Hôm nay,  

Nạn Đói Toàn Cầu

7/6/200800:00:00(View: 8115)

Thật khó có thể tin được rằng, trong thiên niên kỷ thứ ba, khi nền văn minh khoa học kỹ thuật và nhiều lãnh vực hoạt động khác của nhân loại đạt đến đỉnh cao nhất chưa từng có trước đây trong lịch sử, hàng tỉ người trên mặt đất này vẫn còn phải gánh chịu một thảm họa đau thương là nạn đói. Nạn đói không chỉ diễn ra tại một khu vực cư dân nghèo khổ lẻ loi nào đó mà tỏa rộng ra khắp toàn cầu! 

Như bao nhiêu sinh vật và loài hữu tình khác, sự hiện hữu của con người không thể không tùy thuộc vào thực phẩm để nuôi sống.  Đối với lãnh vực tinh thần, thực phẩm có nhiều dạng thức khác nhau, như giải trí, tâm tình, đọc sách, vẽ tranh, làm thơ, du ngoạn, cầu nguyện, thiền định, v.v… Đối với thể xác, thực phẩm là những thức ăn cụ thể có thể sờ nắm, cảm giác, ngửi mùi, như ngũ cốc, thịt, rau trái, v.v… Tuy nhiên, có một quy luật tất yếu không thể thay đổi cho sự tồn tại và phát triển của cả hai lãnh vực tinh thần và thể chất, đó là không thể thiếu thực phẩm.  Đặc biệt là thức ăn cho thể xác, nó là nhu cầu căn bản và tối thiểu nhất để con người có thể sống.  Nhưng nhu cầu quan trọng và khẩn thiết ấy hiện đang bị thiếu thốn một cách báo động trên khắp thế giới.   

Tuy nhiên, trừ phi nó xảy đến cho chính bản thân và gia đình mình, nhiều người vẫn chưa quan tâm đúng đến mức độ nghiêm trọng thật sự mà nạn đói đã và đang hoành hành ở nhiều nơi trên địa cầu! 

Nhưng, ngày nay người ta quan niệm thế nào mới thật sự được gọi là nạn đói"  Một cách chủ yếu, khi con người lâm vào tình cảnh cực kỳ nghèo khổ mà từng cá nhân hay gia đình không thể đáp ứng được nhu cầu căn bản nhất về thực phẩm.  Hay nói cách khác, khi con người không có phương cách gì để có thể kiếm ra được các thức ăn như mễ cốc, thịt, cá hợp vệ sinh và dinh dưỡng là điều kiện căn bản để nuôi sống cơ thể thì đều được xem như là đang lâm vào nạn đói.

Tình trạng bị đói khát thường xuyên đi đôi với nạn thiếu dinh dưỡng để từ đó dẫn đến thảm nạn tử vong nơi con nít, không phát triển hay phát triển chậm nơi trẻ em, suy nhược, bệnh tật nơi mọi người không luận tuổi tác bao nhiêu. Tình trạng sức khỏe suy nhược do nạn đói gây ra sẽ là điều kiện để con người phải tiếp tục gánh chịu nhiều tai họa khác như không thể sinh con, sinh con bị tật bệnh bẩm sinh, hạnh phúc gia đình không có, thành quả của giáo dục bị ảnh hưởng nghiêm trọng, sức mạnh của kinh tế bị sút giảm một cách đáng kể, và do đó lại tiếp tục gây thêm nạn đói cho xã hội.

Ở đây, xin đưa ra một số dữ kiện về nạn đói toàn cầu dựa trên các thống kê, nghiên cứu và phúc trình của các cơ quan như Tổ Chức Lương Nông LHQ (Food and Agriculture Organization of the United Nations (FAO)), Tổ Chức Y Tế Thế Giới (World Health Organization (WHO)), Chương Trình Phát Triển LHQ (United Nations Development Program (UNDP)), Qũy Cấp Cứu Trẻ Em Trên Toàn Thế Giới của Liên Hiệp Quốc (UNICEF), v.v…

-  Hiện nay trên toàn thế giới hiện có 854 triệu người đang bị nạn đói làm khổ sở.

