựa chọn những môn học nào có thể giúp các em mở được nhiều cửa ngõ cho những ngành nghề thích hợp trong tương lai lúc theo học các trường Cao đẳng (CEGEP ở Québec) và Đại học.
Một yếu tố nữa đã minh chứng cho giả thuyết vốn văn hóa. Đó là lợi tức thu nhập của gia đình (revenu familial) cho thấy không chủ yếu để quyết định vào sự thành công hay thất bại trong học vấn của các con em học sinh di dân  allophone (tiếng mẹ đẻ không phải là Anh hoặc Pháp).
Ngược lại, lợi tức gia đình là một chỉ điểm indicateur không thể thiếu được để quyết định sự thành bại của nhóm học sinh bản xứ francophone hoặc anglophone.
Theo Gs Marie McAndrew, kết quả cho thấy có một khoảng cách quan trọng giữa hoàn cảnh kinh tế xã hội của lớp học sinh di dân trong quốc gia tiếp nhận và vốn văn hóa cũng như sức học thật sự của các em.
 Autre facteur à l'appui de cette hypothèse: le revenu familial s'avère non significatif pour expliquer la réussite ou l'échec scolaire des élèves allophones, alors que cet indicateur demeure pertinent pour le groupe d'accueil. «Les résultats montrent un important hiatus entre le statut socioéconomique de ces élèves dans le pays d'accueil et leur capital culturel et scolaire réel».
Kết Luận
Sự thành đạt của con em chúng ta trong học vấn được xem như là sự thành công và niềm hảnh diện chung của cha mẹ Viêt Nam trên miền đất hứa./.
Tham Khảo :
- Daniel Baril, UdeMNouvelles. La culture joue un grand rôle dans la réussite scolaire
http://www.nouvelles.umontreal.ca/recherche/sciences-de-leducation/le-capital-culturel-familial-est-plus-determinant-que-le-revenu.html
- Hieu Van Ngo, Barbara Schleifer. Immigrant children and youth in focus
http://canada.metropolis.net/pdfs/Van_ngo_e.pdf
-  Nguyễn Thượng Chánh.Khoahoc.net. Ngưòi Việt Montreal
http://www.khoahoc.net/baivo/nguyenthuongchanh/051109-sachnguoivietmontreal.htm
-    Lâm Văn Bé. Diện mạo người Việt tại Canada năm 2006
http://www.khoahoc.net/baivo/lamvanbe/010410-nguoiviettaicanada.htm
-  Trần Giao Thủy. Saigon Echo. Người Việt ở Mỹ- Vẻ vang dân Việt"
http://saigonecho.com/main/cdviettynan/xaydungcdviet/13373-ngi-vit-m-v-vang-dan-vit.html

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tôi đọc truyện “Tình Nghĩa Gíao Khoa Thư” khi còn ở tuổi đôi mươi. Tuổi trẻ bao giờ cũng nhiều lý tưởng. Tôi và bè bạn vẫn tâm nguyện rằng, sau cuộc chiến, thế hệ của mình sẽ cố góp hết sức để dựng xây những phần đất quê hương (bị lãng quên) như vùng U Minh Hạ. Hòa bình, tiếc thay, đã không mang lại cuộc sống an bình như mọi người mong muốn. Không những thế, nó còn khiến cho hàng triệu kẻ đã phải liều mạng rời bỏ quê hương, để mưu cầu một cuộc sống khả kham hơn – nơi đất lạ quê người.
Người nào có bệnh hứa, hứa nhiều mà làm chẳng bao nhiêu thì suốt đời không thể khá được. Tiền đến rồi tiền đi, nhưng những người ở xung quanh ta vẫn nhớ những lời hứa lèo của ta thì kể như tiêu cuộc đời. Nếu người nào rủi bị bệnh hứa thì nên đến bác sĩ tâm lý, chữa trị thế nào cũng sẽ khỏi nhưng phải kiên trì. Có bệnh thì phải chữa, tự mình chữa không được thì phải nhờ đến bác sĩ tâm thần, bác sĩ có kinh nghiệm sẽ tìm mọi cách để chữa trị cho bệnh nhân. Có người có bệnh hứa lèo, nhưng họ nói một cách tự nhiên như thật, đã nói là bệnh mà, người bị bệnh không biết mình bệnh, tội nghiệp thật?
Có thể nói rằng đời sống của bà con đồng bào thiểu số Vân Kiều và Pa – Kô khổ cực không còn gì để nói. Đi dọc theo đường 9 Nam Lào từ thành phố Đông Hà lên cửa khẩu Lao Bảo, qua khỏi những dãy nhà ngói đỏ chói của thành phố chừng 10km, đến đoạn sông Dakrong chảy dọc đường 9 Nam Lào, nhìn sang bên kia sông là những mái nhà lụp xụp nằm lặng lẽ trên đồi, nhìn lại bên cánh rừng dọc đường 9 cũng nhiều mái nhà sàn lợp tranh nhỏ xíu, tuềnh toàng gió lộng nằm giữa các nương sắn hoặc giữa các ngọn đồi trọc. Cảnh nghèo đói hiện ra xác xơ, tiều tụy.
