Hôm nay,  

Bão Đã Nổi Lên Ở Miến Điện

03/10/200700:00:00(Xem: 8530)

Cuộc xuống đường biểu tình nhằm chấm dứt 45 năm quân phiệt do Phật giáo Miến Điện đang tiến hành đã có tiếng vang lớn khắp thế giới. Ở vào thời điểm cao nhất của cuộc biểu tình, đã có chừng 70000 người dân tham gia. Quân đội Miến đã nổ súng vào đoàn người biểu tình, giết hại cả dân biểu tình cũng như sư sãi. Nhà nước Miến đưa ra con số thương vong chừng 10 người, nhưng theo sự quan sát của các hãng thông tấn ngoại quốc thì số thương vong cao hơn cả chục lần. Chuyện đổ máu là chuyện không thể tránh được nhưng người dân Miến mạnh dạn đứng lên để đấu tranh cho sự tồn vong của dân tộc Miến và sự can đảm hy sinh trong cuộc đấu tranh đã tạo được sự kính nể của nhiều chính phủ và nhân dân trên toàn thế giới.

Thật ra dân Miến đã đứng lên đòi tự do và dân chủ từ năm 1988, nhưng cuộc xuống đường này bị đàn áp dã man. Quân đội Miến đã nhẫn tâm bắn vào đoàn người biểu tình và làm chết chừng 3000 người và coi như dẹp tan được sự chống đối. Như vậy dân Miến xuống đường dưới sự điều động của sinh viên Miến xảy ra một năm trước biến cố Thiên an môn ở Trung Cộng một năm. Biến cố Thiên an môn xảy ra năm 1989. Quân đội Miến và Quân đội Trung Cộng giống nhau ở một chỗ là đã xả súng bắn vào đoàn người biểu tình vốn là đồng bào ruột thịt của mình một cách không thương tiếc trong khi ở những nước dân chủ khác biện pháp mà cảnh sát có thể dùng để trấn áp người biểu tình chỉ có thể là dùi cui, lựu đạn cay và vòi rồng xịt nước mà thôi. Nhân dân Miến và Nhân dân Trung Cộng đã không bầu lên cái chính quyền ra lệnh cho quân đội bắn vào dân biểu tình. Bọn cầm quyền, cho dù là Đảng Cộng sản Trung cộng hay bọn Quân phiệt Miến Điện, chỉ là bọn tiếm quyền lãnh đạo quốc gia bất hợp pháp mà thôi. Một chính quyền hợp pháp do dân bầu lên không bao giờ lại tàn bạo ra lệnh cho quân đội bắn vào dân như bọn Cộng sản Trung Cộng và Quân phiệt Miến đã làm. Xem thế mới thấy một chính phủ do dân thực sự bầu lên sẽ không có hành động giết dân như bọn tiếm quyền lãnh đạo quốc gia ở Trung Cộng và Miến Điện.

Người đứng đầu bộ máy cầm quyền quân phiệt Miến hiện nay là tướng Than Shwe, năm nay 74 tuổi. Ông ta là một con người bí ẩn luôn đeo kính đen và bận quân phục có nhiều huy chương. Ông bị dư luận trong và ngoài nước đánh giá là một trở ngại lớn ngăn chặn sự hòa hợp quốc gia và sự tái lập nền dân chủ. Ông hiện nay đau nhiều bệnh và thường đi chữa bệnh ở Singapore, và nhiều chuyên viên phân tích thời cuộc nghi ngờ ông ta có còn đủ sự sáng suốt tinh thần và nhận định chính trị để giải quyết biến cố rối rắm hiện nay đang làm lung lay chế độ của ông hay không.

Có những tin đồn trong nhóm cộng đồng người Miến lưu vong ở Thái Lan cho biết là viên tướng kỳ cựu Than Shwe này mới gửi những thành viên thân thiết trong gia đình ông đến Bangkok để đề phòng cuộc xuống đường đi đến tình trạng hỗn loạn không còn kiểm soát nổi nữa. Tướng Than Shwe chắc chắn có lý do để lo sợ nếu cuộc xuống đường chống đối hiện nay sẽ dâng lên cao và cuối cùng đưa đến chuyện thay đổi chế độ.

Có những nhóm nhân quyền ở Thái Lan đã ghi nhận những tội ác của bọn quân phiệt như chuyện cưỡng bách lao động, tra tấn, hiếp dâm có hệ thống và đối xử tàn tệ với ước chừng 1200 tù nhân chính trị. Với những tội ác bị tố cáo như thế, Than Shwe sẽ bị cáo buộc có trách nhiệm trong một tòa án quốc tế sau này. Quốc tế hiện nay đang tiến hành xử những tên lãnh đạo Khmer đỏ ở Nam Vang thì cũng sẽ có ngày quốc tế xử tên tướng Than Shwe này với những tội ác chống nhân loại.

