Hôm nay,  

Thượng Đỉnh Copenhagen: Hiện Tượng Duy Lý, Duy Tâm, Và Duy Ngã

26/12/200900:00:00(Xem: 5292)

Thượng Đỉnh Copenhagen:  Hiện Tượng Duy Lý, Duy Tâm, Và Duy Ngã

Mai Thanh Truyết
Hiện tượng Hâm nóng toàn cầu đã được toàn thế giới cùng đặt vấn đề qua Hội nghị Thượng đỉnh Rio de Janeiro, Ba Tây vào năm 1992. Nhưng mãi đến năm 1997, Nghị định thư Kyoto mới được các quốc gia đồng ý trên nguyên tắc là cần phải giảm thiểu từ 5 đến 10% mức phát thải khí carbonic CO2 so với định mức phát thải của năm 1990 cho từng quốc gia cho đến năm 2012. Các quốc gia đang phát triển như Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tây, Nam Dương v.v…đều được miễn trừ đối với nghị định thư nầy.
Theo quy định, quốc hội của các quốc gia cần phải chấp thuận các điều luật trong Nghị định thư (NĐT) trước khi NĐT được chánh thức trở thành luật. Hoa Kỳ, với sự phân công chịu trách nhiệm của 27% tổng số lượng khí phát thải toàn cầu, không đồng ý với quyết định của NĐT Kyoto, cho nên không ký cũng như quy trách sự bất công qua việc miễn trừ 2 quốc gia Trung Cộng, với mức phát thải CO2 thời bấy giờ (1997) là 12%, và Ấn Độ (8%) trên tổng lượng CO2 phát thải trên thế giới.
Úc Châu cũng phản đối không chịu ký, nhưng sau cùng vào năm 2004, chấp nhận quy định của NĐT Kyoto, và nghị định nầy có được trên 50% quốc gia chịu trách nhiệm chấp thuận. Do đó, vào tháng giâng năm 2005, NĐT Kyoto đã biến thành luật.
Nhưng, năm 2012 đã gần kề, chỉ có một vài quốc gia áp dụng và thi hành luật trên như Anh và Đức…Pháp có cố gắng giảm thiểu nhưng vẫn không đạt được mức yêu cầu.
Có thể nói, Nghị định thư và Luật Kyoto đã thất bại vì hiện nay 2009, TC đã phát thải hàng năm là 6,6 tỷ tấn CO2 (2008), đứng trên Hoa Kỳ với 6,3 tỷ (2008), và Ấn Độ đứng hàng thứ tư với 1,4 tỷ. TQ và Ấn Độ là hai quốc gia được miễn áp dụng Luật Kyoto. (xin đọc các bài viết liên quan đến sự hâm nóng toàn cầu trên blog maithanhtruyet.blogspot.co).
Các quốc gia trên thế giới đã nhận rõ tính cách không hợp lý của Luật Kyoto cho nên đã chuẩn bị nhiều cuộc họp từ nhiều năm qua, như cuộc họp thượng đỉnh thu hẹp ở Bali, Nam Dương năm 2007, chuẩn bị cho Thượng Đỉnh Copenhagen vừa diễn ra từ 6 đến 18/12/2009 ở Đan Mạch vừa qua với mục đích hy vọng đưa ra những quy định mới áp dụng sau khi Luật Kyoto chấm dứt năm 2012 để dư phóng áp dụng cho đến năm 2020.
Trong buổi lễ bế mạc Thượng đỉnh, Tổng thư Ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon nói bản văn ký kết là một sự mở đầu thiết yếu dù đây không là một bản công ước mà mọi người mong đợi, trước sự phản kháng của người dân và một số NGO không được vào phòng họp, nhứt là ở những ngày cuối của Thượng đỉnh.
Lời của Ông Tổng thư ký kết thúc Thượng đỉnh năm nay cũng giống như lời của Tổng thống Ba Tây kết thúc Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992! Tất cả cũng là một sự mở đầu và 17 năm sau cũng là một sự mở đầu cần thiết hay thiết yếu! (On recommence par le commencement.)
