Hôm nay,  

Prince Nhớ Bạn

09/02/200900:00:00(Xem: 6122)

Prince nhớ bạn
Prince, Coco và Tiger.


Trần Văn Sơn


Prince sinh tại vùng ngoại ô Philadelphia năm nay chừng 9 tuổi đời.
Thế giới xưa nay biết bao nhiêu chuyện về chó được lưu truyền, nhất là ở Tây phương. Chó chết theo chủ, chó hy sinh cứu chủ, chó hiểu tiếng người, chó được huấn luyện săn sóc người tàn tật, chó tham gia trận mạc bên cạnh chủ … Người Tây phương đặc biệt cưng chó.
Câu chuyện tôi sắp kể với quý vị là tình bạn của chú Prince, một tình cảm kín đáo tôi nhận được một cách bất ngờ. Bất ngờ, vì tôi là người vốn không thích và chưa hề nuôi chó. Và tôi chỉ là một người bạn thoáng qua cuộc đời của Prince.
Hồi còn nhỏ, nói cho rõ là cách đây 70 năm, lúc tôi chừng 5 hay 6 tuổi ba mẹ tôi có nuôi một con chó mực. Một mầu đen tuyền từ đầu đến đuôi trông rất mát mắt. Thời đó người Việt Nam nuôi chó để giữ nhà và giúp vệ sinh nhà cửa là chính. Chó thường được huấn luyện sủa, cắn chứ không phải để cho chủ nhà hay các em nhỏ - như tôi cuối thập niên 1930- bồng bế âu yếm. Không quen được chủ nhà săn sóc nuông chiều, chú mực nhà tôi không thích ai vuốt ve mình. Chạm đến mình, nó  tưởng đánh đuổi nó và sẵn sàng chống lại. Nhưng chú mực của ba má tôi làm nhiệm vụ giữ nhà rất tốt. Người lạ vào nhà nó sủa vang, nhảy chồm lên dọa nạt cho đến khi chính ba, mẹ hay anh chị lớn của tôi bảo mới thôi. Tôi nhỏ nó không sợ. Và không bao giờ cho phép tôi chạm đến mình nó.
Một hôm tôi nghịch kéo đuôi nó. Đau, nó gầm gừ quay lại ngoáp mồm định cắn làm tôi phải một buổi hoảng hồn. Từ đó tôi tránh xa nó mặc dù ở cùng một nhà sớm hôm vẫn thấy nhau và tôi trở nên có ác cảm với chó. Lớn lên tôi chưa từng dám vuốt ve một chú chó nào dù nhỏ hay lớn, bề ngoài hiền hay dữ … cho đến khi tôi gặp chú Prince.
Từ California, năm 1995 tôi sang Philadelphia mở một văn phòng dịch vụ Di Trú và Bảo lãnh. Một người bạn của tôi, Mary, cũng có một văn phòng dịch vụ ở đó.
Mary là người yêu thương gia súc, nhất là chó.
Một hôm Mary nhờ tôi lái xe ra vùng ngoại ô Philadelphia để bắt một chú chó con cô vừa đặt mua qua điện thoại.
Đường xa, sau hai giờ lái xe ra vùng ngoại ô, chúng tôi đến trang trại của bà Timonov. Bà Timonov gốc Nga, bố mẹ chạy nạn thời khủng bố của Stalin sang Mỹ và sinh bà ở Pennsylvania. Bà là con gái út. Bà nối nghiệp bố mẹ nuôi chó giống để bán. Bà không làm ăn lớn, chỉ nuôi chừng năm sáu cặp giống đặc biệt, và lưu giữ hồ sơ đầy đủ. Hồ sơ gồm dòng giống của bố mẹ, giấy khai sinh, lịch trình chủng ngừa, nhỏ mắt … Đến trại bà – nói là trại, thật ra chỉ là ngôi nhà có một phòng khách và sân khá rộng, bày đầy thùng giấy và thùng nhựa làm chuồng cho các cô chú mới sinh. Những con chó lớn hơn chạy tung tăng chơi giỡn với nhau.
