Hôm nay,  

Mỹ & Thế Kỷ 21: Sơn, Thủy Trong Địa Lý

09/02/200900:00:00(Xem: 8614)

Mỹ & THẾ KỶ 21: Sơn, Thủy trong Địa Lý

Nguyễn Xuân Nghĩa
…Rồng giấy Trung Quốc và Ó biển Hoa Kỳ...
Hoa Kỳ là một siêu cường, khi động thì linh hoạt như nước, khi tĩnh thì vững vàng như núi. Người viết mượn chữ của cụ Mai Sơn Nguyễn Thượng Hiền, "động đương như thủy, tĩnh như sơn", để tóm lược về đặc tính ấy của nước Mỹ.
Hình ảnh và đặc tính ấy còn phải được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn để ta thấy là giữa cơn biến động hiện tại, lời tiên báo rằng thời độc bá của Hoa Kỳ đang chấm dứt, lời tiên báo đó... không có cơ sở!
Gà gáy không làm mặt trời mọc
Trước hết, sức mạnh của một quốc gia tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó và nhất là tại Hoa Kỳ, yếu tố lãnh đạo đóng góp một phần rất nhỏ.
Chúng ta hãy tưởng tượng để dễ suy đoán, là một lãnh tụ dù xuất chúng như Lý Quang Diệu thì cũng không thể đưa Singapore lên hàng cường quốc vì vị trí và sức nặng của đảo quốc này. Nếu sinh tại Malaysia hay Indonesia, may ra ông Lý có thể khiến hai quốc gia kia có thêm sức mạnh sau thời độc lập và trở thành thế lực đáng kể tại Đông Nam Á.
Nhưng chẳng vì vậy mà làm xoay chuyển được cục diện Đông Á trên toàn cầu.
Tại Nhật Bản, đảng Tự do Dân chủ LDP đã từng lãnh đạo liên tục từ 1958 đến 1993. Trong giai đoạn suy thoái kéo dài từ đó đến nay, Nhật Bản đã có 10 Thủ tướng mà chỉ ba người là cầm quyền được hai hay ba nhiệm kỳ. Các lãnh tụ khác lên xuống như đèn kéo quân mà không làm thay đổi được cục diện. Tuy vậy, từ năm 1993 đó, Nhật Bản bị sáu trận suy trầm kinh tế nhưng vẫn là cường quốc kinh tế thứ nhì thế giới. Mà dù có bị suy yếu về kinh tế hay bất ổn về chinh trị với nội các rơi rụng như sung, xứ này vẫn tiếp tục tranh thủ ảnh hưởng ngoại giao và quân sự tương xứng với sức nặng kinh tế của mình.
Vì vậy, vai trò của lãnh đạo có những giới hạn hiển nhiên của nó.
Hàng ngày, khi theo dõi thời sự hoặc lời bình luận của truyền thông hay chính giới, ta dễ bị biến cố ngắn hạn chi phối tầm nhìn dài hạn. Thí dụ như cho rằng xứ này xứ khác sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, hoặc bắt đầu chu kỳ suy sụp, vì có lãnh đạo mới.
Trường hợp ấy đã và đang xảy ra cho xã hội Hoa Kỳ, khi nhiều người cho rằng nước Mỹ bắt đầu thoái trào từ thời George W. Bush và đang nuôi hy vọng phục hưng nhờ Barack H. Obama.
Nếu Franklin Roosevelt không làm Tổng thống Mỹ từ 1933, chưa chắc là Hoa Kỳ đã tránh được vụ Trân châu cảng năm 1941 để rồi trực tiếp tham chiến tại Thái bình dương và trở thành siêu cường Á châu. Jimmy Carter có thể là vị Tổng thống đã dại dột nuôi ong tay áo khi yểm trợ các nhóm du kích Hồi giáo chặn đà bành trướng của Liên Xô tại A Phú Hãn (Afghanistan) khiến al-Qaeda có cơ hội thành hình từ đấy. Hoặc Carter đã ngây thơ để cho Cách mạng Hồi giáo thành hình tại Iran và nay đang thách thức Hoa Kỳ tại Trung Đông.
