Hôm nay,  

Cải Tổ Y Tế: Tới Đâu Rồi?

17/11/200900:00:00(Xem: 8756)

Cải Tổ Y Tế: Tới Đâu Rồi"
Vũ Linh

...Tại sao DB Cao Quang Ánh lại lấy một rủi ro to lớn...

Đêm thứ Bẩy 7 tháng 9 vừa qua, Hạ viện khẩn cấp thông qua dự luật cải tổ y tế. Sau khi đảng Dân Chủ thất cử tại Virginia và New Jersey, tình trạng trở nên khẩn cấp hơn. Dự luật cải tổ cần được thông qua sớm để tránh bị hàng ngũ các dân biểu ôn hòa Dân Chủ xét lại. Dự luật được thông qua với tỷ lệ khít khao 220-215, hơn có 5 phiếu dù Dân Chủ chiếm đa số tới 81 ghế: 258-177. Có 39 dân biểu Dân Chủ chống. Toàn thể phe Cộng Hòa chống, trừ một, DB Cao Quang Ánh của Louisiana, là trường hợp ta sẽ xét sau.
Như đã biết, những người chống lo ngại chi phí quá lớn chẳng những của chương trình cải tổ y tế mà còn hàng loạt kế hoạch quá đắt của TT Obama sẽ đưa cả nước đến chỗ phá sản. Họ cũng sợ ngành y tế sẽ đi vào con đường quốc doanh.
Đây dĩ nhiên là một bước tiến quan trọng, và một thành công lớn của TT Obama cùng đảng Dân Chủ khi vượt qua một số chống đối quan trọng trong nội bộ Dân Chủ. Nhưng nếu muốn cắt bánh ăn mừng thì e là còn quá sớm.
Nói về tình hình chung vào giữa tháng 11 thì hiện có 47% dân Mỹ cho rằng kinh tế mới là ưu tiên, so với 17% cho rằng cải tổ y tế là quan trọng nhất. Sau khi Hạ viện biểu quyết hôm thứ Bảy, cuộc khảo sát của Rasmussen cho biết 54% dân Mỹ không đồng ý và chỉ có 45% ủng hộ. Quan trọng nhất, trong thành phần tự cho là không thuộc đảng nào, tỷ lệ chống đối lên tới 58%. Qua Thứ Năm 12, Quinnipac công bố kết quả thăm dò: 55% chống, 36% thuận! Đó là về lòng dân.
Còn lại là ý đảng.
Về bước thắng lợi tuần qua thì tại Hạ viện, phe Dân Chủ nắm đa số lớn hơn, nên dự luật được thông qua dễ dàng hơn bên Thượng viện. Dự luật Hạ viện cũng có phần cấp tiến hơn: Thứ nhất, hai điều khoản liên quan đến ủy ban tham vấn về giải pháp tối hậu (mà bà cựu Thống Đốc Alaska, Sarah Palin, đã tố cáo là “hội đồng tử hình” - death panel) vẫn được lưu giữ. Thứ hai là điều khoản về bảo hiểm công cũng còn, tuy có chút thay đổi. Phe Dân Chủ Hạ viện có vẻ thống nhất ý kiến về hai điểm ấy.
Tuy nhiên lại có vấn đề khác.
Khối bảo thủ Dân Chủ - gọi là Blue Dogs - yêu cầu Văn Phòng Ngân Sách Quốc Hội (Congressional Budget Office, CBO) điều nghiên chi phí của chương trình cải tổ cũng như cho biết tính khả thi của kế hoạch tài trợ chi phí của Chủ Tịch Hạ viện, bà Nancy Pelosi. CBO này gồm chuyên gia kinh tế độc lập, không thuộc đảng nào. Theo bà Pelosi, chi phí cho cuộc cải tổ trong 10 năm tới sẽ “chỉ là 894 tỷ thôi”, thấp hơn mức tối đa 900 tỷ mà TT Obama ấn định. Bà đề nghị đại khái một nửa chi phí sẽ do những tiết giảm hành chánh và hủy bỏ chương trình Medicare Advantage (trả Medicare bằng tiền mặt để người hưởng tự đi mua bảo hiểm tư), một nửa là thuế phụ thu (surtax) trên “nhà giàu”, được định nghĩa như người có lợi tức trên 500.000 đô một năm.
CBO cho biết họ ước tính chi phí là 1.055 tỷ, chứ không phải 894 tỷ như bà Pelosi công bố. Họ cho biết bà Pelosi chiết tính bằng cách khấu trừ vào ngân sách số tiền phạt dự trù thu được từ những người không chịu mua bảo hiểm. Đây là một hình thức chiết tính ngân sách độc đáo chưa từng thấy, một trò lập lờ đánh lận con đen không hơn không kém. Do đó, khối Blue Dogs vẫn chống, thể hiện qua 39 phiếu của Dân Chủ bác bỏ dự luật.