Sau 12 ngày thảo luận, Thượng đỉnh chỉ đưa ra được những khuyến cáo chung chung do Hoa kỳ, Trung Cộng, Ấn Độ, Ba Tây và Nam Phi họp kín, nhưng Tổng thống Obama đã rời phòng họp để về lại Mỹ trước khi bản thông cáo chung được công bố. Kết quả hầu như hoàn toàn không đạt được yêu cầu và ước muốn của đa số thành viên tham dự ngoài việc phát thải thêm gần 45 ngàn tấn CO2 vào môi trường. Cũng cần nên để ý là Tây Âu hoàn toàn đứng ngoài trong quyết định chung quyết của Thượng đỉnh kỳ nầy. Năm quốc gia nhóm họp kín chính là 5 nước có tổng số khí carbonic phát thải trên 60% tổng số khí phát thải toàn cầu.
Trước một vấn nạn chung của toàn cầu, chúng ta học được những bài học gì qua cung cách hành xử của những quốc gia trên thế giới, từ các đại cường đến những nước nhược tiểu, từ cung cách phát biểu của các quốc gia Tây phương đến thái độ ứng xử của những nước cộng sản như TC và Việt Nam qua diễn biến và phản ứng ở Thượng đỉnh vừa qua.
Hầu hết các quốc gia tham dự Thượng đỉnh đều đồng ý với nhận định của các khoa học gia là cần phải giảm thiểu mức phát thải CO2 cho đến năm 2020 của mỗi quốc gia từ 20 đến 40% so với định mức phát thải năm 1990, nếu không nhiệt độ trên thế giới có thể tăng lên 20C gây ra nhiều thảm họa cho các quốc gia có độc cao thấp so với mặt biển như Việt Nam, Bangladesh, vùng New Orleans (Hoa Kỳ) v.v… Nhưng văn bản ký kết ở Thượng đỉnh chỉ là một bản văn mơ hồ, không đưa ra một quy định rõ ràng nào cả, ngoài một số quy định chung chung về việc khuyến cáo các quốc gia cố gắng tự tiết giảm trên và giúp đở các nước nghèo trong việc cắt giảm khí CO2 của họ.
Các điểm bất đống chính yếu vẫn là:
- Mức quy định cắt giảm phát thải của các nước phát triển kỹ nghệ;
- Trợ giúp các quốc gia đang phát triển trong việc hạn chế việc phát thải CO2;
- Biện pháp kiểm soát việc thi hành cắt giảm.
Chính ba bất đồng trên đã làm cho Thượng đỉnh đi đến bế tắc. Chỉ có một đồng thuận duy nhứt là Thượng đỉnh sẽ tiếp tục nhóm họp và thảo luận tiếp vào năm 2010 tại Mexico City trước khi đi đến kết  luận quy định vào năm 2016.
Duyệt xét về nguyên nhân nào đưa đến sự bất đồng giữa các quốc gia về việc phân chia tỷ lệ phát thải cho mỗi nước, qua tiến trình tranh luận ở Thượng đỉnh Copenhagen vừa qua, TC và Hoa Kỳ là hai quốc gia gây ra nhiểu tranh cãi nhứt. Và cả hai đã vô tình hay hữu ý vận động “tranh thủ bè phái” về phía mình: Hoa Kỳ với nhóm G8, và TC với nhóm quốc gia G77 gồm những quốc gia Á châu, Trung và Nam Mỹ Châu, cùng Phi Châu. Một nhóm đứng trung dung chờ xem cuộc “tranh thương hổ đấu” giữa TC và Hoa Kỳ là Nhật Bản , đại diện cho nhóm G27 gồm những quốc gia “chờ” không nằm trong hai nhóm đầu.
Có thể nói, ba khuynh hướng trên thể hiện ba hướng suy nghĩ về duy tâm, duy lý, và duy ngã, đề tựa cho bài viết về Thượng đỉnh Copenhagen nầy.