Bước vào phòng khách mùi chó phảng phất, không hôi hám lắm nhưng cũng không có gì thú vị. Mary nói chuyện với bà Timonov, chọn một chú mới sinh chừng hai tuần lễ. Lông nó mịn màn, trắng như tuyết, lưng điểm đốm đen, viền đen phủ nhẹ đôi mắt và một nửa đôi tai trông thật xinh. Bà Timonov bế nó ra khỏi một cái chuồng bằng nhựa trắng. Cảm thấy sắp phải xa anh chị và bạn bè nó trườn lại muốn trở vào chuồng. Mary nhận nó từ tay bà Timonov và bằng một lối bày tỏ cảm tình chỉ có nó hiểu bỗng nhiên nó êm ru trên đôi cánh tay của Mary. Nó liếm vào cổ tay trần của Mary ra chiều thân thiện và chiếm đoạt ngay được cảm tình và sự trìu mến của Mary. Bà Timonov lục trong một chiếc tủ đặt trong phòng khách lấy ra xấp hồ sơ lý lịch của chú bé.
Nghề nuôi chó giống để bán đòi hỏi nhiều thủ tục. Mỗi chú hay mỗi cô chó đều phải có giấy tờ lý lịch. Và như các hoàng đế ngày xưa sự chung đụng giữa một chú nam và một cô nữ đều được theo dõi và ghi chép để khi một cô có bầu bà Timonov biết rõ đàn con sắp sinh ra thuộc dòng tộc nào và bố chúng là ai. Khi sinh ra mỗi chú hay cô đều có giấy khai sinh ghi giống của bố mẹ (khác với người, khai sinh của các cô chú hoàng tôn công chúa này không có tên của bố mẹ), và hồ sơ chủng thuốc ngừa bệnh.
Giấy khai sinh của chú bé ghi sinh ngày 15/6/2000 thuộc giống Chin, một giống chó Nhật thông minh, ít bệnh và dễ nuôi. Mary hài lòng mọi chi tiết và đồng ý với giá 500 mỹ kim. Bà Timonov nhỏ mắt và chích thuốc lần cuối cho chú bé, đặt chú vào một thùng lót giấy, giao xấp giấy tờ lý lịch cho Mary.
Trên đường về chú nhỏ nằm trong hộp đặt nơi ghế sau cảm thấy cô đơn hay chưa quen với sự di chuyển kêu ăng ẳng làm cho Mary rất sốt ruột.
Mary đặt tên cho chú nhỏ là Prince – hoàng tử nhỏ - Một tuần sau Mary mang về cho Prince một cô bạn đặt  tên là Coco cùng giống, lông trắng điểm đen. Prince và Coco chơi đùa với nhau như hai trẻ nhỏ và khoảng một năm sau Coco có bầu. Mấy tháng sau Coco sinh 5 chú con, trai có gái có mình trắng tuyết điểm đốm đen như bố mẹ, mỗi chú mỗi cô một kiểu như một bầy công tử và công chúa trông rất đẹp mắt. Mary chia cho bạn bè 4 con và giữ lại một chú, đặt tên là Tiger. Tiger mạnh nhất trong đám anh chị em. Đặc điểm của Tiger là ngoài một đốm đen lớn trên lưng và tai vá đen trắng, đôi mắt được phủ một viền đen thật đậm trông như một nghệ sĩ đa tình.
