Hôm nay,  

Hóa Học Dendro: Ứng Dụng Trong Môi Trường

31/10/200800:00:00(Xem: 7596)
Hóa học Dendro: Ứng Dụng Trong Môi Trường

Mưa acid ảnh hưởng thân cây, phân tích ở quang phổ kế.
Mai Thanh Truyết
Hoá học dendro, hay dendrochemistry là một ngành hoá học ngay từ khi thành lập có mục đích khảo sát tuổi thọ của cây bằng cách phân tích các vòng tăng trưởng hàng năm.
Nhưng trong vòng 20 năm trở lại đây, các nhà hoá học đã tiến thêm một bước mới nữa là áp dụng nguyên tắc và kỹ thuật nầy để áp dụng vào việc nghiên cứu mội trường trong lòng đất và nước ở từng địa phương. Qua sự phân tích các thành tố có trong mỗi vòng "tuổi" của cây, chúng ta có thể hình dung được mức độ ô nhiễm nếu có, thời gian bị ô nhiễm, hay xa hơn nữa có thể truy tìm đến nguyên nhân gây ra ô nhiễm v.v…
Những vấn nạn ô nhiễm trong môi trường nước  ngầm và đất trong hiện tại vẫn được khảo sát qua việc lấy mẫu nước ngầm hay mẫu đất, việc nầy khó cho chúng ta truy tìm nguyên nhân đích xác của nguồn ô nhiễm và thời gian bị ô nhiễm.
Đây là một ngành hoá học đang thành hình và có khuynh hướng tăng trưởng nhanh chóng và có khả năng thay thế một số kỹ thuật hiện tại ứng dụng trong việc nghiên cứu môi trường và chẩn định ô nhiễm chính xác hơn.
Chứng nhân của sự ô nhiễm
Có thể nói cây là một chứng nhân hùng hồn nhất của sự ô nhiễm. Sau khi phân tích từng vòng tăng trưởng của cây, những kim loại tìm thấy trong từng vòng có nhiều nồng đọ khác nhau từ đó chúng ta có thể hình dung được thời điểm bị nhiễm độc, sự chuyển dịch của ô nhiễm tiến về hướng nào, và nguyên nhân của ô nhiễm là do nguồn nước hoặc phân bón, hoặc từ trong đất v.v…
Cũng từ những kết luận trên, những dự phóng về tương lai ảnh hưởng đến mức độ ô nhiễm của một vùng đất hoặc nước có thể được tiên liệu qua kết quả của việc phân tích các vòng tăng trưởng của cây qua thời gian.
Tóm lại, việc áp dụng ngành hoá học dendro nhằm các mục tiêu sau đây để nghiên cứu về tác động ô nhiễm môi trường: 1- yếu tố địa lý của vùng thực vật, 2- yếu tố tạo vòng tăng trưởng (wood ray hay xylem), 3- quan trọng hơn cả là các thành phần hoá học và nồng độ của chúng hiện dịện trong mỗi vòng tăng trưởng.
Trong cùng một hệ sinh thái, loại cây được chọn lựa để nghiên cứu là loại cây chiếm lĩnh một vùng rộng lớn để dễ bề theo dõi ảnh hưởng của các hoá chất trong đất, nước và nồng độ thay đổi trong trong từng vòng cây và trong một diện tích rộng lớn có cùng một chủng loại cây giống nhau để so sánh.
Các yếu tố tạo vòng được quan sát kỹ lưỡng qua độ ẩm, độ thẩm thấu, và đặc biệt  là giai đoạn chuyển tiếp của lớp vòng mềm (sapwood) vào vòng lõi trong  (heartwood); vì trong cùng một cây, mức độ thẩm thấu và di chuyển của các thánh phần hoá học khác nhau cũng như sự hiện diện trong các vòng cũng không theo một định luật nào cả. Sự phát hiện một hoá chất ở vòng ngoài sẽ không có nghĩa là theo thời gian hoá chất đó sẽ hiện diện ở vòng trong.
Do đó, sự chọn lựa cây để thí nghiệm và nghiên cứu là những loại cây có đời sống lâu năm, mọc trong một vùng sinh thái lớn, có vòng lõi trong lớn, rõ ràng và độ ẩm thấp.
Thuận lợi và hiệu quả trong việc khào sát môi trường

