Hôm nay,  

Đối Đầu Giữa Hoa Kỳ- Hoa Lục Công Khai, Bùng Nổ Toàn Cầu

25/09/200700:00:00(Xem: 18100)

Từ năm 1949 Mao Trạch Đông chiếm được Trung Hoa lục địa, thiết lập chế độ Cộng Sản trên toàn cõi nước Tàu, ngoại trừ Đài Loan, Hông Kông và Ma Cau, Sự liên hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Tàu đỏ cũng chấm dứt vì nước này theo Liên Xô, bế quan tỏa cảng, chống lại khối Tự Do và Tây Phương.

Năm 1972, qua nhiều lần đi đêm của Ngoại trưởng Kissinger, đã mở đường cho chuyến viếng thăm Bắc Kinh của Tổng Thống Richard Nixon , nối lại sự liên hệ giữa hai nước từ kẻ thù trở thành đồng minh chống Liên Xô. Nhờ vậy Hoa Kỳ mới nhẩn tâm bỏ Nam VN cho khối CS quốc tế, sau khi cùng Bắc Việt đồng thuận ngụy tạo cái gọi là  Hiệp định hòa bình ngưng bắn Ba Lê năm 1973 , mà mới đây lần đầu tiên Tổng Thống G.W.Bush đã xác nhận sự lầm lổi của Mỹ khi rút quân, đã khiến cho hằng triệu người Kampuchia và Nam VN chịu cảnh  tắm máu  của CS . nên phải liều chết bỏ nước ra đi tìm tự do, gây nên phong trào  thuyền nhân  kinh thiên động địa đẳm máu và thương tâm nhất trong lịch sử nhân loại.

Tuy Tổng Thống Jimmy Carter là người đầu tiên đã ký với Đặng Tiểu Bình thỏa ước thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng vào năm 1979. Nhưng chính Tổng Thống Bill Clinton qua chuyến công du vĩ đại hơn 1000 người tại Bắc Kinh, từ ngày 25-6-1998 tới 3-7-1998 mới là một sự kiện lớn trong quá trình  nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà , giúp cho Trung Cộng từ một đất nước nghèo đói lạc hậu, trở thành siêu cường quốc tham lam bạo tàn, đâu có khác gì Mông Cổ, Hung Nô, Đức Quốc Xã và Phát xít Nhật. Đó là kết quả những gì mà Clinton và Giang Trạch Dân đã ký trong  bản tuyên bố chung  tại Bắc Kinh , dày 47 trang bao gồm tất cả các lảnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, xã hội và vận mệnh của nhân loại . Để làm vừa lòng Trung Cộng, Clinton đã nhân danh đất nước và đồng bào Hoa Kỳ, ký hứa  ba không  với Bắc Kinh . Đó là không ủng hộ Đài Loan được độc lập, không ủng hộ có hai nước Tàu và không ủng hộ Đài Loan được gia nhập LHQ. Cuối cùng hai bên lại hứa là sẽ chẳng bao giờ sử dụng vũ lực để giải quyết mọi vấn đề nhưng rồi cả hai phiá đều không giữ đúng lời hứa đã được cam kết , nhất là Trung Cộng lúc nào cũng bá quyền nước lớn, luôn sử dụng thái độ côn đồ và vũ lực áp bức giết hại ngư dân VN, lúc họ đang hành nghề trên lảnh hải của quê hương đất nước mình.

Thái độ con buôn của Hoa Kỳ thật ra cũng chẳng có gì la, khi ta nhìn lại những trang thế giới sử từ khi xuất hiện Hiệp Chủng Quốc, để hiểu lý do người Mỹ không có bạn mà chỉ có đồng minh giai đoạn và là nước luôn chủ động trên chính trường để trục lợi. Chỉ tính khoảng thời gian ngắn, từ năm 1948 khởi đầu cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga, tới năm 1990 Liên Xô sụp đổ, đã có không biết bao nhiêu biến cố trọng đại xãy ra như vụ Mỹ sử dụng phản lực cơ RB47 và U-2 để do thám không phận Liên Xô nhiều lần. Vụ xe tăng Liên Xô và Mỹ dàn trận đối mặt nhau tại Checkpoint (Bá Linh) suốt 18 giờ liền trong ngày 22-10-1961chờ lệnh khai hỏa nhưng cao điểm hơn hết là vụ Mỹ phát giác Liên Xô đã thiết trí dàn hỏa tiển có gắn đầu đạn nguyên tử, đặt tại Sierra del Rosario (Cu Ba). Những lúc đó nhân loại coi như đang đứng trên bờ vực thẳm của sự hũy diệt. Thế nhưng mọi sự coi như hoà cả làng sau khi hai bên kết thúc trận đấu võ mồm.

Trong ngày ra mắt hồi ký chuyện đời tôi , khi trả lời phỏng vấn của tuần báo Express và Le Point, cựu TT Clinton chỉ trích nặng nề các nhân vật hiện hữu tại Tòa Bạch Ốc như Rumsfeld, Cheney,Wolfowitz.. đã dùng thế lực ép buộc Tổng thống G. W. Bush, gây cuộc chiến Iraq,mà ông ta nói là quá sai lầm, cho dù để thực hiện ý muốn giúp đở toàn vùng Trung Đông và Trung Á, được sống dưới thể chế Tư Do Dân Chủ như tại Hoa Kỳ. Sau rốt, Clinton còn chỉ trích TT Bush, đã không chịu tôn trọng một số hiệp ước mà ông đã ký kết, trong đó sự kiện Mỹ bất chấp phản ứng của Nga-Trung Cộng, khi cứ tiến hành gia tăng sản xuất các loại hỏa tiển và vũ khí tối tân,,cài đặt kế hoạch Lá Chắn Chống Phi Đạn, trên hai lãnh thổ Mỹ-Nhật.. gây nên cuộc chiến tranh lạnh giữa Tàu-Nga-Ba Tư-Bắc Hàn-Syria và Mỹ, Do Thái, Liên Âu.

Thật ra sự rạn nứt giữa Mỹ ốTrung Cộng, có rất nhiều lý do, chứ không phải vì sai lầm như Clinton đã nói. Đây cũng là những sự kiện thường trực xãy ra từ xa lắc, nhưng vì cả hai phía còn đang lợi dụng lẫn nhau, nên đều cố bưng bít để đánh lạc hướng dư luận . Trong quá khứ, Trung Cộng vì yếu thế, đã cố ngậm miệng ăn tiền, khi Hoa Kỳ và Nato oanh kích Tòa đại sứ của mình tại thủ đô Belgrade (Nam Tư), trong cuộc chiến Kosovo vào tháng 3-1999. Rồi vụ đụng chạm trên không, khi một chiếc thám thính cơ EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ, đâm vào chiếc phản lực cơ F-8 của Trung Cộng, làm chết viên phi công Tàu. Sau đó cả phi hành đoàn Mỹ bị giam lỏng trên đảo Hải Nam, cho tới khi Tổng thống Bush ra oai xữ dụng vũ lực, Trung Cộng mới chịu giảng hòa..

