Hôm nay,  

Tây Nguyên Trong Thế Gọng Kìm

3/19/200900:00:00(View: 9624)

Tây Nguyên Trong Thế Gọng Kìm

Bản đồ gọng kìm TQ.


Trần Quốc Hiên - ĐDCND
www.ddcnd.org
Vị trí chiến lược của Tây Nguyên
Trong các Hồi ký, Tướng Giáp từng nhận xét về vị trí chiến lược của Tây Nguyên: “Tây Nguyên nằm ở Nam Trung Bộ, nối liền 2 miền Bắc Nam của đất nước, tiếp giáp với Hạ Lào và Bắc Campuchia, có vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Nếu còn tham vọng chiếm Đông Dương, địch không thể để mất địa bàn chiến lược cực kỳ lợi hại này”… “Nhiều nhà quân sự, cả ta và địch, đều nói nắm được Tây Nguyên là khống chế được toàn bộ chiến trường miền Nam Đông Dương. Đây là mái nhà của miền Nam bán đảo Đông Dương”.
Sự thật, Tây Nguyên có vị trí chiến lược đặc biệt về quân sự, quốc phòng, hơn là về phát triển kinh tế; đây là vùng cao nguyên trải dài nằm tiếp nối với dãy Trường Sơn hùng vĩ, tạo thành một bức tường thiên nhiên liên hoàn, hiểm trở. Quá trình Nam Tiến của nhiều thế hệ người Việt gắn liền với việc khai mở tuyến đường mòn Trường Sơn, vượt qua dãy Hải Vân tiến vào kiểm soát Tây Nguyên, làm chủ cả vùng Nam Trung Bộ, rồi Nam Bộ, và tiến ra Biển Đông đóng giữ tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Sau này, người Pháp, người Mỹ cũng nhận thức được vị trí chiến lược của Tây Nguyên: nơi đây là vị trí “yết hầu”, “tử huyệt” của cả nước, là “mái nhà của Đông Dương”.
Như vậy, với nhãn quan chiến lược, Tướng Giáp và Bộ thống soái tối cao Cộng sản Bắc Việt đã lựa chọn Tây Nguyên là trận quyết chiến chiến lược. Chiến dịch Tây Nguyên làm rung chuyển chiến trường miền Nam, tạo thế chia cắt mạnh mẽ, mang đến thời cơ mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng, rồi tiếp đó mở cuộc tấn công vào Sài Gòn làm tan rã hoàn toàn quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trường Sơn, Tây Nguyên và Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng như vậy, và tập đoàn bành trướng Cộng sản Trung Quốc biết rất rõ điều này, do đó năm 1975, họ đề nghị được viện trợ cho Việt Nam 2000 xe vận tải vào Trường Sơn, nhưng phải cho 500 lái xe người Trung Quốc đi cùng.
Theo lời bà Bẩy Vân, vợ của cố Tổng bí thư Lê Duẩn trả lời phỏng vấn đài BBC, thì khi ấy ông đã nói dứt khoát: “Một thằng tôi cũng không cho… Nó nói đưa người vào giúp ta, nhưng thực chất là muốn đưa dân vào lập làng, lập huyện người Tàu ở Trường Sơn và Tây Nguyên. Nắm được Trường Sơn và Tây Nguyên là khống chế được toàn Đông Dương”.
Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước CSVN
Trong chuyến thăm Trung Quốc tháng 12/2001, ông Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã ra tuyên bố chung: “hai bên nhất trí sẽ tích cực thúc đẩy các doanh nghiệp hợp tác lâu dài trên dự án (bauxite) Bô-xít nhôm Đắc Nông”. Tiếp đó, ông Nông Đức Mạnh trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 30/5 đến 2/6/2008, tái khẳng định trong tuyên bố chung: “hai bên tăng cuờng hợp tác trong các dự án như: Bô-xít Đắc Nông…”. Điều này được ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đảm bảo chắc chắn: “Khai thác bô-xit Tây nguyên là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được nêu trong Nghị quyết đại hội X của Đảng, Bộ Chính trị đã nghe và kết luận về phát triển bô-xit Tây nguyên. Chính phủ đã phê duyệt một quy hoạch về bôxit Tây nguyên...”
 Chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước CSVN đã mở đường cho hàng vạn người Trung Quốc, dự kiến có khoảng 20 ngàn công nhân Trung Quốc, sẽ vào làm việc tại Tây Nguyên. Cùng đi với đoàn người Trung Quốc đó, sẽ có các chuyên gia, kỹ sư, quản lý, đặc biệt là sự có mặt của các An ninh mật và Gián điệp Trung Quốc. Cũng không loại trừ khả năng các Công ty quân đội Trung Quốc đưa người vào Tây Nguyên.
Các dự án này đang được triển khai gấp rút, trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường, đến nay lượng người Trung Quốc vào Tây Nguyên tiếp tục tăng nhanh mỗi ngày. Cùng với đó, để đẩy nhanh tiến độ dự án, tỉnh Đắc Nông đang gấp rút chuẩn bị khởi công nhà máy luyện quặng bô-xít.
Cũng như những chủ trương lớn trước đây của Đảng và Nhà nước CSVN, như việc phá bỏ Hội trường Ba Đình, mở rộng Hà Nội gấp hơn 3 lần… thì nay “chủ trương mở đường cho hàng vạn người Trung Quốc vào Tây Nguyên khai thác bô-xit nhôm” đã gây ra phản ứng rất mạnh mẽ từ dư luận xã hội; nhiều ý kiến phản đối kịch liệt từ giới khoa học, trí thức, tướng lĩnh quân sự, cựu chiến binh, và đặc biệt là người dân sống ở Tây Nguyên, những người trực tiếp bị ảnh hưởng xấu về môi trường sống và cơ hội làm việc.
Trong thư gửi Thủ tướng Nguyễn tấn Dũng, hôm 5/1/2009, Tướng Giáp đã nói rõ: “Việc xác định chiến lược phát triển Tây Nguyên bền vững là vấn đề rất hệ trọng đối với cả nước về kinh tế, văn hóa và an ninh quốc phòng. Tôi đề nghị Thủ tướng cho dừng triển khai các dự án khai thác bô-xít ở Tây Nguyên…”.
Mới đây, báo điện tử VietnamNet có đăng bài phân tích của 2 chuyên gia quân sự, Đại tá Nguyễn Huy Toàn, chuyên gia lịch sử quân sự và ông Quách Hải Lượng, chuyên gia Viện nghiên cứu Chiến lược Quân sự, nêu ý kiến: khu vực này (Tây Nguyên) rất không nên đưa bất cứ một người nước ngoài nào vào khai thác, vì đây là địa chính trị, địa kinh tế và địa quân sự rất nhạy cảm. Ta phải biết cách bảo vệ và gìn giữ “yếu huyệt” này. Nếu chỉ vì lợi ích trước mắt, chúng ta sẽ có tội với thế hệ mai sau”.
Trung Quốc là nước đang đói khát tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là nhôm dùng cho ngành công nghiệp quốc phòng, chế tạo vũ khí tối tân. Họ đã vào đến Tây Nguyên, vùng đất giàu có tài nguyên, không chỉ có bô-xít nhôm, mà còn nhiều loại khoáng sản quý hiếm khác. Môi trường Tây Nguyên sẽ bị tàn phá nặng nề; văn hóa Tây Nguyên sẽ bị đe dọa nghiêm trọng; người dân Tây Nguyên sẽ bị xáo trộn cuộc sống, nơi ở; an ninh quốc phòng tại Tây Nguyên sẽ bị sơ hở, rối ren… nhưng đó là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước CSVN.
Thế trận bao vây chiến lược của Trung Quốc
Vừa qua, hai Nhà nước Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc đã ra Tuyên bố chung về việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, đúng thời hạn mà lãnh đạo cấp cao hai nước đã thỏa thuận là kết thúc trong năm 2008...! Vào hạn chót đó, Cộng sản Việt Nam đã buộc phải chấp nhận nhượng bộ, để mong được yên ổn biên giới phía Bắc.