Nhưng Ronald Reagan thật ra không làm khác tại A Phú Hãn và còn kín đáo hợp tác với Iran để chặn đà bành trướng của Saddam Hussein tại Iraq. Nhìn lại gần hơn, nếu Al Gore thắng cử năm 2000, Hoa Kỳ vẫn bị vụ khủng bố 9-11 và vẫn phải đứng lên lãnh đạo cuộc chiến chống khủng bố của các nhóm Hồi giáo cực đoan xưng danh Thánh chiến.
Nhìn cách khác, việc Hoa Kỳ bị Liên Xô hay Iraq và Iran thách đố là điều tất yếu và lãnh đạo có "sáng" hay "tối" thì những chuyển động lớn ấy vẫn xảy ra. Xảy ra vì nhiều động lực lâu dài và đa diện, thường thì lâu dài hơn một nhiệm kỳ tổng thống. Hay một đời người.
Kết luận đầu tiên: anh hùng ít khi tạo ra thời thế. May lắm thì thời thế có thể tạo ra anh hùng vì mở ra cơ hội bất ngờ cho người xuất chúng.
Mà thời thế ấy nghĩa là gì"
Nghĩa là những chuyển động lớn của các quốc gia xuất phát từ nhiều yếu tố tiềm ẩn bên dưới. Những yếu tố ấy thường là địa lý hiểu theo nghĩa rộng - vị trí địa dư và các loại tài nguyên nhân vật lực bên trong - là kinh tế và phản ứng văn hoá của một tập thể sắc tộc hay dân tộc. Những yếu tố chậm rãi ấy có thể dẫn tới nhiều chuyển động mà ta cho là bất ngờ chỉ vì ít nhìn ra. Rồi hàng ngày thì cứ theo dõi sự xoay trở của giới lãnh đạo trước các chuyển động bất ngờ này. Khi nhìn quá sâu và quá hẹp vào sự xoay trở ấy, ta quên dần các động lực tiềm ẩn bên dưới - và dễ kết luận sai.
Vì vậy mới có lý luận về sự thoái trào của Hoa Kỳ.
Nhiều người đồng ý rằng nước Mỹ trở thành siêu cường toàn cầu từ năm 1945, giữ vị trí độc bá thiên hạ sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, và nay lại bị rúng động vì khủng bố bên ngoài và khủng hoảng bên trong, cho nên đang mất dần ngôi vị đó. Đâm ra, trật tự Hoa Kỳ - Pax Americana - chỉ kéo dài được có một vòng hoa giáp sáu chục năm! Nhìn ra ngoài nước Mỹ, người ta còn lý luận rằng kinh tế Trung Quốc vừa vượt qua kinh tế Đức và sẽ bắt kịp để vượt qua Nhật Bản để thách đố Hoa Kỳ.
Nhìn từ bên trên, khái niệm kinh tế thị trường hay tư bản kiểu Mỹ đang bị phá sản vì vụ khủng hoảng tài chánh năm ngoái, và cả thế giới lẫn Hoa Kỳ đang suy nghĩ lại về hệ thống kinh tế chính trị với vai trò điều tiết của nhà nước hầu thu hẹp những bất toàn hay cuồng dại của thị trường. Mà nếu một nền kinh tế trở thành mạnh nhờ sự can thiệp và phân bố tài nguyên của nhà nước một cách sáng suốt thì có gì mạnh hơn Nhật Bản hay Trung Quốc"
Cứ lý luận như vậy, mọi người đều dễ kết luận là trật tự Hoa Kỳ đang cáo chung và Thế k ỷ 21 sẽ là Thế kỷ của châu Á trong đó, Trung Quốc sẽ là siêu cường mới.
Sự thật lại không đơn giản như vậy. Muốn nhìn ra, ta cần trở ngược lên những yếu tố quyết định, về địa dư, kinh tế và văn hoá...
Sơn hay Thủy thì còn tùy địa lý...
Về địa lý, Hoa Kỳ là một hải đảo trong ý nghĩa một khu vực tương đối an toàn được bảo vệ bởi đại dương. Muốn bước ra - động như thủy - là Mỹ có thể tiến rất xa tới các nước khác. Khi thu về - tĩnh như sơn - Mỹ có thế phòng thủ rất vững.
Hoa Kỳ là hải đảo tiếp giáp với hai đại dương lớn nhất địa cầu là Đại tây dương ở phía Đông và Thái bình dương ở phía Tây. Hai đại dương này là khu vực sinh sống của hầu hết các cường quốc cổ kim, từ Trung Quốc, Nga, Nhật ở phía Tây Hoa Kỳ  ("Đông phương" của Âu Châu thôi) cho tới Anh, Pháp, Tây Ban Nha (Spain), Bồ Đào Nha (Portugal)... ở phía Đông. Và cùng với Hoa Kỳ, các quốc gia Đại tây dương cùng Thái bình dương đang đóng góp một sản lượng lớn nhất cho cả nhân loại hơn sáu tỷ 746 triệu dân của địa cầu.
Đế quốc Anh - siêu cường toàn cầu trước ngày Hoa Kỳ lên ngôi - chỉ là hải đảo thu hẹp ở một góc Đại tây dương. Nhìn vậy, Hoa Kỳ có lợi thế gấp bội vì có thể bung ra hai ngả Đông Tây và thu về thủ thế ở giữa hai đại dương: ngần ấy trận đại chiến đều xảy ra ở nơi khác và duy nhất có lần lãnh thổ Mỹ bị uy hiếp nặng là vụ Nhật tấn công Trân châu cảng với kết quả là Nhật hụt hơi, bại trận! Sau Thế chiến II, con ó biển Hoa Kỳ đã kế thừa các căn cứ hải quân của Đế quốc Anh và kể từ đấy có thể làm chủ các đại dương.
Đã thế, hai nước láng giềng Nam Bắc của Hoa Kỳ là Mexico và Canada đều đang là đối tác kinh tế quan trọng nhất của Mỹ, và chưa (khác với "không") là cường quốc có khả năng đe dọa Hoa Kỳ, hoặc chặn đà tiến thoái của nước Mỹ. Mối nguy Mexico là chuyện lâu dài, ta sẽ nói sau, khi nhìn lại vấn đề di dân từ hướng Nam với con mắt khác...
Nhìn lại lịch sử Hoa Kỳ từ thời lập quốc thì "định mệnh" siêu cường của Mỹ khởi sự từ đầu thế kỷ 19, từ việc Hoa Kỳ mua lại "Cấu địa Louisiana" - Louisiana Purchase - của Pháp vào đời Nã Phá Luân (1803). Nhờ vậy, nước Mỹ thời Jefferson đã mở thêm 23% diện tích lãnh thổ nằm ở giữa quốc gia, một khu vực hơn hai triệu cây số vuông trải rộng trên hơn 10 tiểu bang từ Bắc xuống Nam. Nếu không có vụ mua đất ấy - một dự án "đầu tư địa ốc" có kích thước lịch sử - ta sẽ có hai nước Mỹ ở hai mạn Đông Tây. Ở giữa có một xứ... Tây kéo dài từ Canada xuống Louisiana, như Cộng hoà Hồi quốc Pakistan kẹp Ấn Độ ở giữa rồi tách đôi thành Pakistan và Bangladesh!
Chuyện ấy, sẽ có dịp chúng ta trở lại. Chỉ cần ghi nhớ rằng Đại đế Napoléon đã bán đất Mỹ châu cho nước Mỹ vào thời lập quốc, với giá rất bèo là 15 triệu Mỹ kim, để có lực lượng đối trọng với Hải quân của Đế quốc Anh trong trận đối đầu Anh-Pháp tại Âu Châu!