Chế độ của ông ta bị quốc tế và LHQ lên án vì không ngừng làm những chuyện trái sự that, kiểm duyệt khắc khe, tuyên truyền dai dẳng bằng khẩu hiệu, cổ võ chủ nghĩa sô vanh hiếu chiến. Than Shwe có nhiều ảnh hướng đến sự kềm chế và kiểm soát đến lối suy nghĩ của quốc gia vì trong thập niên 1950, ông đã làm việc trong quân đội ngành Tâm lý chiến, trong đó ông phụ trách công việc khuấy động lên sự tuyên truyền chủ nghĩa quốc gia.

Sau đó với chủ trương bắn giết tức thì đối với du kích quân người thiểu số Karen ở những vùng miền Đông nước Miến đã làm cho ông thăng chức Đại úy. Ông nhanh chóng gia nhập vào đám tướng lãnh đầu nậu bằng cách giúp tướng Ne Win nắm giữ quyền lực bằng một cuộc đảo chính quân sự năm 1962 và coi như chấm dứt nền dân chủ phôi thai ở giai đoạn hậu độc lập của Miến.

Ông chủ trương dùng súng thay vì lá phiếu.

Cuộc nổi dậy hiện nay được điều động bởi những nhà sư, những nhà đấu tranh cho dân chủ và số người dân biểu tình ngày càng gia tăng là tiếng vang dội lại của cuộc nổi dậy bị thất bại năm 1988. Lúc đó, Than Shwe và những tướng lãnh khác đã dùng biện pháp mạnh là ra lệnh cho quân đội bắn vào những người xuống đường biểu tình đang tràn ngập các đường phố. Nhiều người lo ngại là chuyện đổ máu sẽ xảy ra trong lần này và có nhiều nguồn tin cho rằng Than Shwe sẽ muốn dùng biện pháp phản ứng mạnh thay vì chuyện hòa đàm thương thảo.

Trong một cuộc đấu đá quyền lực quân sự sau năm 1988, Ne Win bị cho ra rìa sau một cuộc đảo chính và Than Shwe lên cầm đầu bộ máy quân sự của chế độ năm 1992. Ne Win chết năm 2002 trong khi bị quản thúc tại gia.

Người ta đang chờ đợi liệu có một viên tướng nào đó có thể dùng tình hình hỗn loạn hiện nay như là một lý cớ để đẩy viên tướng già bệnh hoạn Than Shwe ra khỏi quyền lực và thiết lập nên một hệ phái quyền lực quân sự mới.

Năm ngoái chế độ Than Shwe đã bị một xì-căng-đan nhỏ khi có 10 phút video quay đám cưới của cô con gái ông bị lọt ra ngoài trong đó cô dâu đeo nữ trang xa hoa lộng lẫy. Điều này làm nhiều người bất mãn vì lối sống sang giàu của gia đình ông trong khi hầu hết dân Miến đều sống trong cảnh nghèo khổ. Một ủy ban quốc tế theo dõi về tình trạng tham nhũng đã đánh giá Miến Điện là một quốc gia tham nhũng tồi tệ nhất thế giới. Than Shwe thù ghét nhà dân chủ nổi tiếng Aug San Suu Kyi.

Cuộc xuống đường rầm rộ bắt đầu từ tháng trước khi người dân tức giận vì giá nhiên liệu tăng cao rồi dần dần con số người biểu tình tăng lên hàng trăm ngàn người khi các nhà sư bắt đầu đi tuần hành. Cuộc xuống đường năm 1988 bị dập tan một phần là cũng do mạng lưới thông tin Internet chưa được mạnh mẽ để chuyển tải ra ngoài những hành động tàn ác đàn áp của quân đội đối với người biểu tình nên phản ứng của thế giới nói chung là chậm chạp. Cuộc biểu tình kỳ này có nhiều thuận lợi đưa đến thành công vì mạng lưới Internet đã giúp phóng viên và người dân Miến chuyển ra ngoài những hình ảnh đàn áp sống động để từ đó giúp thế giới bên ngoài lên tiếng phản ứng quyết liệt hơn với bọn quân phiệt Miến. Tin mới nhất cho biết nhà cầm quyền Miến đã đóng cửa mạng Internet ở xứ này, lấy lý do là sửa chữa. Rõ ràng là bọn quân phiệt Miến sợ phóng viên và người dân chuyển tin tức và hình ảnh đàn áp ra bên ngoài.

Nga và Trung Cộng vì đang có những quyền lợi kinh tế với Miến như dầu hỏa và khí đốt nên lên tiếng cầm chừng. Bắc Kinh lên tiếng phê phán lấy lệ. Cũng chưa ai quên Trung Cộng là nước ủng hộ và viện trợ cho chế độ diệt chủng Pol Pot ở Kampuchia. Giờ này Trung Cộng phản ứng lấy lệ về sự đàn áp của quân phiệt Miến đối với đồng bào và sư sãi Miến càng làm cho thế giới thấy bộ mặt xấu xa của Trung Cộng.

