Hôm nay,  

Thi Sỹ Và Tâm Cảnh Thăng Hoa

14/10/200900:00:00(Xem: 4993)

Thi Sỹ Và Tâm Cảnh Thăng Hoa

Thủ bút của nhà thơ Vũ Hoàng Chương.

 

Hạnh Chi    
Vũ Hoàng Chương là một thi sỹ lớn, từ thập niên ba mươi. Tất nhiên, lớn không phải chỉ do số lượng thi phẩm xuất bản mà còn lớn ở phẩm chất văn chương, nét sáng tạo xuất thần, phong phú đã khai sinh được linh hồn cho từng dòng chữ, từng câu thơ.
Bút mực thế gian đã tốn nhiều giấy mực với thi sỹ họ Vũ này.
Ở đây, chỉ xin khiêm tốn pha một bình trà, mời bạn cùng mạn đàm đôi nét về thơ Vũ Hoàng Chương, ở những ngã rẽ tình cờ, trên một khía cạnh khác. Khía cạnh của "Tâm cảnh thăng hoa".
Bạn cũng biết đó, thời đi học, không cuốn Lưu Bút Ngày Xanh nào truyền tay nhau mà không có dăm câu thơ VHC. Những bài thơ tình nồng nàn say đắm, nếu chép nguyên bài, có thể không thích hợp lắm với tuổi học trò, nhưng "nhặt" ra những câu thơ mộng thì nhiều vô số kể, đám học trò trung học tha hồ chọn lựa mà lưu bút cho nhau, tùy theo tình cảm của chủ nhân cuốn lưu bút và người được mời viết.
Ấy thế mà, thú thật, suốt tuổi học trò, tôi chưa từng trích câu thơ nào của VHC vào những cuốn tập mầu xanh, mầu tím ấy. Không biết tại sao! Có lẽ vì tôi cù lần quá, đọc những bài thơ tình nổi tiếng đó, tôi chưa hiểu, hay chưa cảm được, nên tâm trạng cứ " Rằng hay thì thật là hay. Vừa toan chép xuống, lại, loay hoay thế nào!", dựa theo lời  thi hào Nguyễn Du khi tả tiếng đàn của Thúy Kiều "Rằng hay thì thật là hay. Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!"
Nhưng đến nay, lấp ló trước cánh cửa "thất thập cổ lai hy", ngẫm đời mình, ngẫm đời người, chợt thoảng nghe tiếng nấc của thi sỹ trong niềm cô đơn cùng cực. Cùng cực để thăng hoa.
"Ta còn để lại gì không"
Kìa non núi lở, kìa sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước, xa xôi dặm về!" (*)
Đi suốt những khổ đau, nhận trăm cay nghìn đắng, rượu và nước mắt hòa nhau như mưa trời, rồi người làm thơ đó mới may mắn nhận ra "Ta còn để lại gì không""
 Câu hỏi, nhưng thực đã là câu trả lời.
Nếu chưa đi suốt dặm trường khổ đau, có chắc gì chấp nhận, ta có mặt nơi thế gian này chỉ là "lang thang luân hồi" không" Hay vẫn còn mải mê  níu bắt những ảo tưởng "Như mộng, huyễn, bào, ảnh. Như lộ diệc như điện" mà kinh Kim Cang không ngừng từ bi nhắc nhở!
Vũ Hoàng Chương là con quan một tri huyện nên đã được đời ưu đãi từ tấm bé. Cái thuở mà nhiều gia đình không đủ sức cho con đi học trường làng thì VHC đã đậu bằng tú tài Pháp, thập niên 30.
Chàng thanh niên hội đủ tiêu chuẩn "con nhà giầu, đẹp trai, học giỏi" như thế, lại bị một cô gái con nhà nghèo khước từ tình yêu thì có uất nhục không" Khối tình tuyệt vọng này là động lực khai ngòi núi lửa, tuôn trào miên man dòng phún thạch bất tận trong lịch sử thi ca thất tình thời đó. Những câu thơ xuất thần tới mức, chỉ đọc lên, mà nghe rõ ràng như tiếng khóc, tiếng nấc:
"Tố của Hoàng ơi! Tố của Hoàng ơi!
Tố của Hoàng ơi! Hỡi nhớ thương!
…………………………………….
Em xa lạ quá! Đâu còn phải,
Tố của Hoàng xưa, Tố của tôi!"(*)
Rồi khi nàng Tố không còn, tiếng khóc của Hoàng còn bi ai bội phần:
"Mây khói đêm nay sầu dựng mộ
Bia đề tháng sáu, ghi mười hai
Tình ta ta tiếc, cuồng ta khóc
Tố của Hoàng, nay Tố của ai"!"(*)
Những trang thơ thuở thanh xuân của VHC dường như chỉ chan chứa lệ và rượu. Mượn rượu để quên sầu mà "Nào hay sầu ấy càng sâu, càng đầy":
"Trong men cháy, giác quan vừa bén lửa,
Say không còn biết chi đời
Nhưng em ơi,
Đất trời nghiêng ngửa,
Mà trước mắt, thành sầu chưa sụp đổ,
Đất trời nghiêng ngửa,
Thành sầu không sụp đổ em ơi!"(*)
Say tới không còn biết chi đời nhưng vẫn cay đắng nhận ra, từ chút hy vọng mong manh "thành sầu CHƯA sụp đổ", thành tuyệt vọng ảo não, thở hắt mà nhận rằng "thành sầu KHÔNG sụp đổ, em ơi!"
Bi thương thật là cùng cực rồi.
May thay! Đâu phải chỉ có tình yêu vị kỷ là đáng ngợi ca. Tận thẳm sâu tuyệt vọng của tình yêu giới hạn đã bung ra cánh cửa của cái đẹp vô hạn để thi sỹ họ Vũ dùng trí tuệ và tài năng thi ca, vẽ lên những tuyệt tác mênh mông hơn:
"Hào khí người còn sang sảng
Đâu đây lòa chói giấc mơ
Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn
Gương anh hùng vằng vặc sáng thiên thu."(*)
Hình ảnh tráng sỹ mài kiếm dưới trăng, quyết đơn độc lên đường diệt bạo chúa, cứu muôn dân, đã lồng lộng bi tráng trong "Bài ca sông Dịch "  một thời chứa chan dũng khí của tiếng gọi hồn thiêng sông núi "Reo lên! Hỡi ngọn lửa hồng! Cháy lên đi! Hỡi muôn lòng nguội tanh!"


