Tôi Cũng Có Một Giấc Mơ
Hình ảnh mời gọi văn nghệ để 35 năm nhìn lại...
GIAO CHỈ - SAN JOSE
(Xin vội vàng nói ngay rằng đây là bài Tạp ghi thuộc loại “Bài ca bán vé văn nghệ” với đề tài 35 năm nhìn lại một lần.)
San Jose và những tên gọi:
Thoạt tiên mới đến San Jose thấy toàn cánh đồng hoa bát ngát, người Việt gọi đây là Thung lũng Hoa Vàng, Rồi vườn cây dẹp đi, cơ xưởng mọc lên, người Mỹ gọi San Jose là Silicon Valley, phe ta gọi là Thung lũng Điện Tử. Qua thập niên 80, thuyền nhân tràn ngập các trại tỵ nạn, những con tàu vớt người lên đường, San Jose đóng góp trên 10 đợt cứu trợ được mang tên là Thủ phủ của Tình Thương.
Qua thời kỳ 90, Tổng Thống Thiệu và các tướng lãnh kéo về San Jose hội họp. Thành phố này trở thành Thủ Đô Chính Trị. Qua thế kỷ 21 đến thời kỳ San Jose ăn nên làm ra, Văn nghệ tổ chức liên tục nên tỉnh này thành Thị xã chuyên trình diễn văn nghệ.
Bây giờ vào lúc hoàng hôn trên thung lũng buồn. Radio, báo chí, TV toàn chỉ dẫn chuyện khai khánh tận và các chủ nhà bảo nhau bỏ của chạy lấy người, chúng ta tưởng là thời kỳ hoàng kim của văn nghệ đã cáo chung. Nhưng không phải vậy. San Jose vẫn còn văn nghệ dài dài. Suốt từ đầu năm 2010 đến nay dù rất đông hay vừa phải, có tổ chức là vẫn có người đi coi. San Jose mãi mãi là miền đất của hoa vàng, của điện tử, của tình thương, của chính trị và của văn nghệ.
Trong đó sẽ có văn nghệ của chúng tôi và chắc chắn sẽ là 1 buổi chiều văn nghệ đặc biệt. Xin hãy nghe tiếp bài ca bán vé.
Linh hồn và chủ đề của văn nghệ:
Các công ty văn nghệ thu hình danh tiếng nhất hiên nay luôn luôn trình diễn và thu hình với chủ đề. Khi vui thì chủ đề giáng sinh hay Tết với những mùa Xuân lại về. Nếu tình cảm thì có chủ đề Tình Mẹ, Tình Cha, Tình Quê hương và Tình yêu muôn thuở.
Không bao giờ sân khấu lớn lại chọn chủ đề rất xã hội như chúng tôi. Đề tài của chúng tôi là 35 năm duyệt lại thành quả định cư, xem ra rất thiếu phần huy hoàng tráng lệ và lại còn mang quá nhiều mầu sắc Dân Sinh.
Nhiều thân hữu bà con hỏi thăm rằng, làm văn nghệ phải có linh hồn. Linh hồn của văn nghệ là ca sĩ. Dựng sân khấu bán vé là phải trả lời câu hỏi số một. Bạn có ca sĩ nào" Thực vậy, dàn cảnh, âm thanh, ánh sáng thành công hay không phải chờ đến khi hạ màn bế mạc mới phê phán được. Nhưng chưa mở màn thì hấp dẫn hay không là phải tùy thuộc vào ca sĩ. Nam ca sĩ là ai, nữ ca sĩ là ai. Hạng A hay hạng B. Ca sĩ dưới quận Cam hay là ca sĩ địa phương. Ca sĩ nội hay ca sĩ ngoại. Chữ nghĩa lộn xộn hết sức. Nội lại có nghĩa là ở bên kia, mà ngoại là ở bên này. Ở đây đã 35 năm rồi mà đất San Jose vẫn chưa phải là quốc nội của người di dân Việt Nam.
