Hôm nay,  

Hội Nghị Trung Ương Cứu Được Gì?

16/07/200800:00:00(Xem: 6931)
Hội nghị lần thứ 7 của ban chấp hành trung ương đảng cộng sản khoá X diễn ra trong một tuần lễ, từ ngày 9 đến ngày 17-7-2008. Báo nhà nước nói chủ đích của hội nghị là để "tập trung thảo luận tăng cường sự lãnh đạo của đảng cộng sản". Đài BBC cho biết, hội nghị chú trọng bàn thảo về những khủng hoảng kinh tế hiện nay.

Người ta có nhiều lý do để không tin vào báo chí của Việt cộng. Trong những tháng qua, đặc biệt từ đầu năm 2008 đến nay, nền kinh tế Việt Nam đã bị khủng hoảng trầm trọng. Đối với những người từ khởi thuỷ vốn không tin tưởng vào cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối, có tên là "kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa", thì hậu quả ngày hôm nay hoàn toàn có tính cách biện chứng. Đối với những người lãnh đạo cộng sản, thái độ lúng túng hiện nay cho thấy chính họ cũng không mấy tin tưởng vào những điều mà họ đang tuyên bố. Báo chí quốc doanh luôn đăng tải những bài phỏng vấn các nhân vật lãnh đạo, chỉ nhai đi nhai lại những lời quả quyết nhằm trấn an người dân thì ít, mà để giúp những cán bộ lãnh đạo bớt hoảng loạn thì nhiều.

Lãnh vực bị khủng hoảng đầu tiên là thị trường chứng khoán. Sau khi thoả thuê với trò chơi vốn là độc quyền của chủ nghĩa tư bản, bằng cách thực hiện việc giải tư một số xí nghiệp để tạo ra hàng ngũ cán bộ-đại gia, say sưa làm ăn theo kiểu "chụp giật", thị trường chứng khoán Việt Nam bỗng nhiên suy sụp trầm trọng. Tính từ đầu năm 2008 đến nay, đã bị suy giảm hơn 60%. Mặc dù báo nhà nước luôn in đậm những hàng tựa lớn, nói rằng "lượng mua bán sẽ tiếp tục gia tăng", nhưng trị số VnIndex vẫn không thể nào vượt qua ngưỡng 500 điểm. Cái thời huy hoàng khi chỉ số VnIndex ở trên mức 1100 điểm nay chỉ còn là một quá khứ không bao giờ gặp lại!.

Thị trường chứng khoán suy sụp làm ảnh hưởng đến đầu tư ngoại quốc. Báo chí quốc tế cho biết nhiều nhà đầu tư đã đình chỉ đổ vốn vào Việt Nam. Tập đoàn Charoen Pokphand Group tạm ngưng kế hoạch đầu tư 1,2 tỷ. Các nhà đầu tư Nam Hàn, Singapore và Đài Loan cũng đã tạm gác một số chương trình làm ăn tại Việt Nam có trị giá lên đến hàng trăm triệu đô la. Hãng sản xuất ngói Đài Loan Taicera Enterprises đình hoãn kế hoạch đầu tư thêm 10 triệu đô la để mở rộng hoạt động tại Việt Nam. Tập đoàn xây dựng lớn nhất Singapore là United Engineers Limited không đầu tư thêm mà chỉ tiếp tục những công việc đang tiến hành.

Khủng hoảng đầu tư là mối ưu tư hàng đầu của CSVN. Tuy nhiên, thuốc chữa của họ không phải là những biện pháp kinh tế thích hợp, mà chỉ là những toa thuốc an thần: cuối tháng 6, thứ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư CSVN Cao Viết Sinh cho biết, sáu tháng đầu năm 2008 đã có 31,6 tỷ USD từ nước ngoài "đăng ký" đầu tư tại Việt Nam, vượt xa con số 21,3 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cả năm 2007. Bản tin trên không cho biết một điểm quan trọng: con số "đăng ký" chỉ là một con số ảo. Số tiền thực sự giải ngân thường kém rất xa con số mà các nhà đầu tư đã "đăng ký" với nhà nước. Năm 2007, theo số liệu của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư CSVN, trong số 21,3 tỷ USD "đăng ký", chỉ có hơn 8 tỷ USD được mang ra thực hiện, tức là chưa đến 40%. Trong tình hình hiện nay, tỷ lệ giải ngân chắc chắn sẽ còn thấp hơn nữa. Và trên 80% số tiền này được đầu tư vào lãnh vực bất động sản, không liên quan gì đến sản xuất.

Lãnh vực bất động sản lại thường suy sụp theo thị trường chứng khoán. Theo cơ quan tài chánh Hoa Kỳ Morgan Stanley, nhà cửa mới xây cất tại những trung tâm thương mại ở Sài Gòn và Hà Nội đã mất hơn 50% giá trị, và mức độ suy sụp này còn có chiều hướng gia tăng hơn nữa, có thể đưa đến một cơn vỡ nợ về địa ốc, làm cho nhiều ngân hàng mất trắng những khoản cho vay nợ lớn lao thường không có thế chấp.