-  Mỗi năm có khoảng 15 triệu trẻ em chết vì đói.

-  Mỗi ngày có khoảng 16,000 trẻ em chết vì đói, tức là cứ mỗi 5 giây thì có một trẻ em chết vì đói.

-  Trong số trên 800 triệu người bị đói trên thế giới, Ấn Độ chiếm 50%, châu Phi và châu Á chiếm 40%, phần còn lại thuộc châu Mỹ La Tinh và những chỗ khác của địa cầu. 

-  Các giới chức Liên Hiếp Quốc đã cảnh báo rằng cơn khủng hoảng thực phẩm đang diễn ra trước mắt tại miền Đông Phi Châu có thể làm cho hàng triệu người phải bị đói khát, nhưng trợ cấp tài chánh thì đến bằng sự nhỏ giọt vì các chính quyến và những nhà hảo tâm khác vật lộn để tìm nguồn giúp đỡ.  Cảnh báo về nhu cầu cần thiết đối với hành động khẩn cấp để ngăn chận một cơn khủng hoảng nhân đạo to lớn sẽ xảy ra sâu rộng và nhanh chóng trong những ngày gần đây.

-  Cơ quan UNICEF cảnh báo rằng 6 triệu trẻ em đang đối diện với nạn thiếu thực phẩm tại Ethiopia, với hơn 100,000 trẻ em cần chữa trị khẩn cấp vì thiếu dinh dưỡng trầm trọng, trong khi đó tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cho biết rằng hiện có 2.6 triệu người đang gánh chịu nạn đói tương tự ở Somalia.

-  Trong năm 2005, có khoảng 10.1 triệu trẻ em chết trước 5 tuổi.  Hầu hết các trẻ em bị chết yểu này ở tại các nước đang phát triển, ¾ trong số đó ở tại khu vực chung quanh sa mạc Sahara của Phi châu và Nam Á châu, hai vùng bị khốn khổ vì tỉ lệ đói và thiếu dinh dưỡng.

-  Các nước tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, hiện có trên 500 triệu người sống trong tình trạng mà Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) gọi là “quá sức nghèo khổ.”

-  Tổ Chức Y Tế Thế Giới dự đoán rằng một phần ba dân số thế giới sống trong tình trạng sung túc, một phần ba dân số thế giới khác thì đang đói.  Trên 4 triệu người sẽ chết vì đói trong năm nay (2008).

-  Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc cho biết rằng cứ 1 trong 12 người trên toàn cầu thì đang sống trong tình trạng thiếu dinh dưỡng, bao gồm 160 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.

-  Năm 1994, Học Viện Thành Thị ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (The Urban Institute in Washington DC) đã phỏng đoán rằng cứ 1 trong 6 người già ở Hoa Kỳ thì nằm trong tình trạng chế độ ăn uống không đầy đủ.

-  Ở Hoa Kỳ có sự liên hệ mật thiết giữa nạn đói và màu da.  Trong năm 1991, có 46% trẻ em Mỹ gốc Phi Châu bị đói triền mien, 40% trẻ em Mỹ gốc Châu Mỹ La Tinh đói thường kỳ và 16% trẻ em da trắng bị ảnh hưởng bởi nạn đói.

-  Tỉ lệ tử vong ở con nít liên hệ chặc chẽ với nạn thiếu dinh dưỡng của các bà mẹ mang thai.  Hoa Kỳ được xếp hạng thứ 23 trong số các nước kỹ nghệ có tình trạng tử vong con nít.  Con nít Mỹ gốc Phi châu có tỉ lệ tử vong gần gấp đôi với con nít gốc da trắng.

-  Trên thế giới hiện có 183 triệu trẻ em có trọng lượng cơ thể nhẹ hơn mức trung bình ở lớp tuổi mà họ phải có.

