Hôm nay,  

Việt Nam: Pháp Quyền Vô Luật Pháp

13/03/200900:00:00(Xem: 8224)
VIỆT NAM: PHÁP QUYềN VÔ LUẬT PHÁP
Cán Bộ, Đảng Viên Lộng Quyền Để Hành Dân
Phạm Trần
Hoa Thịnh Đốn - Đảng Cộng sản Việt Nam  tự khoe "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền", của  dân, do  dân và vì  dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhưng người dân lại bị hạn chế nhiều  quyền và thường xuyên phải sống bên lề luật pháp để nhìn cán bộ, đảng viên lọan quyền.
Ngang trái hơn, khi Nguyễn Văn Yểu,Phó Chủ tịch Quốc hội  đòi  phải  "Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước pháp quyền "  (Tạp chí Cộng sản số 1-2007), thì  nhà nước lại để cho đảng viên  tự do xâm phạm các quyền của dân đã được  Hiến pháp công nhận.  Quan trọng hơn cả  là các quyền làm chủ đất nước, quyền tự quyết định lấy thể chế chính trị và quyền chọn người đại diện cho mình tại các Hội đồng Nhân dân và Quốc hội.
Lề lối tổ chức nhà nước, bầu cử , chọn người  do đảng duy nhất cầm quyền quyết định trọn gói đã vi phạm các nguyên tắc  "của  dân, do  dân" , và phản bội  lời thề của đảng nói rằng "quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân".
Vậy mà Nguyễn Văn Yểu vẫn có thể vo tròn, bóp méo : "Trong các văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng định nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng". Đó chính là sự tiếp tục phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền trong điều kiện mới. Ngay từ buổi đầu được thành lập và trong suốt quá trình xây dựng, phát triển, Nhà nước ta đã mang những yếu tố của Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, gắn bó chặt chẽ và phục vụ lợi ích của nhân dân, của dân tộc. Nhà nước đã từng bước thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa."
Thứ "dân chủ" mà Yểu nói "không ngừng phát huy" là thứ dân chủ gì " Hiến pháp công nhận dân có  đủ mọi thứ quyền, nhưng đảng và nhà nước không cho dân hưởng bằng cách lập ra đủ mọi thứ Luật để nhiễu hóa và hạn chế các điều ghi trong Hiến pháp.
Bằng chứng như quyền tự do ngôn luận ghi trong Điều 69 viết rằng : " Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật", nhưng nhà nước lại cấm  tư nhân ra báo và buộc các báo được phép xuất bản phải tuyên truyền cho đảng là điều không hề ghi trong Hiến pháp thì có phải nhà nước đã vi phạm Hiến pháp không "
Cũng như quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã viết rất rõ trong  Điều 70 rằng : "Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước"  thì hà cớ gì nhà nước lại chỉ  cho phép các  tổ chức tôn giáo họat động theo  các điều kiện của nhà nước, và thường xuyên khủng bố những tổ chức tôn giáo không cho  nhà nước  xen lấn vào sinh họat  nội bộ để kiểm sóat "  Nhà nước còn ngăn cấm việc tự do truyền đạo, in kinh sách và các tài liệu tôn giáo.
Như vậy thì nhà nước của đảng CSVN có còn chút giá trị gì là "nhà nước pháp quyền" nữa không, hay tính vô luật pháp của hành động  là  nhằm  xóa  đi Hiến pháp "
Khổ nỗi Hiến pháp vẫn còn đó mà nhà nước CSVN vẫn tiếp tục vi phạm bằng cách viết ra đủ mọi thứ  Luật, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định, Kết luận, Quyết định v.v...  chồng tréo lên nhau để giới hạn tuyệt đối các quyền của công dân.
Hãy nghe Nguyễn Viết Thực, Ban Dân vận Trung Ương "giảng giải"  thêm về ý nghĩa  cao siêu của nhà nước pháp quyền: "Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp và pháp luật trong đời sống xã hội.  Mọi cơ quan, tổ chức nhà nước, cán bộ công chức nhà nước và các thành viên khác của xã hội phải tôn trọng và thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh tự giác. Nhà nước phải quản lý xã hội theo pháp luật và bằng pháp luật. Mọi vi phạm pháp luật phải được pháp luật xử lý nghiêm minh, kịp thời, thực hiện nguyên tắc mọi người bình đẳng trước pháp luật." (Báo Điện tử đảng, 4-02-2009)