Về chi phí: Trước hết việc lấy mẫu của các vòng tăng trưởng của cây để phân tích tương đối dễ dàng hơn việc lấy mẫu của đất hay mẫu các giếng nước ngầm. Do đó chi phí sẽ rẽ hơn và dụng cụ cần thiết trong việc nầy đơn giản hơn.
Hiện tại nhiều nhà thuỷ học đã sử dụng phương pháp phân tích vòng tăng trưởng của cây để thay thế phương pháp lấy nước ngầm trong việc nghiên cứu ô nhiễm hoá chất trong nguồn nước.
Về kỹ thuật: Các vòng tăng trưởng cho phép chúng ta xác định một cách chính xác thời điểm bị ô nhiễm qua sự hiện diện và sự di chuyển của hoá chất ở các vòng tăng trưởng.  Thêm nữa, nhờ những phương pháp và dụng cụ phân tích tối tân, các dữ liệu cung cấp có thể cho chúng ta hiểu thêm vể cơ cấu sinh học của cây và có thể so sánh mức độ hấp thụ ô nhiễm của từng loại cây.
Đại đa số cây phát triển thêm một vòng tăng trưởng mỗi năm. Chúng hấp thụ nước và hoá chất trong nước  qua rễ. Các hoá chất hay kim loại hấp thụ hiện diện trên bề mặt của các tế bào gỗ; từ đó khoa học gia có thể đánh dấu được thời điểm và mức độ ô nhiễm trong cây.
Việc lấy mẫu được thực hiện trong một diện tích nhỏ hơn 1 cm, do đó không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự tăng trưởng của cây
TS Don Vroblesky, thuộc Cơ quan nghiên cứu địa chất Hoa Kỳ ở South Carolina đã dùng phương pháp nầy để nghiên cứu mức độ xâm nhập các hoá chất hữu cơ có chlor trong nước ngầm. Từ đó, truy tìm căn nguyên của việc ô nhiễm nguồn nước qua việc khảo sát sự hiện diện và nồng độ của hoá chất đó trong các mẫu của cùng một loại cây mọc trong vùng.
Trong lúc đó, TS Kevin Smith, nghiên cứu về phát triển cây rừng ở New Hampshire, đã dùng phương pháp trên để tìm hiễu rõ hơn về ảnh hưởng của mưa acid lên đất và cây rừng.  Cây hấp thụ Calcium từ trong đất. Khi mưa acid kết tụ sulfate và nitrate vào đất, các anion acid được trung hoà bằng các cation Calcium; do đó khi có mưa acid thì cây không hấp thụ được Calcium. Sự thiếu vắng hay giảm nồng độ Calcium trong cây cho chúng ta có thể ước tính được cường độ của mưa acid trong vùng. Phương pháp được dùng áp dụng kỹ thuật Energy-dispersive X-ray Fluorescene (EDXRF) phân tích bằng quang phổ kế (spectroscopy) (xin xem hình trên đầu bài viết).
Trong lãnh vực truy tìm nguồn phạm tội gây ra ô nhiễm như mức độ ô nhiễm do sự rạn nứt của những hầm chứa nguyên liệu xăng dầu  dự trử chằng hạn, nguồn phế thải do dịch vụ tẩy rửa bằng hoá chất có chlor…phương pháp trên rất hữu dụng trong các cuộc tranh cãi ngoài toà án, mỗi khi có kiện tụng.
Tóm lại, dendro hóa học đem lại nhiều kết quả thiết thực cho việc phân tích các vòng tăng trưởng của cây để truy tìm ảnh hưởng và nguyên nhân của việc ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, hiện nay mức độ chính xác của sự hấp thụ kim loại hay một số hoá chất khác của cây chưa được giải thích thoải đáng qua việc phân tích các vòng tăng trưởng. Các yếu tô tham dự vào sự chuyển dịch của hoá chất từ các vòng tăng trưởng chưa được tính toán có tính cách khoa học do nhiều ẩn số trong quá trình tăng trưởng của cây do thiên nhiên xếp đặt.
Do đó, Con người cần phải tìm hiểu nhiều hơn nữa những hiện tượng và sự sống của tất cả chúng sinh trên trái đất nầy.
Và, Con người sẽ không bao giờ thực hiện và thành công trong việc khống chế thiên nhiên.
Mai Thanh Truyết
West Covina, 11/2008