Cùng thời gian này, Mỹ cũng tố cáo Trung Cộng , đã gài điệp viên Wen Lee Ho tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, để đánh cắp tài liệu chế tạo bom nguyên tử của Hoa Kỳ. Trên diễn đàn LHQ, Mỷ luôn tố cáo Tàu chà đạp nhân quyền, không tôn trọng tự do tín ngưỡng, đàn áp dã man Giáo phái Pháp Luân Công và xích hóa Tây Tạng.

Nhưng tất cả sự giả tạo trong mối quan hệ Mỹ-Hoa, cho dù được sắp xếp một cách khéo léo thế nào chăng nữa, cũng không thể kéo dài đươc,khi Bắc Kinh chính thức xâm phạm quyền lợi sinh tử của nước Mỹ, đó là năng lượng. Sự đối đầu giữa hai nước công khai, sau khi Trung Cộng đã thu mua được nhiều đại công ty của Mỹ như Levono của Thompson, hệ thống dây chuyền sản xuất máy tính xách tay của IBM và công ty Maytag. Nhưng chính tham vọng thâu tóm Công ty xăng dầu Unocal của Mỹ, để phô trương chính trị hơn là kinh tế, mơí thật sự làm cho Hoa Kỳ sáng mắt và bừng tỉnh, về hiểm họa Trung Cộng, càng ngày càng để lộ nanh vuốt. Nên không phải chỉ riêng tuần báo Christian Science Monotor, lên tiếng cảnh giác vào ngày 11-5-2005, mà hầu như toàn thể các nhà quan sát chính trị thế giới, cũng đều thống nhất quan điểm, kêu gọi Hoa Kỳ, đừng bận tâm về những câu chuyện nguyên tử của Nga, Bắc Hàn, Iran.. xía vào, làm mất cảnh giác mục tiêu quan trọng nhất là Trung Cộng, đó mới chính là kẻ thù chung của nhân loại.

Theo Mã Khai, người đang phụ trách kinh tế và năng lượng của Hoa Lục, thì chính tham vọng khống chế kinh tế toàn cầu của Tàu, qua các dự án khổng lồ như ký hợp đồng 70 tỷ USD với Iran, tham gia kế hoạch nối đường ống dẫn dầu với Ba Tư,Kazakhstan, Nga và mới đây thêm dự án với Brazil, hợp tác khai thác dầu với Sudan.... đã tác động tới giá dầu thô, tăng lên gấp ba lần so với thị trường hiện tại.

Hoa Kỳ đã thực sự đối đầu với Trung Cộng bằng mọi cách, mà cuộc đụng độ đầu tiên đã diễn ra tại hai quốc gia dầu Ba Tư và Sudan, ở Caspienne, Caucase, Hắc Hải.. nói chung nơi nào có TC,Ba Tư lẫn Nga tham dự là có Mỹ xía vào. Kế tiếp Mỹ bắt đầuve vãn các nước Tây Phương và chính mình, chuyển hướng đầu tư sang Ấn Độ và các nước Á Châu khác, cũng có nhân công lao động rẽ mạt, đã làm cho Trung Cộng lo sợ và cảm thấy bị đe dọa. Đây là lý do đơn giản, để trả lời tại sao Tàu phải chấp nhận trả một giá thật cao so với phương Tây để mua năng lượng. Sự khống chế điên khùng này, đã làm cho vật giá leo thang với dầu vàng, khiến thị trường chứng khoán Mỹ-Âu nhiều lần tuột dốc thê thảm, báo trước nguy cơ về một cuộc khủng hoảng kinh tế và tiền tệ,như là một khúc dạo đầu của một thế chiến vì năng lượng toàn cầu. Hai cuộc thế chiến trước, nhân loại bắn giết lẫn nhau để giành dựt thị trường. Kỳ này biên giới các nước được mở toang qua tổ chức WTO, nên cuộc chiến lại chuyển hướng sang mục tiêu tạo phương tiện: Đó là Năng Lượng.

1- TRUNG CỘNG XÂM LĂNG THẾ GIỚI BẰNG KINH TẾ:

Ngày nay không còn ai nghi ngờ gì nữa, về cuộc xâm lăng gần như trắng trợn của Trung Cộng, khắp thế giới bằng kinh tế. Hay nói chính xác hơn, hàng hóa của Tàu đang tràn ngập thị trường mọi nước, mà nhiều nhất là tại Mỹ với một xã hội tiêu dùng đa dạng, rất được giới trung lưu ưa chuộng.

Theo một báo cáo của World Bank, cho biết từ 1978-1995, GDP của Trung Cộng trung bình hằng năm tăng trưởng 9,4%, đã giúp Đảng Cộng Sản cứu sống được hằng ngàn công ty quốc doanh đang thua lổ. Bắt đầu 1997, xuất cảng Trung Cộng tăng trong khi nhập khẩu giảm, đem lại thặng dư ngoại tệ hằng năm là 17,8 tỷ đô la, giúp dự trử tài sản trong nước lên tới 121,2 tỷ USD, đó là chưa kể tới vốn đầu tư nước ngoài ào ạt chảy vào như nước. Sở dĩ Trung Cộng đạt được thành công nhanh chóng, phần lớn là nhờ vào 200 triệu công nhân lao động xã hội chủ nghĩa rẽ mạt., do 300.000 công ty quốc doanh cung cấp.

