Hôm nay,  

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

10/08/201000:00:00(Xem: 5360)

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

Michael Matsuda
(Người viết: Ông Michael Matsuda, đồng soạn giả của giáo trình: Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt.  Ông hiện là Dân Cử chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Khu Đại Học Cộng Đồng, miền Bắc Hạt Cam và là Cựu Thành Viên Cố Vấn của Hội Đồng Giáo Dục cho Thống Đốc Tiểu Bang California.)
Việt Nam.  Hai chữ đã mang lại nhiều ấn tượng trong lịch sử về chiến tranh, quê hương, một hành trình tị nạn, một qúa khứ ở một nơi xa lạ.  Người Mỹ gốc Việt.  Không chỉ là người Việt.  Không chỉ là người Mỹ.  Không chỉ là bản sắc này hay bản sắc kia, nhưng là cả hai bản sắc Việt và Mỹ.  Hai chữ gắn liền.  Hai ý nghĩa quyện lẫn nhau.
Và đó cũng là phần giới thiệu của giáo trình “Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt” được xuất bản đầu tiên vào năm 2002 do sự hỗ trợ của cơ quan Liên Hiệp Á Châu Thái Bình Dương.  Qúy độc gỉa có thể tải xuống miễn phí giáo trình này tại trang nhà www.tolerance.org.  Hiện nay có đến 9,000 lần được download bởi các giáo giáo chức từ khắp nơi tại Hoa Kỳ.
Điều cần quan tâm hiện nay là vào ngày 11 tháng 5, 2010, thống đốc của tiểu bang Arizona đã ký  luật chấm dứt các môn học về sắc tộc tại các trường công lập tiểu bang Arizona.  Giáo sư tiến sĩ Mariam Lâm Thục Uyên tại đại học UC, Riverside Chuyên Khoa Sắc Tộc Học, đã lên tiếng: “Đa số mọi người chỉ nghĩ rằng luật về di dân vừa ban hành tại Arizona chỉ để ngăn chặn những người di dân bất hợp pháp.  Chúng ta cần lưu tâm rằng họ cũng đã thông qua luật nhắm vào các chương trình giáo dục về sắc tộc, tức giúp học sinh tìm hiểu về cội nguồn và bản sắc của các em.  Việc thi hành các luật lệ này  có thể là một cản trở lớn cho sự phát triển hiểu biết của các em học sinh và thanh thiếu niên về cuộc chiến Việt Nam và cuộc hành trình đi tìm tự do của người Việt tị nạn.”
Ngày nay, mặc dù việc dùng các trắc nghiệm và chỉ chú tâm vào các giáo trình nâng cao kỹ năng đọc và làm toán đã và đang giới hạn về mặt kiến thức đa văn hóa cho các em học sinh, được biết giáo trình về Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt đã và đang được nhiều giáo chức trên khắp nước Mỹ tham khảo và sử dụng trong việc giáo dục các em học sinh về cuộc chiến Việt Nam và thúc đẩy họ tìm hiểu lịch sử người Mỹ gốc Việt từ những người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ.  Có rất nhiều những chia sẻ từ các em học sinh bản xứ về giáo trình này, chẳng hạn một em người Mỹ da trắng tại Virginia chia sẻ: “Trước đây em không biết bất cứ một điều gì về người Việt tị nạn vượt biển và những gì họ đã phải trải qua.  Em rất cảm phục những người Mỹ gốc Việt đã hy sinh và chịu mất mát rất nhiều để họ có được tự do hôm nay.”