Phóng viên CBS Barry Peterson cho biết có tin đồn là có những đơn vị quân đội nổi loạn, không nghe theo lời bọn quân phiệt Miến để bắn vào dân nữa. Một trang mạng điện tử ở London còn tường thuật có một nhân vật quan trọng trong hàng tướng lãnh đã thay đổi chiều để đứng về phía nhân dân.

Anh và Mỹ lên tiếng quyết liệt phản đối. Riêng Mỹ quyết định phong tỏa những tài sản của 14 tên quân phiệt Miến lãnh đạo ở Mỹ và ngăn cấm bất cứ công dân Mỹ nào buôn bán với chúng. Những tên lãnh đạo như Than Shwe được biết là có ít nhiều sự liên hệ như thế. Nhật thì cử người đến ngay Miến Điện để điều tra về cái chết của ký giả người Nhật tên Kenji Nagai, vốn bị quân đội Miến bắn chết khi đang chụp hình cuộc biểu tình. Thế giới không thể để cho cuộc nổi dậy ở Miến thất bại thêm một lần nữa. Phải có sự hy sinh không ích kỷ dành cho dân Miến hơn là những lời nói phản kháng đầu môi chót lưỡi. Hy vọng thế giới sẽ can thiệp trước khi quá trễ.

Hòa thượng Quảng Độ của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thống nhất cũng đã gửi văn thư chia buồn sự thương vong và tán thán sự anh dũng đấu tranh của Phật giáo Miến Điện. Hòa thượng còn gửi thư đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc yêu cầu can thiệp sự giết chóc do bọn quân phiệt gây ra.

Liên Hiệp Quốc đã gửi Đặc sứ Gambari tới Miến để thảo luận với bọn quân phiệt. Sau đó ông Gambari được cho phép gặp lãnh tụ tranh đấu Suu Kyi. Khi cho phép đặc sứ Liên Hiệp Quốc gặp bà Suu Kyi, bọn quân phiệt coi như đã tỏ ra nhượng bộ một cách bất ngờ, nhưng tình hình vẫn chưa ngả ngũ. Dân tộc Miến vô cùng may mắn được có một lãnh tụ kiên cường bất khuất như bà Aung San Suu Kyi và chắc chắn bà cũng hợp tác với giới tăng lữ Miến Điện sẽ đưa cuộc đấu tranh cho tự do đến thành công, dù còn phải trải qua nhiều hy sinh gian khổ.

Bão đã nổi lên ở Miến để quét sạch bọn quân phiệt tham nhũng xấu xa đang ngày đêm làm hại dân tộc Miến. Những tên quân phiệt Miến có khác chi bọn đầu nậu Bắc bộ phủ VN. Chúng là một bọn bất tài, vô tướng, tham nhũng thối nát, đã đến ngày bị nhân dân đứng lên đào thải vì nhân dân không còn chịu đựng nổi sự bất công, ngu dốt, bất lực của bọn chúng trong chuyện điều hành quốc gia.

Bão cũng đã nổi lên ở Việt Nam từ hai ba tháng trước với hàng ngàn dân oan xuống đường ở Sài Gòn, Hà nội, Tiền Giang. Những cuộc xuống đường này coi như những mồi lửa báo hiệu một trận bão rừng dữ dội sẽ thiêu đốt bọn buôn dân bán nước Cộng sản Việt Nam.

Nhân dân Miến với sự lãnh đạo của Phật giáo Miến đang đứng lên làm lịch sử. Nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Quảng Độ cũng sẽ đứng lên làm lịch sử. Máu của người dân và tăng sĩ Phật giáo Miến đã đổ ra, máu của người Việt và tăng sĩ Việt cũng sẽ đổ ra để giành lại quyền làm người và dẹp bỏ chế độ độc tài. Trên đời này có thành quả cách mạng nào lại không có giá. Nhân dân Miến và nhân dân Việt Nam sẽ sẵn sàng hy sinh đổ máu vì quyền lợi tự do no ấm của nhân dân và vì tiền đồ của đất nước.

Máu đã chảy, đang chảy và sẽ chảy vì ngày mai tươi sáng của quê hương dân tộc. Bè bạn năm châu và đồng bào hải ngoại sẽ tiếp sức, tiếp máu cho cuộc đấu tranh giành tự do, dân chủ, thịnh vượng và phú cường của nhân dân Miến Điện và Việt Nam đến ngày toàn thắng.

Los Angeles, Một đêm âm u và se lạnh đầu tháng 10 năm 2007

Email: dalatogo@yahoo.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.