Hôm nay,  

Vụ Án Ăn Cắp Tiền Trong Quỹ Tín Dụng

09/08/200700:00:00(Xem: 9632)

Thúy Chi - IRS/SPEC/ www.usdoj.gov/usao/can

Chủ Nhân Các Viện Dưỡng Lão Trốn Đóng Nhiều Triệu Mỹ Kim Tiền Thuế Lương Của Nhân viên

SAN FRANCISCO - Ngày 13 tháng 7 năm 2007, biện lý luật sư  Scott N. School thuộc Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ, tuyên bố Jack Easter, cư dân San Francisco, bị kết án 30 tháng tù giam và phải bồi thường số tiền $8,710,795.84 (hơn 8.7 triệu mỹ kim) và một khoản tiền phạt đặc biệt là $10,700 do đã cố tình không nộp tiền thuế lao động cho chính phủ. Bản án này là kết quả điều tra của bộ phận Criminal Investigation (CI) thuộc Sở Thuế Vụ.

Trước đó, ngày 7 tháng 3 năm 2007, Bồi thẩm Đoàn Liên bang đã kết án Jack Easterday với 107 tội danh do đã không nộp $9.6 triệu mỹ kim tiền thuế lương cho chính phủ. Chứng cứ trưng tại tòa đã tố cáo bị can Easterday, 52 tuổi, chủ tịch Liên Hiệp Công Ty Emplyee Equity Administration Inc. và công ty Skilled Logic, Inc. từ năm 1998 đến năm 2005 đã cố ý không nộp các khoản tiền thuế tạm thu của nhân viên làm việc tại các viện dưỡng lão sau đây:

Brookvue Care Center a.k.a. S.P. Facility, Inc.
Eden West Convalescent Hospital a.k.a. EWCH, Inc.
omewood Care Center a.k.a. S.J. Facility Inc.
Oakland Care Center a.k.a. Oak Facility, Inc.
Pleasant View Convalescent Hospital, Inc.
Sunrise Healthcare Center a.k.a. R.V. Facility, Inc.

Thoạt tiên, vào ngày 11 tháng 3 năm 2005, với 47 tội danh, Jack Easterday bị buộc tội cố ý không khai đúng và không đóng đủ số tiền thuế $3,008,311 đã tạm thu của nhân viên từ 1998 đến 2002. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2006, Bồi Thẩm Đoàn Oakland đã kết án  Easterday giữ nguyên 47 tội danh. Ngày 31 tháng 5 năm 2006, viện dẫn một sai lầm của án lệnh, thẩm phán đã bãi bỏ bản án. Hồ sơ mới nộp tại Tòa ngày 10 tháng 1 năm 2007 bao gồm việc không đóng số tiền thuế những năm trước đây, Easterday tiếp tục không nộp thuế tạm thu của nhân viên từ năm 2003 đến 200.

Chứng cứ luận tội tại tòa cho thấy trong nhiều năm trước khi nộp đơn buộc tội bị cáo Sở Thuế Vụ đã cố gắng thu hồi số tiền thuế, nhưng bị cáo đã ngang nhiên xem thường những nỗ lực thu thuế của IRS bằng nhiều cách, cụ thể như tự trả những khoản lương và bổng hậu hĩnh phi lý cho mình và vợ trong khi tạ sự nghèo túng trước các nhân viên thu thuế.

Trong phiên tòa tuyên án, thẩm phán Charles Breyer nhấn mạnh rằng bị cáo đã ăn cắp tiền trong quỹ tín dụng của nhân viên làm việc cho mình và sử dụng những đồng tiền này vào các mục đích cá nhân và kinh doanh. Với bản án 30 tháng tù giam, thẩm phán Breyer đã tuyên bố rằng ông muốn gởi một thông điệp đến những vị chủ nhân khác nhắc nhở họ tiền thuế lương trong quỹ tín dụng của nhân viên phải được đóng cho chính phủ, không được dùng vào bất cứ mục đích nào khác và hệ thống thu thuế lương qua các khoản tạm thu từ lương của nhân viên là một phần rất quan trọng trong hệ thống thuế vụ của Hoa Kỳ; hệ thống này sẽ xụp đổ nếu chủ nhân các doanh nghiệp sử dụng tiền thuế tạm thu cho các mục đích riêng của họ.

