Hôm nay,  

Huỳnh Hữu Ủy Ra Mắt Sách, Với Triển Lãm 30 Hoạ Sĩ...

02/02/201000:00:00(Xem: 6070)

Huỳnh Hữu Ủy Ra Mắt Sách, Với Triển Lãm 30 hoạ Sĩ...


Cô Kim Ngân, phụ tá DB Trần Thái Văn, trao tưởng lục cho Huỳnh Hữu Ủy.


 

 

 

                          Tranh Nguyên Khai, họa pháp mới.


 

 

 

 

 

Từ trái: Ysa, Phạm Phú Minh, Trịnh Cung, Ann Phong.

 


 

Phan Tấn Hải
Buổi ra mắt tác phẩm “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” của nhà phê bình nghệ thuật Huỳnh Hữu Ủy đã thành công lớn hôm Thứ Bảy 30-1-2010.
Đó là một buổi chiều của tranh, của ra mắt sách về phê bình tranh, của âm nhạc, và của hội ngộ của những người sinh hoạt nghệ thuật tại Quận Cam. Không chỉ là nơi của các hoạ sĩ và phê bình tranh, hôm chủ nhật cũng là của những hôäi ngộ của người yêu chuộng nghệ thuật, như dân biểu Loretta Sanchez, nữ tài tử Kiều Chinh, nhà nghiên cứu cổ  học Phan Quốc Sơn...
Giữa phòng tranh với triển lãm của 30 hoạ sĩ, nhiều diễn giả đã trình bày các suy nghĩ của họ về tác phẩm biên khảo này, trong đó nhiều người đã chỉ ra các khía cạnh cần thiết phải có mặt của những công trình nghiên cứu công phu như thế.
Người tới từ xa nhất là hoạ sĩ Trịnh Cung. Ông từ Việt Nam tới, theo lời hứa từ nhiều năm trước, rằng khi sách của Huỳnh Hữu Ủy in được và ra mắt sách, thì ông bằng mọi giá sẽ phải có mặt. Hôm chủ nhật, không chỉ có mặt như lời hứa với một tác giả, bản thân Trịnh Cung cũng là một diễn giả, theo lời mời từ Hội VAALA, cơ quan đã nhận trách nhiệm xuất bản sách này.
Trong khi Dân biểu Sanchez đã than phiền về tiền tài trợ cho nghệ thuật ngaỳ càng  co cụm, Trịnh Cung ca ngợi sách này là “một công trình biên khảo cả đời người.”
Trịnh Cung giaỉ thích rằng sách này vừa là tổng quan nghệ thuật VN giữa thời cuộc chiến tương tàn. Ông nói là sau năm 1975, nghệ sĩ ở lại đã chịu ảnh hưởng kềm chế, và tác phẩm của Huỳnh Hữu Ủy thực ra là “giấc mơ hàn gắn thông qua nghệ thuật hai miền. Cần thiết còn là vì... sách về mỹ thuật trong nước không bao giờ giành chỗ cho họa sĩ Miền Nam...”
Nhà văn Phạm Phú Minh, người đã tận lực vận động tài chánh để in sách naỳ, kể rằng khi ông rời trại cải tạo về Sài Gòn, đã được đọc một tác phẩm về nghệ thuật Việt Nam, nhưng mảng về Miền Nam không có gì cả, vì nhóm tác giả “nhìn nhận rằng không có tài liệu nào hết về mỹ thuật Miền Nam VN trước 1975.” Từ đó, nhà văn họa Phạm thấy cần phải có nhu cầu công tâm với lịch sử, và khi thấy bản thảo của Huỳnh Hữu Ủy là muốn VAALA in ngay.
Cô Ysa, thay mặt cho hội VAALA, đã cảm ơn tác giả Huỳnh Hữu Uỷ, và  đồng thời cảm ơn các nhà bảo trợ đã giúp in cuốn sách tốn kém và công phu nào. Đặc biệt, cô cảm ơn Phạm Phú Minh và hoạ sĩ Ann Phong, hai người đã là nguồn vận động chính yếu để có phương tiện in sách: 20,000$ để in 500 cuốn tại Nam Hàn. Cô Ysa nói, sách này là project lớn nhất trước giờ của Hội VAALA.