Một trở ngại nữa là chuyện dùng tiền Nhà Nước để gián tiếp tài trợ phá thai. Nhằm hóa giải sự chống đối, phe Dân Chủ đưa ra tu chính án Stupark với nội dung cấm chuyện này, và thỏa mãn được một số dân biểu bảo thủ, trong đó có DB Cao Quang Ánh là người Công giáo.
***
Theo thủ tục quốc hội, một dự luật phải được cả Thượng viện lẫn Hạ viện thông qua riêng rẽ. Rồi Thượng viện và Hạ viện kết hợp hai dự luật làm một, sau đó mới đưa ra biểu quyết lại. Nếu thông qua thì mới được đưa tổng thống ký. Cho đến nay, Hạ viện đã thông qua dự luật nhưng đấy chỉ là bước đầu. Nói cách khác, cuộc biểu quyết vừa rồi của Hạ viện vẫn chưa nghĩa lý gì vì còn phải hợp nhất với dự luật của Thượng viện, sẽ bị sửa đổi nhiều và phải biểu quyết lại nữa.
So với những đề nghị đầu tiên thì dự thảo của Thượng viện có hai thay đổi lớn, khác với dự luật của Hạ viện. Thứ nhất là bỏ điều khoản về “hội đồng tử hình”. Thứ nhì là bỏ đề nghị thành lập công ty bảo hiểm công để cạnh tranh với các hãng bảo hiểm tư. Tuy nhiên, sau khi dự thảo được Ủy Ban Tài Chánh Thượng viện thông qua thì đã có hàng loạt tiếng phản đối ngay trong nội bộ Dân Chủ.
Một đàng, Chủ Tịch Thượng Viện, TNS Harry Reid, tuyên bố ông không chấp nhận vụ bỏ bảo hiểm công và sẽ ghi điều này vào trở lại. Ông Reid phải tái tranh cử năm tới và phần lớn cử tri Dân Chủ Nevada - trong đó có một số lớn di dân Nam Mỹ - đòi hỏi bảo hiểm công. Ông ủng hộ bảo hiểm công để bảo vệ cái ghế Nghị sĩ của mình, và gây kẹt cho đảng. Đàng kia, một số nghị sĩ “ôn hòa” như Joe Libermann và “bảo thủ” như các nghị sĩ của Nebraska, Kansas và Louisiana, dọa chống dự luật nếu có quy định về bảo hiểm công trong đó.
TNS Charles Schumer của Nữu Ước cũng nghĩ bảo hiểm công sẽ khó qua được, nên đề nghị hình thức bảo hiểm công do chính quyền liên bang điều hành, nhưng các tiểu bang có quyền không tham gia. Có vẻ rộng lượng, nhưng thực ra chỉ là tiểu xảo. Các tiểu bang cho dù rút khỏi chương trình, vẫn phải chia sẻ gánh nặng chi phí với liên bang. Phe bảo thủ chống lại bảo hiểm công không phải vì từ chối cấp bảo hiểm cho các thành phần cần bảo hiểm mà vì sợ chi phí quá cao. Bây giờ cho rút ra mà vẫn bắt chịu chi phí thì cũng như không.
TNS Olympia Snowe - thành viên Cộng Hòa duy nhất bỏ phiếu thông qua dự luật của Ủy Ban Tài Chánh Thượng Viện- thì đề nghị cho các hãng bảo hiểm một thời gian - hai hay ba năm - để mở rộng bảo hiểm ra cho toàn dân và cắt giảm chi phí, nếu không làm được, lúc đó sẽ thành lập bảo hiểm công sau. Tòa Bạch Ốc có ý muốn chấp nhận đề nghị này vì hy vọng sẽ được ít nhất một phiếu Cộng Hoà, vì toàn khối Cộng Hòa vẫn kiên quyết chống lại bảo hiểm công, kể cả bà Snowe. Giải pháp dung hòa ấy tương đối có nhiều hy vọng được chấp nhận nhất.
Qua bốn thí dụ ấy, ta thấy cuộc tranh cãi tại Thượng viện vẫn còn mạnh. Chưa ai biết giải pháp cuối cùng của Thượng viện như thế nào, nhưng nếu không có hai điều khoản về “hội đồng tử hình” và bảo hiểm công thì sẽ phải điều đình gay cấn với Hạ viện. Đó là chưa nói đến một số Thượng nghị sĩ cấp tiến muốn Nhà Nước trả tiền phá thai luôn, khác với dự luật của Hạ viện.