Các luật sư biện lý Jay Weill và Cynthia Stier, với sự hỗ trợ của Kathy Tat, là nguyên đơn khởi tố vụ án. Việc truy tố là kết quả của quá trình điều tra kéo dài bốn năm do bộ phận Criminal Investigation thuộc Sở Thuế Vụ phụ trách.

Muốn biết thêm chi tiết về hồ sơ vụ án này, xin tham khảo thêm tài liệu của Case # CR 05-00150-CRB trên mạng thông tin của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Vinh quang thay xã hội. Nhưng mà khốn nạn thay xã hội!”, tôi phải đi vay của Nguyễn Công Hoan rồi hoán vị “Kép Tư Bền” bằng “xã hội” là để cảm thán cho thân phận voi-chó của nó, như là một trong những ngôn từ / ý niệm bị khai thác chính trị nhiều nhất. Nhưng cũng có một sự nghịch pha, đến 180 độ. Mang ý nghĩa “cùng khổ / vô phước / bất hạnh” trong cách dùng của Nguyễn Công Hoan thì, đến thời của chúng ta, “khốn nạn”, như trong cách dùng nói trên, đã bị lột bỏ cái ý xót xa, thông cảm, chỉ có ý xấu, rất nặng, như một sự sỉ nhục
Truyện dài tham nhũng ở Việt Nam xem hoài không chán vì mỗi thời Tổng Bí Thư chuyện kể lại lâm ly bi thiết hơn...
Đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh của khối BRICS tại thành phố Kazan, Nga, từ ngày 23 đến 24/10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai bày tỏ mong muốn trở thành thành viên của khối BRICS và được Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đặc biệt. Tại sao? Erdogan mong đợi gì trong cuộc hội kiến này và những hậu quả địa chính trị và kinh tế nào có thể xảy ra?
Trong vài tháng qua, báo chính chính thống của Mỹ đã dành cho Donald Trump khá nhiều đất diễn. Nhất cử nhất động của Trump, dù đáng hay không đáng, dù thiếu một nửa để trở thành một ổ bánh mì, vẫn được những tờ báo lớn có lịch sử hơn trăm năm dẫn lại. Với Trump, đó là một chiến thắng. Với báo chí, đó là kinh doanh, là “rating.”
Gần bốn năm trước, tại công viên Ellipse ở Washington, DC – một tổng thống đương nhiệm đứng phía sau khung kính chống đạn, mặc chiếc áo măng-tô đen, mang găng tay đen, giơ cao tay ủng hộ một đám đông bạo loạn đang chực chờ phát súng chỉ thiên từ thủ lĩnh để tấn công vào Quốc Hội lật ngược kết quả bầu cử. Đó là “một ngày của tình yêu” – theo lời mô tả của Donald Trump, người đứng đầu hôm đó – cho dù trong vòng 36 giờ, 10 người đã chết, nhiều người bị thương gồm 174 cảnh sát. Trong số nạn nhân tử vong, có một cảnh sát chết sau khi bị những kẻ bạo loạn tấn công. Chung quanh khu vực Ellipse ngày 6 Tháng Giêng đó, là những gương mặt đằng đằng sát khí. Cờ xí rợp trời – những lá cờ mang tên Trump và cờ thời kỳ nội chiến. Bốn năm sau, cũng tại công viên Ellipse, cũng là một biển người được ước chừng khoảng trên 75 ngàn người, tập trung về từ 7 giờ sáng. Trật tự, lịch sự. Khi hoàng hôn DC buông xuống cũng là lúc số người tham dự đã kéo dài đến tận National Museum of African...