Có bạn thân vẫn gặp hỏi cho ra lẽ. Dứt khoát là văn nghệ của IRCC Dân Sinh có những ca sĩ nào. Câu trả lời vẫn chưa rõ ràng. Thực vậy. Chúng tôi vẫn mời tất cả các ca sĩ xa gần, qua nhiều thế hệ và nhiều tên tuổi 1 thời nhưng sẽ không trình diễn những bài đơn ca thông lệ.
Đó không phải là văn nghệ lịch sử.
Đó không phải là văn nghệ phản ánh 35 năm nhìn lại của San Jose.
Một sân khấu phản ảnh cộng đồng.
Khởi đi từ 1975 người Việt tại Mỹ có hơn 100 ngàn, nay đã lên 2 triệu, San Jose có chừng 10 ngàn người vào đầu năm 1975 nay đã là 100 ngàn vào năm 2010. Ngay tại địa phương này nói đến sinh hoạt truyền thông chúng ta có báo chí, Radio, TV. Sinh hoạt quần chúng ta có các hội đoàn quân đội và chính trị. Nhưng chưa bao giờ các bộ môn văn học nghệ thuật được ra mắt bà con tại một đại hý viện như CPA của San Jose.
Trải qua nhiều năm đi hội họp với các sắc dân thiểu số, thấy thiên hạ vẫn tổ chức văn nghệ trăm hoa đua nở từ sắc dân Á Châu Thái Bình Dương cho đến Bắc và Nam Mỹ. Hỏi đến Việt Nam là ta phải cười trừ. Các sắc dân đều tham dự với những màn ca múa rất đặc thù và tài tử. Thực khó mà nói là họ xuất sắc hay tầm thường. Điều quan trọng là sự có mặt. Phe ta thường gượng gạo nói rằng, chúng tôi cũng có nhiều màn vũ, nhưng không lẽ lại lấy các màn vũ của Asia, Thúy Nga hay Vân Sơn bằng Video để chiếu cho bà con. Phần lớn các hội đoàn quốc tế khác đều có cây nhà lá vườn. Cộng động của ta lắc đầu.
Đoàn Vũ Cánh Chim Bách ViệtNhưng may thay từ nhiều năm qua, âm thầm, bền bỉ và đầy sáng tạo, San Jose có vũ đoàn Cánh chim Bách Việt. Trải qua đã 17 năm, đoàn đã gầy dựng bất vụ lợi, ba thế hệ tuổi trẻ, trình diễn hàng trăm lần. Nhưng hình như cộng đồng của chúng ta không mấy lưu tâm. Ngay trên quê hương mới, các em đã bao lần đem chuông đi đánh tại tỉnh nhà. Nhà dìu dắt kiêm sáng lập viên và huấn luyện viên là cô Diệu Hiền. Đọc lại tiểu sử, chúng tôi mới chợt nhớ lại, đây là người dạy vũ tại San Jose từ thời tổ chức đoàn văn nghệ quốc gia đầu thập niên 80.
Đó là 1 thí dụ của văn nghệ cộng đồng. Phải được biết đến, khích lệ và cụ thể đưa lên sân khấu lớn trong chủ đề 35 năm nhìn lại. Chúng ta cũng phải đến để khích lệ những cánh chim mang tên thân yêu của nguồn gốc Bách Việt. Đã 17 năm đi vũ cho thiên hạ, góp mặt Việt Nam vào khu vườn văn hóa Hiệp chủng quốc, qua những màn vũ đượm tình dân tộc, đơn giản nhưng rất Việt Nam. Bây giờ dến lượt các em trình diễn. Xin hãy đến với các em, để chính chúng ta sống lại với những đêm văn nghệ học trò ngày xưa tại quê nhà. Và một lần nữa, cánh chim Bách Việt là phản ánh của văn nghệ cộng đồng Việt tại San Jose.
Những tiết mục đầy sáng tạo: