Hôm nay,  

Thiền Hành Trong Mưa

02/10/200900:00:00(Xem: 4664)

Thiền Hành Trong Mưa
                   
Huệ Trân
Thiền hành là hình ảnh đã gây cảm hứng cho biết bao văn nhân, nghệ sỹ khi trái tim họ bắt được sự rung động về vẻ đẹp thong dong bên ngoài qua những bước chân, và niềm hỷ lạc nhẹ nhàng trong nội tâm những hành giả.
Có thể nói, thiền hành cũng là một, trong những phép tu. Bước bằng những bước chân an trú trong chánh niệm để nhận diện từng giây phút hiện tại là ta đang bước, chân ta đang chạm trên mặt đất, tai đang nghe chim hót, mắt đang thấy trời xanh. Ta cũng đang hít thở điều hòa và biết rằng ta đang sống. Câu nói “Tôi sống cho đến khi tôi chết”, nghe qua có vẻ buồn cười, nhưng nghĩ sâu thêm một chút thì sẽ vui cười, vì rất nhiều người quanh ta “đã chết khi đang sống” mà họ không nhận biết. Bởi họ luôn đau khổ vì quá khứ, luôn lo lắng tới tương lai nên phút giây hiện tại thường băn khoăn trong quẩn quanh phiền não!
*
Vị thiền sư mỉm cười, nắm tay hai em bé rồi chậm rãi cất bước. Bốn con mắt trẻ thơ long lanh cười theo và bước theo. Đoàn người quanh đó cũng làm như vậy. Họ nắm tay nhau hoặc không, nhưng hình như họ cùng mỉm cười rồi nhẹ nhàng cùng bước.
Mùa Xuân, hoa dại ven đường vẫy tay với họ. Mùa hạ, cây trái ngọt ngào mời gọi đong đưa. Mùa thu, thảm lá vàng lao xao trúc tím. Rồi không chờ, chẳng hẹn, nhánh hoa lê mùa đông đã trắng muốt bên song … Cảnh vật có thể đổi thay theo từng mùa mưa nắng nhưng bước thiền hành không hề thiếu vững chãi, an vui.
*
Hàng trăm tu sỹ trẻ vừa bị rượt đuổi trong đêm mưa!
Họ đang bước hay chạy"
Họ bị áp lực bứng khỏi nơi chốn mà lẽ ra họ có quyền được an trú để tu học. Họ bị áp lực, hoặc bỏ con đường đã chọn và đang đi, hoặc sẽ bị rượt đuổi tới cùng!
Đâu được gọi là “tới cùng” khi con đường họ chọn là “Đi để mà đi”, đi trong tỉnh thức, đi trong an lạc, đi không điểm tới, chính là tới trong từng điểm đi.
*
Ngày chú mục đồng Cát Tường ở thôn nghèo Ưu Lâu Tần Loa được nhận vào tăng đoàn của Phật, chú sung sướng lắm. Lần đầu rời quê, chú nôn nao mơ tưởng những chân trời mới lạ đang chờ đón trước mặt. Ngày đầu theo tăng đoàn cùng hướng về thành Vương Xá, chú nhận thấy mọi người đi chậm quá! Phật đi trước, thong dong tự tại. Những vị khất sỹ theo sau cũng tự tại thong dong. Chỉ có mình chú nôn nóng, thầm nghĩ “Đi thế này thì bao giờ mới tới!”.