Khi cửa ngục khổ đau đã bung ra, là lúc bao cánh cửa khác hiển bầy, chỉ tại cửa tâm ta đóng chặt nên chưa tỏ mà thôi! Thế giới ngoài kia mênh mông, nào phải chỉ là thế giới "Tố của Hoàng ơi! Tố của Hoàng!"
"Bao nhiêu hạt cát bến sông này
Đã bấy nhiêu ngàn thế kỷ nay
Từ vượt ngàn năm, đường ánh sáng
Tự ngoài vô tận đến nơi đây
Đêm đêm ta dõi mắt tầng cao
Tìm một không gian mới lạ nào
Lấp lánh Quê Trời, thơ hẹn bến
Giam mình Quả Đất mãi hay sao""(*)
Từ đây, người đọc thơ thấy được thấp thoáng những hạt Bồ Đề bâng quơ gieo xuống ruộng tâm u uẩn, từng chỉ tưới tẩm bằng men và lệ.
Bâng quơ thôi, nhưng là bâng quơ của tánh bản thiện tiềm ẩn mà Đức Thế Tôn chỉ dạy trong kinh Pháp Hoa, khi trẻ nhỏ vọc cát chơi, lại chỉ phác họa tháp Phật:
"Nhẫn đến đồng-tử giỡn
Nhóm cát thành tháp Phật
Những hạng người như thế
Đều đã thành Phật-đạo" 
Vì hạt được gieo bằng Trí Tuệ Bát Nhã nên đông qua, xuân lại, ruộng đó đã bừng xanh rừng tùng bách bi tráng của Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi:
"Tám chín phương nhục thể trần tâm hiện thành thơ,
Quỳ cả xuống
Hai vầng sáng rưng rưng,
Đông Tây nhòa lệ ngọc
Chắp tay đón một mặt trời mới mọc
Ánh Đạo Vàng phơi phới đang bừng lên, dâng lên
Ôi đích thực hôm nay trời có mặt
Giờ là hoàng đạo nguy nga
Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt
Nhìn nhau: tình huynh đệ bao la
Nam Mô Đức Phật Di Đà
Sông Hằng kia bởi đâu mà cát bay …"(*)
Ôi! Tiếng thơ xưa vẫn nức nở, nhưng dòng lệ nay đã là những hạt kim cương vì lệ không rơi cho tình riêng nữa. Cảnh tượng cực kỳ bi tráng toát ra từ vị Bồ Tát an nhiên ngồi xuống, tự hóa thân thành lửa đỏ, cứu muôn người - đối với nhà thơ - đã có mãnh lực ngàn lần hơn tiếng thét của thiền sư giúp học trò hoắt nhiên đại ngộ.
Và người thi sỹ từng chìm đắm trong biển tình sầu đau, bỗng như ai chắp cánh.
 Cảnh đối tâm, và tâm cảnh thăng hoa.
Bấy giờ, hồn thơ kia mới thực viên mãn khi con tằm nhả được những tơ vàng óng quý:  
"Ngọc hay đá, tượng chẳng cần ai tạc
Lụa hay tre, nào khiến bút ai ghi
Chỗ người ngồi: một thiên thu tuyệt tác
Trong vô hình sáng chói nét từ bi"(*)
Hạt Bồ Đề đã gieo. Cây đã trổ. Thơ đã thơm Đạo Vị. Tâm đã lắng xôn xôn. Nên những ngày tháng cuối đời, người thi sỹ tài hoa đó đã có thể thanh thản truyện trò với đá, bạn với mây, đối ẩm với trăng.