-  Theo Tổ chức UNICEF thì gần 1 trong 4 người, tức 1.3 tỉ người, đang sống với mức lợi tức ít hơn $1 đô la/ngày.  Hiện tại khoảng 3 tỉ người đang vật lộn để sống với mức lợi tức $2 đô la/ngày.

-  Trên thế giới hiện có 820 triệu người tại các nước đang phát triển bị thiếu dinh dưỡng.  Những người này không đủ lượng calories chính yếu hằng ngày để nuôi dưỡng cơ thể phát triển và khỏe mạnh.

-  Mỗi năm, hơn 20 triệu trẻ em lúc sinh ra bị thiếu cân lượng tại các nước đang phát triển.  Những đứa bé này sẽ mang theo nguy cơ tử vong hoặc suốt đời đau khổ vì các bệnh tật của cơ thể.

Nhưng vì nguyên do gì mà loài người cho đến hôm nay vẫn phải gánh chịu thảm họa của nạn đói"

Các chuyên gia quốc tế đã đưa ra mấy lý do để giải thích tại sao nạn đói vẫn còn tiếp tục tồn tại và gây khổ đau cho nhiều người.  Trong số đó có mấy lý do đáng được lưu ý sau đây: 

1.  Chủ nghĩa thực dân và sau đó là chủ nghĩa tư bản độc quyền, chủ nghĩa cộng sản toàn trị đã chiếm đoạt đất đai của hàng trăm triệu người.  Những nhà tư bản xanh và đỏ đó hiện nay là những người chủ các đồn điền rộng lớn nắm phần sản xuất nông sản chính cho quốc gia.

2.  Các nước nghèo không phát triển có tài nguyên và sức lao động rẻ mạt đem bán cho các nước giàu phát triển bởi vì không có thị trường địa phương, vì dân nghèo không đủ tiền để trả.

3.  Những người chủ đất đai của thế giới thứ ba hiện nay, sản xuất hàng hóa cho thế giới thứ nhất, là những kẻ phụ thuộc vào thế giới kỹ nghệ hóa, vắt cạn tất cả những gì họ có từ đất đai cho đến thực phẩm, cây gỗ, và các sản phẩm khác đem giao cho các nước giàu sang.

4.  Sự thay đổi khí hậu toàn cầu đã tác động bất lợi đến tất cả sinh hoạt của loài người từ sức khỏe đến việc sản xuất nông phẩm.  Ngày nay trên thế giới do ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu toàn cầu mà nhiều nơi, nhất là các vùng lân cận các sa mạc đã bị nạn sa mạc hóa ngày càng nghiêm trọng, khiến cho con người mất dần diện tích đất đai canh tác và sinh sống.  Do tình trạng khí nhà kính nâng nhiệt độ của địa cầu lên cao đã làm cho các núi băng thạch ở hai đầu cực trái đất bị tan rã khiến mực nước biển ngày càng dân cao.  Chính vì vậy, nhiều phần của mặt đất bị nước biển xâm thực đã làm cho việc canh tác nông phẩm và sinh hoạt của người dân thêm khó khăn.  Chẳng hạn khu vực đồng bằng sông Cửu Long hiện đã có nhiều nơi mực nước dâng cao làm mất đi ruộng đất canh tác và cư trú, nông dân phải bị di dời đi nơi khác.

5.  Hiện nay, dân số thế giới lên đến 6.55 tỉ người.  Nạn dân số gia tăng là một quan ngại rất lớn, trong khi mức sản xuất thực phẩm thì không bắt kịp.  Nạn gia tăng dân số cộng vào với tình trạng phát triển của thế giới kỹ nghệ và máy móc đã khiến cho nhu cầu tiêu thụ tài nguyên, vật liệu và đặc biệt là năng lượng ngày càng lớn mạnh.  Trên thực tế, các nguồn tài nguyên như dầu hỏa không phải là vô tận.  Giá dầu xăng lên cao kỷ lục đã khiến cho giá cả hàng hóa và thực phẩm gia tăng chưa từng thấy.  Sự kiện này càng làm cho những người dân nghèo thêm đói khổ.  Tình trạng lương thực gia tăng cao quá đã khiến cho Liên Hiệp Quốc phải báo động về sự thiếu hụt ngân sách mua thực phẩm để cứu đói trên toàn cầu.  Gần đây một bản phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho biết rằng hiện tổ chức này đang thiếu hụt khoảng 750 triệu đô la tiền mua thực phẩm tài trợ nạn đói.