Có người cho rằng việc cắm mốc biên giới lần này là một “bức tường thành văn minh” ngăn chặn quân bành trướng phương Bắc. Nhưng đây chỉ là biên giới cứng ! Sự thật ảnh hưởng của Trung Quốc đã mở rộng “biên giới mềm” đến toàn bộ Việt Nam và Đông Dương: Họ đã chiếm lĩnh các cao điểm lợi hại ở dọc biên giới phía Bắc nước ta, tiến vào vị trí “tử huyệt” ở Tây Nguyên. Tại Biển Đông, hải quân Trung Quốc vẫn đang hoành hành, đe dọa, khiêu khích các Tàu nước ngoài đi vào vùng biển này…


Khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc cho xây dựng căn cứ quân sự, cơ sở hạ tầng, sân bay, tiến hành tập trận và khai thác du lịch. Còn tại quần đảo Trường Sa, sau khi đánh chiếm 6 đảo do quân đội Cộng sản Việt Nam đóng giữ (năm 1988), họ cho xây dựng các cơ sở quân sự và vận tải trên các hòn đảo này. Trung Quốc cũng đánh chiếm đảo Đá Vành Khăn (Mischief Reef) từ tay Philippines vào đầu năm 1995, đặt ở đây chiến hạm, và sử dụng nơi này để yểm trợ các chiến dịch hải quân; kiểm soát huyết mạch giao thông trên biển. Cùng với việc thành lập Thành phố Tam Sa, thuộc tỉnh Hải Nam, trực tiếp quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc ưu tiên tăng cường cho Hạm Đội Nam Hải thành lực lượng hải quân hùng mạnh nhất; quân chủ lực tinh nhuệ, hùng hậu nhất của hải quân Trung Quốc đều thuộc Hạm Đội Nam Hải, cho thấy chiến lược của họ là Nam Tiến.  Theo nhiều nguồn tin, Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ hải quân rất lớn ở gần thành phố Tam Á, phía Nam đảo Hải Nam, chỉ cách bờ biển Việt Nam 200 km; đây là một căn cứ trọng yếu cho các tầu ngầm nguyên tử và hàng không mẫu hạm.
Nhờ căn cứ hải quân lợi hại này, quân đội Trung Quốc sẽ dễ dàng kiểm soát vùng Biển Đông và các tuyến đường hàng hải trong khu vực, đồng thời tranh giành ảnh hưởng với Hạm Đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Gần đây, hải quân Trung Quốc đang có những bước đi mang tầm chiến lược, khiến Mỹ đặc biệt quan tâm. Các hành động này cho thấy Trung Quốc đang từng bước thay đổi từ chiến lược "phòng ngự biển gần", chuyển sang hướng phát triển "hải quân viễn dương"; với lực lượng hải quân hùng mạnh, đủ sức tác chiến tại vùng biển xa. Cộng sản Trung Quốc đang tham vọng chiếm đoạt Biển Đông, chờ đợi thời cơ chiếm nốt quần đảo Trường Sa. Mục đích của họ rất rõ ràng: tấn công quân sự quy mô nhỏ; thực hiện đơn phương thăm dò và khai thác tài nguyên trên vùng biển tranh chấp; bắn giết, bắt giữ các ngư dân, ngăn chặn các đối thủ tiến hành khai thác tài nguyên ở vùng biển tranh chấp; chia rẽ các nước trong khu vực ASEAN bằng kinh tế và ngoại giao; tuyên truyền về chủ quyền và thái độ cứng rắn của họ đối với vấn đề Biển Đông trên toàn thế giới.
Nếu tại Tây Nguyên, Trung Quốc bí mật cho xây dựng căn cứ quân sự, thiết lập đường tiếp tế từ Lào và Campuchia, cùng lúc đưa dân Trung Quốc vào lập làng, lập huyện ở đây núp dưới vỏ bọc “khai thác bô-xít nhôm”, khi đó Việt Nam sẽ hoàn toàn nằm trong thế trận bao vây chiến lược của Trung Quốc.
Tây Nguyên trong thế gọng Kìm
Về mặt chiến lược, nếu nắm được địa bàn Tây Nguyên, làm chủ vùng Bắc Tây Nguyên, thì sẽ dễ dàng đánh chiếm 2 thành phố lớn là Huế - Đà Nẵng, cắt đôi nước Việt Nam tại đây. Điều này không khó, khi mà Trung Quốc có căn cứ quân sự ở Bắc Tây Nguyên, gần ngã 3 Đông Dương, nơi tiếp giáp với Lào và Campuchia.
Họ đã có căn cứ Tam Á hùng mạnh ở đảo Hải Nam, chỉ cách bờ biển Huế - Đà Nẵng 200 km, phạm vi hoạt động lý tưởng của tàu ngầm và chiến hạm. Quá trình xây dựng căn cứ này được tiến hành song song với việc Trung Quốc đề nghị thúc đẩy hợp tác lâu dài trên dự án bô-xít nhôm Tây Nguyên, nó cho thấy rõ ý đồ muốn biến Tây Nguyên thành căn cứ quân sự của Trung Quốc. Hai căn cứ quân sự này sẽ tạo thành thế trận gọng Kìm vô cùng lợi hại nhắm vào Huế - Đà Nẵng.
