Hôm nay,  

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

8/10/201000:00:00(View: 5474)

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

Michael Matsuda
(Người viết: Ông Michael Matsuda, đồng soạn giả của giáo trình: Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt.  Ông hiện là Dân Cử chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Khu Đại Học Cộng Đồng, miền Bắc Hạt Cam và là Cựu Thành Viên Cố Vấn của Hội Đồng Giáo Dục cho Thống Đốc Tiểu Bang California.)
Việt Nam.  Hai chữ đã mang lại nhiều ấn tượng trong lịch sử về chiến tranh, quê hương, một hành trình tị nạn, một qúa khứ ở một nơi xa lạ.  Người Mỹ gốc Việt.  Không chỉ là người Việt.  Không chỉ là người Mỹ.  Không chỉ là bản sắc này hay bản sắc kia, nhưng là cả hai bản sắc Việt và Mỹ.  Hai chữ gắn liền.  Hai ý nghĩa quyện lẫn nhau.
Và đó cũng là phần giới thiệu của giáo trình “Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt” được xuất bản đầu tiên vào năm 2002 do sự hỗ trợ của cơ quan Liên Hiệp Á Châu Thái Bình Dương.  Qúy độc gỉa có thể tải xuống miễn phí giáo trình này tại trang nhà www.tolerance.org.  Hiện nay có đến 9,000 lần được download bởi các giáo giáo chức từ khắp nơi tại Hoa Kỳ.
Điều cần quan tâm hiện nay là vào ngày 11 tháng 5, 2010, thống đốc của tiểu bang Arizona đã ký  luật chấm dứt các môn học về sắc tộc tại các trường công lập tiểu bang Arizona.  Giáo sư tiến sĩ Mariam Lâm Thục Uyên tại đại học UC, Riverside Chuyên Khoa Sắc Tộc Học, đã lên tiếng: “Đa số mọi người chỉ nghĩ rằng luật về di dân vừa ban hành tại Arizona chỉ để ngăn chặn những người di dân bất hợp pháp.  Chúng ta cần lưu tâm rằng họ cũng đã thông qua luật nhắm vào các chương trình giáo dục về sắc tộc, tức giúp học sinh tìm hiểu về cội nguồn và bản sắc của các em.  Việc thi hành các luật lệ này  có thể là một cản trở lớn cho sự phát triển hiểu biết của các em học sinh và thanh thiếu niên về cuộc chiến Việt Nam và cuộc hành trình đi tìm tự do của người Việt tị nạn.”
Ngày nay, mặc dù việc dùng các trắc nghiệm và chỉ chú tâm vào các giáo trình nâng cao kỹ năng đọc và làm toán đã và đang giới hạn về mặt kiến thức đa văn hóa cho các em học sinh, được biết giáo trình về Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt đã và đang được nhiều giáo chức trên khắp nước Mỹ tham khảo và sử dụng trong việc giáo dục các em học sinh về cuộc chiến Việt Nam và thúc đẩy họ tìm hiểu lịch sử người Mỹ gốc Việt từ những người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ.  Có rất nhiều những chia sẻ từ các em học sinh bản xứ về giáo trình này, chẳng hạn một em người Mỹ da trắng tại Virginia chia sẻ: “Trước đây em không biết bất cứ một điều gì về người Việt tị nạn vượt biển và những gì họ đã phải trải qua.  Em rất cảm phục những người Mỹ gốc Việt đã hy sinh và chịu mất mát rất nhiều để họ có được tự do hôm nay.”