Hướng Duy lý
Trước hết, các quốc gia Tây phương thường có khuynh hướng duy lý, nghĩa là nhận xét, suy luận, phân tách…mọi vấn đề qua các dữ kiện đã được chứng nghiệm. Từ cung cách duy lý đó, áp dụng vào tình hình thực tế từng quốc gia một, đôi khi không thể hiện hết được kết quả suy luận của vấn đề, nhứt là vấn đề có liên quan đến con người như sự hâm nóng toàn cầu.
Hoa Kỳ có thể nói là đại diện cho nhóm G7, đã phủ nhận việc phân chia trách nhiệm trong việc phát thải khí carbonic với lập luận là cần phải xét lại vấn đề tạo ra tỷ lệ sản phẩm vật chất so với cùng một phát thải. Mặc dù phát thải ít hơn TC, nhưng Hoa Kỳ đã tạo ra 25% sản phẩm cho thế giới trong lúc đó, TC chỉ sản xuất 15%. Do đó TC phải chịu trách nhiệm trong việc tiết giảm CO2 nhiều hơn tỷ lệ 6,6/6,3, nghĩa là nếu HK phải tiết giảm 30% cho đến năm 2020 thì TC phải tiết giảm 52% ( 30% x 25 : 13 và x 6,6 : 6,3). Dĩ nhiên là TC không chấp nhận. Và đây cũng chính là nguyên nhân HK không phê chuẩn Nghị định thư Kyoto.
Thêm nữa, người Hoa kỳ với tình thần cá nhân chủ nghĩa, do đó trong tâm thức của mỗi người dân thường không có tầm nhìn rộng trong sinh hoạt hàng ngày. Họ chỉ biết hưởng thụ những gì đất nước Hoa Kỳ cung cấp cho họ như điện, nước, năng lượng. mà không nghĩ đến nguy cơ cạn kiệt năng lượng và nguồn nước trên thế giới. Điển hình là phương tiện chuyên chở công cộng để giảm thiểu việc phát thải khí carbonic không được phát triển trên đất nước nầy. Cũng như việc phí phạm nguồn nước tiêu dùng quả thật không thể chấp nhận được. Trung bình một người Mỹ xài từ 700 đến 1000 lít nước mỗi ngày tùy theo vùng, trong lúc đó một người Pháp xử dụng dưới 100 lít/ngày và còn rất nhiều nơi không có được 10 lít cho sinh hoạt hàng ngày.


Như đã nói ở phần trên, vấn đề hâm nóng toàn cầu đã được trên 100 nguyên thủ quốc  gia chính thức nêu lên và đồng thuận là cần phải có một giải pháp toàn diện từ năm 1992. Những đồng thuận căn bản như trích 0,7% ngân sách quốc gia của những nước giàu để viện trợ cho các quốc gia đang phát triển, chuyển đổi công nghệ mới và sạch cùng cung cấp kỹ thuật để giúp họ giải quyết vần đề môi trường v.v…Nhưng tất cả những kết ước trên đều không được tuân thủ vì nhiều lý do liên quan đến kinh tế quốc gia và chính trị…Chính vì thế mà tình trạng hâm nóng toàn cầu ngày càng trầm trọng thêm và tỷ lệ phóng thích khí carbonic vào không khí của các quốc gia đang phát triển cao hơn các quốc gia đã phát triển.
Hướng duy ngã
Mặc dù phân loại nhóm G77 do TC đại diện không có tính cách tuyệt đối, nhưng TC đã kéo theo một số quốc gia cực đoan vùng Nam Mỹ và Phi Châu cùng Á Châu. Họ đặt tinh thần quốc gia cực đoan và suy nghĩ theo cung cách duy ngã, do đó, mọi vấn đề chung của thế giới đều đi đến chỗ bế tắc như trường họp Thượng đỉnh Copenhagen vừa qua.