Nguồn vốn nước ngoài chắc chắn sẽ được tiếp tục đầu tư, nếu Trung Công không quá tham vọng , gây bất ổn và đụng chạm tới nhiều nước trong vùng Á Châu, Liên Âu, Nhựt và Hoa Kỳ. Tình trạng căng thẳng đã bùng nổ thật sự giữa các nước, manh nha từ đầu năm 2005 kéo dài tới nay vẫn không có dấu hiệu hàn gắn hay nhượng bộ. Với Hoa Kỳ, thì rỏ ràng Trung Cộng đã lợi dụng thị trường 1,3 tỷ dân,để câu khách như một ngón đòn chính trị, làm cho thế giới càng lúc càng giảm bốt sự phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ coi như lớn mạnh nhất hiện nay. Dù gì chăng nữa, thì Liên Âu và Mỹ không phải là ao nhà hay sân sau của nước Tàu, mà là hai thị trường lớn nhất, đang tiêu thụ hàng hóa xuất cảng của Trung Cộng. Nên không lấy làm lạ cả hai cùng lúc, đều áp lực Trung Cộng phải hạn chế số lượng hàng xuất cảng quần áo vải vóc, đồng thời phải tăng giá trị đồng Nhân Dân Tệ (Yuan) theo đúng thời giá của thế giới, ít nhất là 10%. Sự kiện trên làm Trung Cộng rất phẩn nộ, nên lại đem món hàng Bắc Triều Tiên ra hù dọa, nhưng TT.Bush đâu có phải la TT Jimmy Carter hay Clinton của Đảng Dân Chủ,nên cuối cùng Tàu đã nhượng bộ, để gở thể diện cho Tòa Bạch Ốc, chứ thực chất cũng chẳng giải quyết được gì cho cán cân thâm thủng mậu dịch giữa hai nước.

+ CUỘC CHIẾN TIỀN TỆ GIỮA THẾ GIỚI VÀ TRUNG CỘNG:

Gần hai mươi lăm năm qua, kể từ khi Trung Cộng mở cửa, hàng hóa của nước này nhờ giá rẽ và đa dạng, nên hầu như đã tràn ngập thế giới, kể cả Hoa Kỳ và Âu Châu. Sỡ dỉ có sự bùng phát mạnh mẽ nền kinh tế lục địa Trung Hoa ngày nay, phần lớn là trách nhiệm của người Mỹ, đã quá thờ ơ đến chổ coi thường, khi dễ dãi chấp nhận, sự tương quan giữa đồng Nhân Dân Tệ và Đồng Đơ La, mà ngày nay ai củng biết Trung Cộng đã cố tình gài bẩy, để kích động nền kinh tế èo uột của mình lúc ban đầu, trở thành siêu cường kinh tế ngày nay.

Khi mở cửa hội nhập vào thế giới tự do trong thập niên 80, vin vào sự lạc hậu của nền kinh tế bản địa lúc đó, Trung Cộng chấp nhận tỷ giá 1 đô la = 2,4 Nhân Dân Tệ (NDT). Sau đó vào năm 1990-1993 qua tình trạng kinh tế tiến triển, tỷ giá lại thay đổi 1 Đôla = 5,9 NDT.

Từ sau 1994, trong khi Trung Cộng thực hiện chính sách tiền tệ theo lệnh của Đảng CS qui định lên xuống trong khoảng 8,2 ố 8,3 NDT = 1 Dôla, thì đồng USD nhiều lần bị chao đảo theo hối suất quốc tế, càng giúp cho hàng hóa Tàu xuất cảng, có giá thấp so với các nước, nên ai cũng ưa thích. Sự kiện lịch sử này, một mặt giúp Trung Cộng sớm chiều trở thành siêu cường kinh tê, trong khi đó quốc gia có đồng tiền, mà Tàu dựa vào để mà thăng tiến là Mỹ, lại nguy cơ bị phá sản vì sự thâm thủng ngoại tệ. Tình trạng nguy ngập vèa. kinh tế Hoa Kỳ từ năm 2002 trở đi, khi kim ngạch nhập cảng vượt mức 103 tỷ US so với hàng xuất cảng.

Đó là lý do của cuộc chiến tiền tệ hiện nay, mà Mỹ là nạn nhân cũng là nước tiên phong, gây áp lực bắt Trung Cộng phải nâng giá đồng NDT để tạo sự ổn định cho nền kinh tế thế giới. Tóm lại khi đồng Yuan (NDT) tăng giá, hàng hóa của Trung Cộng cũng tăng giá theo đồng tiền, hàng xuất khẩu tại các nước từ trước, làm sao cạnh tranh nổi với hàng tốt của phương Tây, Nhật, Mỹ. Đương nhiên Trung Cộng sẽ mất dần ưu thế kinh tế từ trước, nhờ hàng bán rẻ.

Rồi từ tháng 7-2003, không những Mỹ, mà Liên Âu, Nhật, Nam Mỹ và cả Quỷ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) đều áp lực bắt Trung Cộng phải tăng tỷ giá đồng NDT. Làn sóng chống TC tăng mạnh, sau hội nghị Á Âu (Asem) nhóm tại Indonesia và tiếp theo là hội nghi Liên Minh kiện toàn đồng USD. Có một sự mai mĩa là trong lúc chính phủ các nước áp lục bắt Trung Cộng phải tăng hối suất đồng NDT, thì chính bọn thương gia các nước tư bản lại phản đối, cho rằng nhờ có TC, bọn chúng mới có lợi nhuận. Cuộc chiến tiền tệ kéo dài tới tháng 9-2003 thì hầu hết giới chủ ngân hàng thế giới vào cuộc, áp lực TC phải tăng hối suất từ 20-40 % thời gía hiện tại. Nếu không thi hành, đồng Yuan (NDT) , sẽ không được chấp nhận như một Bản Vị thế giới, trong khi luân lưu thương mại.

Ngoài ra, dù muốn hay không mọi điều sẽ phải thay đổi sau khi TC được gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO), qua những ràng buộc với ngân hàng. Thêm vào đó, hầu hết hàng hóa xuất cảng của TC đều do tiền đầu tư nước ngoài quyết định, giữa lúc phong trào chống đối Tàu Cộng đang lên cao tại Mỹ và Tây phương.

Đó chính là lý do ngày 21-7-2005, Trung Cộng bất ngờ quyết định hũy bỏ Tỉ Giá Hối Đoái Cố Định, giữa đồng Đô La và đồng NDT, được duy trì hơn 10 năm qua. Sự thay đổi này hay nói thẳng là từ nay đồng Yuan đã bắt buộc phải thả nổi, trước tiên đã làm ngân sách nhà nước tổn thất tơí 10 tỷ đô la . Năm 1997, một đôla = 8,277 NDT, nay hối đoái mới 1 đôla = 8,11 NDT nâng đồng bạc Tàu thêm 2,1% thời giá. Mặc dù Thủ Tướng TC là Ôn Gia Bảo có trấn an dân chúng nhưng trên hết, nếu TC cứ ngoan cố, thì Mỹ bắt buộc phải áp dụng tăng thuế trên các hàng hóa nhập cảng từ TC lên tới 27.5%. Đối với VN, sự thả nổi đồng NDT chẳng có tác dụng gì. Ngược lại VN chỉ có lợi, khi Mỹ, Nhật và Liên Âu áp dụng hạn ngạch và thuế xuất cảng cao trong hàng nhập cảng của TC. Cuối cùng việc đồng NDT lên giá thả nổi, cũng là lý do chính đáng để các nước đầu tư chuyển vốn sang Ấn Độ cùng các nước Á Châu khác trong khu vực.