Nhà thơ Viên Linh nêu lên vấn đề rằng tác phẩm “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại” thực ra là một viện bảo tàng mỹ thuật nhỏ, lưu giữ các công trình nghệ thuật mà nhà nứơc CSVN đang muốn quên đi và muốn xóa sổ cả nhiều thập niên quá khứ sau khi họ chiếm trọn Miền Nam. Viên Linh nói là khi đọc bản thảo viết tay, đã thấy ngay là lẽ ra cần một ủy ban tầm vóc quốc gia để in tác phẩm “Nghệ Thuật Tạo Hình Việt Nam Hiện Đại.” Ông nói, trong thời độc tài toàn trị, chính những người lưu vong phải giữ gìn cho được linh hồn văn  học dân tộc, vì người chiến thắng, các chính phủ độc tài đó sẽ bóp méo lịch sử, viết laị lịch sử theo kiểu họ.
Họa sĩ Ann Phong kể rằng, cô mới vài tuổi thì người Cộng Sản chiến thắng, và ký ức của cô không có gì về nghệ thuật Saì Gòn, chỉ cho tới khi tới Quận Cam, gặp nhiều hoạ sĩ hải ngoại, mới biết là một thời Miền Nam VN cũng có một nền nghệ thuật phong phú, đa dạng... Chỉ tới khi thâý bản thảo cuốn sách của Huỳnh Hũu Ủy, mới thấy là tuyệt vời. Đó là lý do cô tận lực gây quỹ giúp in sách này.
Trong cuộc phỏng vấn bên lề, Viên Linh cho phóng viên VB biết rằng ông được nhà tư bản điạ ốc Tony Hoàng tặng một tấm tranh sơn mài của Nghiêu Đề, vẽ sau khi Nghiêu Đề ra tù năm 1984 và phải tạm trú trong một vườn chuối của nhà bạn hữu. Tranh này hoàn tất 1985, là một trong 2 tấm sơn maì duy nhất của Nghiêu Đề. Tranh này dự kiến sẽ bán đấu giá để lầy tiền là Giaỉ Thưởng Văn học Sự Nghiệp do báo Khởi Hành  đề ra. Cũng nên nhắc, Nghiêu Đề sang Mỹ năm 1987, và chết năm 1998.
Cuộc triển lãm 30 họa sĩ được biết hiện vẫn kéo dài tới ngày 4-2-2010, tại  hội trường Người Việt, 14771 Moran Street, Westminster, CA. Vào cửa miễn phí. L/L VAALA (714) 893-6145, website: www.vaala.org.
Trong đó có nhiều tranh vẽ từ nhiều thập niên trước,hay nhiều năm trước như của Bùi Xuân Phái, Lê Bá Đảng, Bửu Chỉ, Khánh  Trường, Nguyễn Thị Hợp, Rừng...
Nhưng cũng có một số tác phẩm mới sáng tác các tháng gần đây, như tranh của Nguyễn Đình Thuần, Cao Bá Minh, Ann Phong... Nhưng mới nhất là tranh “Cánh Đồng” của Nguyên Khai, với họa pháp mới lạ, mà hoọ sĩ này cho biết là mới vẽ sau khi đi trên chiếc phi cơ về California và nhìn xuống những cánh đồng màu xanh... Và họa sĩ Nguyên Khai thấy, cần có một nét cọ mới cho những suy nghĩ mới của ông.
Thực sự, tác phẩm của Huỳnh Hữu Ủy đúng là một viện bảo tàng mỹ thuật thu gọn. Thí dụ, rất nhiều người chỉ biết rằng Bùi Xuân Pháí là họa sĩ vẽ phố nổi tiếng của VN. Nhưng không mấy ai nhớ rằng họa sĩ Ngọc Dũng của Miền Nam VN cũng là người vẽ phố tuyệt vời.