Bộ ba Prince, Coco và Tiger sống với nhau bình đẳng và tỏ ra rất yêu thương nhau, tuy không có gì chứng tỏ chúng biết quan hệ giữa nhau với Tiger, ngoài việc Prince và Coco vẫn đối đãi nhau như một cặp nhân tình. Như đã nói tôi không yêu chó, nên nếu có quan tâm đến bộ ba Prince, Coco và Tiger là vì chúng nó đẹp và nhận biết sự quan hệ bạn bè giữa tôi và Mary. Mỗi lần tôi đến thăm Mary chúng đều nhảy xô vào tôi như bạn thân lâu ngày mới gặp, riêng Prince thường hay sán lại nằm gần tôi để được tôi gãi đầu gãi tai. Tôi cho rằng mỗi chú mỗi tính chứ không nghĩ  Prince biết tôi là người đã đi lãnh nó từ nhà bà Timonov lúc nó mới 14 ngày tuổi mỏng manh như một cánh hoa hồng trước gió.


Năm 2001 tôi trở về California.
Cuối năm 2008 tôi đi thăm một người bà con bên ngoại ở Paris bị bệnh, đồng thời đến thành phố Apeldorn, Hòa Lan thăm Nhơn, người bạn học cùng quê trở thành cháu rễ do quan hệ hôn nhân của anh ấy với người cháu, cô Juliette gọi tôi bằng cậu xa xa. Từ Paris gọi thăm và được cho hay Nhơn vừa té lăn nơi thang gác trong nhà và bị chấn thương đầu.
Thời gian đó Mary đang nghỉ hè tại Paris với 3 cô cậu Prince, Coco và Tiger. Tôi đến thăm Mary và ở lại chơi một hôm trước khi trở về Hoa Kỳ. Nhà Mary gồm một phòng khách vừa dùng làm phòng ăn cơm, nơi ban ngày ba cô chú nhỏ chơi đùa và tung tăng chạy nhảy quanh chủ nhà. Bên cạnh là nhà bếp và tiếp theo là phòng ngủ của Mary và ba cô chú. Phòng dành cho khách kế bên trông ra hồ Torci. Nhằm mùa thu Paris lá vàng rụng đầy bờ hồ. Mặt nước hồ lấp loáng qua mấy hàng cây trông như một bức tranh. Vào cửa chính của căn nhà rẽ trái là phòng khách, rẽ phải là phòng ngủ dành cho khách.
Các cô chú bé có một thói quen. Đi bát phố, đi chợ, hay đi dạo bờ hồ trở về, các chú chờ Mary mở cửa là ùa vào nhà, nhắm mắt rẽ trái chạy vào phòng khách tìm chỗ tốt trên ghế xa lông để nằm.
Hôm Mary đưa tôi ra phi trường Charles de Gaulle trở về Hoa Kỳ, các chú Prince, Coco và Tiger được tháp tùng. Chuyến bay của tôi dừng chân ở Philadelphia thay phi hành đoàn và đổ đầy nhiên liệu trước khi bay tiếp trả tôi về Los Angeles. Mary lái xe, tôi ngồi bên phải, và ba chú bé Prince, Coco và Tiger nằm ngồi ở ghế sau. Đường sá Paris không ngay hàng thẳng lối như ở Hoa Kỳ, nhưng nhờ máy tọa độ GPS, Mary đã đổ tôi ở cửa vào của hãng US Airways ở phi trường chính xác và đúng giờ. 
Tôi bước xuống kéo hành lý và quay lại chào Mary. Tôi thấy chú Prince chồm ra cửa kính hông nhìn tôi, sủa khẽ khàng, hai chân quệt quệt vào kính xe như muốn nhắn gởi tôi một điều gì.  Sau lưng là hai mẹ con Coco và Tiger cũng muốn chườn ra trước nhưng không đủ can đảm lấn chỗ của Prince. Tôi bước qua cửa chắn gió của hãng máy bay và trước khi khuất vào bên trong tôi vẫy chào Mary. Chú Prince vẫn đứng nơi kính hông nhìn tôi chăm chú như muốn nói lời tiễn biệt.
