Hôm nay,  

Vu Lan: Chữ “Hiếu” Trong Đạo Phật

8/5/200800:00:00(View: 8423)
“Thật đau xót nỗi bâng khuâng chiều vắng lặng

 Nào vào ra còn đâu nữa bóng mẹ hiền!”

Trong văn hóa, văn chương Việt Nam có không biết bao nhiêu ca dao, thi văn, âm nhạc ca ngợi tình mẹ thiêng liêng. Trên thế gian này tình cảm nào rồi cũng nhạt phai với thời gian , chỉ có tình mẹ thương con là thiên thu bất tận. Trái tim mẹ là một kỳ quan của vũ trụ. Mẹ thương con vô điều kiện. Mẹ thương con dù con bao nhiêu tuổi già  và Mẹ thương con cho đến giây phút cuối cùng của  đời mẹ.

Chử “Hiếu” trong đạo Phật vô cùng quan trọng. Đạo Phật cũng được gọi là Đạo  “ Hiếu” , cho nên hằng năm vào dịp Rằm Tháng Bảy Âm Lịch  hầu hết các chùa VN đều tổ chức Lễ Vu Lan để Phật tử có dịp cầu nguyện cho hương linh Cửu Huyền Thất Tổ được siêu sinh tịnh độ và phụ mẫu hiện tiền có được đời  sống an lành, phước lộc.  

Được biết hai chữ Vu Lan dịch âm từ tiếng Phạn:”Vu Lan Bồn” , có nghĩa là cứu tội người đang bị đọa trong địa ngục. Theo truyền thống VN trong lễ Vu Lan , sau khi cúng kiến ông bà cha mẹ ,  có tục lệ  “Mông sơn thí thực” , có nghĩa là cúng cô hồn, bố thí thức  ăn cho những oan hồn, uẫn tử.

Lễ Vu Lan bắt nguồn từ chuyện Ngài Mục Kiền Liên, một đệ tử của Đức Phật Thích Ca, có mẹ là Bà Mục Liên Thanh Đề đã gây nhiều tội ác thuở sinh thời, nên khi chết bị đọa vào địa ngục, làm ngạ quỷ đói khổ. 

Ngài Mục Kiền Liên sau khi đắc đạo, chứng quả A La Hán đã vận dụng thiên nhãn để tìm mẹ, ngày rất xót thương thấy mẹ bị đọa trong địa ngục. Ngài về bạch Phật và xin chỉ  dạy cách cứu mẹ. Phật dạy, ngày rằm  Tháng Bảy là ngày Tự Tứ của Chư Tăng, sau ba tháng an cư kiết hạ, quý Chư Tăng có tâm rất thanh tịnh, nhờ vậy lời chú nguyện có nhiều năng lực giải trừ tội lỗi, ách nạn. Vào ngày Rằm Tháng Bảy  nên đem lễ vật cúng dường và xin Chư Tăng, hiền thánh cầu nguyện cho mẹ, thì cha mẹ quá vãng cũng như hiện tiền đều được nhiều phước đức.

Ngài Mục Kiền Liên  làm như lời Phật dạy. Ngay sau đó mẹ Ngài, Bà Mục Liên Thanh Đề  được thoát kiếp ngạ quỷ và sinh lên cõi Trời. Lời chú nguyện của các chư tăng coi như một bài kinh giảng,  nếu  vong linh nghe theo, xả bỏ sân hận, phát tâm từ bi hỹ xã thì ngay sau đó sẽ thoát cảnh địa ngục.  Từ đó Phật Tử theo gương Ngài Mục Kiền Liên tổ chức Đại Lễ Vu Lan  vào ngày Rằm Tháng Bảy để cầu nguyện cho cha mẹ.

 Ở Nhật , trong ngày  nhớ ơn mẹ có phong tục cài hoa hồng lên áo. Người nào còn mẹ thì được cài hoa  hồng đỏ, ngưòi nào không còn mẹ thì cài hoa hồng trắng. Một nhà sư VN đi Nhật thấy phong tục này có ý nghĩa nên đã du phập vào VN. Phong trào “Bông Hồng Cài Áo” trong ngày Lễ Vu Lan được Phật Tử hưởng ứng và phổ biến rộng rãi từ đó. Bản nhạc “Bông Hồng Cài Áo”  được hát rất nhiều trong dịp Lễ Vu Lan.