Sau là một lời phát biểu của một em học sinh Việt Nam, “Ba mẹ em không nói nhiều cho chúng em biết về hành trình vượt biển của ba mẹ.  Trước đây em có mặc cảm là người Việt Nam, bây giờ sau khi học giáo trình này, em hiểu và thông cảm hơn cũng như cảm thấy hãnh diện về bản sắc Việt Nam của em.”  Tại địa phương, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh đã và đang có nhiều nỗ lực tiên phong để mang giáo trình này vào học khu Garden Grove, nơi có hàng ngàn học sinh gốc Việt đang được truyền đạt về lịch sử Hoa Kỳ.  Giáo sư KimOanh cho biết: “Có nhiều giáo viên đã dùng giáo trình này và chia sẻ rằng học sinh của họ qúy chuộng giáo trình này vì giáo trình giúp các em tự tin và hãnh diện về chính các em, nhất là khi các em nhận thức rằng kinh nghiệm của dân tộc các em cũng là một phần của lịch sử của xứ sở hiệp chủng quốc và đa văn hóa này.  Đáng tiếc là hiện nay có rất nhiều học sinh không được học biết về các kinh nghiệm trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt.  Khi các em rất thành công trong việc học hành, thì nhiều em lại trở nên xa lạ không gần gũi với chính cộng đồng của mình, dọn đi nơi khác và xác nhập vào dòng chính toàn diện.  Tôi biết được điều này từ những chia sẻ của các phụ huynh và họ nói rằng khi trưởng thành các em trở nên vô cảm với những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam cũng như sinh hoạt tại Little Saigon.  Hơn lúc  nào hết, cộng đồng chúng ta cần trân qúy ích lợi và gía trị tinh thần của nền giáo dục đa văn hóa và yêu cầu những người lãnh đạo phải phát huy nó.”
Hiện nay, nhiều người dân cử địa phương ngày càng quan tâm đển thái độ phân biệt chống đối người di dân đã đưa đến luật chống di dân tại tiểu bang Arizona.  Ông giáo sư tiến sĩ Jose Moreno, chủ tịch của học khu Anaheim, và cũng là một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục từ đại học Havard, lên tiếng: “Đáng tiếc là có một số cư dân tại hạt Cam đang tạo chia rẽ chống đối giữa sắc tộc này với sắc tộc khác để kiếm thêm phiếu đồng thuận cho quan điểm của họ trong cuộc tuyển cử.  Có cả những dân cử địa phương, chẳng hạn như tại thành phố Costa Mesa,  họ tuyên bố là thành phố của họ là thành phố của “Luật Pháp”   Nếu bạn tìm hiểu hàm ý đằng sau của họ, bạn sẽ thấy họ ủng hộ cho những chính sách chống lại tất cả những sắc tộc di dân và bất cứ ai không nhìn giống như người Mỹ truyền thống.
Chúng ta cần có những người dân cử thật sự quan tâm và tôn trọng về sự sinh tồn và phát triển của các sắc tộc, nhất là trong các thành phố có rất nhiều người Việt và người Latin như thành phố Garden Grove, Anaheim, và Westminster.  Sự phát triển của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như tương lai và qúa khứ của chúng ta có liên hệ rất mật thiết với sự sinh tồn và phát triển của mọi sắc tộc trong hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.  Chúng ta cần lựa chọn những người dân cử hỗ trợ cho các môn học về sắc tộc và bỏ phiếu cho họ.  Nếu chúng ta không làm gì và để cho các chính sách mang tính phân biệt tồn tại trong các cộng đồng chung, chúng ta sẽ mất cả một thế hệ trẻ có tiềm năng lãnh đạo đến từ một lịch sử di dân.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tổng Bí thư Tô Lâm hứa “Việt Nam sẽ học hỏi tối đa kinh nghiệm phát triển của Trung Quốc, đặc biệt là sự đổi mới lý luận và thực tiễn của Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới".
...Sau Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai, Mỹ khởi xướng Kế Hoạch Marshall vào năm 1948 để giúp tái thiết kinh tế Châu Âu và ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản. Khi nhận thấy cần có một cơ quan phát triển phối hợp, Tổng thống John F. Kennedy đã ký lệnh hành pháp 10973 Foreign Assistance Act vào ngày 4/9/1961, và ký thành luật thành lập Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ngày 3/11, tập trung vào phát triển kinh tế và xã hội trong thời gian dài, thay vì chỉ viện trợ quân sự hoặc khẩn cấp. Cơ quan này được tạo ra để hợp nhất các nỗ lực viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ và thúc đẩy phát triển toàn cầu như một phần của chính sách đối ngoại quốc gia. Thời Chiến Tranh Lạnh, USAID đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản bằng cách cung cấp viện trợ cho các nước ở Châu Phi, Mỹ Latinh và Châu Á. USAID là nguồn là viện trợ chính cho các chương trình phát triển tập trung vào nông nghiệp, y tế, giáo dục và cơ sở hạ tầng. Cuộc Cách Mạng Xanh (Green Revolutio