Từ ngày ấy, mọi nhà tư tưởng có viễn kiến, như Alexis de Tocqueville của Pháp hay Karl Marx của Đức, đều có thể dự đoán sự xuất hiện của một đại cường. Thật ra, nhà xã hội học de Tocqueville còn nhìn sớm và xa hơn nhà tiên tri hắc ám kia về tương lai của nước Mỹ.


Hoa Kỳ trở thành một siêu cường theo chế độ dân chủ và có khả năng chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại là kiểm soát được mọi mặt biển trên thế giới. Đấy là định nghĩa của siêu cường toàn cầu.
Khi Hoa Kỳ bắt đầu thành hình và trở thành đại cường thì Đế quốc phương Đông là Trung Quốc bắt đầu lụn bại. Trên đỉnh cao của nền văn minh Trung Hoa, xứ này khinh thường và quay lưng với thế giới bên ngoài cho tới tận cùng suy sụp, bị tấn công từ nhiều phía và tan rã ở bên trong. Cuộc cách mạng của Tôn Trung Sơn cũng không xoay chuyển nổi tình hình. Cuộc cách mạng của Mao Trạch Đông chỉ làm tình hình thêm nguy khốn. Mãi cho tới 1979, Trung Quốc mới bắt đầu đứng dậy và đang cố gắng tìm lại thời hoàng kim đã mất của mình.
Con rồng tỉnh giấc...
Từ bên ngoài, khi nhìn thấy tốc độ tăng trưởng rồng cọp của Hoa lục, nhất là sau khi xứ này mở cửa hội nhập vào kinh tế toàn cầu với việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, nhiều nhà bình luận về kinh tế hay chính trị đã vội dự báo sự tái xuất hiện của con rồng Trung Quốc.
Thiếu cơ sở vì dựa trên ống kính quá ngắn, vỏn vẹn có ba chục năm!
Khi kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng 10% thì điều ấy có nghĩa là mức tăng trưởng ấy sẽ giảm, như đã từng giảm tại tất cả các quốc gia chừng một thập niên sau khi tiến vào công nghiệp hóa. Nhật Bản, Đại Hàn hay Đài Loan đều như vậy. Trước đó, Anh, Pháp, Đức, Mỹ cũng đều thấy như vậy.
Tuy nhiên, khác với các quốc gia kia, nếu kinh tế Trung Quốc đạt mức tăng trưởng dưới 7% - là chuyện đang xảy ra - thì xứ này có loạn - là chuyện sẽ xảy ra. Chỉ vì đặc tính "xã hội chủ nghĩa với màu sắc Trung Quốc" hay "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa". Đó là một lẽ. Mà chuyện ấy càng dễ xảy ra vì... địa lý chính trị. Đó là một lẽ thứ hai.
Chúng ta trở lại những yếu tố chìm sâu bên dưới nội lực của một quốc gia, thí dụ như vị trí địa dư của Hoa Kỳ là một "hải đảo" toàn cầu, để thấy con rồng Trung Quốc là con rồng của hàng mã.
... Là con rồng giấy
Thật ra, Trung Quốc cũng là một "hải đảo", một lãnh thổ biệt lập bị bao vây bởi nhiều chướng ngại thiên nhiên. Nhưng Trung Quốc không dễ vươn ra ngoài như Hoa Kỳ. Và không bung ra ngoài được thì dễ bị phân hóa và sụp đổ ở bên trong như đã từng bị nhiều lần trong lịch sử.
Là một "hải đảo" - vẫn trong ngoặc kép - Trung Quốc bị khoá trong góc Đông của đại lục địa Âu Á trải dài từ xứ Bretagne của Pháp tới Sơn Đông, Phúc Kiến hay Quảng Đông của Tầu.
Bị khóa vì sa mạc và thảo nguyên phía Bắc, từ Nội Mông đến Tây bá lợi á, hay núi đèo trùng điệp của Hy mã lạp sơn hoặc quan ải núi rừng của Miến Điện, Lào và Bắc Việt. Ngả duy nhất có thể bành trướng để vươn ra ngoài, con đường Tơ lụa thời cổ hay con đường viễn chinh của Thành Cát Tư Hãn là phía Tây, xuyên qua Kazakhstan và các nước Cộng hoà Trung Á ngày nay. Ngả Tân Cương - biên cương mới - ấy cũng không tiện lợi. Các danh tướng như Trương Khiên, Ban Siêu hay Lý Quảng của Trung Hoa đời xưa đều biết.