Huỳnh Hữu Ủy đã có công ghi lạị những công trình tương tự như thế, thí dụ, như về Ngọc Dũng. Xin mời đọc trích đoạn sau trong một bàì viết năm 2000 của Huỳnh Hữu Ủy về cố họa sĩ Ngọc Dũng:
“...Ngọc Dũng là người rất mê vẽ phố, gần như Bùi Xuân Phái với với những băng màu về phố Hà Nội ở miền Bắc. Trong một phòng triễn lãm tranh của ông, ngoài chân dung những thiếu nữ, bóng dáng phụ nữ khỏa thân, khuôn mặt những người bạn, những tĩnh vật thì hầu hết đều là tranh về phố. Không chỉ là những khu phố lớn ở đô thị, mà cả những ngóc ngách của các xóm lao động, những mái nhà ủ dột, bên những trụ điện đường, dưới những hàng giây điện chăng mắc là một đề tài khá đầy cảm hứng của ông. Đó là cảm giác tôi còn giữ mãi đến ngày nay khi bước vào một phòng tranh của Ngọc Dũng hơn 40 năm trước, bày ở Nha Thông Tin Huế, ngay nơi chân cầu Trường Tiền ánh bạc bắc qua dòng sông thơm tĩnh lặng và êm đềm.
Nói đến tranh phố của Ngọc Dũng là nói đến một thế giới rất phố của riêng Ngọc Dũng, cũng như nói đến tranh phố Hà Nội của Bùi Xuân Phái thì phải nói đến "phố Phái" như chữ dùng của Nguyễn Tuân. Hà Nội phố vốn đã là một biểu hiện văn hóa, nhưng Hà Nội phố qua mắt nhìn Bùi Xuân Phái thì đã trở nên một biểu hiện văn hóa khác của một nghệ sĩ lớn của đất nước thời hiện đại. Trở lại với những khu phố, những xóm nhà của Ngọc Dũng cũng vậy. Nơi những hẽm phố của Ngọc Dũng, chúng ta thường gặp những tảng màu hơi tối, mà ngay cả những màu tươi sáng cũng dường như đã trầm xuống khá kín đáo,, và những đường nét biểu hiện, đôi lúc hoang dại một chút, tự nó đã phô ra một thế giới đầy sinh động và thường ít khi có con người xuất hiện ở đây. Bút pháp hoàn toàn khác hẳng Bernard Buffet, nhưng ở điểm vắng bóng con người thì rất giống nhà danh họa này. Nhà cửa, ngõ hẽm, trụ điện đường, một vài bóng cây tự nó đã có tiếng nói linh hoạt riêng, không cần viện đến sự có mặt của con người...”
Tuyệt vời như thế. Hãy hình dung, khi nắng chiều rơi xuống nơi những góc phố Sàì Gòn mà Ngọc Dũng đã từng ngồi bệt xuống để vẽ...
Huỳnh Hữu Ủy đã lưu giữ không chỉ là lịch sử, mà còn dắt người đọc đi vào từng lối đi, từng góc phố của nghệ  thuật Việt Nam.