Sau là một lời phát biểu của một em học sinh Việt Nam, “Ba mẹ em không nói nhiều cho chúng em biết về hành trình vượt biển của ba mẹ.  Trước đây em có mặc cảm là người Việt Nam, bây giờ sau khi học giáo trình này, em hiểu và thông cảm hơn cũng như cảm thấy hãnh diện về bản sắc Việt Nam của em.”  Tại địa phương, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh đã và đang có nhiều nỗ lực tiên phong để mang giáo trình này vào học khu Garden Grove, nơi có hàng ngàn học sinh gốc Việt đang được truyền đạt về lịch sử Hoa Kỳ.  Giáo sư KimOanh cho biết: “Có nhiều giáo viên đã dùng giáo trình này và chia sẻ rằng học sinh của họ qúy chuộng giáo trình này vì giáo trình giúp các em tự tin và hãnh diện về chính các em, nhất là khi các em nhận thức rằng kinh nghiệm của dân tộc các em cũng là một phần của lịch sử của xứ sở hiệp chủng quốc và đa văn hóa này.  Đáng tiếc là hiện nay có rất nhiều học sinh không được học biết về các kinh nghiệm trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt.  Khi các em rất thành công trong việc học hành, thì nhiều em lại trở nên xa lạ không gần gũi với chính cộng đồng của mình, dọn đi nơi khác và xác nhập vào dòng chính toàn diện.  Tôi biết được điều này từ những chia sẻ của các phụ huynh và họ nói rằng khi trưởng thành các em trở nên vô cảm với những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam cũng như sinh hoạt tại Little Saigon.  Hơn lúc  nào hết, cộng đồng chúng ta cần trân qúy ích lợi và gía trị tinh thần của nền giáo dục đa văn hóa và yêu cầu những người lãnh đạo phải phát huy nó.”
Hiện nay, nhiều người dân cử địa phương ngày càng quan tâm đển thái độ phân biệt chống đối người di dân đã đưa đến luật chống di dân tại tiểu bang Arizona.  Ông giáo sư tiến sĩ Jose Moreno, chủ tịch của học khu Anaheim, và cũng là một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục từ đại học Havard, lên tiếng: “Đáng tiếc là có một số cư dân tại hạt Cam đang tạo chia rẽ chống đối giữa sắc tộc này với sắc tộc khác để kiếm thêm phiếu đồng thuận cho quan điểm của họ trong cuộc tuyển cử.  Có cả những dân cử địa phương, chẳng hạn như tại thành phố Costa Mesa,  họ tuyên bố là thành phố của họ là thành phố của “Luật Pháp”   Nếu bạn tìm hiểu hàm ý đằng sau của họ, bạn sẽ thấy họ ủng hộ cho những chính sách chống lại tất cả những sắc tộc di dân và bất cứ ai không nhìn giống như người Mỹ truyền thống.
Chúng ta cần có những người dân cử thật sự quan tâm và tôn trọng về sự sinh tồn và phát triển của các sắc tộc, nhất là trong các thành phố có rất nhiều người Việt và người Latin như thành phố Garden Grove, Anaheim, và Westminster.  Sự phát triển của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như tương lai và qúa khứ của chúng ta có liên hệ rất mật thiết với sự sinh tồn và phát triển của mọi sắc tộc trong hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.  Chúng ta cần lựa chọn những người dân cử hỗ trợ cho các môn học về sắc tộc và bỏ phiếu cho họ.  Nếu chúng ta không làm gì và để cho các chính sách mang tính phân biệt tồn tại trong các cộng đồng chung, chúng ta sẽ mất cả một thế hệ trẻ có tiềm năng lãnh đạo đến từ một lịch sử di dân.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hôm trước ngày kỷ niệm một năm chiến tranh Ukraine, Đại Hội Đồng LHQ lên tiếng kêu gọi Putin hảy rút hết quân đội Nga ra khỏi biên giới được quốc tế nhìn nhận của Ukraine, ngay lập tức, vô điều kiện (afp), để tái lập một nền hòa bình chánh đáng và bền vững...
Vài lời tâm huyết của Kỹ sư Nguyễn Đức Tiến, một chuyên gia kỳ cựu về Địa chất & Dầu khí, nhân đọc bài chuyên luận công phu “Nửa thế kỷ cải tạo làm cạn kiệt tài nguyên một ĐBSCL đang chết dần” của nhà văn Ngô Thế Vinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu…
Dù Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhưng Hoa Kỳ vẫn còn là cường quốc quan trọng nhất trong trật tự thế giới hiện đại. Trong các phân tích về chính sách ngoại giao hiện nay, chủ đề Hoa Kỳ luôn gây nhiều thu hút cho công luận.Nhìn trong toàn cảnh, dường như Hoa Kỳ luôn bị dao động giữa hai thái cực của chủ thuyết quốc tế và cô lập. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? Những lý thuyết hay truyền thống nào làm cho Hoa Kỳ phải lâm cảnh như vậy? Có những yếu tố nào khác đã gây ảnh hưởng không? Dĩ nhiên, đề tài này đã có vô số các sách vở bàn đến và đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau.Nói chung, câu trả lởi đơn giản nhất cho vấn đề là diễn biến tùy thuộc vào hai khía cạnh chủ yếu, một là tình trạng của hệ thống quốc tế luôn biến động và hai là Hoa Kỳ có còn là một tác nhân duy nhất tự quyền định đoạt không. Vấn đề lý thuyết trong mối bang giao quốc tế trở thành tâm điểm trong thế giới quan của người quan sát.
Chiến tranh đang tái định hình lại thế giới. Ngoài những tổn thất về sinh mạng và vật chất, chiến tranh còn làm thay đổi số phận của các xã hội và quốc gia; của các thị tộc, các nền văn hóa và các nhà lãnh đạo. Chiến tranh lập ra các đường tiếp cận mới đối với các nguồn lực và sức ảnh hưởng, xác định ai có gì – và ai không có gì. Nó cũng đặt ra tiền lệ về cách biện minh cho các cuộc xung đột khác trong tương lai và các cuộc chiến có thể sẽ sắp lại bàn cờ chính trị thế giới.
✱ RFI: Hersh cáo buộc các thợ lặn của Hải quân Hoa Kỳ đã đặt bom phá hủy đường ống Nord Stream dưới biển Baltic vào tháng 9 năm ngoái - Hersh, hiện đã 85 tuổi, đã từng bị buộc tội truyền bá thuyết âm mưu vô căn cứ. ✱ TASS: Liên Hợp Quốc không thể xác minh bài viết của một nhà báo Mỹ về việc Washington đứng sau các vụ nổ đường ống dẫn khí đốt Nord Stream ✱ Russia Today: Quốc hội Nga đã thông qua kiến nghị yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc điều tra về các vụ nổ vào tháng 9 năm ngoái tại các đường ống dẫn dầu ở biển Baltic mà các thành viên của hội đồng này đã đổ lỗi cho Mỹ gây ra...
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.