Hôm nay,  

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

8/10/201000:00:00(View: 5378)

Chúng Ta Cần Các Môn Học Về Sắc Tộc

Michael Matsuda
(Người viết: Ông Michael Matsuda, đồng soạn giả của giáo trình: Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt.  Ông hiện là Dân Cử chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Học Khu Đại Học Cộng Đồng, miền Bắc Hạt Cam và là Cựu Thành Viên Cố Vấn của Hội Đồng Giáo Dục cho Thống Đốc Tiểu Bang California.)
Việt Nam.  Hai chữ đã mang lại nhiều ấn tượng trong lịch sử về chiến tranh, quê hương, một hành trình tị nạn, một qúa khứ ở một nơi xa lạ.  Người Mỹ gốc Việt.  Không chỉ là người Việt.  Không chỉ là người Mỹ.  Không chỉ là bản sắc này hay bản sắc kia, nhưng là cả hai bản sắc Việt và Mỹ.  Hai chữ gắn liền.  Hai ý nghĩa quyện lẫn nhau.
Và đó cũng là phần giới thiệu của giáo trình “Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ gốc Việt” được xuất bản đầu tiên vào năm 2002 do sự hỗ trợ của cơ quan Liên Hiệp Á Châu Thái Bình Dương.  Qúy độc gỉa có thể tải xuống miễn phí giáo trình này tại trang nhà www.tolerance.org.  Hiện nay có đến 9,000 lần được download bởi các giáo giáo chức từ khắp nơi tại Hoa Kỳ.
Điều cần quan tâm hiện nay là vào ngày 11 tháng 5, 2010, thống đốc của tiểu bang Arizona đã ký  luật chấm dứt các môn học về sắc tộc tại các trường công lập tiểu bang Arizona.  Giáo sư tiến sĩ Mariam Lâm Thục Uyên tại đại học UC, Riverside Chuyên Khoa Sắc Tộc Học, đã lên tiếng: “Đa số mọi người chỉ nghĩ rằng luật về di dân vừa ban hành tại Arizona chỉ để ngăn chặn những người di dân bất hợp pháp.  Chúng ta cần lưu tâm rằng họ cũng đã thông qua luật nhắm vào các chương trình giáo dục về sắc tộc, tức giúp học sinh tìm hiểu về cội nguồn và bản sắc của các em.  Việc thi hành các luật lệ này  có thể là một cản trở lớn cho sự phát triển hiểu biết của các em học sinh và thanh thiếu niên về cuộc chiến Việt Nam và cuộc hành trình đi tìm tự do của người Việt tị nạn.”
Ngày nay, mặc dù việc dùng các trắc nghiệm và chỉ chú tâm vào các giáo trình nâng cao kỹ năng đọc và làm toán đã và đang giới hạn về mặt kiến thức đa văn hóa cho các em học sinh, được biết giáo trình về Kinh Nghiệm Theo Dòng Lịch Sử của Người Mỹ Gốc Việt đã và đang được nhiều giáo chức trên khắp nước Mỹ tham khảo và sử dụng trong việc giáo dục các em học sinh về cuộc chiến Việt Nam và thúc đẩy họ tìm hiểu lịch sử người Mỹ gốc Việt từ những người Việt Nam sống tại Hoa Kỳ.  Có rất nhiều những chia sẻ từ các em học sinh bản xứ về giáo trình này, chẳng hạn một em người Mỹ da trắng tại Virginia chia sẻ: “Trước đây em không biết bất cứ một điều gì về người Việt tị nạn vượt biển và những gì họ đã phải trải qua.  Em rất cảm phục những người Mỹ gốc Việt đã hy sinh và chịu mất mát rất nhiều để họ có được tự do hôm nay.”