Trong thế trận bao vây chiến lược, cùng với thế trận gọng Kìm, đất nước sẽ đứng trước nguy cơ bị chia cắt, rơi vào một cuộc nội chiến vô cùng tàn khốc; đây sẽ là cuộc chiến đẫm máu hủy diệt giống nòi Lạc Hồng, được sự hậu thuẫn, giật dây của bọn bành trướng Trung Quốc, nó đánh gục sức kháng cự của dân tộc ta mãi mãi. Đây là thời cơ để Trung Quốc thôn tính Biển Đông, khống chế Việt Nam, Đông Nam Á và một phần Đông Bắc Á, hoàn thành mộng bá chủ, trở thành mối đe dọa cho Hòa bình trên thế giới.
Làm cho Việt Nam suy yếu, ép nước ta theo “quỹ đạo” trở thành “chư hầu” quy phục Thiên Triều Bắc Kinh. Âm mưu thâm độc ấy của Trung Quốc được ngụy trang khéo léo dưới vỏ bọc “đồng chí XHCN”. Sách lược “đánh vào trái tim” bằng việc trói buộc “Ý thức hệ Cộng sản”, từ đó khống chế mọi hành động của “đồng chí” Việt Nam, nhờ đó họ dễ dàng thực hiện các bước đi chiến lược, và đang tiến rất gần tới đích.
Không loại trừ khả năng họ mua chuộc lãnh đạo Đảng CSVN và dùng “mỹ nhân kế”, làm cho đối thủ mất cảnh giác, đắm chìm trong cuộc sống xa hoa hưởng lạc. Trải qua nhiều thế hệ lãnh đạo, và nay Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã tạo thời cơ rất tốt cho họ tiến vào Tây Nguyên.
Cái bắt tay của hai Chính quyền Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc làm chúng ta nhớ lại bài học Mị Châu – Trọng Thủy từ hơn 2000 năm trước.
Bài học Mị Châu – Trọng Thủy
Tổ tiên ta đã sớm biết đoàn kết để giữ nước, chống ngoại xâm phương Bắc. Khi mà đất nước là của riêng kẻ cầm quyền, dòng họ, hay gia đình trị; không biết dựa vào dân để chống ngoại xâm, thì sẽ mất nước.
Đó là bài học lịch sử to lớn đầu tiên từ truyền thuyết Mị Châu – Trọng Thủy.
Thục Phán An Dương Vương làm vua nước Âu Lạc, triều đại kế tiếp các Vua Hùng, ông cho xây thành Cổ Loa kiên cố và chế tác vũ khí Nỏ Thần lợi hại. Tần Thủy Hoàng bên Tàu cho quân sang xâm phạm, đã bị đánh thua. Triệu Đà, vốn là tướng Nhà Hán, dùng gian kế “cầu hòa”; xin cho con trai là Trọng Thủy kết duyên với Mị Châu con gái vua An Dương Vương, thực chất là cho người sang làm Gián điệp nhằm phá hoại từ bên trong.
An Dương Vương đã mắc mưu kẻ địch, tưởng là gả con gái cho Bắc Triều, mong giữ hòa hiếu mà giữ được ngôi báu. Do mất cảnh giác, lại bị đánh bất ngờ, An Dương Vương đã thua chạy, kết cục nước mất nhà tan, dân ta chìm đắm trong cảnh lầm than suốt 1000 năm Bắc Thuộc… Nàng Mị Châu bị vua cha chém đầu, còn Trọng Thủy vì nhớ vợ cũng gieo mình xuống giếng tự vẫn.
“16 chữ vàng” và “4 tốt” không bảo vệ được “ngôi báu” của Đảng CSVN; dựa vào CNXH đặc sắc Trung Quốc với “lý luận tương đồng, vận mệnh tương quan” để giữ Chế độ này lại càng sai lầm; cắt đất nhượng biển và bán bô-xít cho Trung Quốc cũng không thể mang lại yên ổn cho đất nước; lịch sử đã chứng minh chỉ có Dân chủ hóa, phát huy sức mạnh toàn dân, mới giữ được đất nước trọn vẹn.