Tuy nhiên, tất cả những lãnh vực nói trên chỉ gây thiệt hại trực tiếp đến một thành phần ăn trên ngồi chốc trong xã hội Việt Nam hiện nay, tức là những cán bộ có chức có quyền. Vấn đề làm cho hầu hết người dân trong nước, đặc biệt là thành phần dân nghèo và công nhân lao động, bị ảnh hưởng trầm trọng nhất, là tình trạng vật giá leo thang. Cơn sốt lạm phát hoành hành từ cuối năm 2007 kéo dài cho đến nay, mới là vấn nạn chính. Chỉ số giá tiêu dùng mỗi tháng đều tăng từ trên 2% cho đến gần 4%. Đến tháng 4-2008, tỷ lệ lạm phát đã lên đến trên 21%, trong đó giá thực phẩm tăng 38,21%, và nhà nước cộng sản đã phải lên tiếng báo động. Mặc kệ lời cảnh báo thắm thiết của nhà nước, nó vẫn lừng lững đi lên. Tháng 5: 25,2%. Tháng 6: 26,8%. Chưa biết tháng 7 nó sẽ lên đến bao nhiêu, nhưng vấn đề chỉ là tăng nhiều hay ít, chưa thấy có dấu hiệu là nó chịu ngừng lại.

Tình trạng lạm phát làm khổ dân nghèo nhiều nhất, vì trên 1/3 tiền lương của họ dành đáp ứng cho nhu cầu lương thực. Ý thức được nguy cơ bùng nổ những biến động xã hội xuất phát từ tình trạng vật giá leo thang, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào cuối tháng 6 vừa qua đã phải đến vấn kế ông Allen Greenspan, một chuyên gia tài chính giầu kinh nghiệm từng nhiều năm đảm nhiệm vai trò thống đốc Quỹ dự trữ liên bang Hoa Kỳ. Phương thuốc của ông Greenspan chỉ thích hợp với một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, được CSVN đem áp dụng méo mó vào con bệnh Việt Nam mang nhiều nghịch lý, nên chỉ làm đổ thêm những cơn bệnh mới. Nhằm giảm khối lượng tiền tệ lưu hành, CSVN cho tăng tỷ lệ tiền lời ký thác lên đến trên 18,9%. Nhưng đồng lúc, nhà nước lại gia tăng tỷ lệ dự trữ pháp định lên gấp đôi, và bắt các ngân hàng phải mua vào hơn hai chục nghìn tỷ đồng tín phiếu với lãi suất rất thấp, nên đã tạo ra tình trạng khan hiếm tiền tệ khiến các công ty bị thiếu vốn kinh doanh và nhiều ngân hàng có nguy cơ phá sản. Những chuyên viên quốc tế cho rằng một cuộc khủng hoảng tài chính có thể bộc phát trong thời gian trước mặt.

Nhưng những điều nêu trên vẫn chưa phải là tất cả bức tranh ảm đảm của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Tin tức cho thấy còn có rất nhiều điều nghịch lý kinh hoàng hơn nữa. Cán cân thương mại của Việt Nam luôn luôn ở trong tình trạng thâm thủng từ nhiều năm nay, và càng ngày càng gia tăng. Cả năm 2007 thâm thủng 17 tỷ USD, mà chỉ trong 6 tháng đầu năm 2008 đã thâm thủng con số tương đương. Nợ ngoại trái của Việt Nam đã lên tới mức 34,6% GDP, tức là xấp sỉ mức giới hạn của quốc tế về nợ không an toàn là 40%. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam chỉ vào khoảng trên 20 tỷ đôla, thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực như Thái Lan (110 tỷ đôla), Malaysia (125 tỷ) và Singapore (177 tỷ). Vậy mà Việt Nam lại là nước nhập cảng vàng đứng đầu trên thế giới. Hội Đồng Vàng Thế Giới (World Gold Council) cho biết trong ba tháng đầu năm 2008 số vàng Việt Nam nhập cảng  trị giá 1.7 tỷ Mỹ kim, tăng thêm 71% so với cùng thời gian năm 2007, trong đó, loại vàng thỏi đã tăng hơn gấp đôi, 110%! Vàng thỏi có công dụng chính là để giúp cho các cán bộ tham nhũng gộc dễ tẩu tán tài sản!.

Cũng cần phải liệt kê thêm vào bảng phân tích trên tình trạng chi tiêu lãng phí ở tất cả các cơ quan, tình trạng tham ô nhũng lạm trầm trọng ở tất cả mọi cấp, và tình trạng chiếm đoạt tài sản công-tư ở tất cả mọi địa phương.

Hội nghị trung ương của CSVN rồi sẽ kết thúc mà không đưa ra được một giải pháp toàn diện nào. Nhưng tình hình nêu trên cho thấy việc giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam không thể bằng những biện pháp vá víu, tạm thời như CSVN vẫn thường loay hoay xử dụng. Cũng không phải với những thủ đoạn thâm độc đàn áp những tiếng nói đối kháng như đang xẩy ra. Càng không thể là những khẩu hiệu hô hào rỗng tuếch như đang kêu vang trong hội nghị. Muốn giải quyết tình trạng lạc hậu của Việt Nam, phải là một biện pháp toàn diện và căn bản để thay đổi cơ chế độc tài đảng trị, vốn là nguồn gốc của tất cả những chứng bệnh đang phát tác hiện nay. Có như thế đất nước Việt Nam mới có cơ may lành bệnh để đi lên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.