 Ở Hoa Kỳ, trong ngày nhớ ơn cha hay nhớ ơn mẹ (Father’s Day hay Mother’s Day) con cái đưa cha mẹ đi nhà hàng hay mua quà cho  cha mẹ. Người Việt Nam có truyền thống tốt đẹp, nhiều con cái rất hiếu thảo, cung phụng cha mẹ rất đầy đủ vật chất lúc còn sống và khi cha mẹ mất thì làm đám tang rất linh đình coi như trả hiếu một lần chót.

 Nhưng Đạo Phật chủ trương chết chưa phải là hết, mà phải luân hồi trong nghiệp báo mà mình đã gieo trong kiếp này. Nếu con cái chỉ đem  vật chất ra đền đáp công ơn cha mẹ, thì không thể nào đền đáp đầy đủ công ơn trời biển của mẹ cha. Phật dạy,  cách trả ơn quý báu nhất là con cái  giúp cha mẹ hiểu và có lòng tin ở luật “Nhân - Quả”, làm lành, tránh dữ. Giúp cha mẹ nuôi dưỡng và phát triển tứ vô lượng tâm : Từ, Bi,  Hỷ,  Xả , là bốn đức tính cao quý nhất.  Được nhu vậy cha mẹ sẽ có đời sống an lạc, thanh tịnh trong hiện tại, khi lâm chung sẽ thanh thản ra đi và  được vãng sanh về cõi niết bàn. Chỉ có cách này mới đền đáp được trọn vẹn công ơn dưỡng dục sinh thành của mẹ cha.

Tình mẹ thương con bao la như trời biển, nhất là những bà mẹ Việt Nam sống lâu dài trong chinh chiến, suốt đời chỉ biết tần tảo, chịu đựng, hy sinh cho con. Mẹ thuơng con từ lúc còn là bao thai trong bụng mẹ. Rồi khi con lọt lòng, nghe tiếng khóc chào đời của con, mẹ vui mừng, cảm động ứa nước mắt theo. Từ đó cuộc đời mẹ đi liền với cuộc đời con. Nhìn nụ cười đâu tiên của con (mụ bà dạy)  mẹ vui sướng vô cùng. Con là núm ruột, là hòn máu, là niềm vui, là kho tàng vô giá của mẹ. Con đau mẹ lo, con vui chơi mẹ mừng, nghe con bập bẹ nói, nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên, lòng mẹ hạnh phúc biết bao.  Dần dà với thời gian con khôn lớn, mẹ luôn bên cạnh, dẫn dắt con từng bước, đi đến trường học, đi ra trường đời. Con thành danh mẹ vui mừng, con nhỗ nghịch, hư hỏng, mẹ thứ tha. Mẹ là dòng suối tắm mát,  là dòng sông êm đềm,  là vòng tay ấm áp che chở cuộc đời con.

Vì vậy giờ phút này người nào còn mẹ thì nên biết mình là người có diễm phúc. Trên đời này không có niềm vui nào bằng niềm vui còn mẹ, và cũng  không  có nỗi buồn nào xót xa bằng nỗi buồn mất mẹ:

“Con có mẹ con còn tất cả,

Mẹ đi  rồi tất cả cùng đi

Trong huyệt lạnh mẹ có nghe con khóc

Khóc bây giờ và mãi mãi ngàn sau.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
Từ 20 năm qua (2004-2024), vấn đề hợp tác giữa người Việt Nam ở nước ngoài và đảng CSVN không ngừng được thảo luận, nhưng “đoàn kết dân tộc” vẫn là chuyện xa vời. Nguyên nhân còn ngăn cách cơ bản và quan trọng nhất vì đảng Cộng sản không muốn từ bỏ độc quyền cai trị, và tiếp tục áp đặt Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh “làm nền tảng xây dựng đất nước”...
Cái ông Andropov (“nào đó”) nghe tên cũng có vẻ quen quen nhưng nhất thời thì tôi không thể nhớ ra được là ai. Cả ủy ban nhân dân Rạch Gốc và nhà văn Nguyên Ngọc cũng vậy, cũng bù trất, không ai biết thằng chả ở đâu ra nữa. Tuy vậy, cả nước, ai cũng biết rằng trong cái thế giới “bốn phương vô sản đều là anh em” thì bất cứ đồng chí lãnh đạo (cấp cao) nào mà chuyển qua từ trần thì đều “thuộc diện quốc tang” ráo trọi – bất kể Tây/Tầu.
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.