TC đã lấy một lý do hết sức ấu trỉ là phải chia lượng khí carbonic phát thải trên dân số của quốc gia. Nếu tính như thế thì TC phát thải ít hơn nhiều so với Hoa Kỳ. Cách tính nầy hoàn toàn không hợp lý. Cũng như khi bàn về vấn đề kiểm soát mức khí thải của mỗi quốc gia do một ủy ban quốc tề kiểm soát, TC không đồng ý và cho rằng làm như thế là “xâm phạm chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của TC” (trong lúc đó, đánh bắt, tịch thu tàu đánh cá Việt Nam trong hải phận Việt Nam thì không xâm phạm chủ quyền quốc gia!).
Những phát biểu trên đã làm tăng thêm tính cực đoan của Venezuela, Sudan và Tuvalu.
Sudan cho rằng bản đúc kết chung chỉ là những bản văn có giá trị Holocaust cho Phi Châu. Trong lúc đó, đại diện Venezuela còn đi xa hơn nữa là tố cáo Copenhagen Accord chỉ là hình thức do Hoa Kỳ chủ động nhằm chống lại Liên Hiệp Quốc. Tổng thống Chavez tuy không tham dự Thượng đỉnh, cũng tuyên bố…Đó là một sự gian trá đối với nhân dân thế giới.
Hướng duy tâm
Thông thường, theo tinh thần và suy nghĩ chung trên thế giới, người Á Châu chuyên về hướng nội, nghĩa là suy nghiệm nhiều về nội tâm. Nhưng ngày hôm nay, điều nầy có thể đúng với một số quốc gia còn giữ nguồn cội gốc, và không còn áp dụng với một số quốc gia khác đang đeo đuổi một chính sách quản lý đất nước cực đoan và độc tài, điển hình là TC, Việt Nam và Miến Điện.
Nước Nhật có nền kinh tế thịnh vượng đứng thứ hai hay thứ ba tùy theo cách tính chỉ sau Hoa Kỳ, nhưng chỉ phát thải 1,3 tỷ CO2 năm 2008 ( gần 5 lần ít hơn so với TC). Điều nầy chứng tỏ rằng người Nhật đã phát triển quốc gia theo đúng tiến trình phát triển bền vững ứng hợp với Nghị trình-21 về việc bảo vệ môi trường sống, tăng trưởng quốc gia và tăng phúc lợc cho người dân.
Chile, một quốc gia sản xuất đồng (copper) lớn nhứt trên thế giới, mang về cho ngân sách quốc gia gần phân nửa. Nhưng lãnh đạo Chile đã biết tự chế và hạn chế mức sản xuất để bảo vệ môi trường và tài nguyên khoán sản và phải điều chỉnh ngân sách quốc gia để thích ứng với việc thiếu hụt trên.
Indonesia, sau khi nhận định là cần phải cải cách nông nghiệp bằng cách huấn luyện nông dân về cách trồng lúa, xử dụng thuốc trừ sâu rầy, và phân bón cũng như nâng chính sách nầy lên tầm quốc gia. Chỉ sau 3 năm thực hiện, chính sách đã đem lại lợi ích là mức sản xuất lúa tăng thêm và giảm được hàng tỷ Mỹ kim do việc nhập cảng phân bón và truốc trừ sâu rầy. Nhưng thành quả to lớn nhứt mà Nam Dương đã đạt được là bảo vệ môi trường sống của xứ nầy.
Còn cung cách phát triển của Ấn Độ, không chạy theo cung cách ăn xổi ở thì của TC như sản xuất hàng tiêu dùng nhứt thời theo kiểu “mì ăn liền”, chứ không theo hướng phát triên kinh tế theo kinh điển của Clarke là giảm thiểu lượng nông dân, nâng tỷ lệ nhân công công nghiệp, và sau cùng tăng trưởng dịch vụ. Làm như thế Ấn Độ đã phát triển một cách đều đặn, tuy chậm chạp nhưng bền vững, không gây nguy hại cho môi trường nhiều.