Đăng ký hành lý và làm thủ tục lên máy bay xong, tôi theo hướng chỉ dẫn vào khu cách ly. Phi trường Charles de Gaulle không thay đổi nhiều so với lần trước tôi đến Paris cách đây 7 năm. Vẫn lối kiến trúc cầu kỳ với những lối đi ngoằn nghèo, lên xuống dẫn từ quầy hành khách vào bên trong bằng những lối nhỏ lót cao su di động theo chiều dọc. Đến khu cách li tôi mua một ly nước cam ngồi nghỉ chờ lên máy bay. Đang lim dim tôi chợt nghe thông báo chuyến bay Paris – Philadelphia đổi cỗng. Tôi đến quầy US Airways, tại đó có hai cô nhân viên, một đen một trắng. Tôi hỏi cô đen chuyến bay của tôi đổi qua cỗng số mấy. Cô nhìn tôi rồi cúi xuống tiếp tục mài móng tay dường như cô không phải là nhân viên của hãng US Airways. Ngạc nhiên tôi quay qua hỏi cô trắng. Cô trắng nhìn qua cô đen mĩm cười trả lời tôi và giải thích “she is too happy to work”. Tôi chợt hiểu cô đen vui gì. Ông Barack Obama vừa đắc cử tổng thống Hoa Kỳ mấy tuần trước. Việc này làm tôi liên tưởng đến cảnh tượng diễn ra trên chuyến bay số 2 của hãng US Airways từ Philadelphia đi Paris hơn một tuần lễ trước đó. Sau khi máy bay đạt được độ cao sắp sửa bình phi, đoàn phục vụ (stewards) chuẩn bị mang nước đến mời khách tôi thấy một người phục vụ da đen đi dọc theo hành lang giữa hai hàng hành khách vừa đi vừa nhún nhẩy và huýt sáo. Các nhân viên phục vụ khác vẫn làm công việc của mình để yên cho người phục vụ da đen thích thú với điệu vũ nhỏ của mình. Ông Obama đắc cử vừa hơn một tuần. Tôi nhận ra người đa đen trên toàn thế giới đang vui cái vui không ngờ tới được trong quảng đời của họ và chợt nhận ra người da trắng thật độ lượng và thông cảm.
Chuyện dọc đường lẩm cẩm làm tôi quên chú Prince. Hơn nữa tôi chỉ gặp chú năm thì mười họa. Mệt nhọc sau những ngày ở Paris, lái xe đi Amsterdam, Apeldorn, Brussels, Villebon sur Yvette tôi ngủ thiếp trên đường Paris-Philadelphia dài 8 giờ bay.
Tại phòng đợi phi trường Philadelphia chờ đổi máy bay đi Los Angeles, tôi gọi viễn liên báo cho Mary biết tôi đã về tới Hoa Kỳ bình an.
- “Có chuyện thật là lạ.” Mary đi ngay vào chuyện, không một lời hỏi han hành trình của tôi.
- “Chuyện lạ gì vậy"” Tôi hỏi, đoán có tin lạ trên thế giới xảy ra trong 8 giờ đồng hồ tôi ngồi trên máy bay.
- Mary thuật: “Từ phi trường Charles de Gaulle về đến nhà em vừa mở cửa, Coco và Tiger chạy về phía trái tìm chỗ nằm, trong khi Prince một mình rẽ về phía bên phải. Em ngạc nhiên xem nó đi đâu ngược lối ngày thường thì thấy nó đi vào phòng anh, nhảy lên giường nằm khoanh tròn ngay trên chiếc gối của anh đã dùng. Thì ra nó linh cảm anh đã đi rồi và muốn giữ một chút hơi hướm của một người bạn vừa đi xa.”
Tôi choáng váng vì ngạc nhiên và cảm động. Tiếc là Prince không nói được tiếng người.
Đã bao nhiêu năm kể từ cái ngày tôi giúp Mary đi đón Prince từ một thung lũng xa xôi trong vùng Valley Forge!  Và cũng chỉ chừng đó thôi.
Trần Văn Sơn
Feb. 9, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.