Hôm nay,  

Thanh Thiếu Niên Và Công Tác Xã Hội, Bài 2: Chương Trình Công Tác Hè 1965

19/03/201000:00:00(Xem: 4358)

Thanh Thiếu Niên Và Công Tác Xã Hội, Bài 2: Chương Trình Công Tác Hè 1965

 Đoàn Thanh Liêm 
(Summer Youth Program 1965)
Phấn khởi với sự thành công của công tác cứu trợ nạn nhân bão lụt miền Trung vào cuối năm 1964, các anh chị em trong thành phần lãnh đạo chiến dịch này đã bàn thảo với nhau là cần phải mở rộng thêm khuôn khổ sinh hoạt và phục vụ xã hội của giới trẻ, đặc biệt là các sinh viên và học sinh còn đang theo học tại các trường ở khắp miền Nam. Vào năm 1965, thì đã có ít nhất 4 trường Đại học, đó là ĐH Saigon, ĐH Huế, ĐH Đalat và ĐH Vạn Hạnh và một số trường Cao Đẳng Kỹ thuật. Về bậc trung học, thì có đến vài ba trăm trường trung học công lập, cũng như tư thục. Và tổng số sinh viên và học sinh trung học trên toàn quốc cũng phải lên tới hàng mấy trăm ngàn người. Đó là một quân số rất lớn, mà các huynh trưởng này nhắm để tổ chức cho giới trẻ học đường có điều kiện gặp gỡ, vui chơi và hợp tác với nhau trong một tinh thần lành mạnh và xây dựng, trong ý hướng góp phần cải thiện môi trường xã hội về mặt vật chất, cũng như về mặt tinh thần, trong giới hạn khả năng hạn hẹp của mình. Việc làm như thế này, trên nguyên tắc, thì luôn được sự khuyến khích và hỗ trợ của các Bộ Giáo Dục, Bộ Xã Hội, và nhất là của Bộ Thanh niên.
Đó là đại cương sự suy nghĩ tính toán của những anh chị em cùng đứng ra thiết lập một chương trình hành động cụ thể, dành riêng cho giới thanh niên, sinh viên và học sinh tại miền Nam Việt nam. Và danh xưng chính thức của chương trình này đã trở thành : “Chương Trình Công Tác Hè 1965”. Những huynh trưởng khởi xướng chương trình này đều đã ở vào lớp tuổi trưởng thành từ 21 đến 30 tuổi, phần đông đã tốt nghiệp đại học và đi dậy học. Họ cũng đã từng hoạt động lâu năm trong các đoàn thể như Hướng Đạo, Thanh niên Thiện chí, Sinh viên Phật tử, Sinh viên Công giáo v.v… Do đó mà họ rất có kinh nghiệm trong việc tổ chức sinh hoạt cho giới trẻ như đi cắm trại, đi thăm các cô nhi viện, đi làm công tác thiện nguyện như sửa sang trường lớp tại miền ngoại ô hay miền quê, tham gia giúp đồng bào khai thong các khu phố bị lầy lội, ngập lụt v.v… Vì thế mà họ rất tự tin về nội dung các công tác sẽ đề ra cho Chương trình hè này, mà thường có sức lôi cuốn giới trẻ tham gia, nhằm mục đích phục vụ công ích cho đồng bào ở các vùng nông thôn hay ngoại ô nghèo túng.
Điểm thuận lợi khác nữa, đó là những người sang lập Chương trình này lại được sự hợp tác và hỗ trợ hết mình của tổ chức IVS (Đoàn Thanh niên Chí nguyện Quốc tế). Vì IVS gồm các đoàn viên thiện nguyện còn trẻ, mới tốt nghiệp đại học, và đã từng hoạt động tại một số tỉnh ở miền Nam từ 5-7 năm trước, nên họ rất gần gũi gắn bó với giới sinh viên và thanh niên Việt nam. Sụ tham gia của IVS lại càng quan trọng, vì chính IVS đã vận động để cơ quan Viện trợ Mỹ cấp ngân khoản điều hành lên đến 25 triệu $ VN cho Chương trình. Cho nên có thể nói Chương trình Hè 1965 này là một thứ Dự án hơp tác (joint project) giữa IVS và Ban Điều Hành của chương trình.