Nhưng cuộc đối đầu Mỹ-Hoa mới chỉ màn khai diễn, vì ngoài hai con bài tẩy Ba Tư và Bắc Hàn, hiện Trung Cộng còn nắm chặc một yếu tố chiến lược khác đối với Hoa Kỳ. Đó là chuyện Trung Cộng sẽ bất thần rút hết vốn tới 600 tỷ đô la,đang được đầu tư ngay trên đất Mỹ. Ác nhất là trong số tiền này, có tới 200 tỷ USD dùng để mua trái phiếu của ngân khố. Hoa Kỳ. Đây là thứ vũ khí hiệu quả nhất mà TC có thể xữ dụng khi cần thiết, để gây xáo trộn nền kinh tế của kẽ thù trước mặt.

TRUNG CỘNG KHỐNG CHẾ KINH TẾ THẾ GIỚI BẰNG NĂNG LƯỢNG:

Với tham vọng đối đầu trực tiếp với Mỹ, tranh giành vai trò lãnh đạo thế giới, nên trong nhiều năm qua, Trung Cộng đã tiêu phí hàng chục tỷ đô la, để hoàn thành các mục tiêu chiến lược, trong đó có năng lượng. Cuối năm 2002, Hồ Cẩm Đào thay Giang Trạch Dân làm trùm Đảng Cộng Sản, đã thực hiện nhiều chuyến công du khắp đó đây để tìm dầu. Nhờ vậy đã gặt hái được nhiều kết quả tại Ba Tư, Sudan, Nam Mỹ. và một vài nước Cộng Hòa thuộc LX cũ.

Sự kiện Chính phủ Hoa Kỳ vì vấn đề an ninh quốc gia, đã ngăn cấm công ty xăng dầu Unocol, từ chối bán cho Tập đoàn xăng dầu quốc doanh Tàu (CNOOC), dù họ đã bỏ ra tới 18,5 tỷ USD nhều hơn Chevron gọi thầu. Điều này cho thấy Hoa Thịnh Đốn giờ đã thực sự bừng tĩnh, khi nhận rõ được đối thủ của mình là Bắc Kinh., chứ không phải là Nga,Đức,Pháp hay Nhật. Bởi vậy Hoa Kỳ xem vấn đề Trung Cộng đang dần hồi thâu tóm những tập đoàn xăng dầu khổng lồ của mình trên thế giới, là mối đe dọa nghiêm trọng nhất,cho nền an ninh quốc gia Hiệp Chủng Quốc, chứ không phải sự đe dọa của các tổ chức khủng bố, quân sự hay vấn đề bom nguyên tử của Bắc Hàn, Ba Tư.

Với Trung Cộng, năng lượng cũng vô cùng quan yếu, vì nó giữ vai trò chi phối sự tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Lục, tạo phương tiện để Tàu hiện đại hóa quân sự, đủ sức khiêu khích đối đầu với thế giới, trong đó có Đài Loan, Hoa Kỳ, Nhật Bổn và Liên Âu.

Dầu cũng là nhịp cầu, đã nối bang giao giữa Nga-Hoa sau nhiều năm lạnh nhạt vì biên giới, Ngoại Mông và VC. Hiện hai nước cọng sản anh em, đã sát cánh trong sứ mạng đánh Mỹ để sinh tồn, qua hai con cờ Bắc Hàn và Ba Tư, được coi như hai kho thuốc nổ hiện nay, đang hăm nóng lại cuộc chiến tranh lạnh năm nào. Hồ cẩm Đào và Putin đã ba lần gặp mặt, để bàn thảo về chiến lược liên minh, xây dựng một đường ống dẫn dầu khí của Nga từ Tây Bá Lợi Á, về tận Trung tâm năng lượng Đại Khánh của Trung Cộng. Theo đó, chỉ có con đường dầu khí này, mới tương đối an toàn ,khi có chiến tranh xãy ra, một điều mà Nhật cũng đã từng ứng dụng, trong Đệ 2 thế chiến.

Do sự tăng trưởng kinh tế ào ạt, nên mấy năm qua Trung Cộng đã tiêu thụ một số năng lượng khổng lồ,mà theo đánh giá của thế giới là quá phí phạm không cần thiết. Sự tiêu dùng trên chỉ thua Mỹ nhưng hơn hẳn Nhật và Âu Châu. Tuy nhiên Hoa Lục không giống các nước tiền tiến, đều có sẳn liên minh năng lương., còn Tàu chỉ phụ thuộc vào nhập cảng, trong khi chính TC thực sự không có khả năng kiểm soát số lượng dự trữ dầu khí của thế giới. Ngoài ra, ví dù TC có được nguồn năng lượng cung cấp từ Đông Phi , Trung Á, Trung Đông.. thì cũng chưa chắc bảo đãm được dầu sẽ an toàn về tận chỗ, qua các phương tiện chuyên chở bằng đường bộ hay đường biển. Tình trạng này lại càng nguy hiểm hơn khi có chiến tranh. Lúc đó tàu dầu của Trung Cộng làm sao qua khỏi Ấn Độ, eo biển Mã Lai, eo biển Đài Loan, biển Nhật Bản.. khi có sự hiện diện của Hải quân Ấn Độ, My, Nhậtờ và các nước Đồng Minh. Mặt khác các ống dẫn dầu khí của Trung Cộng hợp đồng với Ba Tư hiện nay, nếu đặt đường ống hay dùng đường bộ,xe lửa,xe bồn, đều phải qua Trung Á, A Phú Hản , Tây Tạng, Tân Cương.là những khu vực luôn bất ổn, lại có đầy các căn cứ quân sự của Mỹ, nên làm sao tránh được sự phá hoại.. như tình trạng nước Nga hiện tại.

Đó là lý do khiến Trung Cộng đã cố nối lại bang giao với Nga, để trao đổi năng lượng. Quan trọng nhất là việc Bắc Kinh đã ký kết với Ba Tư, một hợp đồng lên tới 70 tỷ US, để mua dầu và khí đốt dài hạn của nước này. Vì vậy, mà Nga và Trung Cộng đã ra mặt liên minh và bênh vực cho Ba Tư cũng như Sudan, khi hai nước này bị Hội Đồng Bảo An LHQ đòi trừng phạt kinh tế, vì chương trình nguyên tử và sự tàn ác ở Darfur..