Bốn quốc gia vừa kể trên đã theo hướng phát triển lấy tâm lành làm chuẩn, do đó vừa phát triển quốc gia vừa mang thêm phúc lợi cho người dân và vừa kiểm soát được mức phải thải carbonic, một vấn nạn chung của thế giới.
Kết Luận
Qua những nhận xét và lý giải kể trên, vấn đề phân công và phân nhiệm cùng việc quy định các lề luật để giảm thiểu sự hâm nóng tòan cầu qua việc tiết giảm phát thải khí carbonic là một việc làm thiên nan vạn nan nếu không nói là không thể nào giải quyết được.
Thế giới ngày hôm nay là một thế giới đa cực, trong đó có nhiều quốc cổ súy tinh thần dân tộc cực đoan gây ra nhiều xáo trộn cho thế giới. Nếu các quốc gia trên áp dụng đúng những chương trình do Liên Hiệp Quốc đề ra mà chính họ đã thảo luận và ký kết, thế giới sẽ sống hài hòa theo tinh thần trách nhiệm chung của cộng đồng thế giới.
Rất tiếc, điều nầy không xảy ra.
Trở qua Thượng đỉnh Copenhagen, TC, một mặt xưng hùm xưng bá, chứng tỏ ta đây là một cường quốc, có mặt thường trực trong Hội đồng Bảo an LHQ có quyền phủ quyết, có quyền can dự vào mọi chuyện trên thế giới. Nhưng trong một mặt khác, về việc bảo vệ môi trường chung, vẫn “năn nỉ” thế giới để được xếp vào các quốc gia đang phát triển để được “trợ cấp” trong việc nâng cấp công nghệ và tiết giảm phát thải khí carbonic. Hai cung cách ứng xử nầy đã làm cho thế giới khinh rẽ!
Người CS TQ có biết chăng, chính họ đã làm cho môi trường sống của người Trung hoa ngày càng xấu đi, và có thể nói người nông dân Trung hoa, ngày càng nghèo hơn, và điều kiện sống càng xấu đi. Phát triển của TC hoàn toàn đi ngược lại với tiến trình toàn cầu hóa ngày hôm nay.
Trở qua Việt Nam, đi phó họp Thượng đỉnh là để thu thập, rút tỉa kinh nghiệm hầu áp dụng cho việc phát triển đất nước. Nhưng ngược lại, Việt Nam đã làm một việc cũng xấu hổ như TC đã làm, thể hiện cung cách “cái bang” trước thế giới bằng cách mang hai “nông dân” vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nạn nhân (") của sự hâm nóng toàn cầu ngõ hầu đánh động lương tâm thế giới để ….xin tiền, (giống như mang những người tàn tật và gán cho là nạn nhân của chất độc màu da cam đi trình diễn khắp nơi cùng nhằm mục đích xin tiền).
Trong lúc đó, ở bình diện khác, Viêt Nam tự xưng nào là đỉnh cao trí tuệ, nào là thay trời làm mưa, nào là Việt Nam và Cuba canh giữ hòa bình thế giới, nào là “tôi vừa động viên ông Obama, vừa phân hóa nội bộ họ…”. Không biết ở Việt Nam ngày nay, có còn ai đi bán “cái liêm sỉ” để cải thiện cuộc sống đói nghèo hay không"
Vấn đề hâm nóng toàn cầu là trách nhiệm của MỖI người, MỖI quốc gia; do đó tất cả phải cùng chung lưng đâu cật để giải quyết vấn đề trong chiều hướng toàn cầu hóa. Mọi khuynh hướng dân tộc cực đoan, chủ nghĩa bá quyền cần phải chuyển thể nhường cho lòng bác ái, tương thân tương trợ nẩy mầm để được xứng đáng làm một “công dân thế giới”.
Phát triển quốc gia cần phải phát triển trong trách nhiệm toàn cầu chứ không phát triển theo kiểu “tư bản đang dảy chết”, mà cũng không phải phát triển nửa mùa như “phát triển tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Mai Thanh Truyết
Mùa Vọng, 12/24/2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.