6.  Tình trạng bệnh tật, bệnh AIDS, tại các nước châu Phi đã làm cho hàng chục triệu người vì suy nhược đã không thể tham gia sinh hoạt lao động để sản xuất hàng hóa và thực phẩm.  Sự kiện này không những làm cho nạn đói trầm trọng thêm tại khu vực mà còn góp phần làm suy kiêt kinh tế và khủng hoảng xã hội.

Trước thảm trạng đau lòng như vậy, cộng đồng nhân loại có thể làm gì để cứu vãng"  Vào năm 1974, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã có một cuộc họp thượng đỉnh gọi là the World Food Summit (Thượng đỉnh Lương thực Thế giới) để bàn về việc giải quyết nạn đói toàn cầu.  Trong cuộc họp này các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết là sẽ chấm dứt nạn đói trong vòng 10 năm. 

Trong năm 1996, các nhà lãnh đạo thế giới đã đưa ra hứa hẹn là vào thời điểm đến năm 2015 sẽ chấm dứt nạn đói toàn cầu. 

Nhưng cho đến nay, sau mấy thập niên nỗ lực, mặc dù thế giới không phải là đã không cải thiện được một cách hữu hiệu để giảm trừ nạn đói, nhưng với tình hình kinh tế và xã hội hiện nay, nạn đói trên thế giới có thể đã trở nên tồi tệ và khốc liệt hơn bao giờ hết.Theo nghiên cứu của Liên Minh Chấm Dứt Nạn Đói (The Alliance to End Hunger) được công bố vào năm 2002, gần 40% người dân Hoa Kỳ được thăm dò đã nói rằng, phương thức hữu hiệu nhất để chấm dứt nạn đói là:

1. Trợ giúp các nông gia tại các nước nghèo để họ sản xuất nhiều hơn nữa số lượng nông phẩm. 

2. Giải pháp được nhiều người đồng thuận thứ hai là khuyến khích việc mở cửa các thị trường và phát triển kinh tế tại các quốc gia nghèo.

Trong bản phúc trình về nạn đói vào năm 2003 của Học viện the World Institute, có tựa đề Nông Nghiệp Trong Nền Kinh Tế Toàn Cầu, đã cho thấy rằng các quốc gia kỹ nghệ như Hoa Kỳ và các thành viên của Liên Hiệp Châu Âu nên mở cửa thị trường tự do và cùng nhau hợp tác để loại trừ tình trạng độc bá tài trợ và giá cả. 

Lẽ tất nhiên, với tình trạng khủng hoảng về khí hậu địa cầu, về giá cả hàng hóa và nông phẩm, về xăng dầu như hiện nay, giải pháp cho việc chấm dứt nạn đói đã không thể hoàn toàn dựa vào hai đề xuất trên của Liên Minh Chấm Dứt Nạn Đói mà phải phối hợp chặt chẽ với các giải pháp toàn diện khác.  Bởi vì, không thể không giải quyết tình trạng giá xăng dầu leo thang quá cao đã ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lãnh vực sinh hoạt, trong đó có việc sản xuất nông phẩm.  Người ta cũng không thể giải quyết nạn đói bằng một hoặc hai giải pháp đơn giản mà không thể không quan tâm đến tình trạng bệnh tật, đặc biệt là bệnh AIDS, đang trở thành một nan đề nếu không muốn nói là cơn khủng hoảng xã hội tại nhiều nước trên thế giới, nhất là Châu Phi.  Còn nữa, muốn phát triển kinh tế để vượt qua nạn đói người ta cũng không thể bỏ qua vấn đề giáo dục cho thế hệ thanh thiếu đồng niên là lực lượng chủ yếu trong một nền kinh tế năng động, v.v..
Nạn đói là vấn đề rất lớn của nhân loại mà không một cá nhân, một tổ chức hay một quốc gia đơn phương nào có thể một mình giải quyết được.  Vì vậy, muốn giải quyết nạn đói toàn cầu, đòi hỏi đến sự hợp tác chặt chẽ và trường kỳ của tất cả các quốc gia, các tổ chức và mọi người trên thế giới. 