Dễ nhất thì chỉ có con đường... Lạng Sơn hay quẩn đảo Hoàng Sa. Quả nhiên, Trung Quốc đã muốn qua đó từ 1974 với vụ lấn chiếm Hoàng Sa và lần cuối là 1979, với cuộc chiến Hoa-Việt đẫm máu.
Tất nhiên, là một cường quốc Viễn Đông, Trung Quốc vẫn có thể tìm đường ra biển Đông.
Điều này, Tam bảo Thái giám Trịnh Hoà đã thử nghiệm vào đầu thế kỷ 15 - thời Lê Lợi Nguyễn Trãi của nước ta. Mà chỉ sau vài chục năm là đã tự ý đóng cửa để quay đầu vào núi. Lần thứ nhì là... ngày nay thì Trung Quốc vẫn... dậm chân tại chỗ. Việc thống hợp Đài Loan là quốc sách của lãnh đạo Bắc Kinh từ nhiều thập niên mà còn chưa thành, nói chi tới xuyên qua ảnh hưởng của Đài Loan, Nam Hàn hay Nhật Bản để Đông tiến" Đường khai thông Đông Bắc Á không nằm trong khả năng của xứ này, trừ phi chấp nhận một sự tái diễn của chiến tranh Hoa Nhật.
Trung Quốc đang xây dựng hải đội để trở thành cường quốc đại dương thay vì là một cường quốc bị khoá trong lục địa, điều ấy, cả thế giới đều nói tới. Nhưng, uy hiếp Việt Nam để may lắm thì xuống tới vùng biển Đông Nam Á là cùng. Còn thách thức hải đội Mỹ thì phải đợi trăm năm. Thiết kế hàng không mẫu hạm hay tiềm thủy đĩnh là việc làm được, nhưng cải tổ và đào tạo ra một quân đội có khả năng hải dương - tương tự như Hoa Kỳ - là chuyện của nhiều thế hệ.
Nếu như từ nay đến đó Trung Quốc không bị xé làm năm ba mảnh....
Giải phẫu con rồng
Sở dĩ như vậy, và ta nhìn tiếp vào địa lý chính trị của Trung Quốc, xứ này gồm có ba phần khác biệt.
Tại hướng Đông, tiếp cận với Thái bình dương trong khoảng ngàn dậm trở xuống là các tỉnh duyên hải "hướng ngoại", đã mở cửa làm ăn với thế giới bên ngoài và đang bị thị trường làm cho biến chất. Đây là nơi sinh sống của chừng 400 triệu người, tương đối khá giả hơn trước trên một diện tích thực ra thu hẹp, với mật độ dân số rất cao.
Ở giữa là các tỉnh bát ngát, chiếm hai phần ba diện tích toàn quốc, nhưng nghèo nàn và bị khoá trong lục địa vì không thể thông thương với bên ngoài. Nơi đây có một vựa người gần một tỷ dân, sống bấp bênh giữa trạng thái tư duy của thế kỷ 19 và thế kỷ 21, và ý thức được sự nghèo đói lạc hậu của mình. Họ muốn được san xẻ sự phồn thịnh của miền duyên hải, mà không được.
Lịch sử Trung Quốc đều thấy đổi trị thành loạn hoặc thay lịch của các triều đại là nhờ lực lượng nghèo túng này từ miền sâu miền cao đổ xuống Trung nguyên... làm cách mạng! Cường Tần của Tần Thủy Hoàng đế cũng từ đó mà ra.