THAM NHŨNG LỌAN QUYỀN
 Nhưng trong thự tế  nhân dân có được hưởng như  thế không "  Hãy lấy "quốc nạn" Tham nhũng của cán bộ đảng viên để chứng minh cho tình trạng liên tục vi phạm pháp luật của cán bộ đảng viên.
Trong cuộc phỏng vấn của Báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của đảng ngày  06-03 (2009), Trương Vĩnh Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Ðảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo Trung Ương về Phòng chống Tham nhũng  (PCTN) nói : " Tình hình tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng và diễn biến phức tạp, hiệu quả công tác PCTN còn thấp. Công tác PCTN trong hai năm qua còn tồn tại nhiều hạn chế, yếu kém biểu hiện ở:
Việc chuyển biến từ nhận thức thành hành động trong công tác PCTN còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy chưa nhìn thẳng vào thực trạng tham nhũng, lãng phí diễn ra ở địa phương, đơn vị mình. Việc thực hiện các quy định của Ðảng và Nhà nước về công tác PCTN ở không ít địa phương, đơn vị chưa nghiêm túc; việc vận dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng còn vướng mắc, lúng túng. Tính tiên phong, gương mẫu của một bộ phận không ít cán bộ, đảng viên, nhất là những cán bộ có chức quyền còn yếu kém. Công tác kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở nhiều nơi còn yếu, thiếu chủ động, chưa thường xuyên; việc phát hiện tham nhũng của cơ quan quản lý cấp trên; phát hiện thông qua hoạt động giám sát và tự kiểm tra của các cơ quan, tổ chức, đơn vị còn rất hạn chế. Số vụ việc tham nhũng được phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng diễn ra trên thực tế. Hoạt động của Ban Chỉ đạo và Bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về PCTN ở nhiều nơi còn lúng túng. Sự phối hợp của các cơ quan phòng, chống tham nhũng, ở một số lĩnh vực chưa chặt chẽ.
Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là: Thứ nhất là, do cơ chế, chính sách còn nhiều sơ hở, bất cập, thiếu đồng bộ, nhất là đối với các lĩnh vực dễ xảy ra tham nhũng nhưng chưa được rà soát, điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Thứ hai là, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn yếu kém; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu chưa được phát huy trong công tác PCTN. Tổ chức, bộ máy, đội ngũ cán bộ cũng như điều kiện vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ PCTN. Thứ ba là, đối tượng tham nhũng hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, việc phát hiện và xử lý gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp."
Như vậy thì có "pháp quyền" không  hay cán bộ, đảng viên đã "lọan quyền" để thu vén tiền của mồ hôi, nước mắt của nhân dân "
Có điều nên biết là những lời thú nhận của Trương Vĩnh Trọng  được đưa ra  ra sau 2 năm cả đảng thi đua chống tham nhũng, theo Nghị quyết Trung ương 3 năm 2006.
Hồi đó, Nghị quyết Hội nghị 3, họp từ 24 đến 29-7-2006, đảng CSVN đã nhìn nhận: "Cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, hiệu quả  thấp. Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Ðảng và chế độ ta..."
 "... Nhiều tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc về tính nghiêm trọng, sự nguy hại của tệ tham nhũng, lãng phí, nên lãnh đạo không chặt chẽ, thiếu kiểm tra, đôn đốc, thậm chí còn nể nang, né tránh, dung túng, bao che cho tham nhũng, lãng phí; chưa thực sự dựa vào dân và chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị.
 Công tác cán bộ nói chung và việc quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, công chức nói riêng còn nhiều yếu kém. Một bộ phận không nhỏ đảng viên, cán bộ, công chức suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, kể cả cán bộ lãnh đạo cao cấp, còn thiếu gương mẫu trong việc giữ gìn phẩm chất đạo đức; chưa đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và thực hành tiết kiệm."
Như vậy có phải công tác Phòng, Chống Tham nhũng đã thành  " Dã Tràng xe cát biển đông" hay nhà nước gọi là pháp quyền của đảng CSVN đã biến thành nhà nước vô kỷ luật nên cán bộ, đảng viên mới có thể  lộng quyền để hành hạ, bóc  lột dân  như thế " -/-
Phạm Trần
(03/09)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.