Điều quan trọng là làm sao tất cả mọi người đều ý thức rằng mình có bổn phận thiêng liêng trong việc kiến tạo một hành tinh an toàn, hòa bình và phồn thịnh, không phải chỉ cho thế hệ của người đang sống mà còn cho nhiều thế hệ tương lai nữa.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
Kể từ năm 2011 nội chiến đã bắt đầu bộc phát tại Syria và kết quả cuối cùng là chế độ độc tài của Tổng thống Bashar al-Assad đã bị Liên minh Hồi giáo do Hayat Tahrir Al-Sham (HTS) lãnh đạo lật đổ vào ngày 8/12...
Vài giờ sau khi Donald Trump dành chiến thắng cuộc bầu cử 2024, các tìm kiếm trên Google liên quan đến 4B – một “phong trào nữ quyền” ở Hàn Quốc nổi tiếng vào giữa đến cuối những năm 2010 – tăng vọt tại Hoa Kỳ. “B” là cách viết tắt của từ “No (비)” nghĩa là “Không,” theo tiếng Hàn Quốc. Phong trào 4B là một phong trào gồm bốn “Không”: Không tình dục (No sex); Không hẹn hò (No dating); Không cưới đàn ông (No marrying men); Không con (No children). Thành viên chính của phong trào 4B là các phụ nữ trẻ trên Instagram và TikTok.
Cuộc chiến tại Ukraine vẫn đang tiếp tục leo thang. Trong nhiều tháng, tình hình chiến sự diễn ra theo chiều hướng không mấy thuận lợi cho Ukraine. Khoảng cuối tháng 11/2024, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng hệ thống phi đạn chiến thuật tầm xa Atacms do Hoa Kỳ cung cấp. Đây là lần đầu tiên Kyiv được phép sử dụng loại phi đạn này để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Theo mục đích ban đầu của Hiến pháp Hoa Kỳ, các tổng thống chỉ đóng vai trò là người thi hành pháp luật chứ không phải là hoàng đế có thể tự ý ra quyết định trong mọi việc. Nhưng theo thời gian, Quốc hội dần trao quyền lực cho nhánh hành pháp (tức là cho Tổng thống) nhiều hơn; và các tòa án, với tư cách là nhánh quyền lực thứ ba của chính phủ, cũng chấp nhận điều đó. Sự thay đổi thể hiện rõ nhất trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ.
Về địa danh ở Việt Nam, thỉnh thoảng, tôi vẫn nghe thiên hạ than phiền. Nhà báo Nguyễn Thông càm ràm: “Khi người Pháp vào xứ này, họ đem theo nền văn minh phương tây ‘khai hóa” bản địa, trong đó có văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ. Điều không thể phủ nhận là họ đã tổ chức cực tốt bộ máy hành chính, quản lý rất rành mạch, hợp lý các vùng miền, tỉnh thành, địa phương trên cả nước. Việc phân chia một cách có hệ thống khoa học các đơn vị hành chính, tên gọi các cấp độ từng đơn vị là ví dụ rõ nhất.
Trung Quốc, Mexico và Việt Nam hiện dẫn đầu thâm thủng mậu dịch với Hoa Kỳ với con số ấn tượng của mỗi nước vào năm 2023 là $279, $152, và $105 tỷ USD. Mexico và Việt Nam là hai nước hưởng lợi nhiều nhất trong chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nhờ làm trạm trung chuyển cho Trung Quốc đầu tư sản xuất hay dán nhãn rồi xuất cảng sang Hoa Kỳ để tránh thuế Trump 1.0.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.