Khu vực thứ ba là các phiên trấn, vùng trái độn giữa Trung Quốc với lân bang hay dị tộc. Đây là nơi mà an ninh hơn kinh tế mới quyết định về việc rải dân hay trải quân trấn đóng. Lịch sử Trung Quốc đã từng thấy Hán tộc tại Trung nguyên bị các dị tộc man rợ nhảy vào cai trị, và rất lâu! Rợ Hung nô, loạn Ngũ hồ, triều Nguyên Mông, tộc Kim Liêu hay dân Mãn Thanh đã từng làm chủ Trung Quốc và dù có bị Hán hoá thì vẫn để lại nỗi lo trong tiềm thức của lãnh đạo xứ này.
Vì vị trí địa dư đó, Trung Quốc chỉ có thể đặt ách Bắc thuộc rất lâu lên xứ Việt Nam chứ khó bành trướng ra ngoài. Ngày nay, dù có hải đội đang tiến ra biển xanh thì cũng vậy mà thôi.
Nhưng, ngày nay, hai khu vực trong và ngoài, các tỉnh lục địa và duyên hải lại đang nhìn về hai hướng đối nghịch. Khi kinh tế suy sụp, vết nứt địa dư, xã hội và văn hoá ấy rất dễ gây phân hoá, thậm chí nội chiến, là chuyện có thể xảy ra trong vài thập niên tới... kể từ năm nay.
Cho nên, con rồng Trung Quốc vẫn chỉ là con rồng giấy, sặc sỡ ngoạn mục như trong một đám rước đầu năm. Khi so sánh với Hoa Kỳ, chúng ta không thấy những dị biệt sinh tử đó! Con ó biển Hoa Kỳ vẫn ngự trị trên giang sơn một dải nối liền, vựng tựanúi, và còn có hai nơi hạ cánh rất xa là Alaska và Hawaii...
Tĩnh như sơn
Miền Đông Bắc phóng túng và phóng khoáng của Mỹ có thể hướng qua Âu Châu về tư tưởng, qua ảnh hưởng của trí thức và doanh gia gần với đảng Dân Chủ. Nhưng không vì vậy mà đòi hùng cứ một phương để khỏi chia sẻ gì với các tiểu bang Trung Tây, đầy... "Mỹ ruộng". Miền Nam có thể bảo thủ về tôn giáo, tôn sùng kỷ cương xã hội, và chia dần lá phiếu cho cả hai đảng
Dân Chủ và Cộng Hoà, nhưng vẫn là một phần không tách biệt và không bao giờ muốn tách biệt của Hiệp chủng quốc. Miền Tây thì chú ý nhiều hơn đến châu Á và vẫn giữ tinh thần tiên phong để thử nghiệm nhiều sáng kiến rất sảng, nhưng cũng là vùng đất của sáng tạo rất Mỹ.
Duy nhất có một vấn đề là sức tập trung quá lớn và quá đặc biệt của di dân gốc Latino tại các tiểu bang miền Tây và miền Nam. Đó là vấn đề nếu và khi thành phần này không tự nghĩ mình là dân Mỹ và không muốn hội nhập hoàn toàn vào nước Mỹ, trước tiên là qua ngôn ngữ. Đấy là vấn đề khi nhiều người trong số di dân này vẫn có ý thức là "người Mễ sống trên đất Mỹ". Vấn đề này có thể gây ra mâu thuẫn Mỹ-Mễ, hoặc chiến tranh giữa Hoa Kỳ và Mexico trong năm sáu chục năm tới. Chuyện ấy chưa xảy ra, khó xày ra nhưng không phải là không thể xảy ra.
Nhưng, từ nay đến đó, Trung Quốc có khi đã gặp loạn ba lần mà nước Mỹ thì vẫn ngang nhiên tồn tại trên thế mạnh. Con rồng Trung Quốc chưa thể bơi ra biển hoặc bay lên trời để chụp được con ó biển Hoa Kỳ.
Và sự suy tàn của Đế quốc Mỹ là một lời cáo phó nhảm nhí! Chúng ta sẽ còn tiếp tục nhìn lại chuyện này để không hốt hoảng bậy hay hồ hởi sảng - như đa số dân Mỹ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.