Đêm tân hôn. Yên lặng nhìn cô dâu, chú rể rưng rưng rồi bật khóc. Cô gái trẻ tưởng chồng mình xúc động vì quá hạnh phúc được sống gần người yêu, nhưng sự thật đau lòng hơn nhiều. Anh ta vừa nhận được kết quả dương tính HIV qua cuộc thử nghiệm mà bịnh viện vừa gởi tới. Anh cũng không ngờ số mệnh của mình lại kết cuộc như thế. Sau 3 năm lao động ở nước ngoài, với số tiền dành dụm được, anh vừa mới làm đám cưới với người yêu đã chờ đợi suốt thời gian anh ở nước ngoài. Thời gian thương nhớ 3 năm, cho nên khi chàng trai trở về, thì cô gái đã “cho” người yêu trước đêm tân hôn. Sáng ra, vợ chồng trẻ nhìn nhau, im lặng. Mỗi người miên man biết bao nhiêu ý nghĩ. Tương lai, hạnh phúc gia đình, thái độ phải đối diện với cuộc sống, về con cái, cha mẹ hai bên, về sức khoẻ và về cái chết.
Đàn ông là phải có râu «Nam tu nữ nhũ» như sách đã dạy. Khoa học lý giải râu là biểu hiện sức mạnh và từ đó phát xuất sự ham muốn chiếm đoạt nhưng không vì thế mà râu trở thành môt thứ vũ khí chết người. Râu của người Á châu khác với râu của người Âu châu, cả về cách để râu, chăm sóc râu. Theo kinh nghiệm, nhìn râu, người ta có thể xét đoán về người. Như người cương nghị, người vui tánh, người có máu … Riêng người cộng sản có râu hay không râu, râu tốt hay xấu, đều có liên hệ ít nhiều đến diễn tiến của phong trào cộng sản và số phận người lãnh đạo.
Tại sao photon di chuyển nhanh như ánh sáng? Tại sao từ đốm lửa diêm, ngọn đuốc, ngọn đèn, một tinh cầu phát nổ v.v… phóng ra, photon lập tức đạt tốc độ nhanh nhất trong Vũ Trụ? Câu trả lời có rồi, giản dị và không đòi hỏi những kiến thức vật lý cao siêu. Nhưng nói ngay thì bạn sẽ bỡ ngỡ, hoang mang, và rồi thắc mắc rất nhiều, mất vui. Vậy ta kiên nhẫn đi từng bước một. Chậm nhưng mà chắc. Đường trường lên thác xuống ghềnh, băng rừng lội suối, lạc tới lạc lui trong núi thẳm rừng sâu… kẻ dò đường này đã lãnh hết. Giờ sông sâu đã bắc cầu, đường xuyên rừng đã khai quang chờ đón bạn.
Cùng với số phận chung của Thế giới, nạn dịch Covid-19 đã phủ mây mù lên nền kinh tế của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2021. Khoảng 80,000 Doanh nghiệp đóng cửa và hàng chục triệu công nhân mất việc làm. Việt Nam đã nhập siêu 2,7 Tỷ Dollars trong thời gian này, trong khi tình hình dịch Covid-19 vẫn còn nghiêm trọng.
Mười một năm trời ròng rã, mỗi lần nghĩ tới anh là tôi nghĩ tới Nelson Mandela, chỉ ra được khỏi tù sau 27 năm, vì những người khác đã tranh đấu thành công để có một cuộc thay đổi toàn diện trong xã hội. Ngay sau khi ra tù, Mandela đã được bầu làm lãnh đạo một cuộc thương nghị với nhà cầm quyền cho vấn đề hòa giải dân tộc.
‘Tổng thu nhập một tháng trên một khẩu của chúng tôi là 40.000 đồng …’ 40.000 đồng có giá trị như thế nào lúc này. Đó là giá của 2 bát phở, giá của 4 lít xăng, giá của hai xuất cơm trưa văn phòng, giá của một cuốc xe ôm trên đoạn đường 10km, giá của hơn một bao thuốc lá 555, giá của 3 ly cà phê… Tôi biết sẽ có rất nhiều người không thể tin rằng tổng thu nhập hàng tháng của một khẩu trong hầu hết những gia đình nông dân lại chỉ với một con số ‘kinh hoàng’ như thế.”
Các lãnh tụ của Đảng Cộng Hòa có thể tiếp tục than phiền về tình trạng kinh tế khó khăn và các chương trình của Biden có khuynh hướng xã hội, nhưng khi nhìn những thống kê về dư luận quần chúng thì rõ ràng quan điểm của Đảng Cộng Hòa không phản ảnh đúng với nhận thức của đa số dân Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.