Tại Đông Hải, Trung Cộng công khai tranh giành khai thác dầu khí tại thềm lục địa với Nhật,VN, Phi Luật Tân.. nhiều cuộc đụng độ quân sự đã xảy ra trên biển quanh quần đảo Trường Sa mấy năm trước hay mới đây bằng tàu ngầm trong vùng biển Nhật Bản. Ngoài ra TC còn bắt chước Mỹ, thiết lập nhiều kho dầu dự trữ chiến lược tại tỉnh Triết Giang., đủ cung ứng trong ba tháng khi dầu nhập cảng bị nghẹn. Đồng thời TC cũng ráo riết bỏ tiền đầu tư vào lãnh vực khoa học, tập trung vào các dự án khai thác, thăm dò dầu khí trong nội địa, nhất là vùng Tân cương, Nội Mông , Mãn Châu.. với hy vọng tìm được nguồn dầu khí mới, để cắt giảm số năng lượng nhập cảng phải lệ thuộc của nước ngoài.

Tóm lại ngày nay, Trung Cộng đã tự coi mình như một quyền lực mới trên toàn cầu về dầu khí. Trong lúc Hoa Kỳ , Nhật, Liên Âu.. đã bằng mọi cách chống sự phá giá xăng dầu, thì chính Nga và Trung Cộng bất chấp thời cuộc, đã phung phí những số tiền khổng lồ, mua chuộc các nước có năng lượng khắp thế giới, để tạo thành những đồng minh chính trị, tạo điều kiên cho các nước trên, tự ý nâng giá quá trớn món hàng vàng đen đã có ông chủ TC giàu xụ chịu mua với thời giá cao gấp ba giá thị trường.

Nhờ có trữ lượng dầu khí đứng thứ 2 hiện nay, nên Ba Tư được Trung Cộng và Nga Sô nâng đờ tận tình. Chính sự bợ lưng này, đã làm Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad coi thường tất cả , từ LHQ, Mỹ, Liên Âu. Hề nhất là mới đây, còn cho biết đã lựa chọn hai đồng minh cùng mình chống Mỹ là Syria và Hamas (Palestine), cũng như thẳng tay bác bỏ phương án thỏa hiệp của Anh, Pháp, Đức.. nhằm làm dịu bớt không khí căng thẳng , giữa Ba Tư và Mỹ-Irael..Để phá vỡ thế liên minh Tàu-Nga và Iran tại Trung Đông, ngày 14-2-2006 Ngoại trưởng Mỹ là Condoleezza Rice đã xin Thương Viện Hoa Kỳ cấp ngân khoản 75 triệu USD dành cho chiến dịch chống IRAN được khai diễn từ năm 1996 thời TT Bill Clinton, qua việc thực hiện các chương trình truyền thanh truyền hình của đài Radio Farda, chống lại chế độ độc tài và bao che nuôi dưởng các tổ chức khủng bố quốc tế. Tính đến tháng 7-2007, hầu như gần hết những thành phần trí thức chống lại chế độ trong nước đều bị chính quyền Ba Tư biệt giam tại nhà tù Evin, trong đó có các học giả Haleh Esfandiari, Kian Tajbakhsh, Ali Shaken, Parnaz Azima.. qua tội danh phản quốc làm gián điệp cho Mỹ. Song song Iran ra lệnh đóng cửa nhiều tờ báo trong nước có khuynh hưóng cổ võ cho cuộc cách mạng nhung.

Theo nhận xét của Michael Elliott trên tờ Time xuất bản ngày 11-1-2007 , vì Hoa Kỳ quá bận rộn với cuộc chiến tại A Phú Hản, Iraq và chống khủng bố, nên phải bỏ rơi nhiều đồng minh quan trọng tại Phi Châu và Nam Mỹ. Trung Cộng đã lợi dụng cơ hội vàng ròng này để thừa dịp nước đục thả câu, dùng bạc tiền và mánh khóe tuyên truyền nhằm trám vào các lổ trống đó, tạo thế chân vạc để cân bằng sức mạnh kinh tế quân sự đối đầu với Hoa Kỳ và thế giới. Chiêu bài này đã được đem ra nghị sự ngay trong phiên họp đầu tiên tại Quốc Hội Hoa Kỳ của đảng dân chủ đang kiểm soát lưởng viện.

Cho nên chẳng có gì lạ khi thấy từ năm 2004 Hồ Cẩm Đào chủ tịch nước Trung Cộng đã công du khắp thế giới nhiều hơn đi chợ. Tại khu vực Châu Mỹ La Tinh, vùng đất gần như bị Hoa Kỳ quên lãng , nhất là qua 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống G.W.Bush. Lợi dụng lổ trống này, Hồ Cẩm Đào đã tung hàng tỉ đô la để đầu tư vào Ba Tây, Á Căn Đình và cả chư hầu cũ của Nga là Cu Ba. Còn Thủ tướng TC là Ôn Gia Bảo thì đi du thuyết tới 15 nước gồm Mỹ, Nga, Saudi Arab, Morocco, Nigeria, Kenya.. vào năm 2006. Hồ Cẩm Đào còn tổ chức hội nghị các nước Châu Phi, thăm Lào, Ấn Độ, Pakistan Nơi nào Trung Cộng cũng vung tiền kiếm được từ tư bản Mỹ và tây phương, để mua chuộc đồng minh, qua chiến thuật viện trợ nhân đạo, huấn luyện chuyên gia, cấp học bổng cho các sinh viên.. Nhờ vậy mà Trung Cộng đã chiếm được hơn 28 % lượng dầu khí tại lục địa đen và như nhận xét của tờ Der Spiegel thì trong tương lai gần Trung Cộng sẽ thay thế địa vị của người Anh tại đây trong lảnh vực năng lượng. Tóm lại kể từ năm 1995-2003, Trung Cộng đã ký 18 hiệp định với nhiều nước Châu Phi để vơ vét gần hết tài nguyên của Congo (gỗ quý), Zambia (đồng), Gabon (mangan) . Một đường bay quốc tế đã được Trung Cộng thiết lập, nối liền Hồng Kông với thủ đô Nairobi của Kenya.. Ngoài ra Tàu còn bày trò xóa nợ lên tới 1,2 tỉ USD cho Angola nên được nước này cung cấp dầu khí đứng hàng thứ 2 (300.000 thùng/1 ngày) chi thua có Saudi Arab mà thôi.