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau 35 năm Đổi mới (1986-2021), đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đã thất bại trong hai công tác: “Xây dựng, chỉnh đốn đảng” và “Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Theo tác giả Phạm Trần thì nguyên do cho sự thất bại ấy chính là đảng Cộng Sản Việt Nam, bởi vì “… dù chuyện lớn hay nhỏ ở Việt Nam đều do đảng đề xướng và thi hành, nên thất bại hay thành công cũng là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Nhưng nếu cứ thất bại mãi như công tác Xây dựng, Chỉnh đốn đảng đã chứng minh, hay chống tham nhũng mà quan tham mỗi ngày một nhiều thêm thì có phải cái gốc sinh ra những con người tha hóa không phải từ đảng thì ai vào đây?” Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Một bài khảo luận đặc sắc của tác giả Đỗ Kim Thêm về khái niệm Tự do - Dân chủ. Tác giả quy chiếu tiến trình phát triển của nền dân chủ tại các xã hội Tây phương như Anh, Mỹ từ thời Trung đại và nhìn vào thực tế đất nước Việt Nam ở thời hiện đại để nhận ra một thực trạng não lòng, và đành kết luận: “Cuối cùng, kết luận ở đây là bao lâu mà Hiến pháp mãi còn là bản sao Nghị quyết của Đảng và quyền tự do là một tặng phẩm của chính quyền, thì ánh sáng văn minh của thế kỷ XXI còn mờ mịt và bất hạnh này còn kéo dài”. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Tư tưởng Phật là thăng hoa, vượt lên thân phận cay đắng, nghiệt ngã của kiếp người và hành động của Phật là cứu độ, hòa bình và thân ái. Trong Phật có Nho nhưng trong Nho không có Phật. Trong Phật có Lão nhưng trong Lão không có Phật. Dù nói Tam Giáo Đồng Quy nhưng Phật siêu việt lên trên giống như đỉnh ngọn tháp.
Tôi mới chỉ có dịp được biết thêm về Trương Tửu qua những bài tiểu luận viết với công tâm của vài vị thức giả thôi (Thụy Khuê, Lê Hoài Nguyên, Đỗ Ngọc Thạch, Lại Nguyên Ân…) nhưng cũng đã có được một hình ảnh về một Trương Tửu khác. “Ai kiềm chế được quá khứ, kẻ đó kiểm soát được tương lai. Ai kiểm soát được hiện tại, kẻ đó kiềm chế được quá khứ. Who controls the past, controls the future; who controls the present, controls the past.” Khi viết dòng chữ trên, trong tác phẩm Nineteen Eighty Four, vào năm 1948, George Orwell đã có thể hình dung ra được tất cả những thủ đoạn ma mãnh (của những chế độ toàn trị) trong việc ngụy tạo lịch sử. Điều mà George Orwell không ngờ tới là kỹ thuật truyền thông tân tiến ngày nay đã đưa nhân loại bước vào Thời Đại Thông Tin. Ở thời đại này, mọi cố gắng đánh tráo dĩ vãng đều trở thành vô vọng, và chỉ tạo ra được những trò hề lố bịch mà thôi.
Nhân sự việc Hoa Kỳ không mời Việt Nam tham gia Hội nghị Thượng đỉnh về Dân chủ tuần lễ vừa qua, tác giả Điệp Mỹ Linh đã có một bài chính luận đầy phẫn nộ về nhà nước và đảng Cộng sản Việt Nam. Kính mời bạn đọc theo dõi.
Sau khi Phật nhập diệt, ngài Đại Ca Diếp đã nhanh chóng kêu gọi huynh đệ kết tập lần đầu, lưu lại lời giáo huấn của Ân-Sư. Sau nhiều thập niên bị hoàn cảnh lịch sử gián đoạn, Trưởng-tử Như Lai và hàng tứ chúng khắp các châu lục cũng đang gọi nhau về, cùng góp tâm lực khởi công lần đầu kết tập phiên dịch Đại Tạng Kinh ra Việt ngữ, hầu tiếp nối hoài bão Chư Vị Minh Sư phải bỏ dở dang!
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Kết qủa của cuộc bầu cử vào ngày 26/9/2011 là ba đảng Dân chủ Xã hội (SPD), Xanh (Grüne) và Dân chủ Tự do (FDP) chiếm được đa số tại Quốc hội. Để nắm quyền cai trị trong bốn năm tới, các đảng này phải thoả hiệp nhau để tìm ra một đường lối chung định hình cho một chính sách liên minh mới mà báo chí gọi tắt theo một biểu tượng là “đèn hiệu giao thông”, bao gồm ba màu đỏ, (đảng SPD) xanh lá cây (đảng Xanh) và vàng (đảng FDP). Nói chung, đảng Xanh quan tâm đến việc bảo vệ môi trường, đảng FDP phát huy tự do cho nền kinh tế thị trường trong khi đảng SPD ưu tiên bảo vệ công bình xã hội, quyền lợi công nhân và tôn trọng nhân quyền. Ngày 21/10, 22 nhóm chuyên gia của ba đảng bắt đầu các cuộc họp chuyên đề và đúc kết các dị biệt trong một văn bản chung quyết để thỏa thuận việc cầm quyền được gọi là Koalitionsvertrag (Hợp đồng Liên Minh), được mệnh danh là "Mehr Fortschritt wagen“ (Dám tạo ra nhiều tiến bộ). Kết quả này được trình bày trước công luận và báo chí vào ngày 26/1
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.