***
Trong khi đó, một số các công ty bảo hiểm và cơ quan độc lập nghiên cứu vấn đề cũng đã tố giác phần thuế trên “nhà giàu” của bà Pelosi đề nghị thực ra cũng gồm có cả thuế và lệ phí đặc biệt đánh trên các hãng bảo hiểm, nhà thương, hãng thuốc và hãng sản xuất dụng cụ y khoa. Nhiều người chưa kịp suy nghĩ đã hoan hô khi thấy mấy “tài phiệt” này bị đánh thuế nặng hơn. Thật ra, tất cả những thuế và phụ phí này sẽ được các đại gia mau lẹ đổ xuống đầu các bệnh nhân, bất kể giàu nghèo.


Ngay cả các bệnh nhân đang hưởng Medicare và Medicaid cũng không thoát. Ví dụ như Medicare hiện nay giới hạn một bệnh nhân đến mức 3.000 đô một năm tiền thuốc. Nếu như giá thuốc gia tăng thì dĩ nhiên trong giới hạn đó, bệnh nhân sẽ mua được ít thuốc hơn. Nếu muốn mua đủ thuốc thì bệnh nhân sẽ phải trả 100% phần bội dư bằng tiền túi. Trong trường hợp chưa đến giới hạn thì việc tăng chi phí cũng vẫn có ảnh hưởng như thường. Ví dụ như qua Medicare, tiền thuốc bây giờ là 1.000 đô, ta trả 20% tức là 200 đô. Bây giờ tiền thuốc đó tăng lên 1.200 đô, ta vẫn trả 20%, nhưng thành tiền thì sẽ là 240 đô.
Tất cả các dụng cụ y khoa cũng phải chịu phụ phí, tức là những dụng cụ máy móc của bệnh viện sẽ tăng giá, và những chi phí cho các dịch vụ thông thường như chiếu điện, đo nhịp tim, soi ruột, MRI,… sẽ đều tăng giá. Ngay các dụng cụ thông thường như cây nạng chống, xe lăn, máy nặng tai, kính thuốc… cũng đều có thể tăng giá.
TT Obama vẫn có thể quả quyết ông không hề “tăng thuế nhà nghèo” mà chỉ tăng thuế “nhà giàu”, nhưng sự gia tăng tiền thuốc, hay tăng tiền nhà thương, tiền xe lăn …, nếu không là hình thức phụ thu trên tất cả mọi người - kể cả những người nghèo - thì là gi"
Một phần lớn dân Việt tỵ nạn có Medicare hay Medicaid, nên có nhiều người nghĩ rằng mình chẳng bị liên hệ gì. Hoặc giả mình thuộc thành phần lớn tuổi và nghèo mà TT Obama “đầy tính nhân bản” đang muốn giúp đỡ. Những người này - cũng như những người ủng hộ TT Obama - cần phải tính lại cho kỹ để khỏi bị bất ngờ về sau. Không cần suy nghĩ nhiều, mà chỉ cần đặt câu hỏi: một chương trình tốn 1.000 tỷ đô la mà chỉ cần 1% những người giàu nhất và công ty lớn nhất đóng thuế trong khi 99% dân còn lại không phải đóng góp gì và không mất quyền lợi gì hết. Tin được chăng"
***
Chương trình cải tổ y tế của TT Obama vẩn còn nhiều trở ngại lớn lao. Khó khăn đầu tiên là thống nhất ý kiến trong nội bộ Thượng viện. Khó khăn thứ hai là phối hợp hai dự luật khác biệt của Thượng viện và Hạ viện. Nhưng khó khăn lớn nhất vẫn là thông qua cửa ải cuối với 60 phiếu tại Thượng viện. Nếu phe Cộng Hòa đoàn kết thì chỉ cần một Thượng nghị sĩ Dân Chủ chống thì luật cải tổ y tế cũng tiêu tùng. Có thể Thượng viện phải tìm ra kẽ hở trong thủ tục biểu quyết để “đi cửa sau” và thông qua dự luật mà không cần 60 phiếu. Giải pháp này đã được nhắc đến nhiều lần.
Tuy còn khó khăn, điều chắc chắn là với đa số tuyệt đối mà đảng Dân Chủ kiểm soát cả hai viện, có nhiều hy vọng một bộ luật cải tổ y tế sẽ ra đời, chỉ chưa biết được gọt dũa cắt xén bao nhiêu thôi. Bây giờ là cơ hội hiếm có mà TT Obama và cấp lãnh đạo đảng Dân Chủ không thể bỏ qua được. Dù sao thì chúng ta cần chờ bản cuối được lưỡng viện thông qua mới biết y tế sẽ được cải tổ như thế nào.
***
Nhân đây, phải nói qua về chuyện DB Cao Quang Ánh, dân biểu Cộng Hòa duy nhất bỏ phiếu ủng hộ dự luật. Nhiều người Việt lại cho đó là một sự can đảm chính trị vì dám chống lại đảng - mà nhiều người khác còn cho là ác ôn như đảng Cộng sản!