Nhưng đó cũng chưa phải là lý do chính để Hoa Kỳ và Tây Phương quyết một mất một còn với Trung Công như ta thấy đã xảy ra trong thời gian gần đây, qua biến cố chống hàng hóa xuất cảng của Tàu, chuyển hướng vốn đầu tư sang Ấn Độ, Nam Dương, Bangadesh, Nam Mỹ.. và việc Mỹ cùng Liên Âu có thể tấn công Ba Tư vì nước này ngông cuồng bất chấp lệnh LHQ cấm sản xuất bom nguyên tử. Tin đánh Iran được Reuters phổ biến qua lời bình luận của Ngoại trưởng Pháp Bernard Kouchner, trên đường thăm viếng Nga  rằng Paris cũng đang chuẩn bị cho viễn ảnh một cuộc chiến sắp tới thật nghiêm trọng và quyết liệt .Theo Sergel Lavrov Ngoại trưởng Nga cho rằng lời nhắn của Pháp đã làm Nga-Tàu lo sợ nếu có chiến tranh xãy ra, hai nước này sẽ mất hết nguồn dầu khí do Ba Tư cung cấp như họ đã mất hết tại Iraq khi Mỹ-Anh tiêu diệt chế độ Sadam Hussein vào năm 2001.

Từ lâu Nigeria là nước cung cấp dâu thô thứ năm cho Hoa Kỳ cũng như nhiều nước phương tây. Nhưng Trung Cộng đã đứng trong bóng tối bỏ tiền tài trợ cho một lực lượng du kích địa phương gọi là  phong trào giải phóng đồng bằng Nigeria (MEND) .Thật ra đây chỉ một tổ chức chuyên bắt cóc nhân viên và các yếu nhân thuộc nhiều công ty ngoại quốc đang họp tác với chính phủ để khai thác dầu thô tại vùng đồng bằng phía bắc nước này với mục đích đòi tiền chuộc và gây áp lực chính trị. Bọn cướp không nhiều, chuyên bịt mặt , sử dụng giang tốc đỉnh có gắn đại liên nhiều nòng, tấn công liên tục các công ty dầu, làm tình hình khắp khu vực luôn bất ổn, rối ren và nguy hiểm đến nổi quân đội Nigeria phải can thiệp nhưng vô hiệu vì phải tránh né sự đụng chạm giữa Hồi Giáo và các tôn giáo khác tại đia phương.

Cuối cùng nhiều công ty dầu quốc tế đành ngưng hoạt động về nước dù họp đồng vẫn còn. Hậu quả Nigeria đã mất mỗi ngày hơn 800.000 thùng dầu thô, khiến cho giá dầu có lúc đã tăng lên tới 80 USD/1 thùng, làm ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Hoa Kỳ là một quốc gia tiêu thụ các loại năng lượng nhiều nhất thế giới. Đó cũng là lý do mà chính phủ Hoa Kỳ đã mở

một cuộc họp quan trọng vào ngày 23-6-2005 tại thủ đô Washington DC với sự tham dự của Ủy Ban Oil Shock Panel, hai cựu giám đốc CIA, chủ tịch hội đồng liên hệ ngoại giao (CFR) và một yếu nhân cao cấp thuộc Ban Tham Mưu Liên Quân Hoa Kỳ (JCS). Tóm lại đối với Hoa Kỳ, dầu khí và quặng mỏ tại Châu Phi nói chung trong đó quan trọng nhất vẫn là Nigeria, là một trong mạch sống của nền kinh tế Mỹ. Bởi vậy ngay từ năm 2002 Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã công khai tuyên bố  Châu Phi là quyền lợi chiến lược của Hoa Kỳ .Còn Tổng Thống G.W.Bush thì thẳng thừng khẳng định  Mỹ có thể gửi quân tới Châu Phi để bảo vệ các mõ dầu khi cần thiết .Trong khi đó Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates phát biểu  Để bảo vệ chính mình, Hoa Kỳ phải hình thành một chiến lược an ninh dầu hỏa .

Tháng 1-2006 công ty Shell của Mỹ bị MEND tấn công khủng bố làm mất mỗi ngày hơn 250.000/1 thùng dầu thô. Tháng 2-2006 MEND chiếm một chiếc phà của công ty Wibros (MỸ) đang khai thác dầu trong vùng. Chúng còn phá hủy các ống dẫn đầu và khí đốt, cùng một trạm bom dầu của hảng Shell, làm cho công ty này không còn khả năng cung cấp mỗi ngày 477.000 thùng dầu thô như trước. Quan trọng hơn hết là bọn cướp đã cố tình nhắm vào hảng Shell của My, hiện là một công ty có cơ sở bề thế nhất trên sông Niger với 90 giàn khoan, 73 trạm bơm, 3720 dặm đường ống dẫn dầu-khí.. Với các nước tây phương cũng không tránh khỏi sự phá hoại, trong đó có công ty Agip (Ý). Tình thế thật nguy ngập nhưng công ty dầu Anh-Hà Lan (Royal Dutch Shell) đã tuyên bố không bao giờ rơi khỏi khu vực đang khai thác, còn Shell (Mỹ) thì cương quyết ở lại dù khủng bố đã phá hoại hảng phải thiệt hại mỗi ngày 477.000 thùng dầu thô, làm cho Nigeria mỗi tháng tổn thất gần 1 tỷ USD tiền xuất cảng dầu.

Nói chung tất cả các công ty ngoại quốc đang khai thác dầu tại Nigeria đều quyết tâm theo gót hảng Shell ở lai, hiện có hảng Exxon Mobil, Chevron Texas (Mỹ), Conoco Phillips, Schlumberger, Brazil Petrobas, Total French,Ytalia ENI.. Tất cả đều biết rõ Trung Cộng là kẽ thọc gậy bánh xe để trục lợi với mục đích duy nhất là sẽ nhảy vào trám chổ khi Mỹ và Tây Phương hết chịu nổi phải bỏ của chạy lấy mạng.