Một lần, ghé thăm một bạn văn xưa, được bạn đãi cốc trà quý thơm lừng. Rồi giữa không gian chật hẹp của một nhà xe được sửa lại thành không gian bát ngát của chữ nghĩa, sách vở, bạn lục báo cũ, cho tôi dăm tờ.
Về Am, tôi nhẩn nha đọc, và thấy trong dăm tờ đó, một bài thơ của Vũ Hoàng Chương được nhận định, có lẽ là bài "Khai bút đầu năm" cuối cùng của thi sỹ, đăng trên tạp chí Nhà Văn, Xuân Ất Mão, tháng hai năm 1975.
Vũ Hoàng Chương mất ngày 6 tháng 9 năm 1976, sau khi CSVN thả ông ra khỏi tù ít lâu!
Thi sỹ viết bài khai bút này bằng Hán tự, cũng được chính tác giả chuyển sang lục bát với những sáng tạo tuyệt vời, xuất thần ở cách ngắt câu, khiến vẫn giữ được sự mượt mà của lục bát mà lại thoảng dư vị đắng cay, thường chỉ ẩn hiện trong âm điệu song thất nghẹn ngào.
Chỉ với bài thơ này, đọc chậm, từng câu, chúng ta có thể thấy nỗi cô đơn, nhưng an nhiên tự tại của thi sỹ, khi không còn gì để nói với người thì đất đá, cỏ cây, trăng sao mây nước là bằng hữu vẫn chờ ta đó:
Nguyên bản Hán tự:
Khai Xuân thạch vấn
"Tường vân mãn tọa nguyệt bôi minh
Hy chúc xuân khai dạ bán quỳnh
Đông liễu Tây đào song tận mỹ
Tần tang Yên thảo nhất hà thanh
Tẫn giao cố quốc hoài kim phấn
Tự hữu cuồng ngôn xuất thạch bình
Đồi ngọa, dữ sa trường túy ngọa
Cổ lai thùy dã chiếm cao danh""(*)
Chuyển sang lục bát:
Đá mở lời Xuân
Bạn đầy mây, chén đầy trăng
Xuân vào đêm, giữa lòng băng nở quỳnh
Liễu tơ đào, gấm như tranh
Dâu Tần biếc, cỏ Yên xanh, một trời
Quê xưa phấn rụng vàng rơi
Có nghe vách đá vang lời hỏi duyên:
Say nằm trước ngõ là tiên
Hoặc say nằm cát ngoài hiên mới hào"(*)
Nghệ sỹ với giác quan nhạy bén hơn người, thường là tiên tri trước những biến động nhân gian, nên từ bài khai bút cuối, chỉ hai vầng nguyệt tỏ, trước cơn hồng thủy tháng tư 75, thi sỹ đã chỉ còn nói chuyện với đá!
 Nay, dù ở đâu trong mênh mông u tịch, nếu có sát na nào nhìn về quê xưa, có lẽ thi sỹ không khỏi ngậm ngùi nhớ tới câu thơ từng viết:
"Quê xưa phấn rụng vàng rơi!...  "
Vâng, thi sỹ ơi, quê xưa không chỉ đang phấn rụng vàng rơi, mà còn, "từng trong tấc đất, tả tơi oan hờn!"
(Tháng 10/2009- Phong Vân Am )
(*) Thơ Vũ Hoàng Chương, trích từ những bài chọn lọc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.