Đoàn người cứ ngày đi, trưa ôm bát vào xóm khất thực, tối ngủ trong rừng cây êm mát. Được quá nửa chặng đường chú mới cảm nhận sự an lạc của “đi để mà đi chứ không phải đi để mà tới”.       
Khi cảm nhận được điều đó thì cái được gọi là điểm tới, đã tới lúc nào mà chú không hay!
Hóa ra, điểm tới chỉ là một cách diễn đạt, chứ Vương Xá nào phải là điểm tới; như Ưu Lâu Tần Loa nào phải là điểm đi.
Tới đi, trên dưới, phải trái, thấp cao …v…v… tùy ở cách nhìn, ở đối tượng, ở mục đích, và vi tế hơn, ở cảm nhận của chiều sâu tâm linh.
*
10 giờ đêm 27 tháng 9 năm 2009 các thầy và các sư chú trong tu viện Bát Nhã bị áp lực của dao gậy bạo động lùa hết ra ngoài sân.
Khi ấy, trời đang mưa lớn!
Những người con bé nhỏ của Như Lai bị đẩy đi.
“Đi! Đi bất cứ đâu! Ra khỏi Bát Nhã ngay!”
Như thế đó!
Nhưng làm sao mà những người con của Như Lai, khi đã có thể đắp áo Như Lai, ngồi như Như Lai, quán như Như Lai, lại có thể không thiền hành như Như Lai"
Như thế đó!
Đoạn đường 17 cây số, dưới mưa tầm tã, với đe dọa hung bạo kè sát bên, các thầy và các sư chú đã THIỀN HÀNH TRONG MƯA.
Dù bước chân có bị áp lực bắt đi nhanh hay bắt chạy chăng nữa, nhưng khi tâm đã là tâm Phật thì đi trong mưa hay nắng, nhanh hay chậm, bước nào không là bước thiền hành"
Đi để mà đi, rồi tới Vương Xá.
Bước để mà bước rồi tới Phước Thuận.
Vương Xá không phải điểm tới.
Phước Thuận cũng không phải điểm tới.
Vì đường Như Lai thênh thang.
Những ai vẫn cố tình nhắm mắt làm ngơ, xin mời chỉ bước một bước trong đoạn đường đêm 17 cây số dưới cơn mưa tầm tã ấy, dưới đói lạnh, dưới những đe dọa, rượt đuổi tàn bạo ấy, rồi xin cho biết, mưa hay nước mắt đang rạt rào!!!
Chỉ xin được mời cùng bước một bước thôi, rồi quý vị có thể quay về với những ấm cúng và an toàn của riêng mình.
Nếu nơi đó còn thực sự là ấm cúng và an toàn.
NAM MÔ VÔ BIÊN THÂN BỒ TÁT
NAM MÔ QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
Huệ Trân
(Đại Ẩn Sơn-Lộc Uyển Tự, cuối thu 2009)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần qua, chính trường Hoa Kỳ lại om xòm với một vụ tranh luận kép: ngoài tình hình Iraq là việc al-Qaeda có thể sẽ lại tấn công nữa
Nhắc lại miền Nam, Nguyễn khắc Toàn viết: “... Mô hình chế độ chính trị Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi ở miền Bắc tôi đã được tuyên truyền rằng
Lời đầu tiên mà con kính gửi đến Đức Cha là mong được Đức Cha tha thứ cho việc một giáo dân bình thường, không tên tuổi, không đủ tư cách để đại diện cho một ai
Điều kiện tiên quyết để được giải thoát là phải Thấy và phải có đủ tâm lực, nghị lực, và sáng suốt để lựa chọn con đường giải thoát trong nhiều con đường.
Cuộc biểu tình của đồng bào Tiền Giang càng ngày càng lan rộng mang tính bức xúc lên đến đỉnh điểm. Dân oan khiếu kiện các tỉnh cũng đổ dồn về thành phố
Đầu năm 2007, Tổng thống Bush đề nghị một chiến lược khác cho Iraq, với một bộ chỉ huy mới và hai vạn quân được tăng phái để diệt trừ khủng bố và phiến loạn
Suốt 32 năm thống trị tám mươi triệu đồng bào Việt Nam, Nhà cầm Quyền Hà Nội đã dùng chính sách lao tù , bắt bớ đễ đe dọa
Sau sự sụp đổ của chính quyền Sàigòn tháng 4 năm 1975, hơn nửa triệu người Việt nam
Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước ” là khẩu hiệu tuyên truyền được lập đi lập lại nhiều lần từ Đại hội đảng X năm 2006
Cuộc 'tọa kháng' để đòi chính quyền Hà Nội phải trả lại ruộng đất nhà cửa đã bị nhà nước cướp đoạt bất công trước văn phòng quốc hội II tại Sài Gòn
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.