++++

Cơ Quan NASA: Tưởng Niệm 17 Phi Hành Gia Hy Sinh

Nguyễn-Viết Kim
Cơ quan hàng không và không gian quốc gia tưởng niệm 17 phi hành gia đã hy sinh vì công vụ :
- 3 phi hành gia bị chết cháy khi phi thuyền Apollo 1 phát nổ tại dàn phóng trong một cuộc thử nghiệm, ngày 27 tháng giêng năm 1967 .
- 7 phi hành gia bị chết khi phi thuyền Challenger phát nổ sau khi rời dàn phóng được 72 giây, ngày 28 tháng giêng năm 1986 .
- 7 phi hành gia tử nạn khi phi thuyền Columbia phát nổ trên bầu trời khoảng 14 phút trước khi đáp xuống phi đạo như dự định, ngày 1 tháng hai năm 2003 .
NASA được có thêm ngân khoản, song không trở lại Mặt Trăng trong tương lai gần .
Thành lập vào năm 1958, khi Hoa Kỳ hoảng sợ vì 2 chuyện liên quan đến khoa học và có ảnh hưởng rất lớn đến chính trị toàn cầu và an ninh quốc gia xảy ra vào tháng mười năm 1957:
- sự thành công của Cộng Hòa Liên Bang Sô Viết (USSR) trong việc thử nghiệm hỏa tiển liên lục địa (ICBM: Inter-Continental Ballistic Missile). - vệ tinh truyền thông nhân tạo đầu tiên Sputnik 1 phóng lên không gian bởi USRR . Tổng Thống Eisenhower (1952-1959) đã đưa ra Quốc Hội dự luật Space Act để bàn thảo và tháng 10 năm 1958, một cơ quan dân sự có tên là NASA được thành lập (National Aeronautics and Space Administration) để nghiên cứu và thực hiện những dự án liên quan đến hàng không và đặc biệt chú trọng về không gian.
Đây là một ngành khoa học ứng dụng rất mới và theo nhận xét của một khoa học gia, thì sách vở, tài liệu chưa có nhiều, chỉ cần đọc 6 tháng là hết . Với một ngân sách lớn lao, mục đích cao đẹp, cơ hội thăng tiến dồi dào; anh hùng hào kiệt mọi nơi thuộc mọi ngành từ vật lý, toán học, cơ học, điện học, vật liệu học, hoá học, điện tử học ..... tụ tập về làm việc và sự hội tụ này tạo cho NASA một uy thế rất lớn lan toả trong cộng đồng khoa học .
Tiến sĩ Wernher von Braun, khoa học gia người Đức, một chuyên viên hàng đầu về khoa học không gian với những kinh nghiệm khi chế tạo các hỏa tiễn (ballistic missile , cruise missile) của thời đệ nhị thế chiến; nhân vật đã được cơ quan tình báo quân đội Hoa Kỳ tiếp xúc vào lúc cuối thế chiến, rất vất vả với bao khó khăn mới có thể di chuyển được từ miền Bắc đến miền Nam nước Đức và sau đó bay tới Hoa Ky`. Vai trò của ông bây giờ trở nên thiết yếu, được bổ nhiệm là giám đốc căn cứ lớn nhất của NASA, với thước tính đơn sơ (slide rule) và một bộ óc tuyệt luân; tiến sĩ đã phác họa những tiến trình để thám hiểm không gian và các hành tinh trong thái dương hệ cùng xây dựng được những hỏa tiễn cần thiết, điển hình là Saturn 5, hùng mạnh nhất thế giới, sau được dùng để đưa các phi hành gia Hoa Kỳ lên Mặt Trăng .
Năm 1961 tổng thống Kennedy (1960-1963) đã ra trước Quốc Hội và tuyên bố một chương trình thám hiểm Mặt Trăng với lời hứa với quốc dân, là sẽ đổ bộ người lên và đem về Trái Đất an toàn trước khi thập niên 60 chấm dứt . Tháng 7 năm 1969, phi hành gia Neil Armstrong đặt chân lên Mặt Trăng với câu nói: một bước nhỏ của con người song là một nhảy vọt của nhân loại .
Người Mỹ gốc Việt có chức vụ trọng yếu nhất của NASA là tiến sĩ Trịnh Hữu Châu (Eugene Trinh), ông là phi hành gia đã bay 14 ngày trên trạm không gian với phi thuyền Columbia khoảng 15 năm trước đây và hiện nay tòng sự tại Pasadena (NASA/JPL, California Institute of Technology).

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.