2- CUỘC ĐỐI ĐẦU GIỮA TRUNG CỘNG VÀ TÂY PHƯƠNG:

Ngày thứ sáu (22-9-2007) nhà sản xuất nôi trẻ con do Trung Cộng chế tạo, mang nhản hiệu Simplicity và Graco, đã được thu hồi khoảng 1 triệu chiếc để trả về Tàu vì đã gây ra cái chết cho hai trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ. Đây không phải là lần đầu tiên người Mỹ cảm thấy lo ngại về các loại hàng hóa gia dụng và thực phẩm được sản xuất từ Trung Cộng. Trước đây khi sự giao hảo giữa Mỹ-Hoa chưa bị sứt mẻ đụng chạm do Tàu đỏ gây ra, vì vậy chính phủ Mỹ đã dễ dàng cho phép nhập khẩu gần như tất cả hàng hóa  Made In China  vào nước mình . Do đó đã phần nào kiểm soát không được chặt chẻ nên mới có sự cố bê bối làm chết người mà hiện nay ai cũng biết.

Trước đây để tuyên truyền chống Mỹ, VC hay đem hậu chứng VN và cuộc chiến vùng Vinh ra để bung xung bôi bác. Nhưng lần này thì không cần ai quảng cáo thúc đẩy, mà người Mỹ và cả thế giới, ai nấy đều kinh hồn bạt vía vì đã đối mặt hết run rẩy này tới sợ hãi khác , qua tất cả những thứ hàng nhập cảng của Trung Cộng, trong đó ngoài thực phẩm, đồ uống, hải sản đông lạnh.. cho tới đồ chơi trẻ con, nôi con nít, bánh xe hơi, áo quần, vật dụng nhà bếp, mền đắp, mỹ phẩm và cả thức ăn dành cho chó mèo.

Như Sally Greeberg của US Consumers Union phát biểu  quả thật Trung Cộng ngày nay đã trở thành nổi ác mộng cho nhân loại  và ông kết luận  bất cứ những cái gì (không riêng TC mà cả VC) không đáp ứng được chuẩn mục an toàn của chúng ta, thì sẽ không được nhập vào Mỹ .Còn Peter Morici, giáo sư kinh tế học của Maryland (Hoa Kỳ) đã bày tỏ sự chua chát tận cùng về cái dại của đất nước mình  Bao năm qua lợi dụng sự dễ dãi của chính quyền và sự tham lam của các con buôn Mỹ, người Tàu đã làm giàu tới mức kinh khủng nhờ sự thâm thủng cán cân mậu dịch của hai nước. Đểu cáng hơn là Trung Cộng đã dùng chính những đồng tiền đó để tạo ra một cuộc chiến hóa học vô hình, qua hình thức các nhu yếu phẩm có chứa độc chất, rồi đem đầu độc dân chúng mình và cả thế giới, trong đó thiệt hại nhiều nhất vẫn là Mỹ vì núi hàng hóa  made in China  thượng vàng hạ cám, đã tràn ngập khắp hang cùng ngõ hẹp với một số lượng kinh khủng trị giá lên tới 250 tỷ USD (2004), còn hiện nay(2007) theo kiểm kê của US Consumer Product Safety Commission, thì hàng hóa TC có mặt tại Mỹ đã tăng lên hơn 300% so với thời gian trước.

Ai cũng biết Trung Cộng nhờ phát triển kinh tế mà trở thành một quốc gia giàu có hiện nay. Vì vậy những sự biểu dương về quân sự mà TC đang cố tình để lộ ra cho cả thế giới thấy, chẳng qua chỉ màn trình diển rẽ tiền và đánh lạc hướng nhân loại về mặt yếu kém của mình. Đó là thực chất, vì tử huyệt của Bắc Kinh ngày nay vỏn vẹn chỉ có HAI : Vốn đầu tư ngoại quốc và Thị trường xuất cảng hàng hóa MADE IN CHINA .Tình hình cho thấy Trung Cộng hiện nay đang bị Mỹ và gần cả thế giới NHẮM vào HAI tử huyệt trên để tấn công tới tắp, cho nên sự suy sụp về kinh tế chỉ là vấn đề phải bắt buộc xảy ra sớm hoặc muộn tùy theo cách hành sử của Hoa Kỳ, trong đó quyết định quan trọng nhất vẫn là vị nguyên thủ quốc gia.

Để cứu đảng, Bắc Kinh ngày nay không còn hách dịch tự tôn như trước vì phải quay cuông chống trả với thù trong giặc ngoài qua hai mặt trận sống chết : Ngăn chận cơn bảo sử dụng các độc tố để chế biến nhu yếu phẩm đang trăm hoa đua nở khắp nước Tàu và phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Cộng đồng loạt đang diễn ra tại Mỹ, Liên Âu và gần cả thế giới.

Tóm lại biến cố thế kỷ này không phải là sự tuyền bôi bác vì tranh giành quyền lực giữa các nước, mà là một thực chất lịch sử được xác nhận từ khoa học về mọi sự sai lầm trong hầu hết các mặt hàng do Trung Cộng sản xuất . Tất cả đều có khả năng giết người, chẳng những từ từ thức ăn đồ uống, thuốc men, kem đánh răng, mỹ phẩm .. mà còn kể cả vỏ xe hơi, đồ chơi trẻ em, quần áo mền đắp và thực phẩm dành cho nuôi gia súc.

Để đạt được mức lợi nhuận tối đa, Trung Công bất chấp những qui luật kinh tế mà mình đã hứa khi được nhận vào tổ chức thương mai quốc tế WTO, khi đã dùng cả hóa chất ướp xác Formaldehyde hay Sulfoxide, thuốc khai quang, trừ sâu và hàng loạt hóa chất khác .. là nguyên nhân gây nên chứng bệnh nan y ung thư. Tất cả các loại độc tố này hiện được tìm thấy trên hầu hết các món hàng do Trung Cộng sản xuất như Hải Sản nhân tạo (lươn, cua, ốc, sò và 70 loại cá đều có chứa ít nhiều hóa chất gây ung thư Malachite Green và Nitrofurans). Trung Cộng cũng là trung tâm sản xuất các loại y dược giả hoặc kém phẩm chất, trong đó có thuốc trị bệnh sốt rét, kem đánh răng giả nhái từ các hảng kem Mỹ như Colgate, Rest.. bằng hóa chất Glycol có tác dụng chống đông lạnh. Còn có thuốc giả trị cúm gà do Mỹ chế, thuốc giả Viagra..