DB Ánh đắc cử tại một hạt của New Orleans, trong đó hai phần ba dân số là dân da đen nghèo thuộc đảng Dân Chủ. Ông đắc cử năm 2008 khi hạ được đương kim dân biểu da đen William Jefferson, lúc đó đang hầu tòa về tội tham nhũng, và bây giờ đang vào tù với án 13 năm. Chiến thắng của ông Ánh cũng gặp thuận lợi nhờ một trận bão khiến cuộc bầu cử bị hoãn một tuần ngày bầu tổng thống, mùng 4 tháng 11 năm 2008. Vì không có ứng viên Obama trong cuộc bầu đặc biệt này nữa, đa số dân da đen khỏi đi bầu, họ bận liên hoan mừng chiến thắng của Obama. Nhờ hai yếu tố trên, ông Ánh bất ngờ thắng cử.
Từ đó đến nay, ông Ánh bị đặt trong thế khó xử. Trên đe là đảng Cộng Hòa, dưới búa là khối cử tri Dân Chủ.
Các quan sát viên đều nghĩ ông Ánh sẽ không thể đắc cử năm tới vì sẽ có một ứng viên Dân Chủ da đen ra tranh cử để lấy lại ghế của ông. DB Ánh đã từng can đảm bỏ phiếu chống Obama trong dự án kích cầu và dự luật ngân sách liên bang, gây bất mãn trong cử tri Dân Chủ. Khi ấy, ông cũng tự xưng là có can đảm chính trị vì bỏ phiếu theo lương tâm, nguyên tắc.
Bây giờ, trong đêm đầu phiếu về cải tổ y tế, ông đợi đến lúc dự luật có đủ đa số là 218 phiếu, tức là đã thắng, rồi mới bỏ phiếu ủng hộ. Ông giải thích là phải đợi kết quả trước đó của khoản tu chính Stupark có nội dung cấm lấy công quỹ tài trợ phá thai. Nhưng khi tu chính án đã được thông qua thì nếu thật sự vì lương tâm và đạo lý, DB Ánh khỏi cần chờ tới khi mãn cuộc mới bỏ phiếu!
Lá phiếu này hơi khó hiểu vì không ảnh hưởng tới kết quả và chẳng giúp gì ông, trừ đưa tên tuổi lá phiếu Cộng Hoà duy nhất lên truyền thông. Sau đó, ông Ánh xác nhận đã được TT Obama điện thoại trực tiếp để chiêu dụ trước cuộc đầu phiếu. À ra thế! Nhưng không rõ đôi bên đã có những thỏa thuận gì.
Có thể ông là người đáng phục vì can đảm biểu quyết theo lương tâm. Nhưng lương tâm của ông phản ứng hơi chậm, và gây bất lợi về chính trị vì ông sẽ mất phiếu Cộng Hòa đã từng ủng hộ ông. Một số “mạnh thường quân” Cộng Hòa lập tức đòi lại tiền yểm trợ vì họ coi như bị ông phản bội, và một số chương trình gây quỹ cho ông cũng bị đảng bộ địa phương hủy bỏ. Trong khi ấy, ông vẫn khó lấy được phiếu Dân Chủ năm tới, nhất là khi ông không chịu dùng tiền Nhà Nước để trả tiền phá thai, là điều 99% khối cử tri của ông đòi hỏi. Lá phiếu của ông gây bất mãn trong cả hai khối cử tri Cộng Hòa và Dân Chủ. Càng khó hiểu hơn khi ta biết cuộc biểu quyết này của Hạ viện thật ra cũng chẳng có nghĩa lý gì vì còn phải điều đình với Thượng viện, do đó có thể còn nhiều thay đổi.
Tại sao DB Cao Quang Ánh lại lấy một rủi ro to lớn cho sự nghiệp chính trị của ông qua một lá phiếu không cần thiết, gây bất mãn từ cả hai khối cử tri, trong một cuộc biểu quyết vô ý nghĩa" Câu hỏi này chỉ có ông Ánh trả lời được. Còn bảo rằng ông dám chống vì có tinh thần độc lập với đảng - thì có lẽ ta quên 39 phiếu chống bên Dân Chủ và nhất là chưa hiểu quy luật sinh hoạt chính đảng tại Mỹ. Nơi đây các vị dân cử có toàn quyền bỏ phiếu theo lập trường của mình, chứ không theo kỷ luật đảng như trong một chế độ đại nghị (bầu theo đảng và đảng đề cử lãnh đạo làm Thủ tướng).
Người ta có quyền đồng ý hay không với dự luật y tế, nhưng vấn đề thật không đơn giản. Nếu có người chống thì cũng chẳng phải vì họ vô lương tâm, không thương dân hoặc bị vòng kim cô của đảng Cộng Hoà chụp lên đầu. Tỷ số đảng viên Cộng Hòa còn thấp hơn số người đang chống dự luật! (15-11-09)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi Thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.