Chính quyền CSVN và Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (The United States Commission on International Religious Freedom / USCIRF) đã có tầm nhìn tương phản về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam...
17 ngày nữa, cuộc tranh cử tổng thống Mỹ bước vào kết thúc. Ai thắng? Ai bại? Đời sống sẽ được trở lại bình thường không bị ám ảnh của truyền thông lôi kéo, không bị áp lực của đảng phái thuyết phục. Thật là đáng mừng.Không chắc. Nếu ông Trump thắng, cuộc giao chuyển quyền lực tuy không vừa ý, nhưng chắc sẽ xuôi qua bình yên. Nếu ông Trump thua, đây mới là vấn nạn. Đến giờ phút này, ai cũng biết, nếu ông Trump không được làm tổng thống thì sẽ ứng với câu: Được làm vua, thua làm giặc. Chuyện này đã xảy ra trong lịch sử: Ngày 6 tháng 1, 2021. Và căn cứ theo những lời ông tuyên bố khi vận động tranh cử. Chính quyền Biden, FBI, nội an, cảnh sát, quân đội, có chuẩn bị gì chưa? Hay chỉ có ông Howard Stern tuyên bố: “Tôi không đồng ý với Trump về mặt chính trị, tôi không nghĩ ông ta nên đến gần Nhà Trắng. Tôi không ghét ông. Tôi ghét những người bỏ phiếu cho ông. Tôi nghĩ họ ngu ngốc. Tôi ghét. Tôi sẽ thành thật với bạn, tôi không tôn trọng bạn," (Fox News.)
Chỉ còn vỏn vẹn chưa đầy ba tuần nữa là ngày bầu cử. Cho đến hôm nay, ai nói, cũng đã nói. Ai làm, cũng đã làm. Nói nhiều hay ít, và làm nhiều hay ít, cũng đã thể hiện rõ ràng. Trừ khi, như một cựu ký giả của tờ Sóng Thần trước năm 1975, hiện đang sinh sống ở Virginia, nói rằng: “Có thể họ không lên tiếng trước công chúng, nhưng ngày bầu cử, lá phiếu của họ dành cho đảng đối lập.” Vị cựu nhà báo này muốn nói đến cựu tổng thống Hoa Kỳ, George W Bush, vị tổng thống duy nhất thuộc đảng Cộng hoà còn tại thế.
Hoa Kỳ luôn được tôn vinh là một cường quốc tích cực tham gia trong mọi sinh hoạt chính trị quốc tế, nhưng lịch sử ngoại giao đã chứng minh ngược lại: Hoa Kỳ từng theo đuổi nguyên tắc bất can thiệp và cũng đã nhiều lần dao động giữa hai chủ thuyết quốc tế và cô lập. Trong việc thực thi chính sách đối ngoại trong thế kỷ XX, Hoa Kỳ mới thực sự trực tiếp định hình cho nền chính trị toàn cầu, lãnh đạo thế giới tự do và bảo vệ nền an ninh trật tự chung. Nhưng đối với châu Âu, qua thời gian, vì nhiều lý do khác nhau, càng ngày Hoa Kỳ càng tỏ ra muốn tránh xa mọi ràng buộc càng tốt.
Tiếng Việt không ít những thành ngữ (ví von) liên hệ đến đặc tính của nhiều con vật hiền lành và quen thuộc: ăn như heo, ăn như mèo, nhát như cáy, gáy như dế, khóc như ri, lủi như trạch, chạy như ngựa, bơi như rái, khỏe như voi, hỗn như gấu, chậm như rùa, lanh như tép, ranh như cáo, câm như hến …Dù có trải qua thêm hàng ngàn hay hàng triệu năm tiến hóa, và thích nghi để sinh tồn chăng nữa – có lẽ – sóc vẫn cứ nhanh, sên vẫn cứ yếu, cú vẫn cứ hôi, lươn vẫn cứ trơn, đỉa vẫn cứ giai, thỏ vẫn cứ hiền, cá vẫn cứ tanh, chim vẫn cứ bay, cua vẫn cứ ngang (thôi) nhưng hến thì chưa chắc đã câm đâu nha.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.