Chúng ta không được để tấn bi kịch Mị Châu – Trọng Thủy sẽ tái diễn trong thời đại ngày nay. Vào thời điểm lịch sử này, chúng ta hiểu ra rằng để bảo vệ vững chắc nền Độc lập của đất nước, chỉ có duy nhất con đường tiến tới Dân chủ hóa.
Việt Nam, ngày 14-3-2009
Trần Quốc Hiên

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
Tồn tại qua hơn hai thế kỷ, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ chưa bao giờ là một cánh cửa vô tri. Mỗi nhiệm kỳ Tòa để lại một dấu ấn ảnh hưởng đến đời sống người dân. Có nhiệm kỳ, Roe v. Wade1 mất hiệu lực, tòa cắt quyền phá thai khỏi tay người phụ nữ, coi như món nợ trả về từng tiểu bang, tự lo tự liệu. Có nhiệm kỳ, cánh cửa Affirmative Action2 sập lại, đám trẻ da màu nghèo khỏi cơ hội cầu tiến. Có nhiệm kỳ, Tòa thả lỏng súng đạn, cãi vã sân trường cũng đủ gây đổ máu3. Nhưng cũng đã có những nhiệm kỳ Tòa đứng thẳng lưng, bảo vệ người dân buộc Bạch Ốc Nixon phơi ra hồ sơ mật với Pentagon Papers
Nelson Mandela (1918-2013), quán quân Giải Nobel Hòa Bình năm 1993, nhà hoạt động chống chế độ phân biệt chủng tộc bị tù 27 năm, và là vị tổng thống người da đen đầu tiên được bầu trong cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên của nước Nam Phi vào năm 1994, đã từng nói rằng, “Giáo dục là vũ khí có sức mạnh nhất mà bạn có thể sử dụng để thay đổi thế giới.” Hơn ai hết, Nelson Mandela là người không những hiểu rõ giá trị thực sự của nền giáo dục mà còn áp dụng kiến thức đó trong việc làm thay đổi đất nước và dân tộc Nam Phi của ông. Ông đã dẫn dắt Nam Phi từ một quốc gia ngập chìm trong bóng tối của thù hận, phân hóa và lạc hậu để vươn mình lên trong ánh sáng của đoàn kết, hòa bình và phát triển.
Hoa Kỳ đã tấn công Iran. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gợi ý rằng có thể trì hoãn bất kỳ hành động quân sự nào của Mỹ trong nhiều tuần, ông tuyên bố vào ngày 21/6 rằng máy bay Mỹ đã tấn công ba địa điểm hạt nhân của Iran, bao gồm cả cơ sở bị chôn sâu ở Fordow. Các quan chức Iran xác nhận rằng các cuộc không kích đã diễn ra. Mặc dù ông Trump khẳng định rằng các địa điểm này đã bị "xóa sổ", nhưng vẫn chưa rõ các cuộc tấn công đã gây ra thiệt hại gì.
Jena, Louisiana – một thị trấn 4.000 dân lọt thỏm giữa rừng thông – nơi bảng hiệu đầu làng ca ngợi đội bóng nữ vô địch của bang, nhưng cách đó chỉ ba dặm, sau hàng rào kẽm gai và lời Kinh Thánh treo lủng lẳng, là Trại Giam ICE đồ sộ - do GEO Group điều hành. Nơi đây hiện giam giữ hơn 1000 người – phần lớn chưa từng bị kết tội hình sự, nhiều người chỉ là dân đang xin tị nạn hợp pháp, số còn lại chưa kịp hiểu vì sao mình bị bắt...
Tại sao Trump lại vội vàng ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp và chính sách mới như vậy?AI: Có hai lý do.Đầu tiên, tổng thống vội vàng vì nếu có bất kỳ điều gì sai trái xảy ra vào đầu nhiệm kỳ, ông có thể đổ lỗi cho chính quyền trước và nhà nước (những người làm việc cho ông). Nếu để lâu, những điều sai trái sẽ là trách nhiệm của ông, và Trump không thích chịu trách nhiệm.Thứ hai, ông biết trong hai năm nữa, đảng Cộng hòa sẽ mất quyền kiểm soát Hạ viện trong cuộc bầu cử quốc hội và ông sẽ trở thành què quặt. Ông cần phải hoàn thành mọi việc ngay bây giờ. Ông muốn tập trung vào các doanh nghiệp của mình trong hai năm cuối nhiệm kỳ tổng thống,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.