Trước những đòn trí mạng từ mọi phía, Trung Cộng đã phải dịu giống xuống nước và việc đầu tiên là bắt Zeng Xiaoyu, người cầm đầu cơ quan quản trị thuốc men và thực phẩm cả nuớc(SFDA) xử tử làm dê tế thần để mong xoa dịu dư luận trong nước và quốc tế. Mặt khác Bắc Kinh mở chiến dịch đại bố ráp các công ty , đồng thời Tổng trưởng Ngoại Giao Qin Gang đích thân ra lệnh bịt miệng báo chí trong nước không được loan tin thật, để tránh sự sợ hải của mọi người. Tuy nhiên tới giờ phút này Bắc Kinh vẫn từ chối trách nhiệm đối với các sự sai lầm đã bị thế giới phát giác, trong đó có cả Việt Cộng cũng đem lên tờ Nhân Dân tố cáo  tất cả những sự trúng độc chết người tại VN trong thời gian qua, đều do thực phẩm của Trung Cộng gây ra  . Và để trả đủa, Trung Cộng cũng ra lệnh cấm nhập khẩu 11 món hàng từ Mỹ trong đó có sữa đậu nành, thịt gà và heo..

Nói gì thì nói cũng không tránh được hậu quả trước mắt đã đẩy Trung Cộng vào thế hiểm nghèo, chỉ riêng tại Mỹ qua các vụ bê bối về an toàn thực phẩm, đã khiến Tàu phải tổn thất hơn 2,26 tỷ USD về các mặt hàng xuất cảng bị trả lại. Đó cũng là lý do đã có cuộc hòa đàm giữa Mỹ và Trung Cộng tại Bắc Kinh ngày 31-7-2007. Trước đó vào ngày 25-7-2007 Ủy Ban Tiêu Thụ Cộng Đồng Chung Âu Châu cũng gửi văn thư chính thức đòi Trung Cộng phải tuân thủ các luật lệ của WTO về an toàn thực phẩm.

Không những tại Mỹ hay Liên Âu có phản ứng, mà hầu như khắp thế giới đều có hành động tượng tự trước nổi chết chập chờn do hàng hóa độc hại của Trung Cộng gây ra. Tại New Zealand , chính quyền đang cho điều tra quần áo của Tàu sản xuất đang bày bán tại đây, có chứa chất formone quá hàm lượng ấn đinh. Ngày 19-8-2007 dù toà đại sứ Trung Cộng phủ nhận nhưng Cơ quan giám sát thuốc và thực phẩm Indonesia (BPOM) vẫn công bố danh sách 49 loại bánh kẹo do Tàu sản xuất có chứa chất formone. Cũng trong tháng 8-2007, Nam Dương đã ra lệnh cấm nhập cảng 26 loại mỹ phẩm của Tàu. Tình trạng bê bối này cũng vừa được công bố tại Thái Lan qua lệnh cấm nhập khẩu hàng hóa tới từ Trung Cộng có chứa chất độc gây bệnh ung thư, nhất là các loại rau tươi, trà, trái cây và cả ớt bột có chứa độc chất Sudan-4. . Nói chung trong 11.000 món hàng hóa của Tàu đang bày bán tại đây, bộ y tế Thái Lan xác nhận trong đó đều có chứa hóa chất, thuốc trừ sâu và phẩm màu cao hơn nồng độ quốc tế cho phép. Ở Anh vào ngày 16-8-2007 , chính quyền ra lệnh thu hồi 115.000 chai nước uống dành cho trẻ em vì thiếu độ an toàn. Nước Nicaragua (Trung Mỹ) ngày 27-5-2007 thì phát hiện món hàng độc hại kem đánh răng hiệu Excel và Mr Cool của TC có chứa hóa chất diethylene glycol. Ngay Hồng Kông thuộc lảnh thổ TC, chính quyền địa phương , ngày 7-12-2006 chính quyền cũng phải ra lệnh cảnh báo người dân nên cẩn thận khi mua cá từ Trung Cộng nhập vào . Các nước Bắc Âu và Ý Đại Lợi cũng ra lệnh lập hàng rào kiểm soát chặt chẽ các hàng hóa nhập từ TC, trong đó có đồ chơi trẻ con, búp bê, quần áo lót phụ nữ, mên đắp..

Màn đấu trí cuối cùng của người Mỹ đã làm cho Trung Cộng trở tay không kịp, đó là sự kiện chính Hoa Kỳ tự mình làm giảm giá trị của đồng đô la trên thị trường thế giới bằng cách khuyến khích người dân trong nước dùng thẻ tín dụng và việc thanh toán bằng điện tử . Tiền Mỹ mất giá sẽ nâng các ngoại tệ khác như đồng Euro, Yen.. lên cao, đã kịp thới cứu sống nền kinh tế Hoa Kỳ bị chao đảo từ mấy năm nay, có thể sẽ bị sụp đổ vì thâm thủng mậu dịch với Trung Cộng., thiệt hại ngân sách quốc gia lên tới mức kỹ lục là 765 tỷ USD. Đồng Đô la giảm giá sẽ nâng cao đồng Nhân Dân Tệ theo hối suất thả nổi hiện nay, khiến cho hàng hoa xuất cảng của Trung Cộng sẽ không giá rẽ như trước. Như thế hàng hóa Tàu làm sao có thể cạnh tranh nổi với hàng hóa các nước Âu Mỹ, Nhật, Á Châu vừa tốt lại giữ đúng an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Tất cả đều là lợi dụng lẫn nhau, bài học của lịch sử muôn đời đâu có thay đổi . Có điều khi chiến tranh xãy ra, nạn nhân đầu tiên vẫn là tuyệt đại dân chúng VN nghèo đói . Đây là thảm trạng của một dân tộc anh hùng nhưng tới nay vẫn còn là một kiếp đời nhược tiểu, biết tới bao giờ mới ngóc đầu lên nổi, nếu nước ta cứ mãi sống trong kềm kệp gông tù của chế độ cộng sản, mà ngay tại Trung Cộng cũng đã muốn vứt vào thùng rác, vì quá lạc hậu và hoang đường.

Giận cá chém thớt, Trung Cộng lại đổ hết hậu quả vào VN với cớ là VC dám a dua theo Mỹ, tung tin thất thiệt trên báo chí về sự bê bối của hàng hóa Tàu. Kết quả chóp bu đảng VC vẫn phây phây ngồi trên ngai vàng đếm tiền vàng, còn hàng hóa của người dân Việt cả nước bị Bắc Kinh chơi xã láng, khi ra lệnh đóng khảu, khiến cho rau cải, trái cây bị ứ động nằm phơi nắng tại biên giới hai nước. Rốt cục phải đem đổ vì héo thối trong tiếng khóc nảo nùng của người dân nghèo.. nhưng chuyện này mấy ai biết được vì đâu có xảy ra ở các tụ điểm du lịch, ăn chơi hay chốn đô thành xa hoa ngựa xe gái rượu -/-

Xóm Cồn

Tháng 9-2007

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.