Vì tính cách độc đáo mới lạ của cái “joint project” này, nên các Bộ bảo trợ lúc ban đầu tỏ ý e ngại, không dám quyết đáp trong việc chấp thuận cho phép Chương trình tiến hành hoạt động trên toàn quốc. Nhưng may, mà anh chị em lại biết đích thân xin được gặp và trình bày vấn đề với chính Vị Phó Thủ tướng đặc trách về Kế hoạch lúc đó là Luật sư Trần Văn Tuyên, thì cuối cùng mọi việc về phương diện hành chánh pháp lý đối với cơ quan nhà nước mới được giải quyết êm thắm tốt đẹp. Lý do Luật sư Tuyên dễ dàng chấp thuận Dự án này, đó là khi xưa vào hồi còn trẻ ở thập niên 1930, ông đã là một huynh trưởng trong Phong trào hướng đạo mới được thành lập ở Việt nam, cho nên ông nhận ra ngay tức khắc sự quan trọng và ích lợi của Chương trình Hè này. Và từ đó chính vị Phó Thủ tướng Chánh phủ đã ký giấp phép chấp thuận cho Chương trình này được phép hoạt động, và chỉ thị cho  các Bộ liên hệ như Bộ Giáo dục, Bộ Thanh niên và Bộ Xã hội phải tích cực giúp đõ giới thanh niên trong các hoạt động lành mạnh và hữu ích như thế này.
Kết cục là trong mấy tháng hoạt động, Chương trình Hè 1965 đã gây được bàu không khí sinh hoạt rất là phấn khởi, náo nhiệt cho giới trẻ ở Saigon cũng như ở các tỉnh địa phương miền Trung, miền Nam cũng như tại Cao nguyên. Thường các bạn trẻ tổ chức gặp gỡ nhau qua các hình thức trại công tác kéo dài cỡ vài ba ngày, để cùng sinh sống chung với nhau, trao đổi kinh nghiệm công tác và sinh hoạt theo nhóm và đoàn thể ở địa phương, kèm theo các màn văn nghệ ca hát, đóng kịch. Và nhất là cùng nhau hoàn thành một công tác có ích lợi thiết thực cho cộng đồng địa phương, điển hình như tu bổ đường hẻm, khai thông cống thoát nước, sửa cầu bắc qua kinh rạch, sửa sang lớp học, làm nhà vệ sinh cho các học sinh ở địa phương v.v…Những trại công tác và sinh hoạt như vậy tạo cơ hội cho giới trẻ gặp gỡ vui chơi thân thiện với nhau, đồng thời cũng nâng cao tinh thần phục vụ xã hội bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, góp phần vào việc cải thiện môi trường sinh sống của bà con lối xóm, về vật chất cũng như tinh thần. Nói chung, thì những việc làm nhỏ bé, khiêm tốn, mà thiết thục như thế dễ gây được thiện cảm của bà con, cô bác ở các vùng nông thôn, cũng như tại khu vực ngoại ô thành phố.
Đáng kể nhất trong loại trại công tác này trong khuôn khổ của Chương trình Hè 1965 là một trại rất quy mô lấy tên là  :“Công trường Thanh niên Tự do”   (Liberty Youth Camp) được tổ chức vào tháng 10 năm 1965, tại xã Thạnh Lộc Thôn, quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định. Mục đích chính yếu của công trường này là xây dựng 200 căn nhà cho đồng bào tỵ nạn phải di tản từ vùng mất an ninh về khu ven biên Saigon-Gia định. Các trại sinh là đại diện của nhiều tỉnh tề tựu lại, cùng sinh hoạt và làm việc chung với nhau trong gần 2 tuần lễ, để thực hiện một “ công trình đại quy mô này”. Ban tổ chức còn có sáng kiến mời thêm được mấy sinh viên quốc tế có mặt ở Saigon lúc đó đến tham dự nữa.Tổng số trại sinh lên đến trên 200 người, có thể coi đây là một công tác tiêu biểu nhất trong bảng thành tích của chương trình vậy.
Với một số thành tựu như vậy, nên sau khi Chương trình Hè 1965 kết thúc vào cuối năm, thì kể từ năm 1966, Bộ Giáo Dục đã thiết lập một chương trình khác tương tự, lấy tên là “ Chương trình Phát triển Sinh hoạt Học đường”, mà thường được viết tắt là CPS. Lúc đầu, CPS hoạt động cũng khá quy mô và lôi cuốn được sự tham gia hăng say của nhiều anh chị em học sinh, sinh viên trong một thởi gian mấy tháng. Nhưng về sau vì do Bộ Giáo dục trực tiếp quản lý và chỉ đạo quá chặt chẽ, gần như theo quy chế của một cơ quan hành chánh, không cho phép các huynh trưởng điều khiển chương trình được tự do phát huy sáng kiến của mình, nên nó đã không thể phát triển thoải mái, tự nhiên như là ở Chương trình Hè 1965, hay như tại Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon, mà sẽ được trình bày trong một bài sau./
California, Tháng Ba 2010
Đoàn Thanh Liêm
(Tiếp theo  :  Bài 3 _ Chương trình Phát triển Quận 8 Saigon.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.