Sau là một lời phát biểu của một em học sinh Việt Nam, “Ba mẹ em không nói nhiều cho chúng em biết về hành trình vượt biển của ba mẹ.  Trước đây em có mặc cảm là người Việt Nam, bây giờ sau khi học giáo trình này, em hiểu và thông cảm hơn cũng như cảm thấy hãnh diện về bản sắc Việt Nam của em.”  Tại địa phương, giáo sư tiến sĩ Nguyễn Lâm Kim Oanh đã và đang có nhiều nỗ lực tiên phong để mang giáo trình này vào học khu Garden Grove, nơi có hàng ngàn học sinh gốc Việt đang được truyền đạt về lịch sử Hoa Kỳ.  Giáo sư KimOanh cho biết: “Có nhiều giáo viên đã dùng giáo trình này và chia sẻ rằng học sinh của họ qúy chuộng giáo trình này vì giáo trình giúp các em tự tin và hãnh diện về chính các em, nhất là khi các em nhận thức rằng kinh nghiệm của dân tộc các em cũng là một phần của lịch sử của xứ sở hiệp chủng quốc và đa văn hóa này.  Đáng tiếc là hiện nay có rất nhiều học sinh không được học biết về các kinh nghiệm trong lịch sử của người Mỹ gốc Việt.  Khi các em rất thành công trong việc học hành, thì nhiều em lại trở nên xa lạ không gần gũi với chính cộng đồng của mình, dọn đi nơi khác và xác nhập vào dòng chính toàn diện.  Tôi biết được điều này từ những chia sẻ của các phụ huynh và họ nói rằng khi trưởng thành các em trở nên vô cảm với những vấn đề liên quan đến đất nước Việt Nam cũng như sinh hoạt tại Little Saigon.  Hơn lúc  nào hết, cộng đồng chúng ta cần trân qúy ích lợi và gía trị tinh thần của nền giáo dục đa văn hóa và yêu cầu những người lãnh đạo phải phát huy nó.”
Hiện nay, nhiều người dân cử địa phương ngày càng quan tâm đển thái độ phân biệt chống đối người di dân đã đưa đến luật chống di dân tại tiểu bang Arizona.  Ông giáo sư tiến sĩ Jose Moreno, chủ tịch của học khu Anaheim, và cũng là một nhà nghiên cứu chính sách giáo dục từ đại học Havard, lên tiếng: “Đáng tiếc là có một số cư dân tại hạt Cam đang tạo chia rẽ chống đối giữa sắc tộc này với sắc tộc khác để kiếm thêm phiếu đồng thuận cho quan điểm của họ trong cuộc tuyển cử.  Có cả những dân cử địa phương, chẳng hạn như tại thành phố Costa Mesa,  họ tuyên bố là thành phố của họ là thành phố của “Luật Pháp”   Nếu bạn tìm hiểu hàm ý đằng sau của họ, bạn sẽ thấy họ ủng hộ cho những chính sách chống lại tất cả những sắc tộc di dân và bất cứ ai không nhìn giống như người Mỹ truyền thống.
Chúng ta cần có những người dân cử thật sự quan tâm và tôn trọng về sự sinh tồn và phát triển của các sắc tộc, nhất là trong các thành phố có rất nhiều người Việt và người Latin như thành phố Garden Grove, Anaheim, và Westminster.  Sự phát triển của cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như tương lai và qúa khứ của chúng ta có liên hệ rất mật thiết với sự sinh tồn và phát triển của mọi sắc tộc trong hiệp chủng quốc Hoa Kỳ.  Chúng ta cần lựa chọn những người dân cử hỗ trợ cho các môn học về sắc tộc và bỏ phiếu cho họ.  Nếu chúng ta không làm gì và để cho các chính sách mang tính phân biệt tồn tại trong các cộng đồng chung, chúng ta sẽ mất cả một thế hệ trẻ có tiềm năng lãnh đạo đến từ một lịch sử di dân.”

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
Xem ra thì người Mỹ, không ít, đang chán tự do và nước Mỹ đang mấp mé bên bờ vực của tấn thảm kịch mà nước Đức đã sa chân cách đây một thế kỷ khi, trong cuộc bầu cử năm 1933, trao hết quyền tự do cho Adolf Hitler, để mặc nhà dân túy có đầu óc phân chủng, độc tài và máu điên này tùy nghi định đoạt số phận dân tộc. Mà nếu tình thế nghiêm trọng của nước Đức đã thể hiện từ trước, trong cương lĩnh đảng phát xít cả khi chưa nắm được chính quyền thì, bây giờ, với nước Mỹ, đó là Project 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.