Với mức áp thuế 10% lên hàng hóa Trung Quốc, liệu đây là những "đòn ngoại giao" như giới ủng hộ Donald Trump luôn bào chữa hay là sự thăm dò? Còn hiện nay, với các phát biểu cầu cạnh, một mức thuế "nhẹ nhàng" như vậy so với hai láng giềng đồng minh lâu đời Mexico và Canada, con đường "đánh Tàu" của Donald Trump trong nhiệm kỳ hai xem ra đã không như người Việt ủng hộ ông kỳ vọng.
Khi Sài Gòn thất thủ, cha của Bình Lý hòa cùng dòng người đi vào “đêm chôn dầu vượt biển.” để lại quê nhà người vợ và hai đứa con trai còn nhỏ. Sau gần 10 năm, cha và mẹ của anh đoàn tụ ở nước Mỹ. Bình chào đời trên xứ sở tự do, mang trên mình căn cứ người Mỹ gốc Việt thế hệ thứ hai. Đúng 50 năm của biến cố 30 Tháng Tư (1975 – 2025), chính anh và những người bạn trẻ khác trong nhóm Viet Place Collective, đã tranh đấu suốt hai năm để thuyết phục giới chức vùng DMV chuẩn thuận cho tên đường Saigon Blvd – Đại Lộ Sài Gòn hiện diện trên một đoạn đường Wilson Blvd thuộc Falls Church.
Mới đây một người bạn online gởi đến một video clip và bản chụp mấy trang trong cuốn Kỷ niệm sân khấu của MC Nguyễn Ngọc Ngạn, hỏi ý kiến tôi về cách ông này kiến giải thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước”. Trong clip -- cắt từ một sản phẩm Paris by Night -- ông Ngạn cho biết trong chương trình trước MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên hỏi ông ý nghĩa của thành ngữ “Phận con gái mười hai bến nước” và lúc đó ông “đoán” ra hai điều: về vần, từ “gái” liền vần với “mười hai” và, về nghĩa, “số 12 trùng với 12 tuổi Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.”
Ngay sau khi nhậm chức, tân Tổng thống Trump đã ký khoảng 100 sắc lệnh hành pháp để giải quyết nhiều vần đề cấp bách cho đất nước. Nhìn chung trong toàn cảnh, có nhiều nhận định tỏ ra dè dặt hơn khi cho rằng, một số sắc lệnh này có hiệu lực pháp lý tức thời, một số khác có lẽ chỉ là một màn trình diễn làm thoả lòng mong đợi của đa số cử tri và một số khác còn cần nhiều thời gian hơn nữa để cho các toà án tái thẩm nội dung. Tại sao các giải pháp này không hữu hiệu như Trump tuyên hứa với toàn dân? Sau đây là ba trường hợp điển hình để biện minh tại sao một kỷ nguyên hoàng kim chưa được khởi đầu...
Nhà nước CSVN đã có một cái nhìn bi quan về tình hình chống tham nhũng, lãng phí và tiêu cực khi bước vào năm 2025, một năm trước Đại hội đảng kỳ XIV để bầu Ban Chấp hành Trung ương nhiệm kỳ 2026-2030...
Thời Hoàng Kim (Golden Age) – khẩu hiệu mới của chính quyền Trump – hiện ra rõ nhất trong buổi lễ nhậm chức không như mong đợi của Trump và những cử tri ủng hộ. Ngồi ở hàng ghế đầu, vị trí xưa nay vốn thuộc về gia đình tổng thống, các cựu tổng thống, và những vị khách danh dự khác, là những tỷ phú giàu nhất thế giới. CEO Meta Mark Zuckerberg và vợ; CEO Amazon Jeff Bezos và hôn thê Lauren Sánchez, CEO Google Sundar Pichai và Elon Musk, người giàu nhất thế giới đã dựng “bệ phóng Space X” đưa Trump trở lại Tòa Bạch Ốc, đã soán chỗ của các tổng thống tiền nhiệm. Điều này đối lập hẳn với những phát ngôn tranh cử khi Trump luôn xem mình là một tổng thống đứng cùng tầng lớp trung lưu và lao động.
Nếu chúng ta, trong thị trường giải trí, từng một thời ướt át “tân cổ giao duyên” thì bây giờ người Mỹ, trong “thị trường chính trị”, như là biến thể mới nhất của nền chính trị quốc gia, đang khô khốc với sát khí “chăn lái giao duyên”. Nước Mỹ của thế kỷ 21, xem ra, đang đối mặt với nguy cơ tụt lùi về thế kỷ 19 của chủ nghĩa tư bản hoang dã và chủ nghĩa thực dân.
Ngày 20 tháng 1 năm 2025, lịch sử Hoa Kỳ lật qua một trang sử mới. Qua một thủ tục chuyển quyền hiến định, tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống thứ 47 và sẽ thay đổi một số chính sách cơ bản cho nhiệm kỳ sắp tới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.